intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:7

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 3 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nêu được khái niệm về nguyên tố hóa học, đồng vị, số hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tử; hiểu được trong tự nhiên các nguyên tố thường tồn tại gồm nhiều đồng vị; viết được kí hiệu nguyên tử, tính được nguyên tử khối trung bình, xác định được đồng vị;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Chân trời sáng tạo: Bài 3

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ TỔ HÓA HỌC KHỐI 10 KẾ HOẠCH BÀI DẠY: NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC  Thời lượng:   03 tiết I. MỤC TIÊU DẠY HỌC: Sau bài học này HS có thể:  YÊU CẦU CẦN ĐẠT Nhận thức hóa học Nêu được khái niệm về nguyên tố hoá học, đồng vị , số  NĂNG LỰC HÓA   hiệu nguyên tử, kí hiệu nguyên tử HỌC Tìm hiểu thế giới tự  Hs hiểu được trong tự nhiên các nguyên tố thường tồn  nhiên dưới góc độ  tại gồm nhiều đồng vị. hóa học Vận dụng kiến thức,  Viết được kí hiệu nguyên tử, tính được nguyên tử khối  kĩ năng đã học trung bình, xác định được đồng vị. Giải quyết vấn đề và   Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải  NĂNG LỰC   sáng tạo quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ  CHUNG học tập. Giao tiếp và hợp tác Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày được các khái  niệm và kí hiệu liên quan đến nguyên tố hoá học. Hoạt  động nhóm một cách có hiệu quả theo đúng yêu cầu của  giáo viên, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều đc  tham gia và trình bày báo cáo. Năng lực tự chủ và  Chủ động tích cực tìm hiểu về nguyên tố hoá học. tự học PHẨM CHẤT Trung thực Có ý thức tự học và tự tin trong học tập Trách nhiệm Nhận biết được tầm quan trọng, vai trò của môn Hóa  trong cuộc sống, phục vụ đời sống con người. II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC : - Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi. - Kĩ thuật sử dụng phương triện trực quan. - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: A. BẢNG TÓM TẮT CÁC HOẠT ĐỘNG:  Hoạt động  Mục tiêu Nội dung dạy  PPDH­ KTDH học học trọng  Đánh giá tâm Phương pháp Công cụ (thời gian) HĐ 1: Tạo   tâm   thế  Phương pháp vấn  Vấn đáp Câu   trả   lời  hứng thú cho  đáp của   học  Khởi  HS trước khi  sinh động­ vào   bài   học  kết nối mới.
  2. (  phút) HĐ 2: Tìm   hiểu   về  Trình   bày   được  Kĩ thuật sử  dụng  Vấn đáp Câu   trả   lời  điện tích hạt  khái   niệm   về  phương tiện trực  của   học  Hình thành  nhân   ,   số  nguyên   tố   hoá  quan. sinh kiến thức  khối   của  học.   Số   hiệu  Dạy   học   nêu   và  mới nguyên   tử   ,  nguyên   tử   và   kí  giải   quyết   vấn  số   hiệu  hiệu nguyên tử. đề  thông qua câu  (  phút) nguyên tử Phát biểu   được  hỏi trong SGK. ,khái niệm  khái niệm đồng  nguyên tố  vị,   nguyên   tử  hoá học. khối. Tìm hiểu  Tính   được  khái niệm  nguyên   tử   khối  đồng vị. trung bình ( theo  Nguyên tử  khối và  amu   )   dựa   vào  nguyên tử  khối   lượng  khối trung  nguyên   tử   và  bình phần   trăm   số  nguyên   tử   của  các đồng vị  theo  phổ  khối lượng  được cung cấp. HĐ 3:  Giúp HS hệ  Câu hỏi 1,3,4 sgk Vấn đáp Câu   trả   lời  Luyện tập thống lại  của   học  kiến thức đã  sinh (  phút) học HĐ 4: giúp HS vận  Câu 2 SGK Vấn đáp Câu   trả   lời  Vận dụng  dụng kiến  của   học  thức đã vào  sinh áp dụng vào  thực tiễn  (  phút) cuộc sống. B. CÁC HOẠT ĐỘNG: HĐ 1. Hoạt động khởi động­kết nối Thời gian:    phút 1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới. 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: ­ GV chiếu hình ảnh mô phỏng kim cương và than chì trong SGK ­ GV đặt vấn đề: Kim cương và than chì có vẻ ngoài khác nhau. Tuy nhiên, chúng dược tạo thành từ  một nguyên tố hoá học là nguyên tố carbon ( C). Nguyên tố hoá học là gì? Một nguyên tử của nguyên  tố hoá học có những đặc trưng cơ bản nào ? d. Phương pháp công cụ đánh giá và kết luận: Vấn đáp e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Câu trả lời của HS.
  3. HĐ 2.  HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Thời gian:    phút 1. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ  Hoạt động 1. Tìm hiểu về điện tích hạt nhân 1. Mục tiêu: HS nêu được mối quan hệ giữa các loại hạt trong nguyên tử 2. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi. 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 4. Tổ chức thực hiện :  Nhiệm vụ : Từ việc quan sát hình 3.1 , cho biết nguyên tử nitrogen có bao nhiêu proton, neutron và  electron. Điện tích hạt nhân của nguyên tử nitrogen có giá trị bao nhiêu? . Qua đó thiết lập được  mối quan hệ giữa số đơn vị điện tích hạt nhân ( Z ) , số proton ( P) và số electron ( E).. Tổ chức dạy học : GV chia lớp thành 4­5 nhóm , yêu cầu các nhóm quan sát hình 3.1 trong SGK và  hướng dẫn HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm để trả lời nội dung 1. Sau hoạt động , GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý SGK. Phiếu học tập số 1 Vận dụng : Nguyên tử sodium có 11 proton. Cho biết số đơn vị điện tích hạt nhân và số electron  của nguyên tử này. Câu trả lời : 11. Hoạt động 2. Tìm hiểu về số khối của nguyên tử. 1. Mục tiêu: Biết được kí hiệu số khối, công thức tính. 2. Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời 3. Sản phẩm học tập: HS nắm vững kiến thức, trả lời câu hỏi 4. Tổ chức thực hiện : Nhiệm vụ : Từ việc quan sát bảng 3.1 , hãy rút ra mối tương quan giữa số khối của nguyên tử ( A)  với tổng số P và N. Qua đó rút ra được cách tính số khối A. Tổ chức dạy học : GV yêu cầu HS quan sát bảng 3.1 trong SGK hướng dẫn HS trả lời theo yêu  cầu. Sau hoạt động , GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý SGK. 2. NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC. Hoạt động 3. Tìm hiểu về số hiệu nguyên tử 1. Mục tiêu: Tìm hiểu kí hiệu số hiệu nguyên tử , số hiệu nguyên tử cho biết những yếu tố gì  trong nguyên tử. 2. Nội dung: GV mô phỏng theo mô hình thí nghiệm trong SGK 3. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi vận dụng­ phiếu học tập số 2 4. Tổ chức thực hiện : Nhiệm vụ : Đọc và quan sát mô hình thí nghiệm khảo sát bản chất tự nhiên của tia X của Henry  Moseley. Qua đó rút ra , mỗi nguyên tố có số P nhất định. Khi thay P chính là thay nguyên tố khác .  Từ đó rút ra số hiệu nguyên tử của một nguyên tố. Tổ chức dạy học : GV yêu cầu HS quan sát mô hình trong SGK ( hoặc dùng máy chiếu phóng to  hình, có thể sử dụng hình động ) và hướng dẫn HS trả lời nội dung yêu cầu. Sau hoạt động , GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý SGK. Phiếu học tập số 2 Vận dụng : Nguyên tố carbon có số hiệu nguyên tử là 6. Xác định điện tích hạt nhân của nguyên  tử này.
  4. Câu trả lời : 6+ Hoạt động 4. Tìm hiểu khái niệm nguyên tố hoá học. 1. Mục tiêu: Biết được khái niệm nguyên tố hoá học 2. Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời 3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS 4. Tổ chức thực hiện : Nhiệm vụ : Quan sát hình 3.2 trong SGK , cho biết số proton , số neutron , số electron và điện tích  hạt nhân của từng loại nguyên tử của nguyên tố hydrogen. Tổ chức dạy học : GV yêu cầu HS quan sát  hình 3.2 trong SGK , hướng dẫn HS trả lời. Sau hoạt động , GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý SGK. Hoạt động 5. Tìm hiểu kí hiệu nguyên tử. 1. Mục tiêu: Nắm được các đại lượng đặc trưng cơ bản của nguyên tử . Cách viết kí hiệu  nguyên tử. 2. Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời 3. Sản phẩm học tập: HS nắm vững kiến thức 4. Tổ chức thực hiện : Nhiệm vụ : Quan sát hình 3.3 trong SGK ,GV yêu cầu HS trả lời kí hiệu nguyên tử cho biết những  thông tin nào ? Tổ chức dạy học : GV yêu cầu HS quan sát hình  3.3 trong SGK hướng dẫn HS trả lời theo yêu  cầu. Sau hoạt động , GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý SGK. Phiếu học tập số 3 Vận dụng : Viết kí hiệu của nguyên tử oxygen. Biết nguyên tử của nguyên tố này có 8 electron và  8 neutron.      3.ĐỒNG VỊ . Hoạt động 6: Tìm hiểu khái niệm đồng vị 1. Mục tiêu: Nắm được khái niệm đồng vị. 2. Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời 3. Sản phẩm học tập: HS nắm vững kiến thức 4. Tổ chức thực hiện : Nhiệm vụ : Quan sát hình 3.2 trong SGK , GV yêu cầu HS so sánh điểm giống và khác nhau giữa  các loại nguyên tử của nguyên tố hydrogen. Tổ chức hoạt động : GV nêu vấn đề : Trong tự nhiên , hầu hết các nguyên tố được tìm thấy dưới  dạng hỗn hợp của các đồng vị. Một nguyên tố hoá học dù ở dạng đơn chất hay hợp chất thì tỉ lệ  giữa các đồng vị của nguyên tố này là không đổi. …..Sau đó , GV rút ra nhận xét và trả lời nội  dung yêu cầu. Sau hoạt động , GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý SGK. Phiếu học tập số 4 Vận dụng :  Kim cương là một trong những dạng tồn tại của nguyên tố carbon trong tự nhiên. Nguyên tố này có  2 đồng vị bền với số khối lần lượt là 12 và 13 . Hãy viết kí hiệu nguyên tử của 2 đồng vị này. 5. NGUYÊN TỬ KHỐI VÀ NGUYÊN TỬ KHỐI TRUNG BÌNH Hoạt động 7: Tìm hiểu nguyên tử khối 1. Mục tiêu: Nắm được định nghĩa nguyên tử khối. 2. Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời 3. Sản phẩm học tập: HS nắm vững kiến thức 4. Tổ chức thực hiện : Nhiệm vụ : Từ việc tìm hiểu khái niệm nguyên tử khối trong SGK, GV rút ra khái niệm. Tổ chức hoạt động : GV  hướng dẫn  và rút ra khái niệm nguyên tử khối . Hướng dẫn HS trả lời  phiếu học tập số 5 :  Nguyên tử của nguyên tố Magnesium ( Mg) có 12 proton và 12 neutron. Nguyên tử khối của Mg là 
  5. bao nhiêu? Sau hoạt động , GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý SGK. Hoạt động 8: Xác định nguyên tử khối trung bình. 5. Mục tiêu: Nắm được công thức tính  nguyên tử khối trung bình. 6. Nội dung: GV trình bày, đặt câu hỏi, HS trả lời 7. Sản phẩm học tập: HS nắm vững kiến thức 8. Tổ chức thực hiện : Nhiệm vụ : Qua việc tìm hiểu về phổ khối trong SGK , một số vấn đề trong thực tiễn đời sống  đã trình bày trong SGK…Từ đó lĩnh hội được cách tính nguyên tử khối trung bình. Tổ chức hoạt động : GV  hướng dẫn  và rút ra kết luận nội dung trọng tâm của hoạt độn .  Hướng dẫn HS trả lời phiếu học tập số 6 :  Trong tự nhiên , nguyên tố copper có hai đồng vị với phần trăm số nguyên tử tương ứng là 63Cu  ( 69,15% ) và 65Cu ( 30,85 % ) . Hãy tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố copper. Sau hoạt động , GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý SGK. HĐ 3.  LUYỆN TẬP Thời gian:    phút 1. Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại kiến thức đã học 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: ­ GV trình chiếu câu hỏi: Câu 1. Một nguyên tử X gồm 16 proton , 16 elctron và 16 neutron. Nguyên tử X có kí hiệu là: Câu 3. Hoàn thành những thông tin chưa biết trong bảng sau : Đồng vị ? ?  65  30 Zn ? ? Số hiệu  ? ? ? 9 11 nguyên tử  Số khối  ? ? ? ? 23 Số proton 16 ? ? ? ? Số neutron 16 20 ? 10 ? Số electron ? 20 ? ? ? Câu 4. Trong tự nhiên , magnesium có 3 đồng vị bền là 24Mg, 25Mg  và 26Mg . Phương pháp phổ khối  lượng xác nhận đồng vị 26Mg chiếm tỉ lệ phần trăm số nguyên tử là 11%. Biết rằng nguyên tử khối  trung bình của Mg là 24,32. Tính % số nguyên tử của đồng vị 24Mg, đồng vị 25Mg ? ­ HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả lời: ­ GV đánh giá, nhận xét, chuyển sang nội dung tiếp theo. e.Sản phẩm học sinh cần đạt: Câu trả lời của HS. HĐ 4. 
  6. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Thời gian:    phút 1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng kiến thức đã vào áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 2. Tiến trình tổ chức hoạt động: a­ GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập 2 sgk: Câu 2. Silicon là nguyên tố được sử dụng để chế tạo vật liệu bán dẫn , có vai trò quan trọng trong sản  xuất công nghiệp. Trong tự nhiên , nguyên tố này có 3 đồng vị với số khối lần lượt là 28,29,30. Viết kí  hiệu nguyên tử cho mỗi đồng vị của silicon. Biết nguyên tố silicon có số hiệu nguyên tử là 14. ­ GV nhận xét, đánh giá, kết thúc bài học. *Hướng dẫn về nhà: ­ Ôn tập và ghi nhớ kiến thức vừa học. ­ Hoàn thành bài tập sgk ­ Tìm hiểu nội dung bài  3. Sản phẩm học sinh cần đạt: Câu trả lời của HS IV. HỒ SƠ DẠY HỌC: V. BÀI TẬP 
  7.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2