intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Vật lý 12 - TỤ ĐIỆN TRONG MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

147
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biết trong mạch điện xoay chiều tụ điện có tác dụng làm cho u trễ pha so với i một góc. /2. Hiểu ý nghĩa biểu thức của dòng điện xoay chiều có tụ điện. Hiểu ý nghĩa và tính toán được giá trị của dung kháng. Biết biểu diễn sự lệch pha U, I bằng giản đồ vectơ. Có kĩ năng quan sát để hiểu ý nghĩa của đồ thị trên màn hình dao động kí hoặc trên tranh mô phỏng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Vật lý 12 - TỤ ĐIỆN TRONG MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU

  1. TỤ ĐIỆN TRONG MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU I- MỤC TIÊU Biết trong mạch điện xoay chiều tụ điện có tác dụng làm cho u trễ pha so với i một góc /2. Hiểu ý nghĩa biểu thức của dòng điện xoay chiều có tụ điện. Hiểu ý nghĩa và tính toán được giá trị của dung kháng. Biết biểu diễn sự lệch pha U, I bằng giản đồ vectơ. Có kĩ năng quan sát để hiểu ý nghĩa của đồ thị trên màn hình dao động kí hoặc trên tranh mô phỏng. II- CHUẨN BỊ Bài này có nội dung và cấu trúc tương tự phần dòng điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần nên GV cũng cần chuẩn bị tương tự. Giáo viên - Máy dao động kí điện tử hai chùm tia và các phụ kiện. Chú ý nơi đặt máy để HS dễ quan sát. - Bộ dụng cụ thí nghiệm tương tự như đã trình bày trong SGK. Tụ điện, điện trở thuần, vôn kế, ampe kế, nguồn điện xoay chiều, ngắt điện và các dây nối... Nên dùng loại tụ điện không phân cực chịu được hiệu điện thế thích hợp.
  2. - Tranh vẽ phóng to mặt trước của máy dao động kí điện tử * ở Hình 19.1. - Tranh vẽ phóng to Hình 19.3 * SGK. Ngoài ra có thể lựa chọn giải pháp như các gợi ý ở phần chung của chương. (Lưu ý : Các thứ có dấu * là quan trọng hơn). Hình 19.1 Đồ thị u, i trên màn hình dao động kí điện tử khi trong mạch chỉ có tụ điện. Học sinh - Cấu tạo của tụ điện, công thức tính điện dung (ôn lại ở lớp 11). - Kiến thức và kĩ năng của bài trước có liên quan. III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Bài Tụ điện trong mạch điện xoay chiều có nội dung tiếp nối phần Mạch điện xoay chiều có điện trở thuần và có cấu trúc tương tự. Vì vậy có thể vận dụng các gợi ý về tổ chức hoạt động dạy học của bài trước để tổ chức hoạt động dạy học cho bài này.
  3. Tuy vậy cũng cần chú ý vài điểm khác biệt chính sau : 1. Để đặt vấn đề nên khai thác phần mở bài trong SGK, nếu có một chiếc quạt điện đã tháo sẵn trong đó có tụ điện thì sẽ dễ tạo ra tình huống có vấn đề cho HS là “Tụ điện cách điện, vậy nó có tác dụng gì mà lại dùng?” Cũng có thể để HS nêu thắc mắc qua thực tế quan sát thấy tụ điện ở các lĩnh vực khác. 2. Việc tổ chức hoạt động để giải quyết vấn đề cũng tương tự như cách làm ở bài trước. GV có thể tham khảo, vận dụng các hoạt động 3, 4, 5, 6 của bài trước cho bài này. Đặc biệt cũng cần làm rõ sự thống nhất về ý nghĩa trong ba cách biểu diễn dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện. Cụ thể là Hình 19.2, Hình 19.4 và công thức (19.1), (19.2) trong SGK.
  4. CUỘN CẢM TRONG MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU I- MỤC TIÊU Biết trong mạch điện xoay chiều, cuộn cảm có tác dụng làm cho U nhanh pha so với I một góc /2. Hiểu ý nghĩa biểu thức của dòng điện xoay chiều có cuộn cảm. Hiểu ý nghĩa và tính toán được giá trị của cảm kháng. Biết biểu diễn u, i bằng giản đồ vectơ. Có kĩ năng quan sát để hiểu ý nghĩa của đồ thị u(t) và i(t) trên màn dao động kí hoặc trên tranh mô phỏng. II- CHUẨN BỊ Bài này có nội dung và cấu trúc tương tự bài Tụ điện trong mạch điện xoay chiều nên cũng cần chuẩn bị tương tự. Giáo viên - Bộ dụng cụ thí nghiệm như đã trình bày trong SGK. Cuộn cảm là loại có lõi sắt từ, điện trở thuần, vôn kế, ampe kế, nguồn điện xoay chiều, ngắt điện và các dây nối... - Máy dao động kí điện tử hai chùm tia và các phụ kiện. Chú ý nơi đặt máy để HS dễ quan sát.
  5. - Tranh vẽ phóng to mặt trước của máy dao động kí điện tử * (hình 20.1). - Tranh vẽ phóng to các Hình 20.1, 20.3 * SGK. Ngoài ra có thể lựa chọn giải pháp như các gợi ý ở phần chung của chương. Hình 20.1 Đồ thị u, i trên màn hình dao động kí khi trong mạch chỉ có cuộn cảm. (Lưu ý : các thứ có dấu * là quan trọng hơn) Học sinh Bài này có liên quan nhiều đến kiến thức lớp 11, vì vậy nên yêu cầu HS ôn lại các nội dung : - Định luật cảm ứng điện từ, hiện tượng tự cảm. - Biểu thức suất điện động cảm ứng. - Chất sắt từ, mạch từ.
  6. - Kiến thức và kĩ năng của §14 có liên quan. Nên nhắc lại về mối liên quan giữa các ô của đồ thị với vị trí của núm VOLTS/DIV trên máy dao động kí. III- GỢI Ý VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Bài Cuộn cảm trong mạch điện xoay chiều có nội dung tiếp nối bài Tụ điện trong mạch điện xoay chiều và có cấu trúc tương tự. Vì vậy có thể vận dụng các gợi ý về tổ chức hoạt động dạy – học của bài trước để tổ chức hoạt động dạy – học cho bài này. Tuy vậy cũng cần chú ý vài điểm khác nhau sau : 1. Để đặt vấn đề, nên khai thác phần mở bài trong SGK, tạo ra tình huống có vấn đề trong HS là “Cuộn cảm trong mạch điện xoay chiều ngoài tác dụng cản trở dòng điện đo điện trở thuần còn có tác dụng gì khác?”. Cũng có thể để HS nêu thắc mắc qua thực tế quan sát thấy cuộn cảm ở các dụng cụ điện như đèn ống. 2. Việc tổ chức hoạt động để giải quyết vấn đề cũng tương tự như cách làm ở bài trước. GV có thể tham khảo, vận dụng các hoạt động 3, 4, 5, 6 của §17 – 18 cho bài này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2