Giáo án Sinh học 9 bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
lượt xem 19
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Sinh học 9 bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Sinh học 9 bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Sinh học 9 bài 3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
BÀI 3:
LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾP)
- MỤC TIÊU.
- Kiến thức:
- Hiểu thế nào là phép lai phân tích.
- Vận dụng được quy luật phân li để giải thích kết quả của phép lai phân tích.
- Biết khái niệm kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp, viết được sơ đồ lai.
- Kỹ năng:
- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình để giải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Menđen. Viết được sơ đồ lai.
- Tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ.
- Thái độ:
- Biết ứng dụng vào trong sản xuất.
- PHƯƠNG PHÁP
- Quan sát
- Thảo luận
- Vấn đáp
- Liên hệ thực tiễn
- PHƯƠNG TIỆN
- Tranh phóng to hình 3 SGK.
- Bảng phụ ghi bài tập trắc nghiệm.
- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Ổn định lớp: 1 phút
Sĩ số lớp: …………………………………………………………………………………………….
- Kiểm tra bài cũ: 4 phút
- Trình bày thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của Menđen.
- Phát biểu nội dung quy luật phân li? Menđen giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào? (sơ đồ)
- Bài mới.
Hoạt động 1: Lai phân tích
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
- Giới thiệu khái niệm kiểu gen (dựa trên sơ đồ hs đã ghi trong phần kiểm tra bài cũ) ? Nêu tỉ lệ kiểu gen các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Menđen?
- Giới thiệu khái niệm : thể đồng hợp, thể dị hợp. - Tổ chức hs thảo luận, hoàn thành yêu cầu phần lệnh xác định kết quả của những phép lai đã cho.
?Kết quả lai như thế nào thì ta có thể kết luận đậu hoa đỏ P thuần chủng hay không thuần chủng? - Hai phép lai trên gọi là phép lai phân tích. Vậy, lai phân tích là gì, có ý nghĩa như thế nào mời các em điền từ thích hợp vào ô trống. 1. Trội 2. Kiểu gen 3. lặn 4. đồng hợp trội 5. Dị hợp - GV nêu mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội. Có ý nghĩa trong sản xuất. |
Lắng nghe
- 1 HS nêu: hợp tử F2 có tỉ lệ: 1AA: 2Aa: 1aa
- HS ghi nhớ khái niệm. - Các nhóm thảo luận, viết sơ đồ lai, nêu kết quả của từng trường hợp. - Đại diện 2 nhóm lên bảng viết sơ đồ lai. - Các nhóm khác hoàn thiện đáp án.
- HS dựa vào sơ đồ lai để trả lời.
- Hoàn thành bài tập
- 1 HS đọc lại khái niệm lai phân tích.
|
I. Lai phân tích 1. Một số khái niệm: - Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể. - Thể đồng hợp có kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau (AA, aa). - Thể dị hợp có kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng khác nhau (Aa).
2. Lai phân tích: - Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. + Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1:1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp. |
Hoạt động 2: Trội không hoàn toàn
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
- GV yêu cầu HS quan sát Hình 3, mô tả thí nghiệm hiện tượng trội không hoàn toàn. ? Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1 và F2 giữa hiện tượng trội không hoàn toàn với thí nghiệm của Menđen? - Yêu cầu hs hoàn thành bài tập điền từ vào chỗ trống . Đáp án: 1: Tính trạng trung gian 2: 1trội: 2trung gian: 1lặn - Cho 1 HS đọc kết quả, nhận xét: ? Thế nào là trội không hoàn toàn? |
- Quan sát, mô tả thí nghiệm.
- Quan sát, trả lời câu hỏi - HS điền được cụm từ : Hoàn thành bài tập
Đọc kết quả Nhận xét Trả lời |
II.Trội không hoàn toàn - Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa cơ thể bố và mẹ, còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1: 2: 1.
Trội không hoàn toàn: là hiện tượng di truyền trong đó cơ thể lai F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1. |
- Củng cố: 4 phút
Khoanh tròn vào chữ cái các ý trả lời đúng:
1. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích. Ở F1 thu được:
a. Toàn quả vàng c. 1 quả đỏ: 1 quả vàng
b. Toàn quả đỏ d. 3 quả đỏ: 1 quả vàng
2. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao, gen a quy định thân thấp. Cho lai cây thân cao với cây thân thấp F1 thu được 51% cây thân cao, 49% cây thân thấp. Kiểu gen của cặp bố mẹ đem lai là:
a. P: AA x a |
b. P: Aa x AA |
c. P: Aa x Aa |
d. P: aa x aa |
|
|
|
|
3. Trường hợp trội không hoàn toàn, phép lai nào cho tỉ lệ 1:1
a. Aa x Aa |
b. Aa x AA |
c. Aa x aa |
d. aa x aa |
|
|
|
|
- Dặn dò: 1 phút
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 4 vào vở.
- Kẻ sẵn bảng 4 vào vở bài tập
V. RÚT KINH NGHIỆM
|
|
|
................Xem online hoặc tải về máy...........
Quý thầy cô vui lòng đăng nhập website tailieu.vn để download giáo án Lai một cặp tính trạng (tiếp theo) về máy tham khảo nội dung một cách đầy đủ hơn.
Bên cạnh đó, nhằm giúp quý thầy cô chủ động biên soạn bài 3 phục vụ công việc giảng dạy, thầy cô có thể tham khảo:
- Bài giảng sinh học 9 bài 3: lai một cặp tính trạng (tiếp theo) với hệ thống kiến thức được xây dựng rõ ràng, chi tiết về phép lai phân tích của Menđen, ý nghĩa của tương quan trội lặn trong sản xuất, phép lai trội-lặn không hoàn toàn làm xuất hiện kiểu hình trung gian giữa bố và mẹ cùng với đó là các hình ảnh minh họa cụ thể về phép lai phân tích, phép lai trội lặn không hoàn toàn giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức hơn sẽ hỗ trợ tích cực trong công tác soạn bài của thầy cô.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đi từ dễ đến khó xoay quanh kiến thức về lai một cặp tính trạng sẽ giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức đã học đồng thời giúp qúy thầy cô đánh giá được mức độ hiểu bài của các em.
- Bên cạnh đó, bài tập SGK có lời giải chi tiết, rõ ràng sẽ giúp thầy cô thuận tiện hơn trong việc giải đáp các câu hỏi cũng như bài tập cho học sinh.
Ngoài ra, Tailieu.vn cũng xin giới thiệu đến qúy thầy cô giáo án sinh học 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng hỗ trợ thầy cô trong công tác soạn giáo án bài tiếp theo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Sinh học 9 bài 18: Prôtêin
5 p | 576 | 24
-
Giáo án Sinh học 9 bài 17: Mối quan hệ giữa gen và ARN
5 p | 508 | 24
-
Giáo án Sinh học 9 bài 15: ADN
4 p | 380 | 22
-
Giáo án Sinh học 9 bài 2: Lai một cặp tính trạng
4 p | 476 | 21
-
Giáo án Sinh học 9 bài 16: ADN và bản chất của gen
4 p | 410 | 21
-
Giáo án Sinh học 9 bài 1: Menden và di truyền học
4 p | 368 | 19
-
Giáo án Sinh học 9 bài 12: Cơ chế xác định giới tính
4 p | 410 | 19
-
Giáo án Sinh học 9 bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
6 p | 351 | 19
-
Giáo án Sinh học 9 bài 13: Di truyền liên kết
6 p | 491 | 18
-
Giáo án Sinh học 9 bài 4: Lai hai cặp tính trạng
4 p | 439 | 16
-
Giáo án Sinh học 9 bài 6: Thực hành Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại
4 p | 512 | 15
-
Giáo án Sinh học 9 bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
6 p | 498 | 14
-
Giáo án Sinh học 9 bài 10: Giảm phân
5 p | 321 | 13
-
Giáo án Sinh học 9 bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
5 p | 506 | 13
-
Giáo án Sinh học 9 bài 14: Thực hành Quan sát hình thái nhiễm sắc thể
4 p | 305 | 11
-
Giáo án Sinh học 9 bài 9: Nguyên phân
3 p | 215 | 11
-
Giáo án Sinh học 9 bài 20: Thực hành quan sát và lắp mô hình ADN
3 p | 195 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn