intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo dục và sự phát triển nhân cách

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

309
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Khái niệm về sự phát triển nhân cách  Khái niệm về con người: - Theo Từ điển Tiếng Việt, con người được hiểu : + Là động vật tiến hóa nhất + Có khả năng nói, tư duy, sáng tạo + Sử dụng công cụ trong quá trình lao động sáng tạo. Trong Luận cương về Phơ bách, K. Mác đã khẳng định về bản chất con nguời : “bản chất con người không phải là cái trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo dục và sự phát triển nhân cách

  1. Giáo dục và sự phát triển nhân cách 1. Khái niệm về sự phát triển nhân cách  Khái niệm về con người: - Theo Từ điển Tiếng Việt, con người được hiểu : + Là động vật tiến hóa nhất + Có khả năng nói, tư duy, sáng tạo + Sử dụng công cụ trong quá trình lao động sáng tạo. Trong Luận cương về Phơ bách, K. Mác đã khẳng định về bản chất con nguời : “bản chất con người không phải là cái trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Qua sự khẳng định của của Mác, chúng ta thấy có ba điều cần lưu ý : + Con người tồn tại trong rầt nhiều mối quan hệ xà hội mà ngời đó tham gia. + Bản chất con ngưòi không phải là cái trưù tượng, vốn có của mỗi cá nhân. Bản chất con người bao giờ cũng được thể hiện trong cuộc sống, trong lao động, nói một cách khác là trong hoạt động thực tiển. + Nhấn mạnh tính xã hội trong con người không có nghĩa là phủ nhận phần thể xác, phần tự nhiên của con người. Trong một con người, bao giờ cũng bao gồm hai bộ phận : Phần tự nhiên và phần xã hội. Chính K. Mác đã chỉ ra : ”Con người là một thực thể tự nhiên trực tiếp, với tư cách là thực thể tự nhiên sống, con người được phú cho những sức mạnh tự nhiên, những sức sống đã trở thành thực thể tự nhiên hoạt động.”
  2. - Trái với quan điểm của K. Mác về bản chất con người, có một số quan niệm phiến diện về con người sau : + Con người như một tồn tại thần bí. Quan điểm này cho rằng trong con người ta có một con người nhỏ xíu tồn tại và nó điều khiển con người thể xác mà ta thấy. + Con người tồn tại như một sinh vật. Họ cho rằng cuộc sống của con người đều do bản năng quyết định. Đó là các bản năng sống, chết, duy trì nòi giống… + Con người tồn tại như một cái máy. + Con người chính trị. + Con ngưòi xã hội. + Con người là cái máy biết suy nghĩ biết yêu đương…  Khái niệm về cá nhân Cá nhân là một con người cụ thể, là một thành viên của một xã hội nhất định, sinh sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội nhất định. Cá nhân bao gồm hai phần: - Về mặt thể chất. + Cá nhân là một cơ thể sống, có đặc điểm chung về mặt hình thái và sinh lí của loài người. + Cá nhân có những đặc trưng cho riêng mình. - Về mặt tâm lí. + Mỗi cá nhân đều có một đời sống tâm lí nhất định. Tâm lí người khác về chất so với tâm lí động vật. Đó là đời sống tâm lí có ý thức. + Tâm lí người là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là não bộ – các giác quan (hệ thần kinh)
  3. + Thực chất tâm lí người là sự phản ánh thế giới khách quan vào não bộ bằng hoạt độnh của bản thân mỗi người. + Năng lực phản ánh tâm lí của con người được thể hiện: Các quá trình tâm lí ; o Các trạng thái tâm lí; o Các thuộc tính tâm lí. o Các thuộc tính tâm lí của con người được hình thành thông qua các quá trình, trạng thái tâm lí. Hệ thống những thuộc tính tâm lí của con người là bộ phận quan trọng nhất trong đời sống tâm lí của mỗi cá nhân con người. Khái niệm về nhân cách  - Con người sống, hoạt động trong các mối quan hệ đa dạng. +Khi con người được nhìn nhận là một đại diện cho loài người thì đó là một cá nhân. + Khi con người tham gia vào các hoạt động có mục đích có ý thức thì con người được xem như một chủ thể. + Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của xã hội, tham gia tích cực vào các mối quan hệ xã hội thì con người được xem như là nhân cách. - Như vậy, khi nói tới khái niệm nhân cách, phải xem xét: - Nó bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. - Những thuộc tính này được hình thành trong quá trình tác động qua lại giữ con người và con người trong xã hội…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2