intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Sinh học lớp 10 bài 7

Chia sẻ: Bùi Tấn Lâm | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

242
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Giáo án Sinh học lớp 10 bài 7 là Trình bày được đặc điểm cơ bản của tế bào nhân sơ, trình bày được cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Sinh học lớp 10 bài 7

  1. Ngày soạn : 26/10/2016 GSBS : Bùi Tấn Lâm Ngày dạy: 31/10/2016 Lớp dạy: 10 Tiết 9 ­ Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này, học sinh phải đạt được những mục tiêu sau: 1. Kiến thức ­ Trình bày được đặc điểm cơ bản của tế bào nhân sơ. ­ Trình bày được cấu trúc và chức năng của các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân   sơ.  2. Kỹ năng ­ Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh. ­ Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm nhỏ. 3. Thái độ ­ Ý thức về sự tồn tại của vi khuẩn. ­ Học sinh có ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình và mọi người. II. Phương pháp dạy học ­ Phương pháp thuyết trình. ­ Phương pháp vấn đáp – tìm tòi bộ phận. ­ Phương pháp thảo luận nhóm. III. Chuẩn bị Tranh về tế bào nhân sơ, phiếu học tập, đáp án phiếu học tập, giáo án, sách giáo   khoa Sinh học 10 CB, sách giáo viên, sách chuẩn kiến thức kỹ năng. IV. Tiến trình dạy học
  2. 1. Ổn định lớp: ổn định trật tự, kiểm tra sỉ số. 2. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Nêu sự khác biệt giữa cấu trúc ADN và ARN? Câu 2: Nếu chức năng của các loại ARN? 3. Tiến trình bài học Đặt vấn đề: Năm 1665, khi Robert Hook sử dụng kính hiển vi quan sát lát mỏng  của cây bấc, ông thấy các lát mỏng đều được cấu tạo từ nhiều khoang rỗng và ông  đã đưa ra những mô tả  đầu tiên về  tế  bào, ông cho rằng tế bào là “những khoang  rỗng”  xếp   sít   nhau.   Tuy   nhiên,   đó   chỉ   là   những   tế   bào   chết.   Vài   năm   sau,  Leeuwenhoek đã quan sát được các tế  bào sống đầu tiên. Đến năm 1838, Schleiden  đã đưa ra học thuyết tế  bào: “Tất cả  các cơ  thể  thực vật đều được cấu tạo từ  tế  bào”. Một năm sau đó, Theodor Schwarm cũng cho rằng tất cả các cơ thể động vật  được xây dựng từ  tế  bào. Có thể  thấy, tế  bào có kích thước rất nhỏ nhưng lại là  đơn vị  cơ  bản cấu tạo nên mọi cơ  thể  sống, vậy tế  bào có cấu tạo như  thế  nào?  Chúng ta cùng nghiên cứu chương II: “Cấu trúc của tế bào”, Bài 7: “Tế bào nhân   sơ”. Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số đặc điểm chung của tế bào nhân sơ
  3. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
  4. I. Đặc điểm  Thế giới sống được cấu tạo từ 2 loại tế bào là tế bào nhân   chung của tế bào  sơ  và tế  bào nhân thực.  Tất cả  các loại tế  bào  đều  có 3  nhân sơ thành  phần  chính:   màng  sinh   chất,   tế   bào  chất  và   vùng  ­ Nhân chưa có màng  nhân hoặc nhân. nhân bao bọc   Nhân  Vậy để xếp môt loại tế bào nào đó vào nhóm tế bào nhân  sơ. sơ  thì chúng cần có những đặc điểm nào? Cả  lớp nghiên  ­ Tế bào chất có cấu  cứu sách giáo khoa, mục I, trang 31, các đặc điểm chung  tạo đơn giản. của tế bào nhân sơ. ­ Kích thước nhỏ:  khoảng 1­ 5 m. HS: Nghiên cứu SGK và trả lời. * Lợi thế: Kích  thước nhỏ giúp vi  GV: Tế  bào vi khuẩn có kích thước nhỏ  thì mang lại cho  khuẩn trao đổi chất  chúng ưu điểm gì? với môi trường sống  nhanh, sinh trưởng,  HS: Trả lời. sinh sản nhanh.
  5. Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của tế bào nhân sơ Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học
  6. GV treo tranh sơ đồ cấu trúc điển hình của 1 trực khuẩn.   II. Cấu tạo tế  bào  GV: Các em quan sát tranh và cho biết cấu tạo tế bào nhân  nhân sơ sơ gồm những thành phần nào? HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Nội   dung   phiếu   học  GV: Tế bào nhân sơ có cấu tạo khá đơn giản, gồm 3 thành  tập. phần chính là MSC, TBC và vùng nhân. Ngoài các thành  phần đó ra, TBNS còn có thành tế  bào, lông và roi… Cấu  tạo và chức năng của những thành phần này là gì, chúng ta  sang mục II. Cấu tạo tế bào nhân sơ. GV:  Chia nhóm: 2 bạn một bàn cùng làm việc với nhau,   nghiên cứu mục II sách giáo khoa trang 32­33, tìm hiểu cấu  tạo và chức năng của các thành phần cấu tạo TBNS trong  thời gian 10 phút. Phiếu học tập số  7.1: Cấu tạo và chức năng của các bào  quan trong tế bào nhân sơ. Bào quan Cấu tạo Chức năng Thành tế bào
  7. 4. Củng cố  Câu 1: Thành phần chính của một tế bào nhân sơ là gì? A. Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân. B. Màng sinh chất, vùng nhân hoặc nhân, NST. C. Màng sinh chất, chất tế bào, các bào quan. D. Chất tế bào, vùng nhân hoặc nhân, NST. Câu 2: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước cơ thể nhỏ sẽ có ưu thế  gì? A. Hạn chế được sự tấn công của tế bào bạch cầu. B. Dễ phát tán và phân bố rộng. C. Trao đổi chất mạnh và có tốc độ phân chia nhanh.  D. Thích hợp với đời sống kí sinh. Học sinh đọc phần  Em có biết? 5. Dặn dò  ­ Học bài cũ và trả lời câu hỏi sách giáo khoa. ­ Chuẩn bị bài 8 ­ 9: Tế bào nhân thực. Đáp án phiếu học tập. Bào quan Cấu tạo Chức năng ­Chủ yếu từ peptidoglican Bảo vệ và giữ ổn  ­ Dựa vào thành tế bào, vi khuẩn được  định hình dạng tế  Thành tế bào bào. chia thành 2 loại: Gram âm và Gram  dương. Gồm lớp kép photpholipit và prôtêin. Bảo vệ tế bào và trao  đổi chất có chọn lọc. Màng sinh chất Có bản chất là protein. ­ Roi: Giúp vi khuẩn  di chuyển.  Lông và roi ­ Lông: Giúp vi  khuẩn bám vào các  bề mặt của thụ thể. Gồm 2 thành phần: Bào tương và các  Nơi chứa riboxom,  ribôxôm hạt dự trữ, bào tương Tế bào chất
  8. Chưa có màng nhân. Thường chứa 1  Mang thông tin di  phân tử AND mạch vòng. truyền. Vùng nhân 6. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2