Giáo án Sinh học 9 bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
lượt xem 19
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Sinh học 9 bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Sinh học 9 bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Sinh học 9 bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
- Giáo án Sinh học 9 Bài 11: PHÁT SINH GIAO TỬ VÀ THỤ TINH I. Mục tiêu 1) Kiến thức: - Nắm được cơ chế phát sinh giao tử và thụ tinh. - Nêu được ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh. - Nêu được những điểm giống và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và cái. - Phân tích được ý nghĩa của các quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị. 2) Kỹ năng: - Tiếp tục rèn kĩ năng quan sát, phân tích kênh hình và tư duy (phân tích, so sánh). - Rèn kĩ năng thảo luận, sự tự tin trình bày vấn đề trước nhóm, tổ, lớp. 3) Thái độ: - HS yêu thích bộ môn. II. Phương pháp - Trực quan - Thảo luận - Vấn đáp - Trình bày vấn đề III. Phương tiện +GV:Tranh: Sự thụ tinh. +HS: Bảng phụ: Vẽ sơ đồ quá trình phát sinh giao tử. IV. Tiến trình dạy học 1) Ổn định lớp: 1 phút 9A ……………………………………………………………………………… 9B ……………………………………………………………………………..
- Giáo án Sinh học 9 2) Kiểm tra bài cũ: 5 phút - Nêu những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của giảm phân? - Những đặc điểm nào của NST trong giảm phân là cơ chế tạo ra những loại giao tử khác nhau? - Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân là gì? 3) . Bài mới: Giới thiệu bài: Các tế bào con được hình thành qua giảm phân sẽ phát triển thành các giao tử, nhưng sự hình thành giao tử đực và cái có gì khác nhau? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 1: Sự phát sinh giao tử Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung I.Sự phát sinh giao tử - GV yêu cầu HS nghiên cứu - HS tự nghiên cứu Điểm giống và khác nhau giữa quá thông tin mục I, quan sát H 11 thông tin, quan sát H 11 trình phát sinh giao tử đực và cái: SGK và trả lời câu hỏi: SGK và trả lời. + Giống nhau: - Trình bày quá trình phát sinh - HS lên trình bày trên - Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, giao tử đực và cái? tranh quá trình phát sinh tinh nguyên bào) đều thực hiện nguyên giao tử đực. phân liên tiếp nhiều lần. - GV chốt lại kiến thức. - 1 HS lên trình bày quá - Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc 1 đều trình phát sinh giao tử thực hiện giảm phân để cho ra giao tử. cái. + Khác nhau Phát sinh giao Phát sinh giao tử - Các HS khác nhận xét, tử cái đực bổ sung. - Noãn bào bậc - Tinh bào bậc 1 qua 1 qua giảm phân giảm phân cho 2 tinh - Yêu cầu HS thảo luận và trả - HS dựa vào thông tin I cho thể cực bào bậc 2. lời: Nêu sự giống và khác nhau SGK và H 11, xác định thứ 1 (kích - Mỗi tinh bào bậc 2 cơ bản của 2 quá trình phát sinh được điểm giống và thước nhỏ) và qua giảm phân cho 2 giao tử đực và cái? khác nhau giữa 2 quá noãn bào bậc 2 tinh tử, các tinh tử trình. (kích thước phát triển thành tinh lớn). trùng.
- Giáo án Sinh học 9 - Noãn bào bậc 2 qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ 2 (kích thước nhỏ) và 1 tế bào trứng (kích thước lớn). - Kết quả: từ 1 - Kết quả: Từ 1 tinh noãn bào bậc 1 bào bậc 1 qua giảm - Đại diện các nhóm qua giảm phân phân cho 4 tinh trùng trình bày, nhận xét, bổ cho 3 thể định (n NST). sung. hướng và 1 tế - HS suy nghĩ và trả lời. bào trứng (n - GV chốt kiến thức với đáp án NST). đúng. Hoạt động 2: Thụ tinh Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung II.Thụ tinh GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi: - Nêu khái niệm thụ tinh? - Sử dụng tư liệu SGK để trả - Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu lời. nhiên giữa 1 giaotử đực và 1 giao tử cái.
- Giáo án Sinh học 9 - Nêu bản chất của quá trình - Thực chất của sự thụ tinh là sự thụ tinh? kết hợp của2 bộ nhân đơn bội 9n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử. - Tại sao sự kết hợp ngẫu - HS vận dụng kiến thức để nhiên giữa các giao tử đực và nêu được: Do sự phân li độc cái lại tạo nên các hợp tử lập của các cặp NST tương chứa các tổ hợp NST khác đồng trong quá trình giảm nhau về nguồn gốc? phân tạo nên các giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử này đã tạo nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc.
- Giáo án Sinh học 9 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung III.Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: - Nêu ý nghĩa của giảm phân - HS dựa vào thông tin SGK - Giảm phân tạo giao tử chứa bộ và thụ tinh về các mặt di để trả lời: NST đơn bội. truyền và biến dị? - Thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội. Sự kết hợp của các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đảm bảo duy trì ổn định - GV chốt lại kiến thức. bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính. - HS tiếp thu kiến thức. - Giảm phân tạo nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc, sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khác nahu làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp ở loài sinh sản hữu tính tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Hoạt động 3: Ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh(8phút) 4) Củng cố: 5 phút. GV đọc câu hỏi sau đó ghi đáp án trên bảng để HS lựa chọn câu trả lời chính xác nhất. Bài 1: Giả sử có 1 tinh bào bậc 1 chứa 2 cặp NST tương đồng Aa và Bb giảm phân sẽ cho ra mấy loại tinh trùng? Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu đúng:
- Giáo án Sinh học 9 a. 1 loại tinh trùng c. 4 loại tinh trùng b. 2 loại tinh trùng d. 8 loại tinh trùng (Đáp án c) Bài 2: Giả sử chỉ có 1 noãn bào bậc 1 chứa 3 cặp NST AaBbCc giảm phân sẽ cho ra mấy loại trứng? Hãy chọn câu trả lời đúng: a. 1 loại trứng c. 4 loại trứng b. 2 loại trứng d. 8 loại trứng (Đáp án a: 1 tế bào sinh trứng chỉ cho ra 1 trứng và 3 thể cực, trứng đó là một trong những loại trứng sau: ABC, ABc, AbC, Abc, aBC, aBc, abC, abc). Bài 3: Thực chất của quá trình thụ tinh là: a. Sự kết hợp chất tế bào của 2 giao tử đơn bội. b. Sự kết hợp theo nguyên tắc : 1 giao tử đực, 1 giao tử cái. c. Sự kết hợp của hai bộ nhân đơn bội thành 1 bộ nhân lưỡng bội d. Sự tạo thành hợp tử; (Đáp án c). 5) Dặn dò: 1 phút - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK. - Làm bài tập 4, 5 trang 36. - Đọc mục “Em có biết ?” trang 37. V. Rút kinh nghiệm:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Sinh học 9 bài 18: Prôtêin
5 p | 576 | 24
-
Giáo án Sinh học 9 bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
5 p | 508 | 24
-
Giáo án Sinh học 9 bài 15: ADN
4 p | 380 | 22
-
Giáo án Sinh học 9 bài 2: Lai một cặp tính trạng
4 p | 476 | 21
-
Giáo án Sinh học 9 bài 16: ADN và bản chất của gen
4 p | 410 | 21
-
Giáo án Sinh học 9 bài 1: Menden và di truyền học
4 p | 368 | 19
-
Giáo án Sinh học 9 bài 12: Cơ chế xác định giới tính
4 p | 410 | 19
-
Giáo án Sinh học 9 bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
5 p | 491 | 19
-
Giáo án Sinh học 9 bài 13: Di truyền liên kết
6 p | 491 | 18
-
Giáo án Sinh học 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng
4 p | 439 | 16
-
Giáo án Sinh học 9 bài 6: Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
4 p | 512 | 15
-
Giáo án Sinh học 9 bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
6 p | 498 | 14
-
Giáo án Sinh học 9 bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
5 p | 506 | 13
-
Giáo án Sinh học 9 bài 10: Giảm phân
5 p | 321 | 13
-
Giáo án Sinh học 9 bài 14: Thực hành Quan sát hình thái nhiễm sắc thể
4 p | 305 | 11
-
Giáo án Sinh học 9 bài 9: Nguyên phân
3 p | 215 | 11
-
Giáo án Sinh học 9 bài 20: Thực hành quan sát và lắp mô hình ADN
3 p | 195 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn