Giáo trình Chăm sóc phụ nữ phẫu thuật sản phụ khoa (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Chăm sóc phụ nữ phẫu thuật sản phụ khoa" được biên soạn với mục tiêu giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ và gia đình là nền tảng chăm sóc sức khỏe trẻ em từ đó vận dụng các kỹ năng tư vấn trong chăm sóc sản - phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Chăm sóc phụ nữ phẫu thuật sản phụ khoa (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: GIẢM ĐAU VÀ CHĂM SÓC PHỤ NỮ PHẪU THUẬT SẢN PHỤ KHOA NGÀNH: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số 19/ QĐ – CĐYT ngày 25tháng 01 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nọi bộ)
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI NÓI ĐẦU Môn học Chăm sóc phụ trong phẫu thuật sản phụ khoa là một môn học được xác định là một trong những môn chính của Cao đẳng Hộ Sinh. Để đáp ứng nhu cầu dạy và học trong nhà trường, giáo trình Chăm sóc phụ nữ trong phẫu thuật sản phụ khoa của bộ môn Sản Phụ - Khoa, trường Cao đẳng Y tế Cà Mau biên soạn phù hợp với phương pháp dạy học mới. Mục tiêu môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức về các phẫu thuật trong sản khoa, chăm sóc bệnh nhân mổ cắt u xơ tử cung, chăm sóc bệnh nhân mổ lấy thai, chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật ngã âm đạo, chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật ung thư vú, tử cung. Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Chương 1. Các phẫu thuật trong sản khoa Chương 2. Chăm sóc sản phụ mổ đẻ Chương 3. Chăm sóc bệnh nhân mổ u nang buông trứng Chương 4. Chăm sóc người bệnh phẫu thuật cắt u xơ tử cung Chương 5. Chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật thai ngoài tử cung Chương 6. Chăm sóc người bệnh phẩu thuật đình sản Chương 7. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT ĐƯỜNG ÂM ĐẠO Chương 8. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ, TỬ CUNG Trong quá trình biên soạn bài giảng này, các tác giả đã cố gắng bám sát khung chương trình đào tạo mới, cập nhật các kiến thức từ nhiều nguồn tài liệu, nhằm thể hiện được kiến thức cơ bản, hiện đại và thực tiễn. Song bên cạnh cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Nhóm tác giả chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phản hồi từ quý đồng nghiệp, các e sinh viên và bạn đọc. Trân trọng cảm ơn Cà Mau, ngày 01 tháng 7 năm 2022 Nhóm biên soạn 1. Võ Thị Thu Thủy 2. Huỳnh Linh Út
- MỤC LỤC Trang 1. Chương 1. Các phẫu thuật trong sản khoa 2 2. Chương 2. Chăm sóc sản phụ mổ đẻ 3 3. Chương 3. Chăm sóc bệnh nhân mổ u nang buông trứng 4 4. Chương 4. Chăm sóc người bệnh phẫu thuật cắt u xơ tử cung 15 5. Chương 5. Chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật thai ngoài tử cung 23 6. Chương 6. Chăm sóc người bệnh phẩu thuật đình sản 31 7. Chương 7. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT ĐƯỜNG ÂM 38 ĐẠO 8. Chương 8. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT UNG THƯ 47 VÚ, TỬ CUNG
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: CHĂM SÓC PHỤ NỮ TRONG PHẪU THUẬT SẢN KHOA 2. Mã môn học: MH70 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa, vai trò của môn học 3.1. Vị trí: Là môn học bắt buộc trong nội dung chương trình đào tạo của nghề Cao đẳng Hộ sinh vừa làm vừa học, được bố trí giảng dạy ở học kỳ II của năm học thứ hai theo kế hoạch đào tạo của Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau. 3.2. Tính chất: Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về sự thay đổi của người phụ nữ trước, trong và sau khi sinh mổ 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học: Chăm sóc phụ nữ trong phẫu thuật sản khoa giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, bà mẹ và gia đình là nền tảng chăm sóc sức khỏe trẻ em từ đó vận dụng các kỹ năng tư vấn trong chăm sóc sản-phụ khoa và KHHGĐ 4. Mục tiêu của môn học 4.1 Kiến thức A1. Trình bày được những dấu hiệu sinh lý của người phụ nữ trước, trong và sau khi sinh mổ A2. Trình bày được triệu chứng, cách chăm sóc 1 số trường hợp bệnh lý trước, trong và sau khi sinh mổ A3. Biết cách phát hiện một số biến chứng sau các loại phẫu thuật có liên quan đến sản phụ khoa. 4.2. Kỹ năng B1. Biết cách phân loại phẫu thuật sản phụ khoa. B2. Nắm được các bước theo dõi và chăm sóc sau phẫu thuật có liên quan B3. Thiết lập được kế hoạch chăm sóc trước và sau phẫu thuật. 4.3. Năng lực và tự chủ trách nhiệm C1. Thái độ ân cần, thông cảm, chia sẻ, nhẹ nhàng, tôn trọng, lịch sự, không để tai biến xảy ra C2. Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, thận trọng, chính xác, đảm bảo an toàn và tôn trọng sản phụ. C3. Thận trọng, tỷ mỉ, đảm bảo an toàn và tôn trọng thai phụ. 5. Nội dung của môn học Chương trình chi tiết môn học TT TÊN BÀI HỌC SỐ GIỜ
- TS LT TH Kiểm tra 1 Các phẫu thuật trong sản khoa 4 4 0 0 2 Chăm sóc sản phụ mổ đẻ 4 4 0 0 Chăm sóc bệnh nhân mổ u nang 4 4 0 3 1 buông trứng Chăm sóc người bệnh phẫu thuật cắt 3 3 0 4 0 u xơ tử cung Chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật thai 3 3 0 5 1 ngoài tử cung Chăm sóc người bệnh phẩu thuật đình 4 4 0 6 1 sản Chăm Sóc Người Bệnh Phẫu Thuật 4 4 0 7 0 Đường Âm Đạo Chăm sóc người bệnh phẫu thuật ung 3 3 0 8 0 thư vú, tử cung Tổng số 30 30 15 3 6. Điều kiện thực hiện môn học 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Người học tìm hiểu thực tế về công tác xây dựng phương án khắc phục và phòng ngừa rủi ro tại doanh nghiệp. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá 7.1. Nội dung - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học.
- + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y Tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số 40% + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) 60% + Điểm thi kết thúc môn học 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột kiểm tra Viết/ Tự luận/ A1, A2, 1 Sau 12 giờ. Thường xuyên Thuyết trình Trắc nghiệm/ B1, B2, Báo cáo C1, C2, C3 Viết/ Tự luận/ A3, B3, C3 1 Sau 24 giờ Định kỳ Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Viết Tự luận và A1, A2, A3, 1 Sau 30giờ Kết thúc môn trắc nghiệm B1, B2, B3, học C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm
- - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Điều Dưỡng chính quy 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo 1. Sách Sản Phụ Khoa, Xuất bản lần thứ 4, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 2021. 2. Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội 2016 của nhà xuất bản Hà Nội.
- 3. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh - Khoa Điều dưỡng & Kỹ thuật Y học - Bộ môn Hộ sinh (2019), Quy trình thực hành đào tạo sinh. Tr.11 - 12. 4. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tr.61 - 63;
- CHƯƠNG 1. CÁC PHẪU THUẬT TRONG SẢN KHOA GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 giới thiệu về phẫu thuật trong lĩnh vực sản phụ khoa cũng có nhiều phát triển về kỹ thuật, về các thay đổi trong thực hành phẫu thuật MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức - Trình bày được cách phân loại phẫu thuật sản phụ khoa. - Trình bày được 1 số phẫu thuật sản phụ khoa căn bản. Về kỹ năng - Tiên lượng được các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra để chăm sóc kịp thời Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành. - Thái độ cầu tiến rõ ràng, trung thực, khách quan cố gắng vươn lên để nâng cao trình độ chuyên môn. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập.
- - Phương pháp Điểm kiểm tra thường xuyên Kiểm tra định kỳ * NỘI DUNG CHƯƠNG 1 Lịch sử phẫu thuật được biết đến từ lâu đời và có những tiến bộ mới qua các thời kỳ tiến triển của xã hội . Phẫu thuật trong lĩnh vực sản phụ khoa cũng có nhiều phát triển về kỹ thuật, về các thay đổi trong thực hành phẫu thuật 1. Phân loại phẫu thuật - Phẫu thuật sản khoa. - Phẫu thuật phụ khoa. - Phẫu thuật mổ hở. - Phẫu thuật nội soi. 1.1. Phẫu thuật sản khoa Hình 1.1. Phẫu thuật mổ bắt con 1.2. Phẫu thuật phụ khoa - Bóc u nang buồng trứng. - Cắt phần phụ. - Cắt vòi trứng hoặc bảo tồn vòi trứng trong thai ngoài tử cung. - Bóc nhân xơ hoặc cắt tử cung trong u xơ TC. 1.3. Phẫu thuật mổ hở - Mổ lấy thai.
- - Bóc nang buồng trứng. - Cắt vòi trứng. - Bóc nhân xơ. - Cắt tử cung: Đường bụng hay ngã âm đạo. Hình 1.2. mổ hở bóc u nang buồng trứng 1.4. Phẫu thuật nội soi - Bóc nang buồng trứng - Cắt vòi trứng - Cắt tử cung Hình 1.3. Mổ nội soi bóc nang buồng trứng 1.5. Phân loại theo bộ y tế
- Bảng 1.1. Phân loại phẫu thuật theo quyết định số 1904/1998/QĐ - BYT Loại phẫu thuật STT TÊN PHẪU THUẬT Đặcbiệt Loại I Loại II Loại III 1 PT trong vỡ tử cung phức tạp (cắt tử x cung trong tình trạngbệnh nhân nặng, viêm phúc mạc nặng) có kèm theo vỡ tạng trong tiểu khung 2 PT các khối u tiểu khung (thuộc tử cung, x buồng trứng) to dính cắm sâu trong tiểu khung. 3 PT tạo hình âm đạo x 4 PT cắt tử cung, phần phụ + nạo vét hạch A tiểu khung (Wertheim). 5 PT cắt tử cung và thắt động mạch hạ vị A trong chảy máu thứ phát sau phẫu thuật sản khoa 6 PT cắt tử cung hoàn toàn đường bụng A 7 PT cắt tử cung đường âm đạo A 8 PT nội soi cắt bỏ khối u buồng trứng, tử A cung, thông vòi trứng 9 PT đóng rò trực tràng - âm đạo hoặc bàng A quang âm đạo 10 PT cắt âm hộ vét hạch bẹn hai bên A 11 PT xử trí các chấn thương tiết niệu do tai A biến phẫu thuật 12 PT cắt tử cung bán phần trong viêm phần B phụ, khối u dính 13 PT lấy thai trong các bệnh đặc biệt như tim, B thận, gan 14 PT nối hai tử cung (Strassmann) B
- 15 PT mở thông vòi trứng hai bên B 16 PT chửa ngoài dạ con vỡ có choáng C 17 PT lấy khối huyết tụ thành nang C 18 PT lấy thai lần hai hay lần thứ ba C 19 PT LeFort A 20 PT lấy thai triệt sản A 21 PT lấy thai lần đầu A 22 PT khâu tầng sinh môn rách phức tạp đến A cơ vòng 23 PT cắt cụt cổ tử cung B 24 PT treo tử cung B 25 PT khoét chóp cổ tử cung B 26 PT chửa ngoài dạ con (không có choáng) B 27 PT cắt bỏ u nang buồng trứng + triệt sản B 28 PT làm lại thành âm đạo B 29 PT cắt bỏ âm hộ đơn thuần B 30 PT lấy nang vú hay u vú lành tính B 31 PT khâu tử cung do nạo thủng C 32 PT cắt u nang buồng trứng thường C 33 PT lấy vòng trong ổ bụng qua đường rạch C nhỏ 34 PT triệt sản qua đường rạch nhỏ sau nạo C thai 35 PT khâu vòng cổ tử cung X 36 PT cắt Polip cổ tử cung X
- 37 PT triệt sản các loại X 38 PT khâu các loại rách cùng đồ X 39 PT bóc nang âm đạo, tầng sinh môn, bóc X nhân Chorio âm đạo 40 PT lấy khối máu tụ âm đạo, tầng sinh môn X 2. Chỉ định mổ lấy thai 2.1. Mổ lấy thai trong chuyển dạ đẻ: - Chảy máu bất thường - Nhau tiền đạo - Nhau bong non - Dọa vỡ tử cung - Sa dây rốn - Các chỉ định mổ do thai: Thai to, ngôi bất thường, ngôi mông con to, thai quá ngày, song thai… - Chỉ định mổ lấy thai do mẹ: + Con so lớn tuổi + Tình trạng bệnh lý của mẹ + Tiền sử mổ lấy thai Một số chỉ định xuất hiện trong chuyển dạ: - Cổ tử cung không mở - Nghiệm pháp lọt thất bại - Rối loạn cơn co - Suy thai cấp
- Hình 1.4. Mổ lấy thai trong chuyển dạ 2.2. Các chỉ định mổ có tính dự phòng - Khi chưa có chuyển dạ - Khung chậu: khung chậu hẹp, méo - Có sự cản trở đường xuống và lọt của ngôi: - Các khối u tiền đạo - TC có sẹo cũ dính - Tử cung dị dạng: TC đôi, TC 2 sừng, TC có vách ngăn - Thụ tinh trong ống nghiệm - Yêu cầu và đề nghị của sản phụ 2.3. Các chỉ định mổ u xơ TC - U xơ TC to # thai ≥12 tuần - Khi có triệu chứng chèn ép niệu quản - Khi có triệu chứng rong kinh, rong huyết kéo dài - Khối u nằm trong dây chằng rộng - Nghi ngờ ung thư hóa TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương này, một số nội dung chính được giới thiệu: - Phân loại phẫu thuật - Chỉ định mổ lấy thai
- - Các chỉ định mổ u xơ TC CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ Câu 1. Phẫu thuật sản khoa là A. Là phẫu thuật bóc u nang buồng trứng. B. Phẫu thuật mổ lấy thai. C. Phẫu thuật cắt vòi trứng. D. Phẫu thuật cắt túi mật. Câu 2. Phẫu thuật phụ khoa là. Ngoại trừ: A. Phẫu thuật cắt u nang buồng trứng B. Phẫu thuật cắt phần phụ , tử cung C. Phẫu thuật cắt dạ dày D. Phẫu thuật cắt vòi trứng hoặc bảo tồn vòi trứng trong thai ngoài tử cung. Câu 3. Phẫu thuật mổ hở là: A. Mổ lấy thai. B. Mổ cắt tử cung. C. Câu A,B đúng. D. Câu A,B sai. Câu 4. Phẫu thuật nội soi hay gập trong trường họp. Ngoại trừ: A. Phẫu thuật mổ lấy thai. B. Phẫu thuật bóc nang buồng trứng. C. Phẫu thuật cát vòi trúng. D. Phẫu thuật cắt tử cung.
- CHƯƠNG 2. CHĂM SÓC SẢN PHỤ MỔ ĐẺ GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Chương 2 nói đến việc Phẫu thuật mổ lấy thai là 1 phẫu thuật không đơn giản nhiều khi có những tai biến kèm theo.Chăm sóc sau mổ lấy thai thường chia thành hai giai đoạn: 24 giờ đầu sau mổ chủ yếu phát hiện chảy máu, và những ngày sau chủ yếu về nhiễm trùng. Sự thu hồi tử cung con so nhanh hơn con rạ, người cho con bú nhanh hơn không cho con bú Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức - Trình bày được sinh lý thường của thời kỳ hậu sản. - Trình bày được các bước theo dõi và chăm sóc sau mổ lấy thai. Về kỹ năng Biết cách phát hiện một số biến chứng sau mổ lấy thai. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm - Yêu ngành, yêu nghề, tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ nguời bệnh. - Chủ động tích cực học tập, vận dụng kiến thức kỹ năng áp dụng thực tiển trên mô hình - Tôn trọng người bệnh, cảm thông, chia sẻ, tế nhị, tạo lòng tin cho người bệnh PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Giảng đường - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức
- Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: Điểm kiểm tra thường xuyên Kiểm tra định kỳ * NỘI DUNG CHƯƠNG 2 1. Nhắc lại thời kỳ hậu sản - Là khoảng thời gian từ lúc sinh xong cho đến 6 tuần sau sinh. - Thời kỳ này có các hiện tượng: Sự thu hồi của tử cung, sự tiết sản dịch, sự lên sữa và tiết sữa, những thay đổi tổng quát khác . 1.1. Những thay đổi tổng quát - Thân nhiệt bình thường, trừ lúc lên sữa có sốt nhẹ. - Mạch: Hơi chậm trong ngày đầu. - Huyết áp bình thường. - Công thức máu : Hồng cầu, bạch cầu tăng nhẹ. - Sau sanh có thể rét run do mất nhiệt và mêt mõi trong lúc rặn. 1.2. Sự co hồi tử cung - Ngày đầu sau sanh hay phẫu thuật , đáy tử cung cao khoảng 13cm trên khớp vệ. - Mỗi ngày nhỏ đi 1cm. - Ngày thứ 6 hậu sản, đáy tử cung nằm khoảng giữa rốn và xương vệ. - Ngày thứ 12-13, tử cung thu hồi nhỏ nằm trong vùng chậu, không còn sờ thấy đáy tử cung trên vùng chậu nữa. - Cổ tử cung sẽ khép kín dần từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 8 sau sinh. - Âm đạo và âm hộ trở về trạng thái bình thường ngày thứ 10-15 sau sinh. 1.3. Sản dịch - Sản dịch là chất dịch chảy ra ngoài âm hộ trong thời kỳ hậu sản. - Sản dịch có tính vô trùng, mùi tanh nồng. - 2 - 3 ngày đầu có màu đỏ tươi, sau đổi sang đỏ sậm như bã trầu. - Ngày thứ 4 - 8, loãng hơn, lẫn với chất nhầy lờ lờ như máu cá. - Ngày 8 - 12, là 1 chất nhầy trong, ít đi dần.
- - Ngày 12 - 18 (2 - 3 tuần sau sinh) có thể thấy chút huyết đỏ tươi trong 1 - 2 ngày. 2. Chăm sóc sau mổ lấy thai - Phẫu thuật mổ lấy thai là 1 phẫu thuật không đơn giản nhiều khi có những tai biến kèm theo. - Chăm sóc sau mổ lấy thai thường chia thành hai giai đoạn: 24 giờ đầu sau mổ chủ yếu phát hiện chảy máu, và những ngày sau chủ yếu về nhiễm trùng. - Sự thu hồi tử cung con so nhanh hơn con rạ, người cho con bú nhanh hơn không cho con bú. - Khi tử cung nhiễm trùng tử cung sẽ thu hồi chậm hơn. - Đoạn dưới tử cung thu hồi nhanh hơn cổ tử cung, trở lại thành eo tử cung khoảng ngày thứ 5 - Theo dõi số lượng dịch truyền để bồi hoàn thể tích tuần hoàn. - Theo dõi tốc độ dịch truyền. - Thực hiện y lệnh thuốc. 2.1. Chăm sóc trong 24 giờ đầu - Tùy theo diễn tiến cuộc mổ mà có những theo dõi cụ thể: + Tổng trạng. + Tình trạng các ống dẫn lưu: Số lượng màu sắc máu chảy qua vết mổ thành bụng, số lượng màu sắc máu chảy qua âm hộ. + Sự co hồi tử cung. 2.2. Chăm sóc từ ngày thứ 2 - Tổng trạng. - Tình trạng vết mổ. - Sản dịch. - Thay băng vết mổ. 2.3. Dinh dưỡng sau mổ - Cho thai phụ sau mổ ăn uống sớm không chờ trung tiện. - Sau mổ 12 giờ có thể cho ăn cháo loãng. - Sau 24 giờ trung tiện được cho ăn uống nước bình thường. - Ngồi dậy sớm chống bế sản dịch, chống tắc ruột. - Vệ sinh vú sớm, vệ sinh sinh dục ngoài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
190 p | 182 | 16
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
215 p | 23 | 11
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
175 p | 15 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 5 | 3
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
104 p | 12 | 3
-
Giáo trình Chăm sóc bà mẹ trong thời kỳ thai nghén (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
83 p | 11 | 2
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
131 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
111 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ nâng cao (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
29 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, bà mẹ và gia đình (Ngành: Điều dưỡng đa khoa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
140 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ - bà mẹ - gia đình (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Bắc Ninh
190 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
45 p | 1 | 1
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình nâng cao (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
75 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sơ sinh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
60 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ bà mẹ và gia đình (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
131 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe vị thành niên và nam học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
50 p | 0 | 0
-
Giáo trình Chăm sóc nâng cao cho phụ nữ nuôi con (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
69 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn