intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 5

Chia sẻ: Cinny Cinny | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

105
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp đánh giá nông thôn nhanh đã được giảng dạy Ở môn học khuyến nông. Môn học này chỉ đề cập tới việc ứng dụng phương pháp này trong việc xây dựng dự án. Đánh giá nhanh nông thôn có 4 loại như sau:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình công nghệ và quản lý xây dựng 5

  1. Chương III MỘT SỐ KỸ THUẬT THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA, XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN 1. ĐÁNH GIÁ NHANH NÔNG THÔN Phương pháp đánh giá nông thôn nhanh đã được giảng dạy Ở môn học khuyến nông. Môn học này chỉ đề cập tới việc ứng dụng phương pháp này trong việc xây dựng dự án. Đánh giá nhanh nông thôn có 4 loại như sau: * Đánh giá nông thôn nhanh thăm dò (RRA thăm dò) Loại này dùng để thu thập thông tin ban đầu hay chính là diều tra thu thập thông tin chung tại địa bàn dự án. Sau khi phân tích các thông tin thu được, chúng ta đặt các giả thuyết ban đầu về những khó khăn, thách thức ở địa bàn dự án và phương hướng giải quyết những khó khăn, thách thức đó. Ý tưởng về dự án được hình thành từ kết quả đánh giá nông thôn nhanh thăm dò. * Đánh giá nông thôn nhanh theo chủ đề (RRA chủ đề) Đánh giá nông thôn nhanh theo chủ đề dùng để nghiên cứu một chủ đề đã được xác định. Thường nó được sử dụng vào hai trường hợp sau: - Nghiên cứu chủ đề, mà chủ đề này là giả thuyết do RRA thăm dò đề ra. Trong trường hợp này nó là giai đoạn kế tiếp của RRA thăm dò. Nhưng phạm vi khảo cứu nhỏ hơn và mức độ phân tích sâu hơn so với RRA thăm dò. Nếu kết quả của RRA thăm dò là những giả thuyết sơ bộ thì của RRA theo chủ đề là những giả thuyết chắc chắn có thể làm cơ sở cho việc tiến hành các thử nghiệm hoặc xây dựng dự án với các hoạt động cụ thể. Ví dụ: Khi thực hiện RRA thăm dò để nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội của xã A thấy rằng đại bộ phận các gia đình thiếu lương thực từ 3 - 6 tháng, trong khi đất trồng lúa trên một đầu người tương đương với các nơi khác. RRA thăm dò đưa ra giả thuyết sơ bộ là "thiếu lương thực là do năng suất lúa quá thấp". Để kiểm chứng giả thuyết này, người ta tiến hành RRA theo chủ đề để khảo sát năng suất lúa và tìm những nguyên nhân dẫn đến năng suất lúa thấp. Nghiên cứu một chủ đề đã được ân định trước (chủ đề này không phải là đề xuất từ kết quả nghiên cứu của RRA thăm dò). Ví dụ: Khi thấy hiện tượng nông dân ở các vùng nguyên liệu mía, phá bỏ mía chuyển sang trồng các cây trồng khác. Bộ chủ quản yêu cầu tổ chức một cuộc nghiên cứu về "nguyên nhân dẫn đến việc nông dân phá bỏ mía chuyển sang canh tác các cây trồng khác". Như vậy chủ đề này đã được ấn định bởi bộ chủ quản chứ không phải từ kết quả của RRA thăm dò. * Đánh giá nông thôn nhanh có sự tham gia của nông dân. 25
  2. Loại này dùng trong việc xác định các vấn đề ưu tiêu, các hoạt động, các kĩ thuật cho dự án. Sự lựa chọn và quyết định này xuất phát từ người dân và sau này họ cũng chính là người thực hiện các hoạt động của dự án, đồng thời hưởng lợi từ dự án. * Đánh giá nông thôn nhanh giám sát (RRA giám sát) Loại đánh giá này dùng để giám sát việc thực hiện các hoạt động của dự án. Kết quả của loại RRA giám sát dùng để sửa đổi hoặc thay đổi một hoặc một số việc trong một hoạt động của dự án, cũng có thể là sửa đổi hoặc thay đổi một hoạt động nào đó của dự án. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA, THU THẬP THÔNG TIN 2.1. Xem xét dữ liệu phụ (thông tin thứ cấp) Dữ liệu phụ là tài liệu sẵn có như bản thống kê về số hộ, nhân khẩu, độ tuổi; kết quả điều tra về đất đai, phân loại đất đai: kết quả đo lường về khí hậu, thời tiết, thuỷ văn... các thông tin này được lưu trữ ở các cơ quan chức năng thuộc các cấp chính quyền. Dữ liệu phụ giúp ta thu thập thông tin nhanh, đỡ tốn thời gian, công sức tiền của. Nhưng đôi khi dữ liệu phụ thiếu độ chính xác khiến ta có thể nhìn nhận, đánh giá sai lệch vấn đề. 2.2. Quan sát trực tiếp Người điều tra đi cùng với người dân địa phương quan sát khu vực điều tra. Nếu quan sát kết hợp với hỏi người dân địa phương sau đó tư duy trìu tượng để khái quát hoá vấn đề thì cũng giúp cho chúng ta có kết quả điều tra nhanh chóng và chính xác. Ví dụ: Chúng ta đi đến một số gia đình và thấy đại bộ phận các gia đình chỉ có nhà tranh, vách đất, không có các vật dụng đắt tiền, thiếu ăn từ 2 - 5 tháng (hỏi các chủ hộ và người dẫn dường). Từ sự quan sát này chúng ta có thể sơ bộ nhận định đây là cộng đồng nghèo, kinh tế kém phát triển. Chúng ta quan sát đất đồi thấy thực vật ở đây chỉ có sim, mua guột, đất lẫn nhiều sỏi cơm, bỏ hoang hoặc chỉ trồng bạch đàn. Chúng ta có thể sơ bộ kết luận đất nghèo kiệt dinh dưỡng. Nếu người quan sát giầu kinh nghiệm thì có thể thu thập được nhiều thông tin quý báu giúp cho tránh hoặc lường trước được những khó khăn khi dự án dược thực thi. Ví dụ: Đi qua cánh đồng trồng ngô, nhiều bắp ngô bị chuột gặm. Nếu sau này dự án thử nghiệm các giống ngô mới thì chống chuột là một vấn đề cần phải đặt ra. 2.3. Phỏng vấn Phỏng vấn được chia ra thành các kiểu loại sau: Phỏng vấn không chính thức Phỏng vấn thông tin viên chính Phỏng vấn theo nhóm 26
  3. Phỏng vấn sâu. * Phỏng vấn không chính thức Phỏng vấn không chính thức là những cuộc trò chuyện thân mật với người dân địa phương ở mọi nơi, mọi lúc không có sự sắp đặt trước. Trong quá trình trò chuyện chúng ta hướng dần vào những chủ đề cần khai thác thông tin. Ưu điểm của loại này là thu được thông tin nhanh và thật mà các loại phỏng vấn khác không có được. Ví dụ: Trong khi trò chuyện người ta dễ nói ra những thông tin về hoàn cảnh kinh tế gia đình, các bệnh thường gặp của phụ nữ, các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, trước khi phỏng vấn không chính thức, người điều tra cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về những thông tin cần thu thập, những câu hỏi cần đặt ra. Nếu là một đoàn điều tra thì cần phải thảo luận trong đoàn để thống nhất về các vấn đề nói trên và đưa ra một bản hướng dẫn chung. Kết quả của điều tra không chính thức phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và tài năng của người điều tra. Phỏng vấn không chính thức thường được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị của dự án. * Phỏng vấn chính thức Phỏng vấn chính thức là cuộc phỏng vấn được bố trí, sắp đặc trước với các bảng câu hỏi, bảng thống kê... được chuẩn bị sẵn hết sức tỉ mỉ, chi tiết. ưu điểm: phỏng vấn chính thức cho kết quả tỉ mỉ chính xác và định lượng hơn so với phỏng vấn không chính thức. Nhược điểm: Phải chuẩn bị công phu, tốn nhiều thời gian, tiền của. Phỏng vấn chính thức thường được sử dụng để đánh giá tiến độ thực hiện và kết quả của dự án, tức là ở giai đoạn 2 và 3 của dự án. * Phỏng vấn thông tin viên chính Thông tin viên chính là những người hiểu biết rõ nhất về những vấn đề chúng ta định hỏi. Ví dụ: Nam giới thông thạo về cầy bừa, nữ giới thông thạo về cấy, gặt; người bán hàng thông thạo về tín dụng, đầu vào, đầu ra. Biết chọn chính xác các thông tin viên chính để phỏng vấn sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, nắm bắt vấn đề một cách nhanh chóng và chính xác. * Phỏng vấn theo nhóm Để có thể hiểu biết cặn kẽ về những khó khăn, thuận lợi và những gì đang diễn ra ở cộng đồng, người làm dự án cần chọn một nhóm người dân địa phương để thảo luận các vấn đề có liên quan tới địa phương, thông qua đó thấy được những khó khăn, nhu cầu thiết thực của cộng đồng dân cư nhằm mục đích xác định mục tiêu cho việc xây dựng một dự án phát triển cộng đồng. Quá trình thảo luận nhóm sẽ giúp chúng ta xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những tiềm năng cần được khai thác của địa phương và những nhu cầu cần thiết của người dân, từ đó có cơ sở để phân tích 27
  4. quyết định cho việc lập dự án gì và lựa chọn giải pháp nào cho phù hợp nhất. Mục tiêu của thảo luận nhóm: Thu thập thông tin từ tập thể, động viên khuyến khích sự tham gia của người dân; biết được các nhóm quan điểm, nhận thức khác nhau của người dân về cùng một vấn đề; tạo ra sự gần gũi, thân mật giữa các thành viên trong cộng đồng. Phỏng vấn theo nhóm được thực hiện bằng cách họp một nhóm người để thảo luận một chủ đề nào đó. Nhóm người này có thể trong một tổ chức (hội nông dân, hội phụ nữ...) có thể là một nhóm người ngẫu nhiên (trong quán nước, những người láng giềng...). Các vật liệu cần thiết cho thảo luận nhóm: + Giấy to khổ A0 để ghi những vấn đề chung cần thảo luận và treoldán lên tường cho mọi thành viên cùng nhìn thấy để thảo luận. + Bút dạ để viết nội dung lên giấy to. + Bút viết và các mảnh giấy nhỏ để các thành viên thảo luận có thể viết ra các vấn đề nhỏ liên quan đến vấn đề lớn cần thảo luận. + Một số hạt ngô hoặc hạt đỗ (nếu nhóm thảo luận có những người không biết chữ). - Cách tổ chức nhóm thảo luận: Trước hết phải thiết lập nhóm, mỗi nhóm từ 15- 20 người, trong đó có cả nam, nữ, già, trẻ, đại diện cho hộ giàu, khá, nghèo đói, trung bình (đủ ăn), cán bộ địa phương, hộ nông nghiệp, hộ phi nông nghiệp. - Địa điểm thảo luận: Chọn một nơi nào đó có thể tập trung được cả nhóm để thảo luận chung và có thể chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận, tuỳ theo mục đích của thông tin cần thu thập. Nếu chia ba nhóm: một nhóm nam, một nhóm nữ, một nhóm cán bộ gồm cả nam và nữ thì cần có ba địa điểm để ba nhóm thảo luận riêng. - Tiến hành thảo luận nhóm: + Sắp xếp những người tham gia nhóm thảo luận ngồi thành vòng tròn là tốt nhất nhằm tạo ra không khí thân mật và thuận lợi cho việc trao đổi thông tin trong quá trình thảo luận giữa các thành viên trong nhóm. + Mỗi nhóm nên cử ra một người chủ trì để hướng dẫn nhóm thảo luận theo chủ đề phải nói rõ cho những người tham gia thảo luận biết rõ mục đích buổi thảo luận. Ví dụ: cần phân tích những khó khăn mà người dân địa phương gặp phải và cùng tìm cách giải quyết. + Phải tìm hiểu xem các thành viên trong nhóm có biết đọc, biết viết hay không để chọn cách làm cho phù hợp. Nếu tất cả các thành viên trong nhóm đều biết đọc, biết viết thì cách làm có thể là sử dụng các mảnh giấy và phát các mảnh giấy cùng với bút cho các thành viên tham gia nhóm, hướng dân họ ghi những khó khăn vào các mảnh giấy. Mỗi khó khăn ghi vào một mảnh giấy rồi nộp lại cho người chủ trì, sau đó cả 28
  5. nhóm cùng phân loại và xếp hang theo thứ tự từ cao đến thấp, loại vấn đề nào được nhiều người xếp hạng nhất thì xếp ưu tiên số 1, tiếp theo là số 2, 3... Sau đó tập trung cả các nhóm lại để thảo luận chung, xác định những khó khăn chung của cộng đồng trước. Mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình và các nhóm khác nhau có thể bổ sung nếu thấy cần thiết. Sau khi các nhóm trình bày xong, người hướng dẫn cần phân tích, so sánh để chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau về kết quả thảo luận của các nhóm, sau đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên của những vấn đề đã được phân tích cho hợp lý. Nếu trong nhóm có người không biết viết có thể làm theo cách sau: Cử một người biết viết làm nhóm trưởng, cả nhóm thảo luận chung để đưa ra những vấn đề cần thảo luận. Chẳng hạn khó khăn của địa phương, yêu cầu của địa phương, giải pháp khắc phục... Sau đó các vấn đề đó được ghi ra giấy lớn, kẻ ô phân loại. Phát cho mỗi người một số hạt ngô hoặc dỗ, hướng dẫn họ bỏ các hạt vào các vấn đề cần thiết. Vấn đề quan trọng thứ nhất thì bỏ nhiều hạt nhất (lo hạt), vấn đề quan trọng thứ 2 bỏ ít hơn (9 hạt), vấn đề quan trọng thứ ba bỏ ít hơn nữa (8 hạt). Sau khi tất cả những người trong nhóm bỏ hạt xong, trưởng nhóm sẽ đếm số hạt ở mỗi ô rồi sắp xếp theo thứ tự quan trọng để ưu tiên giải quyết từ cao đến thấp. Ô nào có nhiều hạt nhất xếp số 1 ; tiếp theo là số 2... từ đó sẽ xác định được vấn đề ưu tiên nhất cần giải quyết. Sau khi các nhóm nhỏ thảo luận xong có thể tập trung các nhóm lại để từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, các nhóm khác có thể bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc có thể phê phán những nội dung chưa phù hợp. Một số điểm cần lưu ý khi tiến hành thảo luận nhóm: - Người hướng dẫn phải chuẩn bị kỹ những vấn đề cần thảo luận, nếu không buổi thảo luận trở nên nhàm chán và không hiệu quả, thông tin thu được rất hạn chế. - Chọn phương pháp nào phù hợp với năng lực và nhận thức của người dân, có như vậy người tham gia thảo luận mới biết phát biểu ý kiến bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề mà người hướng dẫn thảo luận đưa ra. - Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để mọi thành viên tham gia thảo luận đều được phát biểu bày tỏ quan điểm của mình. Đôi khi một số thành viên thường có xu hướng đồng ý với những ý kiến của người xung quanh mà không bộc lộ rõ quan điểm của mình, vì vậy thảo luận nhóm ít có tác dụng khám phá những thông tin sâu. - Không nên để một số người lấn át buổi thảo luận. Nếu như vậy thì thông tin không còn là thông tin chung của nhóm nữa mà chỉ là thông tin của rất ít người, thiếu tính đại diện cho tập thể và đồng thời làm lu mờ vai trò của một số thành viên tham gia thảo luận. - Tạo không khí thoải mái cho buổi thảo luận, hướng mỗi người tham gia biết tôn trọng, tiếp thu ý kiến của các thành viên khác trong nhóm. * Phỏng vấn sâu 29
  6. Sau khi điều tra phân tích sơ bộ các thông tin, có những vấn đề chưa rõ hoặc cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn thì chúng ta tiến hành phỏng vấn sâu. Là nghiên cứu sâu một vấn đề nào đó để khẳng định lại những vấn đề đã được xác định hay chưa. Tuy nhiên, không nhất thiết phải phỏng vấn tất cả các vấn đề mà chỉ nên xoáy sâu vào một vấn đề nào đó. Người phỏng vấn sâu không nhất thiết phải có sẵn các câu hỏi mẫu nhưng phải có các câu hỏi lớn như là một chuyên đề. Tuyệt đối không dùng các câu hỏi đã hàm chứa lượng thông tin mà người được phỏng vấn chỉ cần trả lời có hoặc không, mà phải dùng các câu hỏi mở, có như vậy mới thu thập được những thông tin sâu về một vấn đề nào đó. Nếu dùng câu hỏi có sẵn thông tin thì vấn đề sẽ bị đóng lại sớm mà chúng ta không khai thác được những thông tin tiếp theo. Câu hỏi mở là dạng câu hỏi mang tính chất gợi ý để người được hỏi phải suy nghĩ và trả lời thông qua sự phân tích của họ. Ví dụ: Khi phỏng vấn các hộ về nguyên nhân nghèo đói, có thể đặt ra câu hỏi mở như sau: "Theo bác thì tại sao gia đình ông A lại nghèo thế, nếu ở điều kiện như gia đình ông A thì bác sẽ làm gì để khắc phục những khó khăn đó?". Không nên dùng dạng câu hỏi đóng, dại loại như: "Có phải ông A nghèo vì ông ấy lười lao động, đúng không?" Khi phỏng vấn sâu không nhất thiết phải cố định số mẫu phỏng vấn trước, mà phỏng vấn đến khi nào xác định đã bão hoà thông tin thì dừng lại, có nghĩa là đến đây khó có thể thu thập được thêm những thông tin mới nữa. Chẳng hạn, nhóm nghiên cứu phỏng vấn sâu để có thể xác định được chính xác nguyên nhân nghèo đói ở xã Đồng Liên, đó là 4 nguyên nhân chính được nhiều người khẳng định là: thiếu nước, thiếu đất, thiếu vốn và thiếu khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên đánh giá về mức độ là rất khác nhau. Khi phỏng vấn sâu các hộ nghèo thì họ quan niệm rằng họ thiếu vốn để sản xuất dẫn đến thiếu phân bón, thuốc trừ sâu, thiếu giống mới... năng suất cây trồng, vật nuôi thấp và đó là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghèo đói. Khi phỏng vấn sâu các hộ khá giả, đủ ăn về nguyên nhân nghèo, họ cho rằng, nghèo đói là do thiếu kinh nghiệm sản xuất, lười lao động, ăn tiêu không tiết kiệm chứ không phải do thiếu vốn, người nghèo ít học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ người giàu. Sau khi có kết quả phỏng vấn sâu của các đối tượng khác nhau có thể so sánh với kết quả thảo luận nhóm để khẳng định chắc chắn vấn đề cần giải quyết. Ví dụ khi phỏng vấn sâu các hộ nông dân ở hai xóm Bộ và Đá Gân, các thành viên dự án thấy dân còn nghèo là do thiếu nước, không cấy được hai vụ lúa, không đủ lương thực ăn, phải đi vay gạo hoặc vay tiền để mua gạo, nhưng vẫn có một số hộ khá do họ biết cách làm ăn. Như vậy ngoài thiếu nước, thiếu ruộng cấy còn có một nguyên nhân là do thiếu khả năng tính toán làm ăn. Tóm tắt các công cụ: 30
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2