intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Sinh học 12 bài 20

Chia sẻ: Nguyễn Bảo Anh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

312
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án được biên soạn với nội dung là tạo giống nhờ công nghệ gen nhằm giúp học sinh hiểu được các quy trình để tạo ra những giống mới lạ bằng công nghệ gen. Qua bài học, học sinh sẽ nắm được các kiến thức cơ bản về công nghệ gen, ADN tái tổ hợp, kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, sinh vật biến đổi gen cũng như các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen. Từ đó, hiểu được những ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen, đặc biệt là các thành tựu tạo giống biến đổi gen. Hy vọng đây là những tài liệu bổ ích nâng cao kiến thức sinh học cho các bạn yêu thích bộ môn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Sinh học 12 bài 20

  1. Trường: GIÁO ÁN Khối: 12 BÀI 20. TẠO GIỐNG NHỜ Tiết: CÔNG NGHỆ GEN ------------ I. Mục tiêu Qua bài này học sinh cần phải: 1. Kiến thức - Phát biểu được các khái niệm công nghệ gen, ADN tái tổ hợp, kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, sinh vật biến đổi gen. - Trình bày được các bước tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen nói chung và ở động vật nói riêng, các cách làm biến đổi hệ gen của một sinh vật. - Nêu được một vài thành tựu tạo giống biến đổi gen ở động vật, thực vật và vi sinh vật. 2. Kĩ năng - Kĩ năng khái quát hóa. - Kĩ năng liên hệ thưc tiễn. - Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. 3. Thái độ - Nhiệt tình và tích cực tham gia bài học, đam mê khoa học. - Hình thành thế giới quan khoa học. II. Trọng tâm bài - Các bước cần tiến hành trong kĩ thuật chuyển gen. - Ứng dụng công nghệ gen trong tạo giống biến đổi gen, đặc biệt là các thành tựu tạo giống biến đổi gen. III. Phương pháp và đồ dùng dạy học. 1. Đồ dùng dạy học - Máy tính.
  2. - Máy chiếu. 2. Phương pháp - SGK hỏi đáp – tìm tòi bộ phận. - Trực quan – hỏi đáp. IV.Tiến trình bài giảng 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Tiến trình bài giảng  Đặt vấn đề: Hiện nay, chúng ta đã khá quen với các cụm từ như thực phẩm biến đổi gen, sinh vật biến đổi gen. Vậy chúng được tạo ra như thế nào? Chúng mang lại lợi ích gì cho con người? Chúng có hại gì không?... Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học hôm nay để làm rõ điều này! Hoạt động của thầy và trò Nội dung bài học Hoạt động 1: tìm hiểu về công nghệ I. Công nghệ gen gen. 1. Khái niệm công nghệ gen GV: Sinh vật biến đổi gen được tạo ra qua một quy trình phức tạp gồm nhiều công đoạn gọi là công nghê gen. (?) Công nghệ gen là gì? - Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới. (?) Kĩ thuật nào đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen? HS: Kĩ thuật ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen. (?) Vậy thế nào là kĩ thuật chuyển gen? HS: Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác gọi là kĩ thuật chuyển gen.
  3. GV: Kĩ thuật chuyển gen được tiến hành như thế nào? Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. (?) Kĩ thuật chuyển gen gồm những 2. Các bước cần tiến hành trong bước nào? kĩ thuật chuyển gen. HS: Gồm 3 bước: tạo ADN tái tổ hợp, đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận, phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. GV cho HS quan sát trực quan (do GV chuẩn bị) và yêu cầu: a. Tạo ADN tái tổ hợp (?) Thế nào là ADN tái tổ hợp? - ADN tái tổ hợp là một phân tử ADN nhỏ được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các tế bào khác nhau. (?) Để tạo ADN tái tổ hợp cần những nguyên liệu nào? HS: Gen cần chuyển, thể truyền, enzim giới hạn, emzim gắn. GV: Gen cần chuyển là gen có đặc tính tốt, chúng ta cần có ở cơ thể sinh vật. (?) Thế nào là thể truyền? HS: Thể truyền (vectơ) là một phân tử ADN nhỏ có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của tế bào và có thể gắn vào hệ gen của tế bào (plasmit, virut, NST nhân tạo…). (?) Plasmit có đặc điểm gì? HS: Plasmit là một phân tử ADN nhỏ, dạng vòng, có trong tế bào chất của vi
  4. khuẩn.  Các bước tạo ADN tái tổ hợp (?) Trình bày các bước tạo ADN tái tổ - Tách chiết gen cần chuyển và thể hợp? (GV nên chuẩn bị thêm trực quan truyền ra khỏi tế bào. cho HS quan sát). - Cắt cả 2 loại ADN bằng cùng 1 enzim giới hạn ( restrictaza) để tạo ra cùng 1 loại “đầu dính” có thể khớp nối các đoạn ADN với nhau. - Dùng enzim gắn ligaza để gắn chúng lại thành ADN tái tổ hợp. b. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào GV: Sau khi tạo được ADN tái tổ hợp nhận. thì cần phải chuyển nó vào tế bào nhận để nó phát triển. Dùng muối CaCl2 hoặc dùng xung (?) ADN tái tổ hợp được đưa vào tế bào điện để làm dãn màng sinh chất tế nhận bằng cách nào? bào, giúp phân tử ADN tái tổ hợp dễ dàng đi qua màng. GV: Khi tế bào phát triển sẽ có nhiều c. Phân lập dòng tế bào chứa ADN dòng, cần phải phân lập để có được dòng tái tổ hợp tế bào mong muốn. (?) Làm thế nào để phân lập được dòng - Chọn thể truyền có gen đánh dấu. tế bào mong muốn? - Dùng kĩ thuật nhất đinh để nhận biết gen đánh dấu, giúp xác định tế bào nhận ADN tái tổ hợp. GV: ADN tái tổ hợp có thể được đánh dấu bằng nguyên tố phóng xạ hoặc chất huỳnh quang. GV: Với cơ sở lí thuyết đó người ta đã II. Ứng dụng công nghệ gen trong ứng dụng vào thực tiễn và đã tạo được tạo giống biến đổi gen những giống biến đổi gen. Hãy xem
  5. người ta tạo ra chúng như thế nào? 1. Khái niệm sinh vật biến đổi gen (?) Thế nào là sinh vật biến đổi gen? Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình. Các cách làm biến đổi gen sinh vật (?) Con người biến đổi bộ gen của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ. HS: Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. - Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. GV: Sinh vật có được gen của loài khác bằng cách đưa thêm một gen lạ vào hệ gen gọi là sinh vật chuyển gen. HS: Làm biến đổi một gen đã có sẵn - Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. Ví dụ biến đổi gen làm nó trong hệ gen. sản xuất nhiều sản phẩm hơn, làm cho nó biểu hiện một cách khác thường. HS: Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen - Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen. Ví dụ loại bỏ gen nào đó trong hệ gen. làm chín ở quả cà chua. GV: Tiếp theo chúng ta sẽ cùng làm rõ các ví dụ trên với phần thành tựu. GV: Đầu tiên là động vật chuyển gen 2. Một số thành tựu tạo giống biến đổi gen (?) Mục đích của tạo động vật chuyển a. Tạo động vật chuyển gen gen là gì? HS: Tạo nên giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn, tạo sinh vật biến đổi gen ra dùng trong ngành công nghiệp dược phẩm.
  6. (?) Quan sát hình 20.1a, trình bày các - Tạo vectơ chứa gen người rồi bước tạo động vật chuyển gen. chuyển vào tế bào xooma của cừu. - Nuôi cấy tế bào xôma của cừu trong môi trường nhân tạo. - Chọn lọc và nhân dòng tế bào chuyển gen. - Lấy nhân tế bào chuyển gen cho vào tế bào trứng đã bị lấy mất nhân. - Cấy phôi đã chuyển gen vào tử cung vào một con cừu khác cho nó mang thai và đẻ như bình thường. Tạo được cừu chuyển gen. GV: Bằng cách này người ta đã tạo được động vật chuyển gen với nhiều gen khác nhau. - Cừu Tracy (1990 - 1997) tại Scotland, sữa có chứa gen quy định protein người là α – antitrypsin. Protein này có tiềm năng điều trị bệnh xơ nang. - Chuột nhắt chuyển gen chứa gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống (chuột to bên trái nặng 44g so với chuột cùng lứa bên phải nặng 26g). - Dê biến đổi gen có chứa gen quy đinh protein tơ nhện. Người ta kéo tơ nhện từ sữa này để sản xuất áo chống đạn. b. Tạo giống cây trồng biến đổi gen GV: Cây trồng biến đổi gen được tạo ra
  7. với mục đích gì? HS: Tạo giống cây trồng kháng sâu hại, giống cây chuyển gen có đặc tính quí, giống cây biến đổi gen có sản phẩm được bảo quản tốt hơn. (?) Với mục đích đó, người ta đã tạo - Cây bông được chuyển gen trừ sâu được những gì? từ vi khuẩn giúp kháng sâu hại (bên phải) và cây gen đối chứng ( bên trái). - Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten trong hạt. c. Tạo giống vi sinh vật biến đổi gen (?) Nêu thành tựu biến đổi gen ở vi sinh vật. GV: Insulin là hormone chức năng điều - Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất hòa glucose trong máu. Khi insulin do cơ insulin của người. thể sản xuất không đủ hoặc mất chức năng sẽ gây bệnh tiểu đường. Gen tổng hợp insulin được tách từ cơ thể người và chuyển vào vi khuẩn E.coli bằng plasmid. Sau đó, nuôi cấy vi khuẩn để sản xuất insulin với lượng lớn. GV: Somatostatin là hormone có chức - Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất năng điều hòa hormone sinh trưởng và somatostatin. insulin đi vào máu. Bằng công nghệ gen hiện nay đã tạo được chủng E.coli sản xuất somatostatin. V. Củng cố bài học  HS ghi nhớ phần tóm tắt trong khung và trả lời các câu hỏi cuối bài.
  8.  Ôn tập nhanh với câu hỏi trắc nghiệm 1. Kĩ thuật chuyển gen là gì? A. Chuyển 1 chuyển polipeptit từ tế bào cho sang tế bào nhận B. Chuyển 1 gen từ tế bào này sang tế bào khác C. Chuyển 1 đoạn ARN từ tế bào cho sang tế bào nhận D. Chuyển 1 đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận (Trích đề thi đại học 2011) 2. Trong tạo giống thực vật bằng công nghệ gen, để đưa gen vào trong tế bào thực vật có thành xenlulôzơ, phương pháp không được sử dụng là A. Chuyển gen bằng plasmit B. Chuyển gen trực tiếp qua ống phấn C. Chuyển gen bằng súng bắn gen D. Chuyển gen bằng thực khuẩn thể (Trích đề thi đại học năm 2009) 3. Cho các biện pháp sau (1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen (2) Làm biến đổi một gen đã có sẵng trong hệ gen (3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng (4) Cấy truyền phôi ở động vật Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng biện pháp nào A. (1) và (2) B. (2) và (4) C. (3) và (4) D. (1) và (3) (Trích đề thi cao đẳng năm 2010) VI. Nhắc nhở  Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.  Chuẩn bị trước bài 21.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0