Mục đích yêu cầu : Trẻ nhận biết và phân biệt giữa gió tự nhiên và gió nhân tạo Trẻ nhận biết và phân biệt giữa tính chất của các loại gió ; gió hiu hiu, gió mạnh, gió lốc…( cho trẻ quan sát nhiều tranh của các loại gió khác nhau : mưa to gió thổi bay nhà, gió lốc…)...
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Giáo án mầm non chương trình đổi mới: Đề tài : Gió Nhóm lớp : Lá
- GIÁO ÁN : MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
CHỦ ĐIỂM : MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Đề tài : Gió
Nhóm lớp : Lá
Giáo viên : Đỗ Đoan Thục Kim Yến – Trường MG
TH TW3
Mục đích yêu cầu :
I.
Trẻ nhận biết và phân biệt giữa gió tự nhiên và
gió nhân tạo
Trẻ nhận biết và phân biệt giữa tính chất của
các loại gió ; gió hiu hiu, gió mạnh, gió lốc…(
cho trẻ quan sát nhiều tranh của các loại gió
khác nhau : mưa to gió thổi bay nhà, gió
lốc…)
- Dạy trẻ biết gió có ở khắp mọi nơi , gió không
màu, không mùi và không nắm bắt được.
Trẻ phân biệt được lợi ích cũng như tác hại do
gió gây ra, cách hạn chế tác hại của gió
Phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ, các giác
quan…
Giáo dục trẻ chú ý lắng nghe, thực hiện theo
yêu cầu của cô. Biết sắp xếp đồ dùng gọn
gàng, biết phối hợp cùng bạn .
II. Phương pháp – biện pháp :
Thực hành
Đàm thoại
III. Chuẩn bị :
Đồ dùng của cô : hồ nước, lá cây, lông vũ, san
hô khô, bông gòn, 2 bức tranh, giấy mỏng…
- Đồ dùng của trẻ : dây ru băng ( mỗi trẻ một sợi
), 1 số đồ dùng, đồ chơi vừa nhẹ vừa nặng,
khối xây dựng lớn, ống thổi để trẻ thổi thuyền
và nước…
IV. Tiến trình thực hiện :
1. Hoạt động dẫn dắt :
Trời mưa
Gió thổi 2 bức tranh đến với trẻ :
Tại sao 2 bứa tranh lại có thể bay đến đây
được nhỉ ?
Chúng ta hãy cùng quan sát xem 2 bứa tranh
này có gì ?
Cho trẻ nhận biết sự khác nhau giữa 2 bứa
tranh ( 1 cảnh có gió và 1 cảnh không có gió ).
Tại sao con biết ?
- 2. Hoạt động làm TN :
+ Cô :
Cho trẻ quan sát 3 vật mẫu : tờ giấy mỏng,
lông chim và nhánh san hô. Cô thổi nhẹ cùng
một lực tác động vào từng vật mẫu và đàm
thoại :
Khi cô thổi vào 3 vật này thì con thấy
chuyện gì xảy ra ?
Tại sao tờ giấy và lông chim lại có thể bay
được ? ( vì nó rất nhẹ ). Còn san hô tại sao
lại không bay được ? ( Vì nó nặng hơn )
Theo con tại sao lá cây bay đi khắp nơi và
cây lại rung chuyển được ? ( vì có gió thổi
)
Vậy chúng ta gọi đó là gió gì ? ( gió tự
nhiên )
- Thế theo con thì chúng ta có thể tạo ra gió
không ? Hãy ví dụ thử xem ? Và ta gọi đó
là gió gì ? ( gió nhân tạo )
Làm quen với đề tài “ Gió” thì bạn nào
biết từ gió kết hợp từ mấy chữ cái không ?
Cô sẽ viết từ “ gió ” ra xem có bao nhiêu chữ
cái nhé ! Hãy đặt câu với từ gió.
+ Tr ẻ :
- Cho mỗi trẻ cầm một sợi ru băng thổi nhẹ,
thổi mạnh và nhận xét. - Cho trẻ cầm, nắm,
ngửi, nhìn xem gió có màu gì, mùi gì…?
- Đàm thoại : theo con gió có ở đâu ? Làm sao
con biết ? ( Vì thấy tóc bay, da mát, lá rơi…)
- Phân nhóm ( 4 nhóm ) : cho trẻ chọn mỗi
nhóm 4 đồ vật và cho tác động của gió vào thì
- nhìn thấy như thế nào ? Cho mỗi nhóm tự
nhận xét những TN của mình và trình bày
những kết luận của mình.
- Trò chơi tiếp tiếp sức :
Chia trẻ làm hai nhóm, cho trẻ đặt tên nhóm và
thi đua :
+ Nhóm 1 : Chọn những đồ vật mà gió không
thổi hoặc thổi nhẹ cũng không bay.
+ Nhóm 2 : Chọn những đồ vật mà gió không
thổi hoặc thổi nhẹ cũng bay.
- Đàm thoại nhận xét :
Theo con thì gió có cần thiết cho đời sống
của chúng ta không ? Vì sao ?
- Nếu một ngày không có gió hoặc thời gian
dài mà không có gió thì các con thấy như
thế nào ?
Thế gió có gây hại cho chúng ta không ? (
trồng cây, xây nhà, gió to thì không nên ra
đường…)
- Hát – vận động theo nhạc bài “ Cho tôi đi
làm mưa với ”