Giáo án Mắt - Môn Vật lý 9 bài 48- GV.T.T.Linh
lượt xem 35
download
Học sinh nêu và chỉ ra được trên hình vẽ hay trên mô hình 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới. Nêu được chức năng thủy tinh thể và màng lưới, so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Mắt - Môn Vật lý 9 bài 48- GV.T.T.Linh
Bài 48: MẮT
I.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
− Nêu và chỉ ra được trên hình vẽ (hay trên mô hình) 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
− Nêu được chức năng thủy tinh thể và màng lưới, so sánh được chúng với các bộ phận tương ứng của máy ảnh.
− Trình bày được khái niệm sơ lược về sự điều tiết mắt, điểm cực cận và điểm cực viễn.
− Biết cách thử mắt.
2.Kĩ năng.
− Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu bộ phận quan trọng của cơ thể là Mắt theo khía cạnh Vật lí.
− Biết cách xác định điểm cực cận và điểm cực viễn bằng thực tế.
3.Thái độ:
− Nghiêm túc nghiên cứu ứng dụng vật lí.
II.CHUẨN BỊ.
− 1 tranh vẽ con mắt bổ dọc.
− 1 mô hình con mắt.
− 1 bảng thử mắt của y tế.
III.HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC
-
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5ph).
–GV: Tên 2 bộ phận quan trọng nhất của máy ảnh là gì? Tác dụng của các bộ phận đó.
–HS: Trả lời.
–GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm HS.
|
||
GV |
HS |
NỘI DUNG |
− GV: Yêu cầu HS theo dõi vào SGK và trả lời câu hỏi: + Tên 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là gì? + Bộ phận nào của mắt là 1 thấu kính hội tụ? Tiêu cự của nó có thể thay đổi được không? Bằng cách nào? + Ảnh của vật mà mắt nhìn thấy hiện ở đâu? − GV: Mắt và máy ảnh có đặc điểm gì giống và khác nhau? Để trả lời cho câu hỏi đó ta vào phần 2. − GV: Yêu cầu 1 HS nhắc lại cấu tạo của máy ảnh và nêu tác dụng của từng bộ phận đó. − GV: Yêu cầu 1 à2 HS trả lời câu C1. − GV: Đưa ra 2 tính huống: 1. Quan sát 1 vật ở rất gần mắt. 2. Quan sát 1 vật ở xa mắt. Em hãy nêu đặc điểm của mắt khi đó? (Hay đặc điểm của thể thủy tinh). − GV: Tại sao mắt ta phải thực hiện quá trình đó? Quá trình đó gọi là gì? Để trả lời cho câu hỏi đó ta vào phần II. |
− HS: Theo dõi vào SGK và trả lời câu hỏi. + 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới. + Thể thủy tinh là 1 TKHT. Tiêu cự của nó có thể thay đổi được. Thể thủy tinh phồng lên hoặc dẹt xuống. + Hiện lên ở màng lưới. − HS: Trả lời câu hỏi. − HS: Trả lời câu hỏi: Giống nhau: + Thể thủy tinh và vật kính đều là TKHT. + Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh. Khác nhau: + Thể thủy tinh có tiêu cự có thể thay đổi. + Vật kính có tiêu cự không đổi. − HS: Lắng nghe và trả lời câu hỏi. − HS: Lắng nghe. |
Bài 48: MẮT I. Cấu tạo của mắt. 1. Cấu tạo. – 2 bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới. – Thể thủy tinh là 1 TKHT. Tiêu cự của nó có thể thay đổi được. Thể thủy tinh phồng lên hoặc dẹt xuống. – Hiện lên ở màng lưới. 2. So sánh mắt và máy ảnh. – C1: Giống nhau: + Thể thủy tinh và vật kính đều là TKHT. + Phim và màng lưới đều có tác dụng như màn hứng ảnh. Khác nhau: + Thể thủy tinh có tiêu cự có thể thay đổi. + Vật kính có tiêu cự không đổi. |
|
||
GV |
HS |
NỘI DUNG |
− GV: Nhắc lại câu hỏi: Mục đích phồng lên hay dẹt xuồng của thể thủy tinh? − GV: Thông báo: Qúa trình thể thủy tinh co giãn, phồng lên hay dẹt xuống gọi là sự điều tiết của mắt. Hay sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới. − GV: Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa về sự điều tiết. − GV: Yêu cầu HS đọc câu C2, sau đó gọi 2 HS lên vẽ ảnh trong 2 trường hợp: + Khi vật ở gần. + Khi vật ở xa. GV hướng dẫn HS dựng ảnh: Thể thủy tinh được biểu diễn bằng 1 TKHT, màng lưới được biểu diễn bằng 1 màn hứng ảnh. Lưu ý HS phải giữ khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới không đổi. − GV: Qua việc dụng ảnh em có nhận xét gì về độ dài của tiêu cự? |
− HS: Trả lời câu hoi: Là để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.
− HS: Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới.
− HS: C2. Lên vẽ ảnh cho 2 trường hợp.
− HS: Vật càng ở xa thì tiêu cự càng dài. |
II. Sự điều tiết. - Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh để ảnh rõ nét trên màng lưới. – C2: + Vật ở gần: + Khi vật ở xa. − Nhận xét: Vật càng ở xa thì tiêu cự càng dài. |
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Bài 48: Mắt. Để nắm bắt toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.
Ngoài ra, nhằm hỗ trợ các Thầy cô trong quá trình xây dựng bài 48 với nhiều phương pháp soạn bài hay, nội dung chi tiết và được trình bày khoa học, quý thầy cô có thể tham khảo ở Bài giảng Vật lý 9 - Bài 48: Mắt
Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu được biên soạn cùng chuyên mục:
-
Hướng dẫn bài tập SGK Vật Lý lớp 9 Bài 48: Mắt gồm gợi ý trả lời chi tiết và dễ hiểu các câu hỏi trong sách giáo khoa.
-
Trắc nghiệm Mắt- Vật lý 9 gồm các bài tập trắc nghiệm có đáp án và lời giải chi tiết
>> Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng – Vật lý 10 - GV.B.Lan
5 p | 1092 | 94
-
Giáo án bài 31: Mắt - Vật lý 11 - GV.Mai Lê Quáng
5 p | 944 | 87
-
Giáo án bài 13: Dòng điện trong kim loại - Vật lý 11 - GV.T.Đ.Lý
5 p | 1147 | 85
-
Giáo án bài 20: Các dạng cân bằng. CB một vật có mặt chân đế - Vật lý 10 - GV.T.Đ.Lý
6 p | 703 | 59
-
Giáo án bài Ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt - Khoa học 4 - GV:B.N.Kha
3 p | 615 | 43
-
Giáo án Sinh học 12 bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
3 p | 506 | 37
-
Giáo án Đạo đức 3 bài 14: Chăm sóc cây trồng vật nuôi
5 p | 413 | 25
-
Bài 23: Từ phổ-Đường sức từ - Giáo án Vật lý 9 - GV:H.Đ.Khang
4 p | 387 | 18
-
Giáo án Học vần lớp 1 - Bài 69: ăt - ât
6 p | 255 | 18
-
Giáo án TNXH 1 bài 3: Nhận biết các vật xung quanh
6 p | 159 | 13
-
Giáo án Toán 12 ban cơ bản : Tên bài dạy : MẶT NÓN, MẶT TRỤ, MẶT CẦU
10 p | 106 | 11
-
Giáo án vật lý lớp 6 - Tiết 30
6 p | 98 | 9
-
Giáo án Vật lý lớp 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
4 p | 209 | 9
-
Giáo án giảng dạy khối lớp Lá:Chủ đề nhánh: Những con vật đáng yêu
5 p | 250 | 8
-
Giáo án vật lý lớp 6 - Tiết 15
9 p | 80 | 7
-
Giáo án Vật lý 12 – Bài 8: Giao thoa sóng (Trường THPT An Lương)
4 p | 114 | 2
-
Giáo án Mầm non: Thiết kế ô tô tải từ nguyên vật liệu tái chế
5 p | 17 | 2
-
Giáo án Mầm non: Làm đồ chơi chữ cái
5 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn