Giáo trình An sinh xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
lượt xem 7
download
Giáo trình An sinh xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Dẫn nhập An sinh xã hội; An sinh xã hội với vấn đề nghèo đói; An sinh xã hội với trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; An sinh xã hội với vấn đề mại dâm, ma túy, HIV/AIDS; An sinh xã hội với người khuyết tật; An sinh xã hội với người cao tuổi; An sinh xã hội với tội phạm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình An sinh xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG KON TUM GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: AN SINH XÃ HỘI NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐCĐ ngày / / 20... của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum) Kon Tum, năm 2021
- 1 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ............................................................................................................... 7 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................................. 8 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC ............................................................................................................... 9 Chương 1. DẪN NHẬP AN SINH XÃ HỘI .................................................................................. 10 1. VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ..................................................... 10 1.1. Vấn đề xã hội ............................................................................................................................ 10 1.2. Vai trò của An sinh xã hội ....................................................................................................... 11 1.2.1. Khơi dậy được tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội .............................. 11 1.2.2. Góp phần đảm bảo công bằng xã hội................................................................................................ 11 1.2.3. Vừa là một nhân tố ổn định, vừa là một nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội ........... 12 1.2.4. Là “chất xúc tác” giúp các nước, các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau hơn, không phân biệt thể chế chính trị, màu da và văn hoá ................................................................................................... 12 2. CÁC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA AN SINH XÃ HỘI ................................. 13 2.1. Khái niệm An sinh xã hội (Social Welfare) ............................................................................ 13 2.2. Các bộ phận cấu thành của an sinh xã hội ............................................................................. 13 2.3. Bản chất của an sinh xã hội ..................................................................................................... 14 2.4. Chức năng của an sinh xã hội.................................................................................................. 16 2.5. Các chính sách an sinh xã hội ................................................................................................. 18 2.5.1. Bảo hiểm xã hội (BHXH) ................................................................................................................. 18 2.5.2. Cứu trợ xã hội ................................................................................................................................... 19 2.5.3. Ưu đãi xã hội .................................................................................................................................... 20 2.5.4. Chính sách xoá đói giảm nghèo ........................................................................................................ 20 2.5.5. Quỹ dự phòng ................................................................................................................................... 22 3. AN SINH XÃ HỘI VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÔNG TÁC XÃ HỘI ..................................... 24 3.1 Công tác xã hội (Social Work) ................................................................................................. 24 3.2. Lịch sử của ngành Công tác xã hội ......................................................................................... 24 3.3. Vai trò của nhân viên xã hội trong hệ thống an sinh xã hội ................................................. 26 4. DIỄN BIẾN NGÀNH AN SINH XÃ HỘI TRÊN THẾ GIỚI ................................................. 26 4.1. Lịch sử phát triển hệ thống an sinh xã hội ............................................................................. 26 4.2. An sinh xã hội tại các nước đang phát triển và một số khuyến cáo của Liên Hợp quốc về định hướng an sinh xã hội ............................................................................................................................ 27 4.3. Các tổ chức phi chính phủ ....................................................................................................... 28
- 2 4.4. Hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam ....................................................................................... 28 4.4.1. Bối cảnh an sinh xã hội ở Việt Nam ................................................................................................. 28 4.4.2. Bộ máy và các tổ chức thực hiện an sinh xã hội ............................................................................... 29 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP.................................................................................................. 31 Chương 2. AN SINH XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI ....................................................... 31 1. KHÁI NIỆM NGHÈO ĐÓI (Poverty) ...................................................................................... 31 2. XÁC ĐỊNH MỨC NGHÈO ĐÓI................................................................................................ 32 2.1. Nghèo tuyệt đối:........................................................................................................................ 32 2.2. Nghèo tương đối: ...................................................................................................................... 32 2.3. Chỉ số xác định mức nghèo ...................................................................................................... 33 2.4. Chuẩn nghèo ............................................................................................................................. 33 3. THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI ................................................................................................... 37 3.1. Trên thế giới.............................................................................................................................. 37 3.2. Nghèo đói tại Việt Nam ............................................................................................................ 40 3.2.1. Thực trạng......................................................................................................................................... 40 3.2.2. Đặc điểm ........................................................................................................................................... 43 3.3. Vấn đề nghèo đói tại Kon Tum ............................................................................................... 44 3.4. Nguyên nhân đói nghèo............................................................................................................ 45 3.4.1. Các nguyên nhân theo vùng địa lý .................................................................................................... 45 3.4.2 Các nguyên nhân từ cộng đồng......................................................................................................... 46 3.4.3. Các nguyên nhân về mặt nhân khẩu học........................................................................................... 46 3.4.4. Dịch bệnh:......................................................................................................................................... 47 3.4.5. Hậu quả của nghèo đói ..................................................................................................................... 47 4. AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI ............................................................. 50 4.1. Các chính sách, chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo ............................................ 50 4.2. Lưới an sinh xã hội và nền kinh tế vì con người .................................................................... 53 4.2.1. Hệ thống lưới ASXH ........................................................................................................................ 54 4.2.2. Định hướng hoàn thiện lưới an sinh xã hội hướng tới nền kinh tế vì con người ở Việt Nam........... 58 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP.................................................................................................. 61 Chương 3. AN SINH XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ TRẺ EM TRONG HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN .................................................................................................................................................. 61 1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ...................................................................................................... 62 1.1. Khái niệm Trẻ em..................................................................................................................... 62
- 3 1.2. Những nhu cầu cơ bản của trẻ em? ........................................................................................ 62 2. TRẺ EM TRONG HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN................................................... 63 2.1. Khái niệm Trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ........................................................ 63 2.2. Các dạng trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt: ........................................................................... 63 3. NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TRẺ EM RƠI VÀO HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN .................................................................................................................................................. 64 3.1. Nguyên nhân ............................................................................................................................. 64 3.1.1. Nhóm nguyên nhân khách quan: ...................................................................................................... 64 3.1.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan: .......................................................................................................... 65 3.1.3. Một số nguyên nhân khác ................................................................................................................. 67 3.2. Ảnh hưởng ................................................................................................................................ 67 3.2.1. Trẻ em bị bỏ rơi hay người thiếu chăm sóc: ..................................................................................... 67 3.2.2. Trẻ em bị ngược đãi: ......................................................................................................................... 68 3.2.3. Trẻ bị lạm dụng tình dục:.................................................................................................................. 69 4. AN SINH XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ TRẺ EM (AN SINH NHI ĐỒNG) .................................... 69 4.1. Khái niệm về An sinh nhi đồng. .............................................................................................. 69 4.2. Chính sách và pháp luật đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ........................... 70 4.3.1. Hỗ trợ trẻ sống tại gia đình ............................................................................................................... 71 4.3.2. Hỗ trợ gia đình, tăng cường khả năng nuôi dạy con cái. .................................................................. 71 4.3.3. Các dịch vụ thay thế gia đình ........................................................................................................... 71 4.3.4. Nuôi dạy tập trung: ........................................................................................................................... 72 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ BÀI TẬP.................................................................................................. 72 Chương 4. AN SINH XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ MẠI DÂM, MA TÚY VÀ HIV/AIDS ................ 73 1. AN SINH XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ MẠI DÂM .......................................................................... 73 1.1. Khái niệm và phân loại ............................................................................................................ 73 1.1.1. Khái niệm mại dâm........................................................................................................................... 73 1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến mại dâm: ........................................................................................ 74 1.2. Các yếu tố dẫn tới mại dâm ..................................................................................................... 74 1.2.1. Yếu tố kinh tế ................................................................................................................................... 74 1.2.2. Yếu tố xã hội..................................................................................................................................... 75 1.2.3. Yếu tố chính trị và quyền lực............................................................................................................ 75 1.3. Một số chính sách và biện pháp phòng, chống mại dâm....................................................... 75 1.4. Một số mô hình an sinh xã hội với đối tượng mại dâm ......................................................... 77
- 4 2. AN SINH XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ MA TÚY ............................................................................. 78 2.1. Nhận diện vấn đề ma túy ......................................................................................................... 78 2.1.1. Khái niệm ......................................................................................................................................... 78 2.1.2. Nghiện ma tuý .................................................................................................................................. 79 2.2. Thực trạng nghiện ma túy ....................................................................................................... 79 2.3. Nguyên nhân và tác hại của ma túy ........................................................................................ 80 2.3.1. Nguyên nhân ..................................................................................................................................... 81 2.4. An sinh xã hội với vấn đề nghiện ma túy ............................................................................... 82 2.4.1. Vấn đề về thể chất ............................................................................................................................ 83 2.4.2. Vấn đế về tâm lý ............................................................................................................................... 83 2.4.3. Vấn đề về xã hội ............................................................................................................................... 84 3. AN SINH XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ HIV/AIDS ........................................................................... 84 3.1. Một số khái niệm liên quan đến HIV/AIDS ........................................................................... 84 3.1.1. Khái niệm HIV ................................................................................................................................. 84 3.1.2. Khái niệm AIDS ............................................................................................................................... 84 3.1.3. Quá trình phát triển từc HIV thành AIDS......................................................................................... 85 3.2. Nhận diện diễn biến và các con đường lây nhiễm ................................................................. 86 3.2.1. Nhận diện diễn biến .......................................................................................................................... 86 3.2.2. Các con đường lây nhiễm ................................................................................................................. 88 3.3. Thực trạng vấn đề HIV/AIDS ................................................................................................. 88 3.4. An sinh xã hội đối với vấn đề nhiễm HIV/AIDS. ................................................................... 89 3.4.1. Chính sách đối với người nhiễm HIV/AIDS .................................................................................... 89 3.4.2. Một số mô hình an sinh xã hội với người nhiễm HIV/AIDS ............................................................ 91 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH ......................................................................................... 92 Chương 5. AN SINH XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT ..................................................... 93 1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI .................................................................................................. 93 1.1. Khái niệm khuyết tật................................................................................................................ 93 1.2. Khái niệm người khuyết tật..................................................................................................... 94 1.3. Phân loại khuyết tật ................................................................................................................. 94 2. QUAN NIỆM VÀ RÀO CẢN XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT .......................... 95 2.1. Quan niệm của xã hội đối với người khuyết tật ..................................................................... 95 2.2. Những rào cản đối với quá trình hòa nhập xã hội của người khuyết tật ............................ 97 3. VAI TRÒ CỦA XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT ................................................. 99
- 5 3.1. Một số chính sách an sinh với người khuyết tật .................................................................... 99 3.2. Giải pháp thực hiện an sinh xã hội với người khuyết tật .................................................... 101 4. AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT ......................................................... 101 4.1. Phục hồi tại gia đình............................................................................................................... 101 4.2. Phục hồi xã hội tại cộng đồng ................................................................................................ 103 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH ....................................................................................... 104 Chương 6. AN SINH XÃ HỘI VỚI VẤN ĐỀ NGƯỜI CAO TUỔI ......................................... 106 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÝ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI ......................... 106 1.1. Khái niệm người cao tuổi....................................................................................................... 106 1.2. Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi.............................................................................. 107 1.2.1. Đặc điểm sinh lý ............................................................................................................................. 107 1.2.2. Đặc điểm tâm lý .............................................................................................................................. 108 2. CÁC VẤN ĐỀ CỦA NGƯỜI CAO TUỔI .............................................................................. 109 3. AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI ................................................................ 111 3.1. Một số chính sách an sinh xã hội với người cao tuổi ........................................................... 111 3.2. Một số giải pháp thực hiện an sinh xã hội đối với người cao tuổi ...................................... 113 3.3. Một số mô hình an sinh xã hội đối với người cao tuổi ......................................................... 114 3.3.1. An sinh xã hội cho người cao tuổi tại nhà an dưỡng ...................................................................... 114 3.3.2. An sinh xã hội cho người cao tuổi tại nhà ...................................................................................... 115 3.3.3. An sinh xã hội cho người cao tuổi tại bệnh viện ............................................................................ 116 3.3.4. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người cao tuổi ........................................................................ 117 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH ....................................................................................... 117 Chương 7. AN SINH XÃ HỘI VỚI TỘI PHẠM ........................................................................ 118 1. KHÁI NIỆM VỀ TỘI PHẠM .................................................................................................. 118 1.1. Khái niệm tội phạm ................................................................................................................ 118 1.2. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm ................................................................................... 118 1.3. Phân loại tội phạm ................................................................................................................. 119 2. NGUYÊN NHÂN PHẠM TỘI ................................................................................................. 120 2.1. Nguyên nhân khách quan ...................................................................................................... 120 2.2. Nguyên nhân chủ quan .......................................................................................................... 121 3. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ TỘI PHẠM ................................................ 122 3.1. Các nguyên tắc xử lý phạm tội .............................................................................................. 122 3.2. Các biện pháp xử lý tội phạm................................................................................................ 122
- 6 4. THỰC TRẠNG CỦA TỘI PHẠM HIỆN NAY ...................................................................... 128 5. NHỮNG CHỦ TRƯƠNG, GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...................................................................................................................................... 130 CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH ....................................................................................... 131 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................ 132
- 7 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên trong nhà trường và trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo các tài liệu chuyên ngành liên quan, giảng viên bộ môn đã biên soạn giáo trình An sinh xã hội. Trong đó nhóm tác giả đã tham khảo giáo trình An sinh xã hội của tác giả PGS. TS. Nguyễn Văn Định; giáo trình An sinh xã hội của tác giả Bùi Quỳnh Anh. Ngoài ra giảng viên có sử dụng các văn bản pháp lý và nhiều nguồn tài tiệu tham khảo để biên soạn nên giáo trình này. Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 8 LỜI GIỚI THIỆU Xã hội ngày càng phát triển, con người có cuộc sống đầy đủ, phong phú hơn, song quy luật “sinh lão bệnh tử” không chừa một ai. Cuộc sống luôn luôn tồn tại những khó khăn, rủi ro từ các hoạt động của con người, từ thiên nhiên, từ dịch bệnh, các quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, dẫn dến hoàn cảnh khó khăn, yếu thế, các lực lượng lao động thất nghiệp gia tăng, … tất cả mọi người đều cần được hỗ trợ để đảm bảo cuộc sống. Dó đó, Đảng và Nhà nước ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật, các chương trình an sinh xã hội để đáp ứng các yêu cầu cần thiết cho con người. Với mục đích và ý nghĩa đó, nhóm tác giả nghiên cứu và tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để biên soạn Giáo trình An sinh xã hội. Tài liệu này được xây dựng chủ yếu dựa trên cấu trúc của chương trình đào tạo đã được Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum đã phê duyệt dành cho đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội hệ cao đẳng. Giáo trình được cấu trúc 7 chương: Chương 1. Dẫn nhập An sinh xã hội Chương 2. An sinh xã hội với vấn đề nghèo đói Chương 3. An sinh xã hội vói trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Chương 4. An sinh xã hội với vấn đề mại dâm, ma túy, HIV/AIDS Chương 5. An sinh xã hội với người khuyết tật Chương 6. An sinh xã hội với người cao tuổi Chương 7. An sinh xã hội với tội phạm. Mỗi chương được trình bày theo cấu trúc: mục tiêu; nội dung; câu hỏi ôn tập; bài tập thực hành và hướng dẫn tự học. Để hoàn thành được Giáo trình, nhóm tác giả chân thành cảm ơn đến các chủ biên của các tài liệu tham khảo; cảm ơn sự góp ý phản biện từ phía Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum; sự góp ý từ đồng nghiệp. Trong quá trình biên soạn chắc chắn vẫn còn những sự thiếu sót nhất định. Với tinh thần cầu thị và lắng nghe, nhóm tác giả xin ghi nhận mọi sự góp ý từ quí thầy cô! Kon Tum, tháng 12 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lê Thị Thanh Hòa 2. Thành viên: Phạm Thị Mai Hiền
- 9 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: AN SINH SÃ HỘI Mã môn học: 61032033 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 27 giờ; Kiểm tra: 3 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: môn học cung cấp kiến thức cho sinh viên nhận thức an sinh xã hội là một môn khoa học; môn học cung cấp cho sinh viên hiểu rõ hệ thống an sinh xã hội thế giới, sự hình thành và phát triển hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, quan hệ giữa hệ thống an sinh xã hội với hệ thống kinh tế và hệ thống chính trị, các lĩnh vực của an sinh xã hội trong quá trình phát triển xã hội. - Tính chất: là môn học bắt buộc quan trọng của ngành/nghề Công tác xã hội; môn học kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, thảo luận. II. Mục tiêu môn học: 1. Kiến thức: - Trình bày được những kiến thức cơ bản về an sinh xã hội, lịch sử hình thành an sinh xã hội, hoạt động quản lý hệ thống an sinh xã hội và nâng cao nhận thức về an sinh xã hội. - Phân tích được hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam, an sinh xã hội với các vấn đề mại dâm, ma túy, HIV/AIDS; an sinh xã hội với trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; mối quan hệ giữa an sinh xã hội và nghề công tác xã hội. 2. Kỹ năng: - Thu thập và xử lý thông tin, đánh giá các được hệ thống an sinh xã hội Việt Nam hiện nay, hướng dẫn cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn thực hiện chính sách an sinh xã hội. - Có kỹ năng: giao tiếp, hợp tác, giải quyết xung độ; kỹ năng chia sẻ, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lựa chọn lối sống khỏe mạnh, kỹ năng kiên định. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nghiêm túc học tập; có ý thức vận dụng các chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội. - Tự định hướng, học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
- 10 Chương 1. DẪN NHẬP AN SINH XÃ HỘI Giới thiệu Bảo đảm an sinh xã hội được Đảng và Nhà nước ta xác định là một nhiệm vụ quan trọng của công cuộc đổi mới đất nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Trước khi tìm hiểu về các nội dung cụ thể của các chính sách về An sinh xã hội, thông qua nội dung chương này sinh viên sẽ biết khái niệm, vai trò, đặc điểm, tính chất, nội dung cơ bản của An sinh xã hội. Đây sẽ là cơ sở để các em tiếp cận kiến thức một cách dễ dàng hơn. Mục tiêu - Trình bày được khái niệm an sinh xã hội, các khái niệm và cơ sở khoa học của an sinh xã hội; vai trò và mối liên hệ giữa ASXH và CTXH; diễn biến về an sinh xã hội ở Việt Nam và trên thế giới. - Tìm kiếm, xử lý, phân tích và vận dụng thông tin về phương pháp, phương tiện, những kiến thức liên quan đến các vấn đề nảy sinh trong đời sống; có ý thức cập nhật các chính sách an sinh xã hội trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. - Tích cực, chủ động phát huy vai trò, trách nhiệm của bản thân trong hệ thống ASXH, có ý thức cập nhật các chính sách an sinh xã hội trong từng giai đoạn phát triển của xã hội. Nội dung 1. VẤN ĐỀ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI 1.1. Vấn đề xã hội Vấn đề xã hội là những tình huống nảy sinh trong đời sống xã hội mà cách thức và những biện pháp giải quyết của chủ thể (con người, nhóm xã hội) chưa đạt được kết quả mong muốn. Ví dụ: vấn đề đói nghèo, bệnh tật, thất học, trẻ em lang thang đường phố, người khuyết tật, nạn nhân thiên tai, nạn nhân chiến tranh, tệ nạn mại dâm, ma tuý… Vấn đề xã hội đã luôn làm cho một bộ phận dân cư rơi vào tình cảnh "yếu thế" trong xã hội. Để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển, họ cần nhận được sự trợ giúp của xã hội, mà trong đó Nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng. Toàn bộ những chủ trương, chính sách và biện pháp tổ chức thực hiện để đạt mục tiêu giúp đỡ, cưu mang của cộng đồng với bộ phận đó hình thành nên hệ thống an sinh xã hội. (1)
- 11 1.2. Vai trò của An sinh xã hội 1.2.1. Khơi dậy được tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội Sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động an sinh xã hội chính là sự san sẻ rủi ro, giảm bớt gánh nặng và nỗi đau cho những người không may lâm vào hoàn cảnh yếu thế trong xã hội. Tinh thần này đã tạo nên sự gắn kết và sức mạnh của cả cộng đồng. Chỉ có sức mạnh của cả cộng đồng mới giúp con người vượt qua khó khăn khi gặp thiên tai, địch hoạ ập đến, từ đó giúp xã hội phát triển lành mạnh và bền vững. Thực tế ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã chứng minh rất rõ điều đó, chẳng hạn: Thảm hoạ sóng thần ở một số nước Đông Nam á cuối năm 2004 hay thảm hoạ động đất năm 2001 ở Thổ Nhĩ Kỳ, gần đây nhất là thảm họa dịch Covid trên toàn thế giới v.v... Nếu không có sự đoàn kết và tương thân, tương ái của cả thế giới chắc chắn hàng triệu, trăm triệu người đến nay vẫn còn lâm vào hoàn cảnh éo le, bất hạnh.(1) 1.2.2. Góp phần đảm bảo công bằng xã hội Trên bình diện xã hội, ASXH là một công cụ để cải thiện điều kiện sống và làm việc của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là đối với những người nghèo khổ và những nhóm dân cư "yếu thế" trong xã hội. Trên bình diện kinh tế, ASXH là công cụ để phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội. Trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, công cụ này ngày càng phải được coi trọng, bởi vì hố ngăn cách giàu nghèo đã và đang có xu hướng gia tăng giữa các nước, các châu lục và ngay cả trong phạm vi một nước. (1) Theo báo cáo mới đây của tổ chức Oxfam trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ năm 2019 thì 2.153 tỷ phú trên thế giới sở hữu nhiều tài sản hơn 4,6 tỷ người, tương đương 60 phần trăm dân số thế giới Theo một báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đại dịch COVID-19 đã khiến tiền lương tháng giảm đi hoặc tăng chậm hơn trong sáu tháng đầu năm 2020 ở hai phần ba quốc gia toàn cầu có số liệu chính thức. Báo cáo Tiền lương Toàn cầu 2020-2021 cho thấy không phải mọi người lao động đều bị ảnh hưởng như nhau bởi khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng tác động tới phụ nữ nặng nề hơn so với nam giới. Số liệu ước tính dựa trên số liệu chọn mẫu của 28 quốc gia châu Âu cho thấy, nếu không có trợ cấp tiền lương, tiền lương của phụ nữ trong quý II năm 2020 lẽ ra đã bị giảm 8,1%, trong khi con số này ở nam giới là 5,4%. (ILO)
- 12 Các chính sách ASXH ít nhiều đã góp phần ảm bảo công bằng xã hội thông qua việc phân phối lại của cải, tiền bạc giữa các nhóm dân cư khác nhau. 1.2.3. Vừa là một nhân tố ổn định, vừa là một nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội Là nhân tố ổn định: ASXH góp phần che chắn, bảo vệ cho mỗi thành viên trong cộng đồng, mà cụ thể là cho những người gặp rủi ro hoặc rơi vào tình cảnh éo le, bất hạnh, ASXH còn là niềm an ủi không thể thiếu được đối với các nạn nhân chiến tranh, nội chiến, khủng bố. Nhờ đó mà họ có điều kiện vươn lên để xa rời những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, chấp hành đóng luật pháp và từ đó góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội. Là nhân tố động lực để phát triển kinh tế - xã hội: ASXH có ảnh hưởng rất sâu sắc đến nền kinh tế của mỗi nước, nhất là khi quy mô và diện bảo vệ của ASXH ngày càng được mở rộng. Với xu hướng mang tính quy luật như hiện nay, một bộ phận lao động nông thôn được chuyển dần ra thành thị làm việc cho nên số người làm công ăn lương sẽ ngày một nhiều hơn và cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào đồng lương. Với sự chuyển dịch này thì nhu cầu ASXH là một tất yếu để bảo vệ cho họ. Hoặc cụ thể hơn, như: việc chăm sóc y tế, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp TNLĐ bệnh nghề nghiệp ... sẽ giúp người lao động có sức khoẻ tốt để làm việc, giúp họ yên tâm công tác và học tập...Điều này có tác động rất lớn đến việc nâng cao NSLĐ và hiệu suất công tác và như vậy suy cho cùng là tác động đến sự phát triển và tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, các chương trình thụ hưởng dài hạn của ASXH, như: chương trình hưu trí, chương trình trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp TNLĐ và bệnh nghề nghiệp... còn góp phần thực hành tiết kiệm, tạo lập quỹ đầu tư cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước...(1) 1.2.4. Là “chất xúc tác” giúp các nước, các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau hơn, không phân biệt thể chế chính trị, màu da và văn hoá Trong những thập kỷ vừa qua, cả thế giới đã chứng kiến vai trò của ASXH thông qua một loạt các chương trình hành động có liên quan, như: - Chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình an ninh lương thực thế giới; - Chương trình lây nhiễm HIV và đối xử bình đẳng với những người bị lây nhiễm HIV; - Chương trình phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; - Chương trình phòng chống ô nhiễm môi trường;
- 13 - Chương trình cứu trợ nhân đạo; - Chương trình phòng chống dịch cúm gia cầm H5N1 v.v... Tất cả các chương trình trên đều được nhân dân và Chính phủ các nước hưởng ứng. Mặc dù, đó là những chương trình rất lớn, rất rộng liên quan đến tất cả các vấn đề về chính trị, kinh tế và xã hội của mỗi nước, song thực chất các chương trình đều thể hiện việc đảm bảo ASXH nói chung. Và đến lượt mình, ASXH sẽ góp phần đẩy lùi đói nghèo, hạn chế và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, từ đó làm cho thế giới hiểu biết và xích lại gần nhau hơn 2. CÁC KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA AN SINH XÃ HỘI 2.1. Khái niệm An sinh xã hội (Social Welfare) Theo khái niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. Qua các khái niệm trên có thể thấy: - An sinh xã hội có đối tượng áp dụng rộng lớn. - Nội dung là sự bảo vệ của xã hội được thực hiện thông qua một loạt các biện pháp công cộng tiến hành bởi Nhà nước, tổ chức, cá nhân... - Hình thức tương trợ bằng tiền, hiện vật, phương tiện... - Mục đích chống lại những túng quẫn về kinh tế, những khó khăn về mặt xã hội của người dân khi gặp phải những biến cố, rủi ro góp phần đảm bảo cuộc sống con người và cao hơn thế là đảm bảo an toàn chung cho toàn xã hội.(1) 2.2. Các bộ phận cấu thành của an sinh xã hội An sinh xã hội ở các nước phát triển, với vốn tích lũy dồi dào thường bao gồm: 1. An sinh công cộng (Public welfare), đây là tổ chức mang tính cứu trợ cho những người (tạm gọi là) theo diện chính sách nào đó. Ví dụ người nghèo dưới một mức độ nhất định, người thất nghiệp, trẻ lang thang, người cao tuổi, khuyết tật,... 2. Bảo hiểm xã hội (social insurance) cho những người trong thời gian lao động có đóng góp cho quỹ bảo hiểm.
- 14 3. Chương trình phát triển lao động và dân dụng 4. Nhà ở và tái thiết đô thị 5. Sức khoẻ chung 6. Sức khoẻ tâm thần 7. Phục hồi chức năng 8. Phạm pháp và giáo hóa 9. Vui chơi giải trí 10. An sinh nhi đồng và gia đình 11. Phát triển cộng đồng ... Tùy từng quốc gia nội dung và tổ chức có khác nhau, nhưng nói chung An sinh xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu toàn diện của người dân để sống hạnh phúc, hài hòa và tham gia xây dựng một xã hội hài hòa và phát triển. 2.3. Bản chất của an sinh xã hội An sinh xã hội được tất cả các nước trên thế giới cũng như Liên Hợp quốc thừa nhận là một trong những quyền của con người trong mọi thời đại và mọi chế độ xã hội vì nó có mục tiêu và bản chất rất tốt đẹp. Mục tiêu của an sinh xã hội là tạo ra một lưới an toàn cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội, khi bất kỳ một cá nhân trong cộng đồng không may gặp rủi ro hoặc lâm vào tình cảnh yếu thế. Bản chất của an sinh xã hội thể hiện ở chỗ: - An sinh xã hội là một chính sách xã hội có mục tiêu cụ thể và chính sách này thường được cụ thể hoá bởi luật pháp, chương trình quốc gia và nó còn tồn tại ngay trong tiềm thức của mỗi con người, mỗi cộng đồng dân tộc. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có rất nhiều bộ luật và rất nhiều chương trình kinh tế - xã hội để cụ thể hoá chính sách an sinh xã hội, như: Luật Bảo hiểm xã hội, Luật trợ giúp pháp lý; Luật Phòng chống ma tuý và tệ nạn xã hội, Chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình xóa nhà dột nát... Ngoài ra, do mục tiêu cao đep mà mọi người đều hướng tới, cho nên an sinh xã hội từ lâu đã ít nhiều tồn tại ngay trong tiềm thức của mọi người. Chẳng hạn, "tinh thần tương thân tương ái", truyền thống "lá lành đùm lá rách", hay "thương người như thể thương thân" đã có từ khi loài người sinh ra và loài người coi đó là đạo lý, là truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi nước. Thế nhưng, an sinh xã hội là một hệ thống các chính sách, các chương trình..., cho nên để cụ thể hoá và tổ chức thực hiện an sinh xã hội, tuỳ theo điều kiện và hoàn cảnh của từng nước mà người ta đã xây dựng thành từng chế độ an
- 15 sinh xã hội hoặc xây dựng một hệ thống an sinh xã hội cụ thể và độc lập. Chẳng hạn, xây dựng các chế độ an sinh xã hội để cụ thể hoá chính sách BHXH hay tổ chức một cụm chính sách để xây dựng hệ thống an sinh xã hội như: chính sách BHXH, chính sách ưu đãi xã hội, chính sách cứu trợ xã hội... - An sinh xã hội là một cơ chế, là công cụ để thực hiện phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng xã hội. Cơ chế phân phối lại thu nhập vừa chặt chẽ, cụ thể theo đóng pháp luật có liên quan, lại vừa năng động linh hoạt để phát huy tối đa sức mạnh của cộng đồng. Trong đó, phân phối lại theo luật pháp có liên quan đóng vai trò chủ đạo. Theo pháp luật, phân phối lại được thực hiện cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Theo chiều ngang có nghĩa là, phân phối lại giữa những người khoẻ mạnh với những người không may bị ốm đau, tai nạn; giữa nam với nữ; giữa những gia đình không có con hoặc ít con với những gia đình đông con... Còn theo chiều dọc có nghĩa là phân phối lại giữa những người giàu, có thu nhập cao với những người nghèo có thu nhập thấp thậm chí mất thu nhập. Kinh nghiệm của các nước kinh tế phát triển cho thấy, tiến hành phân phối lại theo chiều dọc thường có hiệu quả hơn và diện được phân phối sẽ rộng hơn. Bởi vì, thông qua các chính sách thuế thu nhập, giỏ cả và chính sách chi tiêu công cộng sẽ góp phần làm cho số thu ngân sách ngày càng tăng, đồng thời lại tiết kiệm được chi tiêu ngân sách. Từ đó, ngân sách Nhà nước và ngân sách địa phương mới có cơ sở vững chắc và đủ lớn để tiến hành phân phối lại nhằm đảm bảo an sinh xã hội. - An sinh xã hội là sự che chắn, bảo vệ cho các thành viên trong xã hội trước các rủi ro và những biến cố bất lợi xảy ra. Tuy nhiên, cứu trợ và diện được che chắn và bảo vệ lại không giống nhau ở mỗi nước và ngay trong một nước cũng luôn có sự khác nhau giữa các thời kỳ. Bởi vì, tất cả còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội và thể chế chính trị của từng nước. Chẳng hạn, trong thời kỳ bao cấp ở nước ta cũng như ở nhiều nước XHCN, tuy ngân sách Nhà nước có hạn, song người dân đi khám chữa bệnh không phải trả tiền, người lao động không bị thất nghiệp và tích ưu việt thể hiện khá rõ trong các chính sách xã hội. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế yếu kém nên không thể thực hiện và duy trì được lâu dài cho dự mục tiêu là hết sức tốt đep. Vì thế, khi bước vào cơ chế thị trường, Chính phủ các nước XHCN đã buộc phải thay đổi lại chính sách. Và trong hoàn cảnh đó bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đã lần lượt ra đời ở mỗi nước trên cơ sở đóng góp của cộng đồng để hình thành quỹ bảo hiểm, đồng thời có sự bảo trợ của Nhà nước. Cũng do điều kiện kinh tế - xã hội chi phối mà diện được bảo vệ và che chắn trong hệ thống an sinh xã hội của các nước thường được chia ra thành các "lưới" khác nhau (Xem Hình 1.1):
- 16 + Lưới thứ nhất, thường che chắn và bảo vệ cho người lao động và gia đình họ. + Lưới thứ hai, là bảo vệ cho những đối tượng được ưu tiên. + Lưới thứ ba, là che chắn, bảo vệ cho mọi thành viên trong xã hội. Lưới thứ nhất Lưới thứ hai Lưới thứ ba Hình 1.1: Tầng lưới an sinh xã hội Việc chia ra các lưới an sinh xã hội là rất cần thiết, vì nó liên quan đến rất nhiều vấn đề khi ban hành chính sách cũng như tổ chức thực hiện chính sách. Theo quy luật chung thì lưới thứ nhất, có đối tượng ngày càng được mở rộng và lưới thứ ba có đối tượng ngày càng được thu hẹp, từ đó làm cho hệ thống an sinh xã hội ở các nước ngày càng vững mạnh. - An sinh xã hội thể hiện chủ nghĩa nhân đạo và nhân văn cao đẹp của con người trong mọi thời đại. Mỗi cá nhân trong cộng đồng xã hội dự có địa vị sang hèn khác nhau nhưng đều có một giá trị xã hội nằm trong cả hệ thống giá trị xã hội. Họ phải được đảm bảo mọi mặt cả tinh thần lẫn vật chất tối thiểu để sống và phát huy hết khả năng của mình cho những giá trị cao đep của xã hội. Một khi gặp rủi ro, bất hạnh, xã hội phải tạo cho họ những lực đẩy cần thiết để họ khắc phục và vươn lên. Từ đó, kích thích tính tích cực của họ, giúp họ phấn đấu hướng tới những chuẩn mực của chân - thiện - mỹ. Cũng nhờ đó mà chống lại những tư tưởng ỷ lại, tư tưởng "mạnh ai người ấy lo", "đèn nhà ai nhà ấy rạng" giúp tạo nên một xã hội hoà đồng giữa con người với con người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, chủng tộc và địa vị xã hội. Chủ nghĩa nhân đạo và nhân văn ở đây không chỉ thể hiện trong bản thân mỗi con người, mỗi cộng đồng người, mà còn thể hiện ở cộng đồng nhân loại. Nó không chỉ thể hiện trong phạm vi quốc gia mà còn thể hiện rất rõ trên phạm vi toàn thế giới.(1) 2.4. Chức năng của an sinh xã hội An sinh xã hội có những chức năng chủ yếu sau: 1. Đảm bảo duy trì thu nhập liên tục cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội ở mức tối thiểu để giúp họ ổn định cuộc sống. Đây là chức năng cơ bản nhất vì nó gắn chặt với mục tiêu đặt ra của tất cả các hệ thống An sinh xã hội ở các nước
- 17 trên thế giới. Việc duy trì thu nhập liên tục cho những người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm, những người “yếu thế” trong xã hội là rất cần thiết và rất dễ thấy. Song, ngay cả những người giàu sang và có địa vị xã hội đôi lúc cũng cần đến sự hỗ trợ của An sinh xã hội, nếu không may gặp phải những thảm hoạ do chiến tranh, do những hiện tượng thiên nhiên bất thường như động đất, nói lửa, sóng thần v.v… Bởi lẽ, những thảm hoạ đó sẽ không từ một ai và hậu quả là vô cùng nặng nề không phải một sớm, một chiều đã có thể khắc phục được. Vì thế, việc duy trì thu nhập liên tục trong những lúc này, cho dự chỉ đảm bảo cuộc sống ở mức tối thiểu là rất cần thiết và rất đáng quý đối với tất cả mọi người trong cộng đồng xã hội. 2. Tạo lập nên quỹ tiền tệ tập trung trong xã hội để phân phối lại cho những người không may gặp phải những hoàn cảnh éo le, những người bị mất hoặc giảm thu nhập do các nguyên nhân khác nhau v.v… Những quỹ tiền tệ tập trung, do hệ thống An sinh xã hội tạo lập rất đa dạng và phong phú. Chúng bao gồm cả những nguồn quỹ rất lớn như quỹ dự phòng của Chính phủ, quỹ Bảo hiểm xã hội cho đến những nguồn quỹ có quy mô nhỏ như quỹ thăm hỏi, quỹ từ thiện trong các tầng lớp dân cư v.v… Tất cả các nguồn quỹ nói trên đều có một đặc điểm chung giống nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng là không nhằm mục đích kiếm lời trong hoạt động của hệ thống An sinh xã hội. Trong xu hướng xã hội hoá hoạt động An sinh xã hội đang diễn ra nhanh chóng ở các nước trên thế giới như hiện nay, thì chức năng tạo lập quỹ của An sinh xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng 3. Gắn kết các thành viên trong cộng đồng xã hội để phòng ngừa, giảm thiểu và chia sẻ rủi ro và đối phó với những hiểm hoạ xảy ra do các nguyên nhân khác nhau giúp cho cuộc sống ổn định và an toàn. Thật vậy, việc đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong những khó khăn là một trong những truyền thống tốt đẹp của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới. Tuy nhiên, truyền thống đó nếu để tự phát, chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp và hiệu quả không cao. Nhất là khi gặp thiên tai, địch hoạ gây thiệt hại lớn về người và của trên phạm vi rộng thì việc khắc phục hậu quả là rất khó. Chỉ có nhờ các chính sách An sinh xã hội với cơ chế hoạt động đa dạng của mình, mới có thể gắn kết được các thành viên trong cộng đồng, mới huy động được tối đa mọi nguồn lực để chia sẻ rủi ro và khắc phục được những hậu quả nghiêm trọng khi loài người gặp phải những hiểm hoạ trong cuộc sống. Chính vì vậy, chức năng gắn kết các thành viên trong cộng đồng của An sinh xã hội, không chỉ là cơ sở và điều kiện để thực hiện mục tiêu an sinh trong phạm vi quốc gia, mà còn là cơ sở và điều kiện để thực hiện mục tiêu an sinh trên phạm vi toàn thế giới.(1)
- 18 2.5. Các chính sách an sinh xã hội Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, diện bảo vệ và che chắn của hệ thống An sinh xã hội ngày càng được mở rộng, nội dung của An sinh xã hội ngày càng phong phú thì chính sách An sinh xã hội ngày càng cần thiết. Bởi vì, chỉ có những chính sách đúng đắn và hợp lòng dân thì việc tổ chức hệ thống An sinh xã hội mới đảm bảo hiệu quả. Ngày nay, An sinh xã hội bao gồm rất nhiều thành tố khác nhau, như: Bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội, các quỹ dự phòng v.v… Ngoài những thành tố cơ bản này, các nước còn triển khai những chương trình khác xoay quanh lĩnh vực An sinh xã hội, như: chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình trợ giúp pháp lý và các dịch vụ xã hội khác (bảo hiểm và tiết kiệm, trợ giúp gia đình, trợ giúp người già và trẻ em mồ côi không nơi nương tựa v.v…). Dựa vào những thành tố nêu trên, Chính phủ có thể ban hành từng chính sách cụ thể và riêng biệt để có những định hướng đúng đắn tổ chức hệ thống An sinh xã hội. Sau đây là một số chính sách cơ bản: 2.5.1. Bảo hiểm xã hội (BHXH) BHXH ra đời đầu tiên ở CHLB Đức cách đây hơn một thế kỷ và ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều có chính sách BHXH. BHXH được hiểu là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo An sinh xã hội. Chính sách BHXH là chính sách xã hội chủ yếu do Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện. Chính sách BHXH có mục tiêu chủ yếu là bảo vệ, che chắn cho người lao động và gia đình họ khi người lao động gặp phải rủi ro (như: ốm đau, tai nạn...) hay các sự kiện bảo hiểm (như: sinh đẻ, già yếu...). Đặc điểm của loại chính sách này là: - Nó được các nước luật hoá tương đối thống nhất trên cơ sở các khuyến cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO); -Chính sách BHXH liên quan trực tiếp đến người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH do Nhà nước đứng ra tổ chức; - Nội dung và phạm vi điều chỉnh của chính sách BHXH phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia trong mỗi thời kỳ; - BHXH là chính sách chủ yếu trong hệ thống các chính sách ASXH. Nó đóng vai trò điều tiết và có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách khác trong hệ thống các chính sách liên quan đến An sinh xã hội.
- 19 Khi đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng, đối tượng được bảo vệ ngày càng đông thì đương nhiên sẽ góp phần làm giảm số đối tượng thụ hưởng trong các chính sách khác thuộc hệ thống An sinh xã hội. Mặt khác, nếu hệ thống BHXH được mở rộng và phát triển, quỹ BHXH sẽ tự cân đối và trang trải được các khoản thu chi. Ngân sách Nhà nước giảm bớt gánh nặng do phải cân đối hàng năm để hỗ trợ. Đây là điều kiện và cũng là cơ hội để Nhà nước tập trung nguồn tài chính điều tiết và thực hiện các chính sách cứu trợ xã hội, ưu đãi xã hội v.v... 2.5.2. Cứu trợ xã hội Từ khi con người sinh ra đã có hoạt động cứu trợ. Hoạt động này thể hiện rõ tính nhân đạo, nhân văn và truyền thống đạo lý của các dân tộc trên thế giới. Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng cho những người không may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh do những nguyên nhân khác nhau không tự lo liệu được cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình. Cứu trợ xã hội có thể biểu hiện ở nhiều chính sách xã hội có liên quan, như: cứu tế xã hội, trợ giúp xã hội, trợ cấp gia đình. Những mảng chính sách này có thể do Chính phủ thống nhất ban hành và cũng có thể do chính quyền địa phương quyết định. Các chính sách liên quan đến cứu trợ xã hội thường được coi là lưới che chắn thứ hai hoặc thứ ba cho mọi thành viên trong cộng đồng và cũng không nằm ngoài mục đích chung của An sinh xã hội. Chính sách cứu trợ xã hội có đặc điểm: - Tính pháp lý luôn bị hạn chế do đối tượng rộng nên phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước; - Chính sách cứu trợ xã hội có liên quan đến tất cả mọi người trong cộng đồng xã hội, không phân biệt vùng miền, tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc hay địa vị xã hội v.v... - Hoạt động cứu trợ để thực hiện chính sách cứu trợ rất phong phú, đa dạng. Hoạt động này không chỉ được thực hiện bởi Nhà nước, mà nó còn được thực hiện bởi các tổ chức kinh tế - xã hội, các đoàn thể và từng cá nhân trong cộng đồng xã hội. Đồng thời hoạt động cứu trợ xã hội không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia mà nó còn được thực hiện trên phạm vi quốc tế. - Nhà nước thực hiện chính sách cứu trợ xã hội chủ yếu thông qua chính sách thuế để huy động sự đóng góp của các cá nhân, các tổ chức vào ngân sách. Sau đó, dùng nguồn ngân sách này để cứu trợ cho những người không may gặp thiên tai, địch hoạ hoặc lâm vào hoàn cảnh yếu thế không tự lo liệu được cuộc sống của mình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Nhập môn an sinh xã hội - TS. Nguyễn Hải Hữu
289 p | 121 | 23
-
Giáo trình An sinh xã hội: Phần 1
166 p | 44 | 15
-
Giáo trình An sinh xã hội: Phần 2
128 p | 53 | 11
-
Giáo trình Nhập môn an sinh xã hội: Phần 1
101 p | 11 | 6
-
Giáo trình An sinh xã hội (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng) - CĐ GTVT Trung ương I
121 p | 40 | 6
-
Hoạt động từ thiện và an sinh xã hội của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
8 p | 17 | 6
-
Giáo trình An sinh xã hội (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
138 p | 35 | 5
-
Giáo trình An sinh xã hội (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
124 p | 28 | 5
-
Giáo trình An sinh xã hội (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
124 p | 11 | 4
-
Tăng cường “nhập thế” để nâng cao thành tựu an sinh xã hội
12 p | 6 | 2
-
Chùa Vàm Ray (Trà Vinh) với vấn đề đảm bảo an sinh - xã hội cho đồng bào Khmer: Thực trạng và giải pháp
9 p | 8 | 2
-
Vai trò của phật giáo trong việc góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
9 p | 3 | 2
-
Nêu cao trách nhiệm của giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hoạt động phật sự góp phần đảm bảo an sinh xã hội
15 p | 5 | 2
-
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai thực hiện đảm bảo an sinh xã hội cho người dân
14 p | 4 | 2
-
Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội với công tác an sinh xã hội hiện nay
12 p | 7 | 2
-
Phật giáo Huế trong việc đảm bảo an sinh xã hội
9 p | 9 | 1
-
Vai trò của Phật giáo với công tác an sinh xã hội
26 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn