Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 17
lượt xem 5
download
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 17 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nhận biết được hydrogen halide, tính chất vật lí của các hydrogen halide, nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl tới HI dựa vào tương tác van der Waals; giải thích sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với các HX khác;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 17
- Tuần: Tiết: Lớp dạy: BÀI 18: HYDROGEN HALIDE VÀ MỘT SỐ PHẢN ỨNG CỦA ION HALIDE Thời gian thực hiện: tiết ( phút) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực 1.1. Năng lực hóa học 1.1.1. Nhận thức hóa học Hydrogen halide, tính chất vật lí của các hydrogen halide, nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl tới HI dựa vào tương tác van der Waals. Giải thích sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với các HX khác. Tính acid của các hydrohalic acid, xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid. Trình bày được tính khử của các ion halide (Cl, Br, I) thông qua phản ứng với chất oxi hóa là sunfuric acid. 1.1.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoa h ́ ọc Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion F, Cl, Br, I bằng cách cho dung dịch silver nitrate vào dung dịch muối của chúng. Nêu được ứng dụng của một số hydrogen halide, vai trò của acid HCl trong quá trình tiêu hóa của dạ dày, trong việc khắc chữ lên thủy tinh, sử dụng AgI trong quá trình tạo mưa nhân tạo… 1.1.3. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính chất của ion halide. Vấn dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng đời sống, giải và làm được các bài tập về hydrogen halide, hydrohalic acid, ion halide. 1.2. Năng lực chung Năng lực tự học Năng lực hợp tác Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề Năng lực giao tiếp 2. Phẩm chất Cần cù siêng năng chịu khó, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Hóa chất: Các dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI và AgNO3 có nồng độ 0,1M. Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút, giá đỡ
- Bộ câu hỏi và đáp án trắc nghiệm hydrogen halide, ion halide Phiếu học tập ( xem phụ lục), SGK Bảng kiểm (xem phụ lục). III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1/ Phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề. 2/ Các kĩ thuật dạy học Hỏi đáp tích cực. Thí nghiệm trực quan. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Từ phần mở đầu khắc hoa văn lên thủy tinh và tạo tình huống có vấn đề là ion halide có vai trò gì trong việc khắc thủy tinh, kích thích hứng thú HS tìm hiểu về bài học hydrogen halide. b) Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu cả lớp đọc phần khởi động tạo vấn đề, mời 1 HS đọc to rõ cho cả lớp. c) Sản phẩm cần đạt Bản chất của quá trình khắc chữ lên thủy tinh là quá trình hóa học nào? Vai trò của ion halide trong phản ứng trên là gì? HS tập trung tích cực tìm hiểu bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( phút) a) Mục tiêu: Hydrogen halide, tính chất vật lí của các hydrogen halide, nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl tới HI dựa vào tương tác van der Waals. Giải thích sự bất thường về nhiệt độ sôi của HF so với các HX khác. Tính acid của các hydrohalic acid, xu hướng biến đổi tính acid của dãy hydrohalic acid. Trình bày được tính khử của các ion halide (Cl, Br, I) thông qua phản ứng với chất oxi hóa là sunfuric acid. Thực hiện được thí nghiệm phân biệt các ion F, Cl, Br, I. Nêu được ứng dụng của một số hydrogen halide
- b) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Sản phẩm cần đạt 1. Tính chất vật lí của hydrogen halide 1. Tính chất vật lí của hydrogen halide Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hydrogen halide là hợp chất của hydrogen (H) với + GV:HS đọc SGK cho biết hydrogen halide halogen (X=F, Cl, Br, I) tổng quát là HX, gồm có: là gì? Có những hydrogen halide nào? HF(hydrogen flouride), HCl( hydrogen chloride), HBr + GV: HS dựa vào bảng 18.1 và hình 18.1 ( hydrogen bromide) và HI ( hydrogen iodide). SGK trình bày tính chất vật lí và cho biết Các hydrogen halide là các chất khí, không màu, tan tốt nhiệt độ sôi của các hydrogen halide từ HCl trong nước ( riêng HF tan vô hạn), có nhiệt độ sôi thấp và đến HI biết đổi như thế nào? Giải thích? tăng dần từ HCl tới HI nguyên nhân là khối lượng phân tử + GV: Quan sát hình 18.2 giải thích nhiệt độ tăng làm tăng năng lượng cần thiết cho quá trình sôi, đồng sôi bất thường và độ tan vô hạn trong nước thời sự tăng kích thước và số electron trong phân tử dẫn của hydrogen fluoride so với các hydrogen tới tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng. halide khác? Hydrogen flouride có nhiệt độ sôi cao bất thường và có độ tan vô hạn trong nước. Nguyên nhân phân tử hydrogen HS thực hiện nhiệm vụ học tập flouride hình thành liên kết hydrogen liên phân tử loại liên + HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, kết này bền hơn tương tác van der Waals nên nhiệt độ sôi trả lời câu hỏi. của hydrogen flouride cao bất thường hơn so với các Báo cáo kết quả hoạt động hydrogen halide khác. HF tan vô hạn trong nước bởi vì HF + HS đứng dậy trình bày câu trả lời tạo liên kết hydrogen với nước mạnh hơn các HX khác. + HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Đánh giá kết quả thực hiện GV đánh giá, nhận xét, kết luận đúc kết vấn, chuyển sang nội dung mới. 2. Hydrohalic acid 2. Hydrohalic acid Chuyển giao nhiệm vụ học tập Các hydrogen halide khi tan trong nước được dung dịch GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời hydrohalic acid tương ứng. + Hydrohalic acid có tính chất hóa học nào? Hydrohalic acid HF HX ( HCl, HBr, + Sự biến đổi tính acid của các hydrohalic HI) Tính acid Yếu Mạnh acid? Giải thích? Ăn mòn thủy + QT hóa đỏ + Hydrohalic acid tác dụng được với những tinh + Td kim loại chất nào? Tính chất riêng biệt của HF là gì? 4HF + SiO2 trước H + Em hãy đề xuất cách bảo quản SiF4 + 2H2O + Td với basic hydrofouric acid trong phòng thí nghiệm? oxide, base và một số muối + Hoàn thành các phương trình hóa học sau: (1) NaOH + HF Tính acid tăng dần từ HF tới HI (2) Zn + HCl HF
- GV phát phiếu học tập số 1 yêu cầu HS được H2SO4 đặc, chỉ xảy ra phản ứng trao đổi. hoàn thành phiếu học tập, trả lời các câu hỏi KCl + H2SO4 đặc KHSO4 + HCl↑ sau: Ion bromide khử H2SO4 thành SO2 và ion Br bị oxi hóa + Nhận xét sự thay đổi số oxi hóa của thành Br2, sản phẩm có màu vàng đậm ( màu của Br2). nguyên tố halogen trong phản ứng với 2K + 2H2O4 đặc K2SO4 + O2 + + 2H2O H2SO4 đặc? Ion iodide có thể khử H2SO4 thành H2S, S, SO2 tùy vào +Viết các quá trình oxi hóa khử, cân bằng điều kiện phản ứng, ion I bị oxi hóa thành I2 có màu đen phương trình phản ứng? tím. HS thực hiện nhiệm vụ học tập 2K + 2H2O4 đặc K2SO4 + O2 + + 2H2O + HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, 6K + 4H2O4 đặc 3K2SO4 + + 3 + 4H2O trả lời câu hỏi. 8K + 5H2O4 đặc 4K2SO4 + H2 + 4 + 4H2O Báo cáo kết quả hoạt động Nhận xét: + HS đứng dậy trình bày câu trả lời Tính khử:F
- a) Mục tiêu: Tái hiện và vận dụng những kiến thức đã học trong bài về hydrogen halide, tính chất vật lí, tính chất hóa học, giải thích nhiệt độ sôi, độ tan, tính acid của các hydrohalic acid, sự biến đổi tính acid, tính khử của ion halide, viết phương trình hóa học, phân biệt ion halide, ứng dụng của hydrogen halide. b) Tổ chức thực hiện: GV phát phiếu bài tập số 1 yêu cầu HS làm vào và lên bảng sửa bài. (HS lên bảng, giáo viên sửa bài sau khi các em làm xong). ( xem phần hồ sơ dạy học) c) Sản phẩm: HS điền đầy đủ đúng các nội dung trong phiếu bài tập số 1. 3.4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng phút) a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học về hydrogen halide, ion halide, tăng cường mở rộng các dạng bài tập cho HS. b) Cách thức tổ chức thực hiện: GV phát phiếu số bài tập 2 trắc nghiệm yêu cầu HS làm vào và gọi tên từng em sửa từng câu. c) Sản phẩm: HS trả lời đúng các câu trắc nghiệm, giải thích được sự lựa chọn của mình. V. PHỤ LỤC: Hồ sơ dạy học và bảng kiểm 1. Phiếu học tập và phiếu bài tập Phiếu học tập số 1: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 TÍNH KHỬ CỦA ION HALIDE Nhiệm vụ 1: Thảo luận và hoàn thành các yêu cầu sau: 1. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố halogen và nguyên tố sulfur (S) trong các phản ứng sau 2. Nêu vai trò của các chất trong phản ứng trên ( chất oxi hóa, chất khử). 3. Viết các quá trình oxi hóa khử và cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron. 4. Dự đoán tính khử của các ion halide từ F tới I ( quy luật nào) Phản ứng hóa học Nhận xét KCl + H2SO4 đặc KHSO4 + HCl KBr + H2SO4 đặc K2SO4 + SO2 + Br2 + H2O KI + H2SO4 đặc K2SO4 + SO2 + I2 + H2O KI + H2SO4 đặc K2SO4 + S + I2 + H2O
- KI + H2SO4 đặc K2SO4 + H2S + I2 + H2O Kết luận: tính khử ion halide từ F tới I:.......................................................................................................... ............................................................................................................................................................................ Nhiệm vụ 2. Hoàn thành bài tập sau Phản ứng nào dưới đây chứng minh tính khử của ion halide (1) BaCl2 + H2SO4 đặc BaSO4 + 2HCl (2) 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O (3) 2HBr + H2SO4 Br2 + SO2 + H2O (4) HI + NaOH NaI + H2O PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 NHẬN BIẾT ION HALIDE Nhiệm vụ. Trước khi tiến hành thí nghiệm thảo luận và hoàn thành các yêu cầu sau 1. Cho biết hóa chất và dụng cụ cần thiết 2. Cách tiến hành thí nghiệm 3. Tiến hành thí nghiệm, ghi chép hiện tượng 4. Viết phương trình phản ứng 5. Báo cáo Hóa chất dụng cụ Cách tiến hành thí nghiệm Hóa chất: Bước 1: Dụng cụ: Bước 2: Kết quả thí nghiệm Phương trình phản ứng
- Ống nghiệm 1: Ống nghiệm 2: Ống nghiệm 3: Ống nghiệm 4: Kết luận: để nhận biết các ion halide:............................................................................................................. Trình bày cách nhận biết 2 dung dịch CaCl2 và NaNO3 viết phương trình hóa học xảy ra Dung dịch Dung dịch CaCl2 Dung dịch NaNO3 Thuốc thử PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1. (yêu cầu HS đóng hết sách vở khi làm) Câu 1. Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide biến đổi như thế nào? Giải thích? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Câu 2. Giải thích nhiệt độ sôi bất thường của hydrogen flouride so với các hydrogen halide còn lại? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Câu 3. Em hãy cho biết làm sao để có được các dung dịch hydrohalic acid? Giải thích vì sao không bảo quản dung dịch hydroflouric acid trong các bình thủy tinh? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................
- Câu 4. Trình bày tính chất hóa học của các hydrohalic acid? Viết phương trình minh họa cho các tính chất vừa nêu? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Câu 5. Trình bày cách phân biệt ion halide? Từ đó nêu cách nhận biết hai dung dịch KCl và Ca(NO3)2? ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................ Câu 6. Viết phương trình hóa học cho các trường hợp sau: a/ Cho kim loại Fe tác dụng với dung dịch HCl ............................................................................................................................................................................ b/ Cho dung dịch KOH phản ứng với dung dịch HBr ............................................................................................................................................................................ c/ Cho muối CaCO3 phản ứng với dung dịch HI ............................................................................................................................................................................ d/ Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch HBr ............................................................................................................................................................................ PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 ( HS không xem tài liệu) Câu 1. Dung dịch acid nào sau đây không thể bảo quản trong bình thủy tinh? A. HCl. B. H2SO4.. C. HF. D. HNO3. Câu 2. Bệnh viêm loét dạ dày gây ra bởi nguyên nhân là dư thừa lượng chất nào dưới đây? A. KI. B. NaCl. C. HBr. D. HCl. Câu 3. Nhiệt độ sôi của hydrogen halide nào sau đây cao nhất? A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI. Câu 4. Dãy nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính acid của các dung dịch hydrohalic acid? A. HI > HBr > HCl > HF. B. HF > HCl > HBr > HI. C. HCl > HBr > HI > HF. D. HCl > HBr > HF > HI. Câu 5. Có thể phân biệt 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI đựng trong các lọ bị mất nhãn bằng dung dịch: A. AgNO3. B. NaNO3. C. BaCl2. D. Na2SO4.
- Câu 6. Dung dịch HBr có thể phản ứng với? A. Cu. B. dd Na2SO4. C. Na2CO3. D. Ag. Câu 7. Tính khử của ion halide nào yếu nhất? A. F. B. Cl. C. Br. D. I. Câu 8. Nước muối sinh lí thường dùng để súc miệng sát khuẩn,... có nồng độ tương đương các dịch trong cơ thể cong người. Nước muối sinh lí là A. Dung dịch soidum chloride 0,9%. B. Dung dịch sodium fluoride 0,9%. C. Dung dịch sodium bromide 0,9%. D. Dung dịch sodium iodide 0,9%. Câu 9. Từ HCl đến HI nhiệt độ sôi tăng là do A. Lực tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng. B. Khối lượng phân tử tăng. C. Độ dài liên kết giảm. D. Cả A và B đều đúng Câu 10. Cho phương trình: NaX rắn + H2SO4 đặc HX ↑ + NaHSO4. Chất NaX là chất nào sau đây? A. NaCl. B. NaF. C. NaBr. D. NaI. Câu 11. Liên kết trong phân tử nào sau đây có độ phân cực lớn nhất? A. HCl. B. HF. C. HBr. D. HI. Câu 12. Hydrogen halide nào sau đây tan vô hạn trong nước? A. HCl. B. HI. C. HBr. D. HF. Câu 13. Hydrohalic acid nào sau đây là acid yếu? A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. Câu 14. Chất nào dưới đây được sử dụng trong quá trình tạo mưa nhân tạo? A. AgNO3. B. AgI. C. AgBr. D. AgF. Câu 15. Muối halide nào sau đây có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống như làm muối ăn, chất điện giải, chất tẩy rửa, thuốc nhỏ mắt,…? A. NaI. B. CaI2. C. NaBr. D. NaCl. 2. Bảng kiểm để học sinh tự đánh giá hoạt động 2,3,4. BẢNG KIỂM (Đánh X vào ô “Đạt” hoặc “Không đạt” cho các tiêu chí các nội dung trọng tâm) STT TIÊU GHI CHÚ CHÍ (hay sai chổ nào) Hydrog Hydroh Tính Nhận en alic khử ion biết ion halide acid halide halide- Ứng
- dụng Không Không Không Đạt Không Đạt Đạt Đạt đạt đạt đạt đạt 1 2 3. Đáp án phiếu học tập và phiếu bài tập PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 TÍNH KHỬ CỦA ION HALIDE Nhiệm vụ 1: Thảo luận và hoàn thành các yêu cầu sau: 5. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố halogen và nguyên tố sulfur (S) trong các phản ứng sau 6. Nêu vai trò của các chất trong phản ứng trên ( chất oxi hóa, chất khử). 7. Viết các quá trình oxi hóa khử và cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron. 8. Dự đoán tính khử của các ion halide từ F tới I ( quy luật nào) Phản ứng hóa học Nhận xét 1 +6 +6 1 Số oxi hóa của các nguyên tố KCl + H2SO4 đặc KHSO4 + HCl không thay đổi. Ion chloride không khử được H2SO4, chỉ xảy ra phản ứng trao đổi. 1 +6 +4 0 Số oxh của nguyên tố S giảm: 2KBr + 2H2SO4 đặc K2SO4 + SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 là chất oxi hóa Của Br tăng: Br là chất khử Các quá trình oxi hóa khử Như vậy tính khử Br > Cl 1 0 quá trình oxi hóa: 1 2Br Br2 + 2e +6 +4 quá trình khử: 1 S + 2e S 1 +6 +4 0 Số oxh hóa của S giảm từ +6 2KI + 2H2SO4 đặc K2SO4 + SO2 + I2 + 2H2O xuống +4, 0, 2 Số oxh của I tăng 1 lên 0 Các quá trình oxi hóa khử 1 0 Tùy vào điều kiện KI tác dụng với quá trình oxi hóa: 1 2I I2 + 2e H2SO4 cho ra nhiều sản phẩm khử +6 +4 quá trình khử: 1 S + 2e S Như vậy: tính khử của I > Br>Cl tương tự cho 2 pt sau 1 +6 0 0 6KI + 4H2SO4 đặc 3K2SO4 + S + 3I2 + 4H2O 1 +6 2 0 8KI + 5H2SO4 đặc 4K2SO4 + H2S + 4I2 + 4H2O
- Kết luận: tính khử ion halide từ F tới I: tăng dần F
- Kết luận: để nhận biết các ion halide: ta dùng dung dịch AgNO3 Trình bày cách nhận biết 2 dung dịch CaCl2 và NaNO3 viết phương trình hóa học xảy ra Dung dịch Dung dịch CaCl2 Dung dịch NaNO3 Thuốc thử Dung dịch AgNO3 Có kết tủa trắng AgCl Không hiện tượng PT: 2AgNO3 + CaCl2 2AgCl↓ + Ca(NO3)2 PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1. (yêu cầu HS đóng hết sách vở khi làm) Câu 1. Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide biến đổi như thế nào? Giải thích? Nhiệt độ sôi của các hydrogen halide tăng dần từ HCl đến HI. Do tương tác van der Waals tăng, và khối lượng phân tử tăng. Trong đó nhiệt độ sôi của HF cao hơn nhiều so với các hydrogen halide còn lại. Câu 2. Giải thích nhiệt độ sôi bất thường của hydrogen flouride so với các hydrogen halide còn lại? Nhiệt độ sôi của HF cao bất thường so với các hydrogen halide còn lại là do: giữa các phân tử HF có tạo liên kết hydrogen với nhau tạo vì vậy HF khó bay hơi hơn so với các hydrogen halide khác. Câu 3. Em hãy cho biết làm sao để có được các dung dịch hydrohalic acid? Giải thích vì sao không bảo quản dung dịch hydroflouric acid trong các bình thủy tinh? Để thu được các hydrohalic acid ta cho các khí hydrogen halide tan vào nước được các dung dịch hydrohalic acid. Không bảo quản HF trong bình thủy tinh vì acid HF có tính ăn mòn thủy tinh PT: 4HF + SiO2 SiF4 + 2H2O Câu 4. Trình bày tính chất hóa học của các hydrohalic acid? Viết phương trình minh họa cho các tính chất vừa nêu? Các hydrohalic acid có tính acid: HF là acid yếu nhưng có tính ăn mòn thủy tinh, các axit HCl, HBr, HI là các acid mạnh độ mạnh tăng dần, chúng thể hiện đầy đủ tính chất của một acid mạnh + làm quỳ tím hóa đỏ + tác dụng với kim loại hoạt động trước hydrogen: Fe + 2HBr FeBr2 + H2 + tác dụng với basic oxide: 2HCl + CaO CaCl2 + H2O + tác dụng với base: HBr + NaOH NaBr + H2O + tác dụng với một số muối: HI + NaHCO3 NaI + CO2 + H2O
- Câu 5. Trình bày cách phân biệt ion halide? Từ đó nêu cách nhận biết hai dung dịch KCl và Ca(NO3)2? Để phân biệt các ion F, Cl, Br, I trong dụng dịch ta dùng dung dịch silver nitrate (AgNO3) vào dung dịch muối của chúng. Halide ion F Cl Br I Thuốc thử Dung dịch AgNO3 Không Có kết Có kết Có ht tủa màu tủa kết trắng màu tủa (AgCl) vàng màu nhạt vàng (AgBr) (AgI) Trình bày cách nhận biết 2 dung dịch Ca(NO3)2 và KCl viết phương trình hóa học xảy ra Dung dịch Dung dịch KCl Dung dịch Ca(NO3)2 Thuốc thử Dung dịch AgNO3 Có kết tủa trắng AgCl Không hiện tượng PT: AgNO3 + KCl AgCl↓ + KNO3 Câu 6. Viết phương trình hóa học cho các trường hợp sau: a/ Cho kim loại Fe tác dụng với dung dịch HCl Fe + 2HCl FeCl2 + H2 b/ Cho dung dịch KOH phản ứng với dung dịch HBr KOH + HBr KBr + H2O c/ Cho muối CaCO3 phản ứng với dung dịch HI CaCO3 + 2HI CaI2 + CO2 + H2O d/ Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch HBr AgNO3 + HBr AgBr + HNO3 PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 ( HS không xem tài liệu) Câu 1. Dung dịch acid nào sau đây không thể bảo quản trong bình thủy tinh? A. HCl. B. H2SO4.. C. HF. D. HNO3. Câu 2. Bệnh viêm loét dạ dày gây ra bởi nguyên nhân là dư thừa lượng chất nào dưới đây? A. KI. B. NaCl. C. HBr. D. HCl. Câu 3. Nhiệt độ sôi của hydrogen halide nào sau đây cao nhất? A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI. Câu 4. Dãy nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính acid của các dung dịch hydrohalic acid? A. HI > HBr > HCl > HF. B. HF > HCl > HBr > HI.
- C. HCl > HBr > HI > HF. D. HCl > HBr > HF > HI. Câu 5. Có thể phân biệt 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI đựng trong các lọ bị mất nhãn bằng dung dịch: A. AgNO 3. B. NaNO3. C. BaCl2. D. Na2SO4. Câu 6. Dung dịch HBr có thể phản ứng với? A. Cu. B. dd Na2SO4. C. Na 2CO3. D. Ag. Câu 7. Tính khử của ion halide nào yếu nhất? A. F . B. Cl. C. Br. D. I. Câu 8. Nước muối sinh lí thường dùng để súc miệng sát khuẩn,... có nồng độ tương đương các dịch trong cơ thể cong người. Nước muối sinh lí là A. Dung d ịch soidum chloride 0,9%. B. Dung dịch sodium fluoride 0,9%. C. Dung dịch sodium bromide 0,9%. D. Dung dịch sodium iodide 0,9%. Câu 9. Từ HCl đến HI nhiệt độ sôi tăng là do A. Lực tương tác van der Waals giữa các phân tử tăng. B. Khối lượng phân tử tăng. C. Độ dài liên kết giảm. D. C ả A và B đều đúng. Câu 10. Cho phương trình: NaX rắn + H2SO4 đặc HX ↑ + NaHSO4. Chất NaX là chất nào sau đây? A. NaCl. B. NaNO3. C. NaBr. D. NaI. Câu 11. Liên kết trong phân tử nào sau đây có độ phân cực lớn nhất? A. HCl. B. HF. C. HBr. D. HI. Câu 12. Hydrogen halide nào sau đây tan vô hạn trong nước? A. HCl. B. HI. C. HBr. D. HF. Câu 13. Hydrohalic acid nào sau đây là acid yếu? A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. Câu 14. Chất nào dưới đây được sử dụng trong quá trình tạo mưa nhân tạo? A. AgNO3. B. AgI. C. AgBr. D. AgF. Câu 15. Muối halide nào sau đây có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống như làm muối ăn, chất điện giải, chất tẩy rửa, thuốc nhỏ mắt,…? A. NaI. B. CaI2. C. NaBr. D. NaCl.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Nguyễn Thị Lệ Thông
153 p | 369 | 48
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 Bài 32: Hiđro sunfua - lưu huỳnh đioxit – lưu huỳnh trioxit
9 p | 602 | 46
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10: Bài 15
3 p | 99 | 7
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 1
8 p | 42 | 5
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 6
6 p | 49 | 4
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 13
8 p | 51 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 14
6 p | 25 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 15
6 p | 19 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 16
9 p | 34 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 11
7 p | 56 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 9
4 p | 24 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 8
4 p | 31 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 5
5 p | 39 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 3
5 p | 26 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Cánh diều: Bài 1
4 p | 31 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10: Bài 8
4 p | 105 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 10: Bài 6
5 p | 96 | 3
-
Giáo án môn Hóa học lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
313 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn