Giáo trình Điều động tàu 2 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
lượt xem 6
download
Giáo trình Điều động tàu 2 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các phương pháp điều động tàu cập và rời cầu tùy vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; trình bày được các phương pháp điều động tàu cập và rời phao tùy vào các điều kiện, hoàn cảnh; có kỹ năng điều động tàu cập và rời cầu, phao trong các điều kiện khác nhau;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Điều động tàu 2 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
- CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: ĐIỀU ĐỘNG TÀU 2 NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 10 năm 21021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , Năm 2021
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC .................................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ iv DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU 2 ....................................................... 1 Bài 01. ĐIỀU ĐỘNG TÀU CẬP VÀ RỜI CẦU ...................................................... 2 1.1. Cập cầu khi có ảnh hưởng của nước .................................................................. 2 1.1.1. Cập cầu mạn phải ............................................................................................ 2 1.1.2. Cập cầu mạn trái .............................................................................................. 4 1.2. Cập cầu khi có ảnh hưởng của gió ..................................................................... 5 1.2.1. Gió song song với cầu ..................................................................................... 5 1.2.2. Gió thổi vuông góc với cầu ................................................................................ 8 1.3. Cập cầu khi có ảnh hưởng đồng thời của gió và nước ..................................... 12 1.3.1. Cập cầu khi gió và nước song song............................................................... 12 1.3.2. Cặp cầu khi gió thổi vuông góc từ bờ ra ....................................................... 13 1.3.3. Cập cầu khi gió thổi vuông góc từ ngoài vào ............................................... 15 2. Điều động tàu rời cầu ........................................................................................... 17 2.1. Rời cầu khi có ảnh hưởng của nước ................................................................. 17 2.1.2. Rời cầu khi nước chảy từ lái về mũi ............................................................. 18 2.2. Rời cầu khi có ảnh hưởng của gió .................................................................... 19 2.2.1. Gió thổi từ trong cầu ra ................................................................................. 19 2.2.2. Gió từ ngoài thổi vào cầu .............................................................................. 19 2.3. Rời cầu khi có ảnh hưởng của gió và nước ...................................................... 20 2.3.1. Rời cầu khi nước chảy từ lái về mũi gió thổi vào cầu .................................. 20 2.3.2. Rời cầu khi nước chảy từ mũi về lái gió thổi vào cầu .................................. 21 Bài 02. ĐIỀU ĐỘNG TÀU CẬP VÀ RỜI PHAO ................................................. 24 1. Nguyên tắc chung và công tác chuẩn bị .............................................................. 24 1.1. Nguyên tắc chung ............................................................................................. 24 1.2. Công tác chuẩn bị ............................................................................................. 25 1.2.1. Chuẩn bị cập phao ......................................................................................... 25 1.2.2. Chuẩn bị rời phao .......................................................................................... 26 2. Điều động tàu cập phao ....................................................................................... 27 2.1. Điều động tàu cập một phao............................................................................. 27 2.2. Điều động tàu cập hai phao .............................................................................. 28 i GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 3. Điều động tàu rời phao ........................................................................................ 30 3.1. Điều động tàu rời một phao.............................................................................. 30 3.2. Điều động tàu rời hai phao ............................................................................... 30 Bài 03. ĐIỀU ĐỘNG TÀU TRONG CÁC TÌNH HUỐNG ĐẶC BIỆT ............... 32 1. Điều động tàu trong luồng hẹp, nông cạn và kênh đào ....................................... 32 1.1. Điều động tàu trong luồng lạch hẹp và nông cạn ............................................. 32 1.1.1. Ảnh hưởng của luồng lạch hẹp đến tính năng điều động tàu........................ 32 1.1.2. Ảnh hưởng của nông cạn đến tính năng điều động tàu ................................. 36 1.1.3. Điều động tàu trong luồng lạch hẹp và nông cạn .......................................... 40 1.1.4. Quy trình điều động tàu trong luồng lạch hẹp và nông cạn .......................... 41 1.2. Điều động tàu trong kênh đào .......................................................................... 41 1.2.1. Chuẩn bị ........................................................................................................ 41 1.2.2. Điều động tàu trên kênh đào ......................................................................... 42 1.2.3. Quy trình điều động tàu trên kênh đào .......................................................... 45 2. Điều động tàu trong hệ thống phân luồng, vùng VTS ........................................ 45 2.1. Khái niệm và công tác chuẩn bị ....................................................................... 45 2.1.1 Khái niệm ....................................................................................................... 45 2.1.2. Công tác chuẩn bị .......................................................................................... 45 2.2. Điều động tàu trong hệ thống phân luồng và VTS .......................................... 46 3. Điều động tàu trong sóng gió lớn, trong bão, khi tàu bị cháy, bị thủng ............. 48 3.1. Điều động tàu trong sóng gió lớn ..................................................................... 48 3.1.1. Quan hệ giữa hướng đi với hướng sóng gió và sự ảnh hưởng ...................... 48 3.1.2. Điều động tàu ................................................................................................ 51 3.1.3. Quy trình điều động tàu trong sóng gió lớn .................................................. 53 3.2. Điều động tàu trong bão ................................................................................... 54 3.2.1. Bão nhiệt đới ................................................................................................. 54 3.2.2. Phương pháp xác định tâm bão và đường di chuyển của bão nhiệt đới ....... 57 3.2.3. Quy trình xác định vị trí tương đối của tàu so với bão ................................. 59 3.2.4. Điều khiển ra khỏi khu vực bão .................................................................... 61 3.3. Điều động tàu tránh bão ................................................................................... 63 3.3.1. Quy trình thay đổi hướng đi của tàu ............................................................. 63 3.3.2. Quy trình thay đổi tốc độ tàu......................................................................... 63 3.3.3. Quy trình thay đổi cả hướng và tốc độ .......................................................... 64 3.4. Điều động tàu khi bị cháy, bị thủng ................................................................. 65 3.4.1. Điều động tàu bị cháy ................................................................................... 65 3.4.2. Điều động tàu bị thủng .................................................................................. 66 ii GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 4. Điều động tàu chủ động vào cạn, tính toán đưa tàu ra cạn ................................. 67 4.1. Điều động tàu chủ động vào cạn ...................................................................... 67 4.1.1. Lựa chọn nơi vào cạn và các tính toán chung vào cạn.................................. 67 4.1.2. Điều động tàu ................................................................................................ 68 4.2. Tính toán và điều động tàu ra cạn .................................................................... 69 4.2.1. Các lực tác dụng lên tàu khi bị cạn ............................................................... 69 4.2.2. Những tính toán cần thiết khi tàu bị cạn ....................................................... 70 5. Điều động tàu trong tầm nhìn xa hạn chế ........................................................... 76 5.1. Đặc điểm khu vực tầm nhìn xa hạn chế ........................................................... 76 5.1.1. Tầm nhìn xa hạn chế ..................................................................................... 76 5.1.2. Công tác chuẩn bị trước khi vào khu vực tầm nhìn xa bị hạn chế ................ 77 5.2. Phương pháp điều động tàu trong tầm nhìn xa hạn chế ................................... 78 5.2.1. Điều động tàu trong tầm nhìn xa hạn chế ..................................................... 78 5.2.2. Quy trình điều động tàu trong tầm nhìn xa hạn chế ...................................... 78 5.2.3. Đồ giải tránh va ............................................................................................. 78 Bài 04: ĐIỀU ĐỘNG TÀU CỨU NẠN ................................................................. 83 1. Các phương pháp điều động tàu cứu người rơi xuống nước .............................. 83 1.1. Phương pháp quay trở 180o Wiliamson............................................................ 83 1.1.1. Điều kiện áp dụng ......................................................................................... 83 1.1.2. Quy trình điều động....................................................................................... 83 1.2. Phương pháp quay trở 180o Scharnov .............................................................. 84 1.2.1. Điều kiện áp dụng ......................................................................................... 84 1.2.2. Quy trình điều động....................................................................................... 84 1.3.1. Điều kiện áp dụng ......................................................................................... 85 1.3.2. Quy trình điều động....................................................................................... 86 2. Các phương pháp điều động tìm kiếm ................................................................ 87 2.1. Phương pháp tìm kiếm hình rẻ quạt ................................................................. 87 2.1.1. Điều kiện áp dụng ......................................................................................... 87 2.1.2. Phương pháp điều động tàu ........................................................................... 87 2.1.3. Quy trình điều động tàu................................................................................. 88 2.2. Phương pháp hình vuông mở rộng ................................................................... 89 2.2.1. Điều kiện áp dụng ......................................................................................... 89 2.2.2. Phương pháp điều động tàu ........................................................................... 89 2.2.3. Quy trình điều động tàu................................................................................. 91 2.3. Phương pháp tìm kiếm song song .................................................................... 91 2.3.1. Điều kiện áp dụng ......................................................................................... 91 iii GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 2.3.2. Phương pháp điều động tàu ........................................................................... 91 2.3.3. Quy trình điều động tàu................................................................................. 92 3. Điều động tàu cứu người từ tàu bị nạn ................................................................ 93 3.1. Trạng thái mặt biển bình thường ...................................................................... 93 3.2. Trạng thái mặt biển có sóng to ......................................................................... 93 3.2.1. Bằng phao bè kéo theo sau ............................................................................ 93 3.2.2. Cấp cứu bằng xuồng cứu sinh ....................................................................... 94 3.3. Sổ tay tìm kiếm cứu nạn hàng không và hàng hải IAMSAR........................... 94 3.3.1. Cấu tạo........................................................................................................... 94 3.3.2. Sử dụng.......................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 98 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 99 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3. 1 - Bảng kênh liên lạc trong các vùng VTS eo Malacca và Singapore ..... 48 Bảng 3.2 - Hệ số ma sát giữa đáy tàu với đáy biển ................................................. 71 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1 - Cập cầu mạn phải khi có ảnh hưởngcủa nước ......................................... 3 Hình 1.2 - Cập cầu mạn trái khi có ảnh hưởng của nước ......................................... 4 Hình 1.3 - Cập cầu mạn phải khi có ảnh hưởng của gió ........................................... 6 Hình 1.4 - Cập cầu mạn trái khi có ảnh hưởng của gió ............................................ 7 Hình 1.5 - Cập cầu mạn phải khi gió thổi từ cầu ra .................................................. 9 Hình 1.6 - Cập cầu mạn phải khi gió thổi từ ngoài vào cầu ................................... 10 Hình 1.7 - Cập cầu mạn phải có sử dụng neo, khi gió thổi từ ngoài vào cầu ......... 11 Hình 1.8 - Cập cầu mạn phải khi gió và nước cùng chiều ..................................... 13 Hình 1.9 - Cập cầu mạn phải khi gió thổi từ cầu ra ................................................ 14 Hình 1.10 - Cập cầu mạn phải khi gió thổi từ ngoài vào cầu, nước chảy từ mũi về lái ................................................................................................................................. 16 Hình 1.11 - Rời cầu mạn trái khi nước chảy từ mũi về lái...................................... 17 Hình 1.12 - Rời cầu mạn phải ................................................................................. 18 iv GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 Hình 1.13 - Rời cầu mạn trái khi thổi từ cầu ra ...................................................... 19 Hình 1.14 - Rời cầu mạn phải khi gió thổi vào cầu ................................................ 20 Hình 1.15 - Rời cầu mạn phải khi ........................................................................... 21 Hình 1.16 - Rời cầu mạn trái khi nước chảy từ mũi về lái gió thổi vào cầu ........... 22 Hình 2.1 - Mũi chuẩn bị sẵn sàng 2 dây cho tàu bắt dây [Internet] ........................ 26 Hình 2.2 - Điều động tàu cập một phao .................................................................. 27 Hình 2.3 - Tàu buộc một phao bằng dây chuyên dụng [Internet] ........................... 28 Hình 2.4 - Điều động tàu cập hai phao.................................................................... 28 Hình 2.5 - Điều động tàu sử dụng neo cập hai phao ............................................... 29 Hình 2.6 - Tàu buộc hai phao .................................................................................. 29 Hình 2.7 - Điều động tàu rời một phao ................................................................... 30 Hình 2.8 -Điều động tàu rời hai phao...................................................................... 31 Hình 3.1 - Hiện tượng bờ hút bờ đẩy[Internet] ....................................................... 33 Hình 3.2 -. Phân bố áp lực nước quanh tàu khi chạy gần bờ [Internet] .................. 33 Hình 3.3 - Sự phân bố áp lực nước khi tàu đang chạy ............................................ 34 Hình 3.4 - Hai tàu gặp nhau trong luồng lạch hẹp .................................................. 34 Hình 3.5 - Hai tàu vượt nhau trong luồng lạch hẹp ................................................ 34 Hình 3.6 - Tàu đi xuôi nước chuyển hướng sớm tại khúc ngoặt [Internet] ............ 36 Hình 3.7 - Tàu đi ngược nước đổi hướng muộn tại khúc quặt [Internet] ............... 36 Hình 3.8 - Phân bố áp lực nước quanh tàu khi tàu chạy [Internet] ......................... 37 Hình 3.9 - Phân bố áp lực nước mũi và giữa tàu [Internet] .................................... 38 Hình 3.10 - Phân bố áp lực và dòng chảy ở vùng nước nông [Internet] ................. 39 Hình 3.11 - Tốc độ dòng chảy ở mạn tàu giữa vùng nước sâu và vùng nước nông [Internet] .................................................................................................................. 39 Hình 3.12 - Điều động tàu vào âu tại kênh đào Panama ......................................... 43 Hình 3.13 - Tàu nằm trong âu kênh đào Panama .................................................... 43 Hình 3.14 - Điều động tàu trong kênh đào Suez [Internet] ..................................... 44 Hình 3.15 - Sơ đồ hệ về một thống phân luồng [Internet] ...................................... 46 Hình 3.16 - Sơ đồ phân vùng VTS eo Malacca và Singapore[Internet] ................. 47 Hình 3.17 - Sơ đồ phân vùng VTIS eo Singapore [Internet] .................................. 47 Hình 3.18 -Tàu đi ngược sóng [Internet] ................................................................ 49 Hình 3.19 - Hiện tượng lắc cộng hưởng ................................................................ 49 Hình 3.20 - Tàu bị lắc ngang mạnh [Internet]......................................................... 50 Hình 3.21 - Vị trí thả dầu ........................................................................................ 53 Hình 3.22 - Dự kiến đường di chuyển typhoon hàng năm [Internet] ..................... 55 Hình 3.23 - Hình ảnh từ vệ tinh một cơn bão ở phía đông Philipine [Internet]...... 55 v GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 Hình 3.24 - Quỹ đạo kinh điển của bão nhiệt đới ................................................... 56 Hình 3.25 - Xác định hướng tới mắt bão ................................................................ 57 Hình 3.26 - Dự đoán Hướng di chuyển của tâm bão .............................................. 59 Hình 3.27 - Bán vòng nguy hiểm [Internet] ............................................................ 60 Hình 3.28 - Bán vòng hành hải [Internet] ............................................................... 61 Hình 3.29 - Vị trí tàu so với bão ở bắc bán cầu và phương án điều động tàu ........ 62 Hình 3.30 - Thay đổi hướng đi tránh bão ................................................................ 63 Hình 3.31 - Thay đổi tốc độ tránh bão .................................................................... 64 Hình 3.32 - Thay đổi hướng đi và tốc độ tránh bão ................................................ 65 Hình 3.33 - Tàu Container đang cháy có sự hỗ trợ của tàu lai [Internet] ............... 66 Hình 3.34 - Tàu hải quân bị thủng do đâm va [Internet] ........................................ 67 Hình 3.35 - Xác định hướng thoát cạn của tàu........................................................ 72 Hình 3.36 - Tàu Container Jupiter bị mắc cạn [Internet] ........................................ 75 Hình 3. 37 - Tàu Jupiter phải cần 16 tàu lai để hỗ trợ ra cạn [Internet].................. 76 Hình 3.38 - Đồ giải tránh va.................................................................................... 81 Hình 4.1 -Vòng quay trở Wiliamson ....................................................................... 84 Hình 4.2 - Vòng quay trở Scharnov ........................................................................ 85 Hình 4.3 - Vòng quay trở Anderson ........................................................................ 86 Hình 4.4 -Sơ đồ tìm kiếm hình rẻ quạt .................................................................... 88 Hình 4.5 - Sơ đồ tìm kiếm hình rẻ quạt tăng cường................................................ 88 Hình 4.6 - Sơ đồ hình vuông mở rộng tìm kiếm ..................................................... 90 Hình 4.7 - Sơ đồ hình vuông mở rộng tăng cường ................................................. 90 Hình 4.8 Sơ đồ tìm kiếm cứu nạn theo phương pháp song song ........................... 92 Hình 4.9 - Sơ đồ điều động tàu cứu người bị nạn bằng phao bè keo theo sau ....... 93 Hình 4.10 - Đưa người từ phao bè lên tàu [Internet] ............................................... 94 vi GV: Hồ Bá Thành
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU ĐỘNG TÀU 2 1. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun chuyên ngành được giảng dạy sau mô đun Điều động tàu 1. - Tính chất: Đây là mô đun thực hành nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cơ bản về điều động tàu. - Ý nghĩa và vai trò: + Trang bị kiến thức cho người học về điều động tàu + Tạo kỹ năng điều động tàu trong các tình huống khác nhau 2. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: Trình bày được những kiến thức cơ bản về điều động tàu cập, rời cầu phao khi có ảnh hưởng của gió nước và trong các trường hợp đặc biệt. - Về khả năng: Trợ giúp được thuyền trưởng theo đúng chức trách và nhiệm vụ trong điều động tàu cập và rời cầu phao, điều động tàu khi có sự cố, điều động tàu trong sóng gió lớn, điều động tàu trong bão, điều động tàu trong luồng hẹp và kênh đào, điều động tàu tìm kiếm và cứu nạn trên biển. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh chóng, chính xác, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường đồng thời trợ giúp thuyền trưởng điều động tàu trong tình huống khác nhau. Nội dung của mô đun: 1
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 Bài 01. ĐIỀU ĐỘNG TÀU CẬP VÀ RỜI CẦU Giới thiệu: Cập và rời cầu khi gió nước êm là điều kiện vô cùng thuận lợi cho người điều khiển khi điều động tàu nhưng thực tế không phải lúc nào cũng nhu vậy. Trong quá trình khai thác tàu, thuyền trưởng và các sĩ quan hàng hải thường xuyên gặp phải hai điều kiện ngoại cảnh đó là gió và dòng chảy, chúng có tác động rất lớn trong suốt quá trình điều động tàu cập và rời cầu đồng thời ảnh hưởng đến an toàn tàu, cầu tàu, trang thiết bị cảng… Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được các phương pháp điều động tàu cập và rời cầu tuỳ vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể; - Có kỹ năng điều động tàu cập và rời cầu trong các điều kiện khác nhau; - Rèn luyện tính bình tĩnh, chính xác khi điều động tàu cập và rời cầu. Nội dung chính: 1. Điều động tàu cập cầu 1.1. Cập cầu khi có ảnh hưởng của nước 1.1.1. Cập cầu mạn phải Xét trường hợp tàu cập cầu với chân vịt chiều phải, quá trình điều động tàu cập cầu có thể chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn đầu, được thực hiện từ xa, người điều khiển đưa tàu đi ngược nước, mũi tàu hướng về điểm cần cập phía trước điểm cập mũi tàu khoảng 1/4÷1/5 chiều dài thân tàu. Việc chọn góc cập cầu tùy thuộc và hoàn cảnh cụ thể như điều kiện của cầu cảng có tàu cập phía trước hoặc sau không, thủy diện cảng có đủ rộng hay không, thông thường góc cập cầu được chọn trong khoảng 10°÷20°, tàu giảm máy sẵn sàng điều động. Giai đoạn xử lý trớn tàu, khi tàu còn cách cầu khoảng 3÷4 lần chiều dài thân tàu thì tiến hành dừng máy, việc quyết định khoảng cách dừng máy tới cầu cảng phụ thuộc vào tốc độ tàu trước khi dừng máy, tải trọng tàu và tốc độ dòng chảy. Tốc độ lớn tàu phải dừng máy từ xa, tốc độ nhỏ thì dừng máy gần hơn, tốc độ dòng chảy nhỏ cần dừng máy ở khoảng cách xa hơn so với tốc độ dòng chảy lớn. Sau khi dừng máy người điều khiển xử lý trớn tàu đến tiếp cận cầu, có thể phải sử dụng máy tới 2 GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 hoặc lùi, tùy thuộc trớn tàu sao cho khi mũi tàu đến ngang điểm cập lái trớn tới của tàu còn nhẹ, mũi tàu cách cầu khoảng 10÷20 mét theo chiều ngang. Giai đoạn tiếp cận cầu, sau khi mũi tàu vượt qua điểm cập lái tùy thuộc trớn tới còn lại của tàu, nếu trớn tới còn rất nhẹ thì tiến hành lấy hết lái sang phải, trường hợp trớn tới còn lớn thì tiến hành lùi máy phá trớn, do hiệu ứng bánh lái và chân vịt mũi tàu từ từ ngả về phía cầu, tàu tiếp cận cầu bằng mũi, phía mũi tàu nhanh chóng đưa dây ném lên bờ. Giai đoạn làm dây cập cầu, thông thường làm dây dọc mũi trước, tuy nhiên trong trường hợp dòng chảy nhẹ tàu có thể làm dây chéo mũi trước. Sau khi đưa được dây dọc mũi lên bờ, tàu nhanh chóng thu căng dây để đưa mũi tàu tiếp cận cầu. Để đưa lái tiếp cận cầu tàu tiến hành thực hiện lái ra mạn ngoài của cầu, do tác dụng của dòng nước vào bánh lái và dây dọc mũi làm cho lái tàu từ từ ép và cầu. Nhanh chóng làm dây chéo lái, dây chéo mũi và lần lượt đưa các dây còn lại lên bờ. Việc điều chỉnh vị trí tàu tại cầu cảng bằng cách xông hoặc thu các dây chéo mũi và dây chéo lái có thể sử dụng máy tàu hỗ trợ trong trường hợp dòng chảy mạnh. Giai đoạn kết thúc, tàu tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc cầu, cố định các dây và làm các công việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… * Quy trình cập cầu mạn phải A Bước 1: Công tác chuẩn bị; Bước 2: Từ xa, người điều 4 khiển đưa tàu đi ngược nước, mũi 5 tàu hướng về điểm cần cập; Bước 3: Dừng máy và xử 3 0 0 10 -20 lý trớn tàu; Bước 4: Dùng trớn tới tiếp cận cầu; Bước 5: Tiến hành làm dây cập cầu theo lệnh thuyền trưởng; 2 Bước 6: Tiến hành thu căng 1 đều tất cả các dây buộc cầu, cố định các dây và làm các công việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… Hình 1.1 - Cập cầu mạn phải khi có ảnh hưởngcủa nước 3 GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 1.1.2. Cập cầu mạn trái Xét trường hợp tàu cập cầu với chân vịt chiều phải, quá trình điều động tàu cập cầu có thể chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn đầu, được thực hiện từ xa, người điều khiển đưa mũi tàu hướng về điểm cần cập phía trước cầu cần cập, cách điểm cập mũi tàu khoảng 1/4÷1/5 chiều dài thân tàu. Việc chọn góc cập cầu tùy thuộc và hoàn cảnh cụ thể như điều kiện của cầu cảng có tàu cập phía trước hoặc sau không, thủy diện cảng có đủ rộng hay không, thông thường góc cập cầu được chọn trong khoảng 20°÷40°,tàu giảm máy sẵn sàng điều động. Giai đoạn xử lý trớn tàu, khi tàu còn cách cầu khoảng 3÷4 lần chiều dài thân tàu thì tiến hành dừng máy. Việc quyết định khoảng cách dừng máy tới cầu cảng phụ thuộc vào tốc độ tàu trước khi dừng máy, tải trọng của tàu và tốc độ dòng chảy. Tốc độ lớn tàu phải dừng máy xa hơn so với tốc độ tàu nhỏ nhỏ, tàu đầy tải thì cần dừng máy sớm hơn tàu nhẹ tải, tốc độ dòng chảy lớn thì dừng máy gần hơn so với trường hợp tốc độ dòng chảy nhẹ. Sau khi dừng máy người điều khiển xử lý trớn tàu đến tiếp cận cầu, quá trình đưa tàu đến tiếp cận cầu có thể phải sử dụng máy tới hoặc lùi tùy thuộc trớn tàu, sao cho khi mũi tàu đến ngang điểm cập lái trớn tới của tàu còn nhẹ, mũi tàu cách cầu khoảng 10÷20 mét theo chiều ngang. A Giai đoạn tiếp cận cầu, 5 4 sau khi mũi tàu vượt qua điểm cập lái thì thực hiện lái sang mạn ngoài của cầu, trường hợp trớn 3 0 0 tới còn lớn thì tiến hành lùi máy 20 -40 phá trớn, do hiệu ứng bánh lái và chân vịt mũi tàu từ từ ngả ra xa cầu, tàu gần như song với cầu, tàu tiếp cận cầu bằng mũi, phía 2 mũi tàu nhanh chóng đưa dây ném lên bờ. 1 Giai đoạn làm dây cập cầu, tàu tiến hành làm dây dọc mũi trước, sau khi đưa được dây dọc mũi lên bờ, tàu nhanh chóng Hình 1.2 - Cập cầu mạn trái khi có ảnh thu căng để đưa mũi tàu tiếp cận hưởng của nước 4 GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 cầu. Để đưa lái tiếp cận cầu tàu tiến hành thực hiện lấy hết lái ra mạn ngoài của cầu do tác dụng của dòng nước vào bánh lái và dây dọc mũi làm cho lái tàu từ từ ép và cầu. Nhanh chóng làm dây chéo lái, chéo mũi và lần lượt đưa các dây còn lại lên bờ. Việc điều chỉnh vị trí tàu tại cầu cảng bằng cách xông hoặc thu các dây chéo mũi, dây chéo lái có thể phải sử dụng máy tàu hỗ trợ trong trường hợp dòng chảy mạnh. Giai đoạn kết thúc, tàu tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc cầu, cố định các dây và làm các công việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… * Lưu ý Khi cập cầu với chân vịt chiều trái thì tiến hành ngược lại với trường hợp tàu cập cầu với chân vịt chiều phải, nếu cập cầu mạn trái chân vịt chiều trái giống cập cầu mạn phải chân vịt chiều phải còn cập cầu mạn phải chân vịt chiều trái giống cập cầu mạn trái chân vịt chiều phải đã trình bày ở trên. * Quy trình cập cầu mạn trái Bước 1: Công tác chuẩn bị; Bước 2: Từ xa, người điều khiển đưa tàu đi ngược nước, mũi tàu hướng về điểm cần cập; Bước 3: Dừng máy và xử lý trớn tàu; Bước 4: Dùng trớn tới tiếp cận cầu; Bước 5: Tiến hành làm dây cập cầu; Bước 6: Tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc cầu, cố định các dây và làm các công việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… 1.2. Cập cầu khi có ảnh hưởng của gió 1.2.1. Gió song song với cầu a. Cập cầu mạn phải Xét trường hợp tàu cập cầu với chân vịt chiều phải, quá trình điều động tàu cập cầu có thể chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn đầu, được thực hiện từ xa, người điều khiển đưa tàu đi gió mũi tàu hướng về điểm cần cập phía trước điểm cập mũi tàu khoảng 1/3÷1/4 chiều dài thân tàu. Việc chọn góc cập cầu tùy thuộc và hoàn cảnh cụ thể như điều kiện của cầu cảng có tàu cập phía trước hoặc sau không, thủy diện cảng có đủ rộng hay không, thông thường góc cập cầu được chọn trong khoảng 10°÷20°,tàu giảm máy sẵn sàng điều động. Giai đoạn xử lý trớn tàu, khi tàu còn cách cầu khoảng 3÷4 lần chiều dài thân tàu thì tiến hành dừng máy, việc quyết định khoảng cách dừng máy tới cầu cảng phụ thuộc vào tốc độ tàu trước khi dừng máy, tải trọng tàu và tốc độ gió, mạn khô hứng 5 GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 gió của tàu. Tốc độ lớn tàu phải dừng máy xa hơn trường hợp tốc độ tàu nhỏ, tàu đầy tải cần phải dừng máy sớm hơn trường hợp tàu nhẹ tải, gió nhẹ cần dừng máy ở khoảng cách xa hơn so với gió mạnh. Sau khi dừng máy người điều khiển xử lý trớn tàu đến tiếp cận cầu, có thể phải sử dụng máy tới hoặc lùi, tùy thuộc trớn tàu sao cho khi mũi tàu đến ngang điểm cập lái, trớn tới của tàu còn nhẹ, mũi tàu cách cầu khoảng 10÷20 mét theo chiều ngang. Giai đoạn tiếp cận cầu, sau khi mũi tàu vượt qua điểm cập lái tùy thuộc trớn tới còn lại của tàu, nếu trớn tới còn rất nhẹ thì tiến hành lấy hết lái sang phải, trường hợp trớn tới còn lớn thì tiến hành lùi máy phá trớn, do hiệu ứng bánh lái và chân vịt mũi tàu từ từ ngả về phía cầu, tàu tiếp cận cầu bằng mũi, phía mũi tàu nhanh chóng đưa dây ném lên bờ. Giai đoạn làm dây cập cầu, thông thường làm dây dọc mũi trước tuy nhiên trường hợp gió nhẹ tàu có thể làm dây chéo trước. Sau khi đưa được dây dọc mũi lên bờ, tàu nhanh chóng thu căng để đưa mũi tàu tiếp cận cầu, nhanh chóng làm dây chéo mũi. Để đưa lái tiếp cận cầu tàu tiến hành thực hiện lấy hết lái ra mạn ngoài của cầu tới nhẹ máy, do tác dụng của dòng nước vào bánh lái và dây chéo mũi làm cho lái tàu từ từ ép và cầu, lần lượt đưa các dây còn lại lên bờ. Việc điều chỉnh vị trí tàu tại cầu cảng bằng cách xông hoặc thu các dây chéo mũi và dây chéo lái, có thể sử dụng máy tàu hỗ trợ trong trường hợp gió mạnh. Giai đoạn kết thúc, tàu tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc A cầu, cố định các dây và làm các công 4 việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn 5 dây, tắt tời, hạ cầu thang… * Quy trình cập cầu mạn phải 0 0 3 10 -20 Bước 1: Công tác chuẩn bị; Bước 2: Từ xa, người điều khiển đưa tàu đi ngược gió, mũi tàu hướng về điểm cần cập; Bước 3: Dừng máy và xử lý 2 trớn tàu; Bước 4: Dùng trớn tới tiếp 1 cận cầu; Bước 5: Tiến hành làm dây Hình 1.3 - Cập cầu mạn phải khi có ảnh cập cầu; hưởng của gió 6 GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 Bước 6: Tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc cầu, cố định các dây và làm các công việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… b. Cập cầu mạn trái Xét trường hợp tàu cập cầu với chân vịt chiều phải, quá trình điều động tàu cập cầu có thể chia thành các giai đoạn sau: Giai đoạn đầu, được thực hiện từ xa, người điều khiển đưa mũi tàu ngược gió, hướng về điểm cần cập phía trước điểm cập mũi tàu khoảng 1/3÷1/4 chiều dài thân tàu. Việc chọn góc cập cầu tùy thuộc và hoàn cảnh cụ thể như điều kiện của cầu cảng có tàu cập phía trước hoặc sau không, thủy diện cảng có đủ rộng hay không, thông thường góc cập cầu được chọn trong khoảng 20°÷40°, tàu giảm máy sẵn sàng điều động. Giai đoạn xử lý trớn tàu, khi tàu còn cách cầu khoảng 3÷4 lần chiều dài thân tàu thì tiến hành dừng máy. Việc quyết định khoảng cách dừng máy tới cầu cảng phụ thuộc vào tốc độ tàu trước khi dừng máy, tải trọng tàu, tốc độ gió và diện tích mạn khô hứng gió của tàu. Khi tốc độ lớn tàu phải dừng máy xa hơn so với trường hợp tốc độ tàu nhỏ, tàu đầy tải cần dừng máy sớm hơn trường hợp tàu nhẹ tải, gió lớn thì dừng máy gần hơn so với trường gió nhẹ. Sau khi dừng máy người điều khiển xử lý trớn tàu đến tiếp cận cầu, có thể phải sử dụng máy tới hoặc lùi tùy thuộc trớn tàu, sao cho khi mũi tàu A 4 đến ngang điểm cập lái trớn tới của 5 tàu còn nhẹ, mũi tàu cách cầu khoảng 10÷20 mét theo chiều ngang. 3 Giai đoạn tiếp cận cầu, sau khi 0 20 -40 0 mũi tàu vượt qua điểm cập lái thì thực hiện lái sang mạn ngoài của cầu, trường hợp trớn tới còn lớn thì tiến hành lùi máy phá trớn, do hiệu ứng bánh lái và chân vịt mũi tàu từ từ ngả ra xa cầu, tàu gần như song với cầu, 2 tàu tiếp cận cầu bằng mũi, phía mũi tàu nhanh chóng đưa dây ném lên bờ. 1 Giai đoạn làm dây cập cầu, tàu tiến hành làm dây dọc mũi trước, sau khi Hình 1.4 - Cập cầu mạn trái khi có ảnh đưa được dây dọc mũi lên bờ, tàu hưởng của gió nhanh chóng thu căng để đưa mũi tàu 7 GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 tiếp cận cầu, nhanh chóng làm dây chéo mũi. Để đưa lái tiếp cận cầu tàu tiến hành thực hiện lấy hết lái ra mạn ngoài của cầu tới nhẹ máy, do tác dụng của dòng nước vào bánh lái và dây chéo mũi làm cho lái tàu từ từ ép và cầu. Nhanh chóng làm dây chéo lái và lần lượt đưa các dây còn lại lên bờ. Việc điều chỉnh vị trí tàu tại cầu cảng bằng cách xông hoặc thu các dây chéo mũi, dây chéo lái có thể sử dụng máy tàu hỗ trợ trong trường hợp dòng chảy mạnh. Giai đoạn kết thúc, tàu tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc cầu, cố định các dây và làm các công việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… * Quy trình cập cầu mạn trái Bước 1: Công tác chuẩn bị; Bước 2: Từ xa, người điều khiển đưa tàu đi ngược gió, mũi tàu hướng về điểm cần cập; Bước 3: Dừng máy và xử lý trớn tàu; Bước 4: Dùng trớn tới tiếp cận cầu; Bước 5: Tiến hành làm dây cập cầu; Bước 6: Tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc cầu, cố định các dây và làm các công việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… 1.2.2. Gió thổi vuông góc với cầu a. Gió thổi từ cầu ra Về nguyên tắc cần đưa tàu vào tiếp cận cầu có hướng đối hoặc gần đối với hướng gió. Ở trường hợp này công tác cập cầu ít nguy hiểm vì gió luôn có xu hướng đẩy tàu ra xa cầu nhưng lại đòi hỏi tàu có khả năng khống chế gió tốt mới có thể tiến hành cập cầu được, trường hợp gió mạnh nên sử dụng tàu lai hỗ trợ. Giai đoạn đầu, được thực hiện từ xa, người điều khiển đưa mũi tàu hướng về điểm cập mũi tàu. Việc chọn góc cập cầu tùy thuộc vào sự tác động của gió, thông thường góc cập cầu được chọn trong khoảng 40°÷70°, trường hợp gió mạnh thì hướng mũi tàu gần như vuông góc với cầu cảng, giảm máy sẵn sàng điều động. Giai đoạn xử lý trớn tàu, khi tàu còn cách cầu khoảng 1÷3 lần chiều dài thân tàu thì tiến hành dừng máy, việc quyết định khoảng cách dừng máy tới cầu cảng phụ thuộc vào tốc độ tàu trước khi dừng máy, tải trọng tàu, tốc độ gió và diện tích mạn khô hứng gió của tàu, tốc độ lớn tàu phải dừng máy xa hơn so với trường hợp tốc độ tàu nhỏ, tàu đầy tải cần dừng máy xa hơn tàu nhẹ tải, gió nhẹ cần dừng máy ở khoảng cách xa hơn so với gió mạnh. Sau khi dừng máy người điều khiển xử lý trớn tàu đến tiếp cận cầu, có thể phải sử dụng máy tới hoặc lùi, tùy thuộc trớn tàu sao cho khi mũi tàu đến ngang điểm cập trớn tàu còn nhẹ, mũi tàu cách cầu khoảng 10÷20 mét theo chiều ngang. 8 GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 Giai đoạn tiếp cận cầu, sau khi mũi tàu đến gần điểm cập tùy thuộc trớn tới còn lại của tàu, nếu trớn tới còn rất nhẹ thì tiến hành lấy hết lái sang phải, trường hợp trớn tới còn lớn thì tiến hành lùi máy phá trớn, do hiệu ứng bánh lái và chân vịt mũi tàu từ từ quay về phía cầu, phía mũi tàu nhanh chóng đưa dây ném lên bờ. Giai đoạn làm dây cập cầu, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể để tiến hành làm dây thông thường làm dây ngang mũi trước và dây chéo mũi trước. Sau khi đưa được ngang mũi trước và dây chéo mũi lên bờ, tàu nhanh chóng thu căng để đưa mũi tàu tiếp cận cầu. Để đưa lái tiếp cận cầu tàu tiến hành thực hiện lấy hết lái ra mạn ngoài của cầu tới máy, do tác dụng của dòng nước vào bánh lái và dây chéo mũi làm cho lái tàu từ từ ép và cầu, lần lượt đưa các dây còn lại lên bờ. Việc điều chỉnh vị trí tàu tại cầu cảng bằng cách xông hoặc thu các dây chéo mũi và dây chéo lái có thể sử dụng máy tàu hỗ trợ trong trường hợp gió mạnh. Giai đoạn kết thúc, tàu tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc cầu, cố định các dây và làm các công việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… * Quy trình cập cầu Bước 1: Công tác chuẩn bị; Bước 2: Từ xa, người điều 4 5 khiển đưa mũi tàu hướng về điểm cập mũi tàu; 3 0 40 -70 0 Bước 3: Dừng máy và xử lý trớn tàu; Bước 4: Dùng trớn tới 2 tiếp cận cầu; Bước 5: Tiến hành làm dây cập cầu; 1 Bước 6: Tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc Hình 1.5 - Cập cầu mạn phải khi gió thổi từ cầu, cố định các dây và làm các cầu ra công việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… b. Gió thổi từ ngoài vào Điều động tàu vào cầu khi có gió thổi từ ngoài vào cầu là trường hợp dễ gây tai nạn cho tàu và cầu, vì gió luôn có xu hướng đẩy tàu vào cầu. Vì vậy đối với các 9 GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 tàu cỡ lớn và trung bình thì không được phép tự vào mà phải có sự hỗ trợ của tàu lai. Đối với các tàu loại nhỏ gió không quá cấp 3,4 thì có thể tự cập cầu được nhưng phải hết sức thận trọng và nếu cần phải sử dụng neo để giúp cho việc điều động tàu vào cập cầu thuận lợi hơn. Giai đoạn đầu, được thực hiện từ xa, người điều khiển đưa tàu đi với tốc độ chậm, hướng mũi tàu về trước điểm cập mũi khoảng 1/3- :1/4 chiều dài thân tàu. Việc chọn góc cập cầu tùy thuộc vào sự tác động của gió, thông thường góc cập cầu được chọn trong khoảng 40°÷50°, giảm máy sẵn sàng điều động. Giai đoạn xử lý trớn tàu, khi tàu còn cách cầu khoảng 4÷5 lần chiều dài thân tàu thì tiến hành dừng máy, việc quyết định khoảng cách dừng máy tới cầu cảng phụ thuộc vào tốc độ tàu trước khi dừng máy, tải trọng tàu và tốc độ gió, tốc độ lớn tàu phải dừng máy xa hơn tốc độ tàu nhỏ, tàu đầy tải dừng máy sớm hơn tàu nhẹ tải, gió mạnh dừng máy sớm hơn gió nhẹ. Sau khi dừng máy người điều khiển xử lý trớn tàu đến tiếp cận cầu, có thể phải sử dụng máy tới hoặc lùi, tùy thuộc trớn tàu sao cho khi mũi tàu đến ngang điểm cập trớn tàu còn nhẹ, mũi tàu cách cầu khoảng 20÷30 mét theo chiều ngang. Giai đoạn tiếp cận cầu, sau khi mũi tàu đến gần điểm cập tùy thuộc trớn tới còn lại của tàu, nếu trớn tới còn rất nhẹ thì tiến hành lấy hết lái sang mạn ngoài cầu, trường hợp trớn tới còn lớn thì tiến hành lùi máy phá trớn, do hiệu ứng bánh lái và chân vịt mũi tàu từ từ quay về phía phải, phía mũi tàu nhanh chóng đưa dây ném lên bờ. Giai đoạn làm dây cập cầu, tùy A thuộc vào trường hợp cụ thể để tiến hành làm dây thông thường làm 4 dây chéo mũi trước. Do tác động 5 của gió mũi tàu từ từ tiếp cận cầu 3 trước, tàu nhanh chóng thu dây 0 0 40 -50 chéo mũi, do sự tác động của gió lái tàu bị đẩy về phía cầu, để giảm nhẹ va trạm lái tàu với cầu cảng, 2 tàu cần lấy lái về phía cầu tới nhẹ máy, do tác động của dòng nước 1 vào bánh lái dỡ cho lái tàu không bị va đập vào cầu, lần lượt đưa các dây còn lại lên bờ. Việc điều chỉnh Hình 1.6 - Cập cầu mạn phải khi gió vị trí tàu tại cầu cảng bằng cách thổi từ ngoài vào cầu 10 GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 xông hoặc thu các dây chéo mũi và dây chéo lái có thể sử dụng máy tàu hỗ trợ trong trường hợp gió mạnh. Giai đoạn kết thúc, tàu tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc cầu, cố định các dây và làm các công việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… * Quy trình cập cầu Bước 1: Công tác chuẩn bị; Bước 2: Từ xa, người điều khiển đưa tàu đi với tốc độ chậm hướng mũi tàu về trước điểm cập mũi; Bước 3: Dừng máy và xử lý trớn tàu; Bước 4: Dùng trớn tới tiếp cận cầu; Bước 5: Tiến hành làm dây cập cầu; Bước 6: Tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc cầu, cố định các dây và làm các công việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… c. Sử dụng neo hỗ trợ khi vào cầu Thông thường kết hợp thả neo, nên phải có kế hoạch cụ thể trước, như vị trí thả neo, chiều dài lỉn neo cần thả cách cầu khoảng 40÷50 mét, hướng lỉn gần như vuông góc với cầu. Trước A khi tàu vào cầu phải chuẩn bị neo mạn ngoài của cầu, điều động tàu đến ngang cầu với góc cập khoảng 3 50º÷70º với trớn tới nhẹ khi 4 5 tàu cách cầu khoảng 40÷50 0 0 50 -70 mét thì tiến hành thả neo mạn ngoài cầu. Khi neo bám đáy mũi tàu xông lỉn neo từ từ để làm giảm trớn 2 tàu và đỡ mũi tàu khi tiếp cận cầu, tránh mũi tàu va đập vào cầu. Do tác động của gió đẩy mũi tàu đến 1 tiếm cận cầu, nhanh chóng làm dây chéo mũi, gió đẩy lái tàu tiếp cận cầu, để tránh Hình 1.7 - Cập cầu mạn phải có sử dụng neo, khi va đập giữa lái tàu với cầu, gió thổi từ ngoài vào cầu tàu thực hiện lái về trong 11 GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 cầu và tới nhẹ máy, do tác động của dòng nước vào bánh lái dỡ cho lái tàu không bị va đập vào cầu. Sau khi tàu đã hoàn thành công tác làm dây cập cầu cần xông thêm lỉn neo để lỉn neo nằm sát xuống đáy tránh cản trở sự qua lại của các phương tiện khác. 1.3. Cập cầu khi có ảnh hưởng đồng thời của gió và nước Khi tàu đứng tự do thì sự ảnh hưởng cuả gió và nước đối với tàu phụ thuộc vào hướng và tốc độ của gió và nước. Nếu gió và nước cùng chiều thì tàu sẽ bị trôi dạt nhanh hơn, còn nếu gió và nước khác chiều thì sự trôi dạt của tàu sẽ là hướng tổng hợp của gió và nước. Khi gió và nước cùng chiều thì phải điều động tàu tiếp cận cầu ngược với cả hai yếu tố. Khi gió và nước khác chiều thì điều động tàu vào cầu với nước ngược vì khả năng nghe lái của tàu tốt hơn tuy nhiên trình từ làm dây đầu tiên phụ thuộc vào sự tác động của yếu tố nào mạnh hơn. 1.3.1. Cập cầu khi gió và nước song song Giai đoạn đầu, được thực hiện từ xa, ta tiến hành khiển đưa tàu đi ngược nước, mũi tàu hướng về điểm cần cập phía trước điểm cập mũi tàu khoảng 1/3÷1/4 chiều dài thân tàu nếu cập cầu mạn phải, phía sau điểm cập mũi 1/4 chiều dài thân tàu với cập cầu mạn trái. Việc chọn góc cập cầu tùy thuộc và hoàn cảnh cụ thể như điều kiện của cầu cảng có tàu cập phía trước hoặc sau không, thủy diện cảng có đủ rộng hay không, thông thường góc cập cầu được chọn trong khoảng 10°÷20°, tàu giảm máy sẵn sàng điều động. Giai đoạn xử lý trớn tàu, khi tàu còn cách cầu khoảng 3÷4 lần chiều dài thân tàu thì tiến hành dừng máy, việc quyết định khoảng cách dừng máy tới cầu cảng phụ thuộc vào tốc độ tàu trước khi dừng máy, tải trọng tàu, tốc độ dòng chảy và gió, hướng gió và dòng cùng chiều hay ngược chiều. Tốc độ lớn tàu phải dừng máy từ xa, tốc độ nhỏ thì dừng máy gần hơn, hướng dòng chảy ngược với hướng gió cần dừng máy ở khoảng cách xa hơn so với hướng dòng chảy và gió cùng chiều. Sau khi dừng máy người điều khiển xử lý trớn tàu đến tiếp cận cầu, có thể phải sử dụng máy tới hoặc lùi, tùy thuộc trớn tàu sao cho khi mũi tàu đến ngang điểm cập lái trớn tới của tàu còn nhẹ, mũi tàu cách cầu khoảng 10÷20 mét theo chiều ngang. Giai đoạn tiếp cận cầu, sau khi mũi tàu vượt qua điểm cập lái tùy thuộc trớn tới còn lại của tàu, nếu trớn tới còn rất nhẹ thì tiến hành lấy hết lái sang phải, trường hợp trớn tới còn lớn thì tiến hành lùi máy phá trớn, do hiệu ứng bánh lái và chân 12 GV: Hồ Bá Thành
- Giáo Trình: Điều Động Tàu 2 vịt mũi tàu từ từ quay bên phải, tàu tiếp cận cầu bằng mũi, phía mũi tàu nhanh chóng đưa dây ném lên bờ. Giai đoạn làm dây cập cầu, nếu gió và dòng cùng chiều thì làm dây dọc mũi trước, trong trường hợp gió dòng chảy ngược chiều có thể làm dọc mũi hoặc dây chéo mũi trước tùy thuộc yếu tố nào mạnh hơn. Sau khi đưa được dây dọc mũi lên bờ, tàu nhanh chóng thu căng dây để đưa mũi tàu tiếp cận cầu. Để đưa lái tiếp cận cầu tàu tiến hành lấy hết lái ra mạn ngoài của cầu, do tác dụng của dòng nước vào bánh làm cho lái tàu từ từ ép và cầu. Nhanh chóng làm dây chéo lái, dây chéo mũi và lần lượt đưa các dây còn lại lên bờ. Việc điều chỉnh vị trí tàu tại cầu cảng bằng cách xông hoặc thu các dây chéo A mũi và dây chéo lái có thể sử dụng máy tàu hỗ trợ trong trường hợp 4 gió và dòng chảy mạnh. 5 Giai đoạn kết thúc, tàu tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc cầu, cố định các dây và làm các công 3 0 0 10 -20 việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… * Quy trình cập cầu Bước 1: Công tác chuẩn bị; Bước 2: Từ xa, ta tiến hành khiển đưa tàu đi ngược nước, mũi tàu hướng về điểm cần cập phía 2 trước điểm cập mũi tàu; 1 Bước 3: Dừng máy và xử lý trớn tàu; Bước 4: Dùng trớn tới tiếp cận cầu; Bước 5: Tiến hành làm dây Hình 1.8 - Cập cầu mạn phải khi gió và cập cầu; nước cùng chiều Bước 6: Tiến hành thu căng đều tất cả các dây buộc cầu, cố định các dây và làm các công việc khác như đặt chắn chuột, thu dọn dây, tắt tời, hạ cầu thang… 1.3.2. Cặp cầu khi gió thổi vuông góc từ bờ ra Điều động tàu vào cập cầu khi có ảnh hưởng của nước và gió thổi vuông góc từ bờ ra người ta phải điều động tàu với nước ngược để vào cầu. 13 GV: Hồ Bá Thành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình trang thiết bị điện tàu thủy - Chương 4
13 p | 349 | 132
-
Giáo trình trang thiết bị điện tàu thủy - Chương 5
7 p | 343 | 125
-
Bài giảng xây dựng cầu 2 P2
12 p | 220 | 94
-
Giáo trình Điều động tàu - ĐH Hàng hải
155 p | 330 | 88
-
Giáo trình An toàn lao động hàng hải - CĐ Nghề duyên hải
59 p | 305 | 83
-
Kết cấu tàu thủy tập 1 part 10
22 p | 222 | 66
-
Giáo trình điều động tàu part 2
16 p | 161 | 52
-
An toàn lao động máy, điện tàu thủy part 2
5 p | 213 | 48
-
Giáo trình đào tạo thuyền trưởng hạng ba môn Điều động tàu 2 - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
105 p | 150 | 33
-
Giáo trình động lực hơi nước tàu thủy part 3
22 p | 105 | 31
-
kết cấu và tính toán động cơ diezel tàu thủy (tập 2): phần 2
136 p | 83 | 12
-
Giáo trình điều khiển chạy tàu trên đường sắt part 3
21 p | 82 | 8
-
Giáo trình mô đun Kỹ thuật xung số (Nghề Điện tử công nghiệp - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
151 p | 42 | 6
-
Giáo trình An toàn lao động hàng hải (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
52 p | 29 | 6
-
giao thông kì diệu: phần 2
77 p | 30 | 5
-
Giáo trình Thiết bị hàng hải 2 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
143 p | 17 | 5
-
Giáo trình Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Điều khiển phương tiện đi ven biển
125 p | 17 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn