intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuẩn bị cây giống - MĐ01: Trồng nho

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

184
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chuẩn bị cây giống thuộc MĐ01 nghề "Trồng nho" giới thiệu các kiến thức chung về cây cây nho, đặc điểm thực vật học cây nho, các giống nho, yêu cầu ngoại cảnh cây nho; bên cạnh đó các kỹ năng để thực hiện các công việc trong nhân giống cây nho cũng được trình bày dạng tích hợp trong giáo trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị cây giống - MĐ01: Trồng nho

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ CÂY GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 01 NGHỀ: TRỒNG NHO Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Cây nho thuộc họ Vitaceae, là loại cây lâu năm; sản phẩm thu hoạch chính là trái nho dùng để ăn tươi, chế biến làm rượu nho hay các loại nước giải khát khác. Ở Việt Nam diện tích trồng nho tập trung đến 90% ở Ninh Thuận và chủ yếu trái nho được dùng để ăn tươi. Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một vụ, trong khi ở Ninh Thuận cây nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu hoạch 2 – 3 vụ mỗi năm, đạt năng suất bình quân từ 15 – 20 tấn/ha/năm. Vì vậy, cây nho được đánh giá là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá.. Nhưng để sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng nho cần được đào tạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp. Chương trình đào tạo nghề “Trồng nho” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn nho các địa phương có khí hậu nhiệt đới khô nóng, lượng mưa thấp có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ tiếp tục hành nghề trồng nho. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Chuẩn bị cây giống 2) Trồng mới 3) Chăm sóc nho 4) Quản lý dịch hại nho 5) Thu hoạch và tiêu thụ Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của Viện nghiên cứu bông Nha Hố, đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng nho”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học.
  4. 2 Giáo trình mô đun“Chuẩn bị cây giống” giới thiệu các kiến thức kiến thức chung về cây cây nho, đặc điểm thực vật học cây nho, các giống nho, yêu cầu ngoại cảnh cây nho; bên cạnh đó các kỹ năng để thực hiện các công việc trong nhân giống cây nho cũng được trình bày dạng tích hợp trong giáo trình. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Nguyễn Văn Chiến 2. Lê Phương Hà 3. Trịnh Thị Vân
  5. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Giới thiệu mô đun........................................................................................................... 5 BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CÂY NHO ............ 5 1. Giới thiệu về cây nho: .................................................................................................. 5 1.1. Giá trị kinh tế cây nho ............................................................................................. 5 1.2. Tình hình sản xuất nho trên thế giới........................................................................... 7 1.3. Tình hình sản xuất nho ở Việt Nam ........................................................................... 8 2. Đặc điểm hình thái cây nho .......................................................................................... 9 2.1. Rễ cây nho................................................................................................................. 9 2.2. Thân, cành cây nho.................................................................................................. 10 2.2.1. Thân cây nho ........................................................................................................ 10 2.2.2. Cành cây nho ........................................................................................................ 10 2.3. Tua cuốn ................................................................................................................. 12 2.4. Lá cây nho ............................................................................................................... 12 2.5. Hoa, quả nho ........................................................................................................... 13 2.5.1. Hoa nho ................................................................................................................ 13 2.5.2. Quả nho ................................................................................................................ 14 3. Yêu cầu ngoại cảnh .................................................................................................... 15 3.1. Khí hậu.................................................................................................................... 15 3.1.1. Nhiệt độ................................................................................................................ 15 3.1.2. Ánh sáng .............................................................................................................. 15 3.1.3. Ẩm độ .................................................................................................................. 16 3.1.4. Lượng mưa ........................................................................................................... 16 3.2. Đất trồng nho .......................................................................................................... 16 3.2.1. Tính chất vật lý ..................................................................................................... 16 3.2.2. Tính chất hóa học ................................................................................................. 17 4. Các giống nho trồng phổ biến ở Việt Nam:................................................................. 17 4.1. Giống Cardinal (nho đỏ) .......................................................................................... 18 4.2. Giống nho ăn tươi NH01-93 .................................................................................... 18 4.3. Giống nho ăn tươi NH01-96 .................................................................................... 19 4.4. Giống nho làm nguyên liệu chế biến rượu NH02-90 ................................................ 20 4.5. Giống nho ăn tươi NH01- 48 ................................................................................... 20 Bài 2: CHUẨN BỊ VƯỜN LÀM GỐC GHÉP ................................................................ 26 1. Xây dựng vườn ươm .................................................................................................. 26 1.1. Chọn vị trí vườn ươm .............................................................................................. 26 1.2. Thiết kế và xây dựng vườn ươm .............................................................................. 26 2. Chuẩn bị vườn gốc ghép: ............................................................................................ 28 3. Chọn giống ghép ........................................................................................................ 29 4. Chuẩn bị bầu đất......................................................................................................... 30 Bài 3: GIÂM HOM LÀM GỐC GHÉP ....................................................................... 38 1. Xác định lượng hom giống cần giâm .......................................................................... 38 2. Chọn cành, cắt hom .................................................................................................... 38
  6. 4 2.1. Chọn cành ................................................................................................................38 2.2. Cắt hom ...................................................................................................................39 3. Xử lý và bảo quản hom ...............................................................................................40 4. Giâm hom ...................................................................................................................41 5. Chăm sóc sau giâm .....................................................................................................43 5.1. Tưới nước ................................................................................................................43 5.2. Giâm dặm ................................................................................................................43 5.3. Nhổ cỏ và xới xáo ....................................................................................................43 5.4. Phân bón .................................................................................................................44 5.5. Phân loại cây con .....................................................................................................46 5.6. Tỉa chồi ....................................................................................................................46 5.7. Phòng trừ sâu bệnh ...................................................................................................46 Bài 5: GHÉP NHO ........................................................................................................55 1. Tiêu chuẩn cho gốc ghép .............................................................................................55 2. Tiêu chuẩn cho chồi ghép ............................................................................................55 3. Ghép ...........................................................................................................................56 4. Chăm sóc sau ghép ......................................................................................................58 5. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn .....................................................................................58 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .........................................................................64 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN .........................................................................64 II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN ...............................................................................................64 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN ..............................................................................................64 IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP ...................................................65 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................71 PHẦN PHỤ LỤC ..........................................................................................................73
  7. 5 MÔ ĐUN: CHUẨN BỊ CÂY GIỐNG Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun Mô đun Chuẩn bị cây giống là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành các công việc trong nhân giống cây nho; nội dung mô đun trình bày các kiến thức chung về cây cây nho, đặc điểm thực vật học cây nho, sinh thái cây nho và quy trình kỹ thuật nhân giống cây nho. Bên cạnh đó, mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về đặc điểm thực vật học, sinh thái cây nho, các yêu cầu về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu và các bước để sản xuất cây nho giống và có kỹ năng thực hiện việc chuẩn bị dụng cụ, thiết kế vườn nhân giống, tạo cây gốc ghép, tạo chồi ghép và ghép nho trong vườn ươm. BÀI 1: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CÂY NHO Mã bài: MĐ 01-01 Mục tiêu: - Nêu được giá trị của cây nho; - Nêu được đặc điểm các bộ phận trên cây nho, điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây nho; - Nhận biết được đặc điểm một số giống nho và loại đất có thể trồng được nho; - Có ý thức học tập tốt, tích cực tham gia nội dung bài học. A. Nội dung 1. Giới thiệu về cây nho: 1.1. Giá trị kinh tế cây nho Cây nho là loại cây lâu năm, thuộc họ Vitaceae và là cây ăn trái mang lại rất nhiều mặt có lợi đối với người sản xuất nho nói riêng và các nước trồng nho nói chung. Cụ thể, cây nho đem lại một số giá trị lớn như sau: - Kinh tế: Cho đến nay, cây nho đã được trồng trên cả 5 châu lục, ở những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp. Đối với vùng có khí hậu ôn đới, cây nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một vụ, trong khi ở những nước có khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới cây nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu hoạch 2,5 – 3 vụ mỗi năm, mỗi vụ có năng suất bình quân từ 12 – 15 tấn/ha. Vì vậy, cây nho được đánh giá là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
  8. 6 Ở Việt Nam, nghề trồng nho đem lại hiệu quả kinh tế cao, cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Ninh Thuận là tỉnh có diện tích trồng nho chiếm 90% tổng diện tích trồng nho của Việt Nam, mỗi năm thu khoảng 2 vụ và năng suất trung bình ở đây khoảng 15 – 20 tấn/năm. Như vậy, nếu trồng nho vùng Ninh Thuận thì lợi nhuận thu được khoảng trên 100 triệu/ha, trong khi đó cây lúa với 3 vụ/năm chỉ thu được khoảng 17 đến 19 triệu đồng/ha/năm. - Xã hội: Nghề trồng nho giải quyết cho hàng trăm triệu lao động nông thôn trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, nghề trồng nho đã giải quyết việc làm tại chỗ và có thu nhập ổn định cho hàng trăm ngàn lao động nông thôn chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận, Bắc Bình Thuận và một số ít ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa. - Môi trường: Trồng nho đã phủ xanh khoảng 10 triệu ha đất trống trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, cây nho đã phủ xanh khoảng 2.500 - 2.700 ha đất trống ở những vùng khí hậu khô nóng và có lượng mưa thấp mà khó canh tác các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao khác. - Dinh dưỡng: Qua nhiều tài liệu nghiên cứu, người ta đánh giá trái nho là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, cụ thể: Trong 100g nho quả có khoảng: + 0,5 g protein + 9 mg canxi + 0,6 mg sắt + 50 đơn vị quốc tế vitamin A + 0,10 mg vitamin B1 + 4 mg vitamin C. Ngoài ra, quả nho còn chứa một hàm lượng lớn chất poluphenol, đây là chất làm giảm bệnh nhồi máu cơ tim, tăng cường miễn dịch, chữa cao huyết áp, chống lão hóa… - Công nhiệp: Theo tài liệu của FAO, sản lượng nho trên toàn thế giới khoảng 65 triệu tấn. Trong đó: + Khoảng 71% sản lượng nho được dùng làm nguyên liệu sản xuất rượu và nước ngọt từ nho.
  9. 7 Hình 1.1.1. Rượu chế biến từ nho Hình 1.1.2. Nước ngọt chế biến từ nho + Khoảng 27% để ăn dưới dạng quả tươi, 2% làm nho khô. Hình 1.1.3. Nho ăn tươi Hình 1.1.4. Nho khô 1.2. Tình hình sản xuất nho trên thế giới - Diện tích trồng cây nho trên thế giới khoảng hơn 7,3 triệu ha. Châu Âu là khu vực có diện tích trồng nho lớn nhất thế giới, tuy nhiên sản lượng không phải là lớn nhất thế giới. Hiện nay, sản lượng nho sản xuất lớn nhất thế giới thuộc về một nước Châu Á là Trung Quốc (Theo thống kê Bộ nông nghiệp Mỹ năm 2010 – 2011).
  10. 8 Hạng Quốc gia Sản lượng (Tấn) 1 Trung Quốc 6,200,000.00 2 Thổ Nhĩ Kỳ 2,150,000.00 3 EU-17 1,892,782.00 4 Brazil 1,300,000.00 5 Chile 1,215,000.00 6 Ấn Độ 1,006,000.00 7 Mỹ 875,533.00 8 Ukraina 320,000.00 9 Nam Phi 250,000.00 10 Mexico 194,000.00 - Theo số liệu của FAO, những nước có diện tích nho top 10 thế giới bao gồm Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Hoa kỳ, Bồ Đào Nha, Argentina, Trung Quốc, Australia. - Năng suất nho thế giới dao động từ 12 – 15 tấn/ha và Trung Quốc là nước có năng suất cao nhất khoảng 30 tấn/ha. - 4 nước tiêu thụ nho hàng đầu thế giới gồm Pháp, Anh, Trung Quốc và Mỹ chủ yếu sử dụng nho ở dạng rượu vang. 1.3. Tình hình sản xuất nho ở Việt Nam Ở Việt Nam, cây nho được xác định là cây chủ lực nên tập trung phát triển ở những khu vực không bị ngập úng, có điều kiện khí hậu và thời tiết đất đai khá phù hợp cho cây nho phát triển. Khu vực trồng nho chủ yếu ở Việt Nam bao gồm tỉnh Ninh Thuận (chiếm 90% tổng diện tích) và tỉnh Bình Thuận (chiếm 9% tổng diện tích dưới nho trong cả nước). Diện tích trồng nho của cả nước khoảng 2700 – 3000 ha, trong đó tỉnh Ninh Thuận chiếm khoảng 2500 - 2700 ha, chủ yếu ở các xã như Phước Hậu, Phước Sơn, Phước Nam, Phước Thuận và Phước Dân, Tân Giang, Bầu Zôn và Lanh Ra (huyện Ninh Phước), Thành Hải và Ðô Vinh (Phan Rang - Tháp Chàm). Ninh Thuận là quê hương của nhiều loại giống nho mới năng suất chất lượng cao, tuy nhiên chưa được phát triển rộng rãi, chỉ mở rộng chủ yếu là giống nho
  11. 9 Cardinal (nho đỏ) và một diện tích nhỏ giống NH.01-48 (nho xanh). Sản lượng hàng năm ổn định từ 60 - 65 ngàn tấn. Nho Ninh Thuận thường được dùng để ăn tươi, làm rượu nho và chế biến các sản phẩm khác. Vì vậy, việc đầu tư chế biến các sản phẩm từ nho tại Ninh Thuận cũng là lĩnh vực tỉnh đang kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm đầu tư KHKT nên cây nho ở đây chưa có điều kiện phát triển đúng với khả năng của nó vì những thiếu sót về chiến lược phát triển, cơ sở nghiên cứu, giống trồng và kỹ thuật canh tác. Việc sử dụng sản phẩm nho ở nước ta chủ yếu dùng cho mục đích ăn tươi vì chủ yếu là giống nho đỏ Cardinal. Đây là giống nho có hạt và chất lượng thuộc loại trung bình. Nho được tiêu thụ trong nước là chính, ở các tỉnh phía Nam và thành phố Hồ Chí Minh chiếm 75,7%, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc 19,3%, tiêu thụ nội tỉnh chỉ 5,0% ở dạng nho kém phẩm chất dùng làm rượu và nước ngọt. Để cây nho Ninh Thuận có thể cạnh tranh được với các loại nho nhập khẩu cùng loại và hướng tới sản xuất nho an toàn để cung cấp cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu thì cần phải có những biện pháp quy hoạch vùng sản xuất nho chất lượng cao, tập trung và đầu tư để nâng cao trình độ cho cán bộ kỹ thuật và cho người sản xuất. 2. Đặc điểm hình thái cây nho 2.1. Rễ cây nho - Nho là loại cây có tốc độ ra rễ rất nhanh, rễ phát triển mạnh và đạt tối đa vào giai đoạn nở hoa và giảm dần đến khi thu hoạch. - Rễ nho thuộc loại rễ chùm, ăn nổi và tập trung chủ yếu ở tầng đất sâu 0 – 30cm (khoảng 90% số lượng rễ), kế đến là tầng 30 - 60cm và phần rất ít ở tầng dưới 60cm. Do vậy, trong canh tác cây nho cần lưu ý hạn chế việc xới xáo quá sâu (sâu hơn 20cm) nhất là giai đoạn ra hoa sẽ làm tổn thương đến hệ rễ nho, từ đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái. - Dựa vào hình thái và thời gian tồn tại của rễ mà người ta có thể chia rễ nho ra thành 2 loại: + Rễ trưởng thành (kích thước to, màu nâu hoặc xám) với vai trò là bộ phận giúp cây đứng vững trong đất và là nơi phát sinh hệ thống rễ non. + Rễ non (kích thước bé, màu trắng) với vai trò hút nước và dinh dưỡng chủ yếu cho cây.
  12. 10 Hình 1.1.5. Rễ cây nho 2.2. Thân, cành cây nho 2.2.1. Thân cây nho - Thân cây nho thuộc dạng thân leo. - Thân chủ yếu mọc ra từ hom giâm của thân, cành hoặc từ gốc ghép. - Thân nho có thể mọc từ hạt nhưng sức sống kém và thường chỉ được sử dụng làm vật liệu lai tạo giống. Hình 1.1.6. Thân cây nho 2.2.2. Cành cây nho - Cành nho mọc ra từ mầm trên đốt của thân và cành. - Cành nho được thả bò lên giàn, được cắt tỉa thường xuyên và đặc biệt sau khi thu hái xong.
  13. 11 - Cành nho gồm 2 loại là cành quả và cành vượt + Cành quả bao gồm cành cấp 1(mọc ra từ thân chính), cấp 2 (mọc ra từ cành cấp 1), cấp 3 (mọc ra từ cành cấp 2)... thường cho quả tốt nhất từ cành cấp 1 đến cành cấp 3. Hình 1.1.7. Cành quả cấp 1 + Cành vượt chủ yếu mọc ra từ thân chính hoặc cành và vặt bỏ thường xuyên, chỉ để lại sau khi bị đốn đau hoặc sâu tiện cành phá hoại. Hình 1.1.8. Cành vượt bị vặt bỏ
  14. 12 2.3. Tua cuốn - Tua cuốn được mọc ra từ thân và cành khi còn non ở những vị trí đối diện với lá. - Tua cuốn thường phân nhánh và quấn chặt vào cọc hoặc giàn để giữ ngọn cố định. - Trong sản xuất, người trồng nho thường nhặt hết tua cuốn không cần thiết để tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây. Hình 1.1.9. Tua cuốn 2.4. Lá cây nho - Lá nho thường mọc cách trên thân, cành và xẻ thùy (xẻ thùy nông hay sâu và mật độ lông trên lá ít hay nhiều tùy thuộc vào từng giống). - Lá nho chia làm 3 phần cuống lá, phiến lá và một cặp lá kèm + Cuống lá gắn vào đốt của thân hoặc cành, dài từ 5 – 10cm tùy thuộc vào từng giống. + Phiến lá gồm gân lá (chứa bó mạch dẫn nối liền giữa lá và cành) và thịt lá (chức năng quang hợp, thoát hơi nước và trao đổi khí) + Cặp lá kèm bao lấy một phần đốt và rất mau tàn. - Lá nho có hình tim, xung qunh lá có nhiều răng cưa. - Lá được coi là thành thục khi đạt kích thước tối đa.
  15. 13 Hình 1.1.10. Lá nho 2.5. Hoa, quả nho 2.5.1. Hoa nho - Một số đặc điểm cấu tạo hoa nho: + Hoa nho có kích thước nhỏ, hơi xanh, cân đối và lưỡng tính. + Đài hoa có 5 lá đài màu xanh bao bọc các bộ phận khác bên trong khi còn đang phát triển. + Tràng hoa (cánh hoa) gồm 5 cánh có màu hơi xanh được liên kết với nhau tại đỉnh. Vì vậy, hoa nho không tự mở đỉnh mà rời ra từ gốc cánh hoa như 1 cái mũ khi nở hoa. + Nhị gồm 5 cái với các bao phấn, nhị chia làm 2 phần là chỉ nhị và bao phấn. + Nhụy gồm 2 phần là bầu nhụy và vòi nhụy, bầu nhụy thường có 2 thùy với 2 noãn trong mỗi thùy và mỗi noãn sẽ phát triển thành một hạt. - Thời gian từ nụ đến khi nở hoa khoảng 10 – 14 ngày tùy giống, quá trình nở hoa diễn ra thường từ 6 giờ sáng đến 4 giờ chiều và cao điểm vào lúc 8 giờ sáng. Số hoa nở trên chùm kéo dài từ 3 đến 4 ngày và nở tối đa vào ngày thứ hai. - Sau khi thụ tinh các giao tử bắt đầu phân chia và hạt được hình thành. Điều kiện thời tiết quá nóng hoặc mưa nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự tiếp nhận hạt phấn cũng như sự nẩy mầm của hạt phấn. Việc nghiên cứu sinh lý hoa nho có ý nghĩa lớn trong kỹ thuật canh tác nho nhằm tăng năng suất. Cụ thể, khi nắm được thời điểm phân hóa mầm hoa của mỗi giống nho sẽ cung cấp kịp thời dinh dưỡng cần thiết giúp cây có nhiều hoa và những chùm hoa lớn hoặc việc nắm được thời gian nở hoa giúp người trồng nho có
  16. 14 giải pháp bảo vệ, tránh những tác động xấu tới quá trình thụ phấn. Hình 1.1.11. Hoa và chùm hoa nho 2.5.2. Quả nho - Một số đặc điểm cấu tạo quả nho: + Quả nho kích thước và hình dạng tùy thuộc vào từng giống nho, thông thường có dạng hình cầu và mọng nước + Trái nho thường mọc thành chùm có kích cỡ, độ chắc và màu sắc thay đổi tay đổi tùy thược vào từng giống. + Trái nho bao gồm 4 thành phần chính:  Cuống: Mỗi trái có 1 cuống đính trên chùm quả.  Vỏ trái: Có màu xanh khi quả còn non và chuyển màu tím, đỏ, xanh tùy thuộc từng giống khi quả chín.  Thịt quả: Thường chứa nhiều nước, độ đường (độ Brix) và là thành phần chủ yếu quyết định chất lượng trái nho.  Các hạt: Mỗi quả thường có 4 hạt. - Thời gian từ khi đậu quả đến khi chín khoảng 30 – 40 ngày, sau đó quả cần thêm 20 – 30 ngày để tiếp tục chín hoàn toàn. - Quá trình sinh trưởng của quả nho chia làm 3 thời kỳ chính:  Thời kỳ quả lớn nhanh cho tới khi quả đạt kích thước tối đa.  Thời kỳ lớn chậm cho tới khi quả chuyển màu.  Thời kỳ lớn nhanh về cuối và kết thúc khi quả chín, được thể hiện bằng màu sắc.
  17. 15 Hình 1.1.12. Chùm quả nho 3. Yêu cầu ngoại cảnh 3.1. Khí hậu 3.1.1. Nhiệt độ - Nhiệt độ là yếu tố quan trọng giúp cho cây sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng trái. - Nhiệt độ thích hợp đối với cây nho khoảng từ 25 – 300C, nếu nhiệt độ thấp dưới 10oC sẽ chuyển sang trạng thái ngủ nghĩ và nhiệt độ cao hơn 350C sẽ làm khô hoa, quả chín không có màu (người trồng nho gọi là “nho cầm máu”). Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu khô và nóng như ở Ninh Thuận tương đối phù hợp cho sự sinh trưởng phát triển của cây nho. Số liệu khí tượng trung bình của cả năm tại Nha Hố (Ninh Thuận) cho thấy vùng này có nhiệt độ cao quanh năm, không có mùa đông như các tỉnh phía Bắc, đảm bảo cho cây nho sinh trưởng và giữ được màu xanh quanh năm, không có hiện tượng ngủ nghỉ mùa đông như các nước ôn đới. 3.1.2. Ánh sáng - Cây nho là cây ưa ánh sáng trực xạ và sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện chiếu sáng nhiều, số giờ nắng bình quân trên 7 giờ mỗi ngày là điều kiện tốt cho nho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. - Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp của cây nho, nếu thiếu ánh sáng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh tổng hợp hydratcacbon là nguyên liệu cơ bản cho việc tạo thành hầu hết các bộ phận của cây và gây nên hiện tượng rụng hoa, rụng quả từ đó làm giảm năng suất, chất lượng quả. - Việc thiếu ánh sáng trong quá trình canh tác nho chủ yếu là do tán lá quá
  18. 16 rậm rạp hoặc thời tiết u ám, do vậy cần chú ý tới việc tạo hình, tỉa cành từ đó sẽ ảnh hưởng, gây nên rụng hoa và quả non. 3.1.3. Ẩm độ Ẩm độ không khí gần như là một yếu tố quyết định đến việc trồng nho được hay không, ẩm độ không khí thích hợp đối với cây nho khoảng 70 – 80%. Ở Việt Nam, vùng Ninh Thuận có khí hậu khô, độ ẩm thấp, trung bình 76,67%, tương đối phù hợp với cây nho. Ẩm độ cao trên 80% vào các tháng mưa (tháng 8 - 11) là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát triển và gây hại bộ lá, cuống chùm và gây thối quả. Chính vì vậy mọi cố gắng để trồng thử giống nho đỏ Cardinal ra các tỉnh phía Bắc đã không thành công, mặc dù cây vẫn sinh trưởng bình thường nhưng năng suất thấp chủ yếu do ẩm độ không khí cao. 3.1.4. Lượng mưa - Cây nho cần lượng mưa hàng năm thấp khoảng 800 – 1000mm/năm. Với lượng mưa trung bình 879,8mm/năm, chỉ tập trung trong 4 tháng (tháng 8 - 11) và ẩm độ không khí trung bình thấp 76,67% là điều kiện thuận lợi khiến Ninh Thuận trở thành vùng nho thích hợp nhất của cả nước. Ngoài ra, nhờ đặc điểm này còn cho phép tăng vụ nho trong năm (3 vụ/năm đối với giống nho đỏ). Thời gian chiếu sáng nhiều, số giờ nắng bình quân trên 7 giờ mỗi ngày là điều kiện tốt cho nho sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. - Cây nho không thích hợp với các vùng mưa nhiều (khoảng 1000m trở lên) vì lượng mưa lớn sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất cây nho như làm hỏng bộ rễ, kích thích nhiều nấm bệnh gây hại, cản trở quá trình hình thành hoa, quả và cản trở tới việc điều khiển cây để cắt cành. - Mưa rào có hại cho cây nho khi đang nở hoa và đậu quả, mưa trong thời gian này thường xuất hiện hiện tượng rụng hoa, rụng quả và làm cho sự phát triển của chùm hoa không bình thường. Mưa lớn vào giai đoạn quả chín gây thối và làm giảm chất lượng quả. Nhìn chung, vùng có mưa lớn, tập trung sẽ ảnh hưởng xấu tới cây nho hơn là vùng có lượng mưa phân phối đều. 3.2. Đất trồng nho 3.2.1. Tính chất vật lý - Cây nho có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, ở các vùng nho thương mại trên thế giới, nho được trồng trên hầu hết các loại đất từ đất cát thô, lẫn sỏi đá đến đất thịt nặng miễn tầng canh tác sâu. Tuy nhiên, nên tránh không trồng trên các loại đất sét nặng, tầng canh tác quá rất nông, tiêu nước kém, đất mặn và đất quá
  19. 17 chua không được cải tạo. - Đất thích hợp để trồng nho thường là đất tơi xốp, thoáng khí, tầng canh tác sâu 2 - 3m và tiêu nước tốt như đất thịt pha cát (35 - 40% cát, 35 – 40% bùn và 10 - 25% sét) hoặc đất cát nhẹ. - Mực nước ngầm thích hợp cho trồng nho khoảng 2 mét kể từ mặt đất. Hình 1.1.13. Đất thịt pha cát trồng nho 3.2.2. Tính chất hóa học - Cây nho có thể sinh trưởng trong ngưỡng pH khá rộng 5,5 – 9,5 nhưng độ pH tối thích cho hầu hết các giống đều nằm gần điểm trung tính (pH = 6,5 – 7,5). Đất quá chua, quá kiềm hoặc đất nhiễm mặn không phù hợp cho việc trồng nho vì cây sẽ mau tàn, chu kỳ khai thác bị rút ngắn với những cành nhỏ, sinh trưởng yếu, năng suất thấp và chất lượng kém. Do vậy, cần phải cải tạo các loại đất này trước khi trồng nho bằng biện pháp bón vôi hoặc thau chua rửa mặn. - Đất trồng nho tốt phải là đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng N, P, K tổng số và dễ tiêu cao, do vậy trong quá trình trồng nho cần lưu ý bổ sung thường xuyên bằng các loại phân hữu cơ cũng như phân vô cơ. 4. Các giống nho trồng phổ biến ở Việt Nam: Hiện nay có nhiều giống nho được nhân giống thành công và cho năng suất cao đã được trồng ở Việt Nam như giống nho ăn tươi NH01-93, NH01-48, NH01-96, giống Cardinal (nho đỏ) và giống nho làm nguyên liệu cho chế biến rượu NH02-90.
  20. 18 4.1. Giống Cardinal (nho đỏ) - Đây là giống quan trọng của Việt Nam và các nước quanh vùng như Philippines, Thái Lan... - Giống này có nhiều ưu điểm như mã đẹp, dễ vận chuyển, sinh trưởng nhanh, chất lượng khá. Đặc biệt, giống nho này có một ưu điểm hơn các giống khác là chín sớm (khoảng 4 tháng/vụ trong đó từ cắt cành đến chín chỉ khoảng 90 ngày và 1 tháng ngủ nghỉ trước khi cắt cành để cho ra trái vụ sau. Như vậy, một năm có thể thu ba vụ và đây là tiêu chuẩn kinh tế quan trọng của người trồng nho hiện nay). Hình 1.1.14. Giống nho Cardinal (nho đỏ) 4.2. Giống nho ăn tươi NH01-93 - Đây là giống có thời gian sinh trưởng từ 110 - 125 ngày kể từ khi cắt cành sau khi thu hoạch. - Giống này có khả năng sinh trưởng tương đương giống Cardinal, khả năng kháng một số đối tượng sâu bệnh hại chính tương đương với Cardinal và cao hơn so với NH01-48. - Giống có khối lượng quả to hơn hẳn so với hai giống Cardinal và NH01-48 và có độ đường tương đương với Cardinal. - Giống này có mùi hương đặc trưng, quả có màu tím đen, hình ô van rất phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2