intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh- vấn đề cấp bách.

Chia sẻ: Tuy Mac | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

69
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồi trống tan trường vừa dứt, sân trường dường như vỡ òa trong tiếng nói, tiếng cười, tiếng í ới gọi nhau của các em học sinh. Hòa mình trong dòng phụ huynh đến đón con ở trường học, tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm, vui lây với những niềm vui trong sáng của lứa tuổi học trò. b

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh- vấn đề cấp bách.

  1. Giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh- vấn đề cấp bách
  2. Hồi trống tan trường vừa dứt, sân trường dường như vỡ òa trong tiếng nói, tiếng cười, tiếng í ới gọi nhau của các em học sinh. Hòa mình trong dòng phụ huynh đến đón con ở trường học, tôi cảm thấy lòng mình nhẹ nhõm, vui lây với những niềm vui trong sáng của lứa tuổi học trò. Thế nhưng, niềm vui ấy cũng chợt tan biến như bóng mây khi tôi vô tình nghe được cuộc đối thoại của một nhóm bạn nhỏ. Cũng chỉ là những chia sẻ về bài học sáng nay, sự trách móc đối với một cậu bạn trong lớp nhưng được các em thể hiện bằng thứ ngôn ngữ hết sức thô tục. Giáo dục kỹ năng sống cho HS: Kết hợp ba môi trường. Ảnh: Vietbao.vn Đem vấn đề này tâm sự với một người bạn nhưng cũng chỉ được cái lắc đầu ngán ngẩm: “ Xưa rồi cô ơi, bây giờ tình trạng học sinh nói tục đã trở nên tràn lan khắp
  3. các trường học. Ngày nào đi đón con anh cũng phải nghe đầy tai những mẩu đối thoại như thế, chướng lắm nhưng biết làm sao được”. Không chỉ dừng lại ở những lời nói thiếu văn hóa mà những lối sống không lành mạnh, sự vô cảm đang ngày càng trở nên đáng báo động trong một số bộ phận học sinh trên địa bàn tỉnh nhà. Thời gian gần đây các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã đề cập đến một số vụ việc về những hệ lụy của tình yêu ở lứa tuổi học trò, sự vô cảm của một số nhóm học sinh khi cổ vũ bạn mình đánh đập một bạn học khác rồi dùng điện thoại di động để ghi lại hình ảnh...Đó là những hồi chuông báo động về nhân cách, kỹ năng, lối sống của một số bộ phận học sinh, nhưng những gì các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu cũng mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Mặc dù trong những năm gần đây từ việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với đặc thù của ngành giáo dục là triển khai cuộc vận động “ mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được triển khai sâu rộng trong mỗi trường học... góp phần giúp cho cán bộ giáo viên ngày càng ý thức hơn về việc thực hiện nếp sống kỷ cương văn hóa. Đồng thời với hoạt động nâng cao chất lượng dạy học là những trăn trở, lo âu trước sự phát triển nhân cách của học sinh. Tuy nhiên đối với các nhà trường, việc xây dựng kế hoạch cho những hoạt động ngoại khóa để góp phần giáo dục nhân cách, nâng cao kỹ năng lối sống cho học sinh trong các trường học còn quá ít và chưa có sự đa
  4. dạng về hình thức. Và bên cạnh đại đa số các thầy cô giáo tâm huyết với nghề, vẫn còn có một số bộ phận thầy cô giáo sa sút về phẩm chất, vi phạm đạo đức nhà giáo làm xấu đi hình ảnh người thầy trong mắt phụ huynh học sinh và xã hội. Nhà trường không chỉ là nơi đào tạo những con người có năng lực mà phải có phẩm chất đạo đức của một công dân tốt, có kĩ năng sống, giao tiếp ứng xử đúng với chuẩn mực của xã hội. Ảnh: thpt- trannguyenhan-vungtau.edu.vn Đối với các gia đình sự quan tâm con cái của một số bậc cha mẹ mới chỉ dừng lại ở việc cố gắng kiếm được nhiều tiền để lo cho con có được cuộc sống vật chất đủ đầy, sắp xếp cho con lịch học thêm dày đặc mà quên dành thời gian để tâm sự, chia sẻ và tìm hiểu những suy nghĩ, vướng mắc, những mong muốn của con. Và cũng thực tế cuộc sống cho thấy, trong xã hội xuất hiện ngày càng nhiều người sống vô
  5. cảm theo kiểu “ Đèn nhà ai nhà nấy rạng”, “việc nhà ai nhà nấy lo”, thấy trộm cướp, móc túi không hô, không báo, thấy đánh nhau không can ngăn vì sợ bị trả thù. Một số bậc phụ huynh sống với nhau không hòa thuận nên còn thiếu gương mẫu trong ứng xử trước mặt con cái. Nhiều ông bố uống rượu say chửi mắng, đánh đập vợ con, gây gổ với láng giềng.... Việc thường xuyên chứng kiến những cảnh tượng ấy đã vô tình gây ảnh hưởng xấu cho trẻ ngay từ bé. Cùng với sự quản lý lỏng lẻo của một số bậc phụ huynh, hiện tượng mặt trái của cơ chế thị trường với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại hình giải trí vui chơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm cho môi trường giáo dục trở nên thiếu lành mạnh như: các quán nét với những trò chơi bạo lực, là sự xuất hiện của băng đĩa đen trôi nổi trên thị trường; là những thông tin giật gân, câu khách trên mạng Internet liên tục đưa tin về những vụ việc hiếp dâm, giết người, cướp của, bạo lực học đường...đã gieo vào thế hệ trẻ những quan niệm sống lệch lạc. Bên cạnh đó các tổ chức đoàn thể, hệ thống thiết chế văn hóa ở các cơ sở chưa tạo được một sân chơi bổ ích hấp dẫn sự tham gia của thanh thiếu niên. Vì thế lượng thanh niên la cà ở các quán nét, karaoke, bida và quán nước ở vỉa hè mỗi đêm dường như ngày càng gia tăng. Và đằng sau những cuộc tụ họp tập thể ấy đã có không ít mâu thuẫn, xích mích đáng tiếc xẩy ra giữ các nhóm với nhau.
  6. Xin được mượn lời của thầy Trần Quang Cảnh – Trưởng phòng giáo dục huyện Thạch Hà khi chia sẻ những băn khoăn trăn trở về vấn đề này để kết thúc bài viết của mình: “ Đối với dấu hiệu xuống cấp về đạo đức, lối sống của một số bộ phận học sinh nhiều người còn nghĩ đây là lỗi của ngành giáo dục, mà ít người nghĩ đến môi trường xã hội nơi các em sinh sống, sự quản lý giáo dục của cộng đồng, gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn tới các em. Và theo tôi để giải quyết vấn đề này, chỉ riêng ngành giáo dục sẽ không thể làm được mà đòi hỏi phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2