intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Một số vấn đề về đầu tư và dự án đầu tư xây dựng; nguồn vốn và thành phần vốn đầu tư; xây dựng thuyết minh dự án; cơ sở lý luận trong phân tích dự án đầu tư;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 -------- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LẬP VÀ PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Hoạt động đầu tư xây dựng là một trong những hoạt động quản lý kinh tế quan trọng của Nhà nước và là một hoạt động sản xuất - kinh doanh cơ bản của các doanh nghiệp. Để hoạt động đầu tư xây dựng có hiệu quả đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp và đồng bộ về đầu tư xây dựng, trong đó kiến thức về lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, chưa có tài liệu riêng phục vụ đào tạo về lập, phân tích dự án đầu tư xây dựng cho hệ Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế Xây dựng. Chính vì vậy, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã giao cho khoa Quản lý Xây dựng & Đô thị nghiên cứu biên soạn nội dung Giáo trình môn Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng dành cho hệ Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế Xây dựng. Giáo trình được trình bày thành 9 bài: - Bài 1: Một số vấn đề về đầu tư và dự án đầu tư xây dựng - Bài 2: Nguồn vốn và thành phần vốn đầu tư - Bài 3: Xây dựng thuyết minh dự án - Bài 4: Cơ sở lý luận trong phân tích dự án đầu tư - Bài 5: Phân tích hiệu quả tài chính - Bài 6: Phân tích an toàn tài chính - Bài 7: Phân tích rủi ro của dự án - Bài 8: Đánh giá các giải pháp thiết kế về mặt kinh tế - Bài 9: Phân tích kinh tế - xã hội dự án Giáo trình được viết phục vụ chủ yếu cho hệ đào tạo Cao đẳng chuyên ngành Kinh tế Xây dựng của trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Xin cảm ơn ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các tác giả của các tài liệu đã được dùng để biên soạn giáo trình này. Hà Nội, ngày ……tháng….năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. Lê Văn Hiếu - viết các Bài 1, 2, 3, 4, 5, 6. 2. ThS. Nguyễn Thị Thu Hường - viết các Bài 7,8,9. 2
  3. MỤC LỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Bài 1 : Một số vấn đề về đầu tư và dự án đầu tư xây dựng 6 1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư xây dựng 6 1.2. Phân loại đầu tư xây dựng 6 1.3. Quá trình đầu tư xây dựng 9 1.4. Các giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng 12 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 16 Yêu cầu về đánh giá 16 Ghi nhớ 16 Bài 2: Nguồn vốn và thành phần vốn đầu tư 17 2.1. Nguồn vốn đầu tư 17 2.2. Thành phần vốn đầu tư 17 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 23 Yêu cầu về đánh giá 23 Ghi nhớ 23 Bài 3: Xây dựng thuyết minh dự án 24 3.1. Căn cứ xác định sự cần thiết phải đầu tư 24 3.2. Lập chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng 26 3.3. Lựa chọn hình thức đầu tư 29 3.4. Lựa chọn địa điểm xây dựng 30 3.5. Lựa chọn công suất, phương án kỹ thuật 32 3.6. Lựa chọn giải pháp xây dựng 34 3.7. Lựa chọn phương án tổ chức quản lý 36 3.8. Dự trù kinh phí và phân tích dự án 40 3.9. Thảo luận nhóm 41 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 42 Yêu cầu về đánh giá 42 Ghi nhớ 42 Bài 4: Cơ sở lý luận trong phân tích dự án đầu tư 43 4.1. Hiệu quả và mục tiêu đầu tư 43 4.2. Chi phí, thu nhập và dòng tiền của dự án 49 3
  4. 4.3. Giá trị của tiền theo thời gian 52 4.4. Bài tập vận dụng 58 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 62 Yêu cầu về đánh giá 63 Ghi nhớ 63 Bài 5: Phân tích hiệu quả tài chính 64 5.1. Ý nghĩa, nội dung 64 5.2. Phương pháp dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh 65 5.3. Phương pháp dùng nhóm chỉ tiêu động 68 5.4. Bài tập vận dụng 78 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 83 Yêu cầu về đánh giá 84 Ghi nhớ 84 Bài 6: Phân tích an toàn tài chính 85 6.1. An toàn nguồn vốn 85 6.2. Phân tích theo điểm hoà vốn 85 6.3. Phân tích khả năng trả nợ và độ nhạy 87 6.4. Bài tập vận dụng 89 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 91 Yêu cầu về đánh giá 91 Ghi nhớ 91 Bài 7: Phân tích rủi ro của dự án 92 7.1 Khái niệm, phân loại 92 7.2. Nội dung phân tích 94 7.3. Phương pháp phân tích 96 7.4. Bài tập vận dụng 97 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 97 Yêu cầu về đánh giá 97 Ghi nhớ 97 Bài 8: Đánh giá các giải pháp thiết kế về mặt kinh tế 98 8.1 Phương pháp dùng chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với hệ chỉ tiêu bổ 98 sung 8.2. Phương pháp dùng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo để xếp hạng 99 phương án (Pattern) 8.3. Phương pháp giá trị - giá trị sử dụng 102 4
  5. 8.4. Bài tập vận dụng 104 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 105 Yêu cầu về đánh giá 107 Ghi nhớ 107 Bài 9: Phân tích kinh tế - xã hội dự án 107 9.1. Một số vấn đề về phân tích kinh tế - xã hội 107 9.2. Các chỉ tiêu lợi ích kinh tế - xã hội 112 9.3. Phương pháp phân tích kinh tế - xã hội 114 Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành 117 Yêu cầu về đánh giá 117 Ghi nhớ 117 Tài liệu tham khảo 118 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: LẬP VÀ PHÂN TÍCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Mã môn học: MH 14 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 2; + Môn học tiên quyết: Kinh tế và Quản trị kinh doanh xây dựng. - Tính chất: là môn học thuộc khối kiến thức chuyên môn chung. - Vai trò: là môn học giúp người học làm quen và hình thành kỹ năng cơ bản về lập và phân tích các dự án đầu tư xây dựng. Mục tiêu môn học Học xong môn học này người học sẽ có khả năng thực hiện được các công việc sau đây đối với dự đầu tư xây dựng nhóm C: - Kiến thức + Trình bày được một số vấn đề cơ bản về đầu tư và dự án đầu tư xây dựng: quá trình và nguồn vốn đầu tư, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo khả thi và báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; + Trình bày được phương pháp xây dựng nội dung thuyết minh dự án xây dựng; + Giải thích được chi phí, thu nhập của dự ánvà các công thức tính đổi tương đương giá trị của tiền theo thời gian; + Trình bày được hiệu quả, các chỉ tiêu đánh giá và mục tiêu đầu tư của dự án; + Trình bày được phương pháp phân tích tài chính và rủi ro của dự án; + Trình bày được phương pháp lựa chọn giải pháp thiết kế về mặt kinh tế; + Trình bày được một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án. - Kỹ năng + Lập được đề cương chi tiết thuyết minh dự án cho dự án đầu tư xây dựng; + Tính toán được giá trị của tiền theo thời gian trong quá trình đầu tư; + Thiết lập được dòng tiền của dự án đầu tư xây dựng; + Đánh giá được hiệu quả tài chính, an toàn tài chính đối với các dự án xây dựng; + Lựa chọn được giải pháp thiết kế về mặt kinh tế bằng chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo (phương pháp Pattern). - Năng lực tự chủ và trách nhiệm Cẩn thận, trung thực, tình thần trách nhiệm cao, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá dự án, hiểu biết pháp luật và chấp hành đúng quy định của pháp luật hiện hành khi thực hiện công tác chuyên môn. Nội dung của môn học: 6
  7. PHẦN I LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BÀI 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐTXD Mã Bài: B1 Giới thiệu: Bài “Một số vấn đề về đầu tư xây dựng” là bài học đầu tiên nằm trong môn học Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng. Bài học này sẽ trình bày những vấn đề chung nhất về đầu tư, dự án đầu tư xây dựng, các loại dự án xây dựng… Mục tiêu: -Trình bày được khái niệm và phân loại đầu tư xây dựng; -Trình bày được quá trình đầu tư xây dựng; -Liệt kê được công việc chủ yếu trong giai đoạn đầu tư xây dựng; -Trình bày được nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Nội dung chính: 1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư xây dựng 1.1.1. Khái niệm chung Đầu tư là hoạt động liên quan đến bỏ vốn để tạo ra các tài sản dưới dạng vật chất (nhà xưởng, máy móc thiết bị và vật tư) hay phi vật chất (mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay, xây dựng thương hiệu) sau đó vận hành các tài sản này nhằm mục đích sinh lợi dần hay thoả mãn một nhu cầu nhất định nào đó cho người bỏ vốn trong một thời gian nhất định trong tương lai. 1.1.2. Khái niệm đầu tư xây dựng Đầu tư xây dựng là một trong những loại hình chủ yếu của đầu tư, đó là 1 dạng đầu tư tài sản dưới dạng các công trình xây dựng. Đầu tư xây dựng công trình là hoạt động có liên quan đến bỏ vốn ở giai đoạn hiện tại nhằm tạo dựng ra TSCĐ là các công trình xây dựng để sau đó tiến hành khai thác công trình nhằm mục đích sinh lợi hay thỏa mãn nhu cầu của người đầu tư với một khoảng thời gian nhất định nào đó trong tương lai. 1.2. Phân loại đầu tư xây dựng Tuỳ theo các mục đích khác nhau, có thể phân loại đầu tư theo các tiêu thức khác nhau. Sau đây là các cách phân loại chính. 1.2.1. Theo đối tượng đầu tư Theo tiêu thức này, đầu tư bao gồm các loại: - Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất kinh doanh và các hoạt động văn hoá, khoa học, xã hội (nhà, xưởng, thiết bị, máy móc…); - Đầu tư tài chính bao gồm các hình thức như mua cổ phiếu, trái phiếu, cho vay lấy lãi, gửi tiết kiệm… 7
  8. 1.2.2. Theo chủ đầu tư - Chủ đầu tư là Nhà nước: chủ đầu tư này do nhà nước giao quyền quản lý sử dụng vốn nhà nước để thực hiện quá trình đầu tư xây dựng, ví dụ việc đầu tư để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội do vốn cấp từ ngân sách của Nhà nước…; - Chủ đầu tư là các thành phần kinh tế khác: doanh nghiệp, tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam… 1.2.3. Theo nguồn vốn đầu tư Theo tiêu thức này, đầu tư bao gồm các loại: - Đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước; - Đầu tư sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; - Đầu tư sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; - Đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác do Nhà nước quản lý; - Đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài gồm đầu tư trực tiếp FDI (Foreign Direct Invesment) và vốn vay ODA (Official Development Assistance); - Đầu tư sử dụng vốn khác bao gồm vốn tư nhân, vốn của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, của các cơ quan ngoại giao và các tổ chức quốc tế khác ở Việt Nam, sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. 1.2.4. Theo thời đoạn kế hoạch (thời gian) Theo tiêu thức này, đầu tư bao gồm các loại: - Đầu tư dài hạn thường cho các công trình chiến lược để đáp ứng các lợi ích dài hạn và đón đầu tình thế chiến lược; - Đầu tư trung hạn thường cho các công trình đáp ứng lợi ích trung hạn; - Đầu tư ngắn hạn cho các công trình lợi ích trước mắt. 1.2.5. Theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định - Đầu tư xây dựng mới: là đầu tư để xây dựng, mua sắm thiết bị và máy móc loại mới; - Đầu tư xây dựng mở rộng: là đầu tư mở rộng quy mô trên cơ sở dự án đã có làm tăng công suất hoạt động của dự án; - Đầu tư cho xây dựng để cải tạo, nâng cấp: là đầu tư làm tăng chất lượng trên cơ sở dự án đã có, từ đó tăng năng lực hoạt động và năng lực cạnh tranh sản phẩm của dự án; - Đầu tư xây dựng kết hợp các loại trên. 1.2.6. Theo quy mô và tính chất của dự án Tiêu thức phân loại này căn cứ theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. 8
  9. Ví dụ: theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại như sau: - Dự án quan trọng quốc gia; - Dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C. BẢNG 1-1. PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (Ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng) LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỔNG MỨC TT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ I DỰ ÁN QUAN TRỌNG QUỐC GIA 1. Theo tổng mức đầu tư: Dự án sử dụng vốn đầu tư công 10.000 tỷ đồng trở lên 2. Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: a) Nhà máy điện hạt nhân; b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ Không phân biệt chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ tổng mức đầu tư môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. II NHÓM A 1. Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt. 2. Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh. Không phân biệt II.1 3. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an tổng mức đầu tư ninh có tính chất bảo mật quốc gia. 4. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ. 5. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. 1. Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. 2. Công nghiệp điện. II.2 3. Khai thác dầu khí. Từ 2.0 tỷ đồng trở lên 4. Hóa chất, phân bón, xi măng. 5. Chế tạo máy, luyện kim. 6. Khai thác, chế biến khoáng sản. 9
  10. LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỔNG MỨC TT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ 7. Xây dựng khu nhà ở. 1. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2. 2. Thủy lợi. 3. Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật. 4. Kỹ thuật điện. 5. Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử. II.3 Từ 1.500 tỷ đồng trở lên 6. Hóa dược. 7. Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2. 8. Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2. 9. Bưu chính, viễn thông. 1. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. 2. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. II.4 Từ 1.000 tỷ đồng trở lên 3. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới. 4. Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3. 1. Y tế, văn hóa, giáo dục; 2. Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; II.5 3. Kho tàng; Từ 800 tỷ đồng trở lên 4. Du lịch, thể dục thể thao; 5. Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2. III NHÓM B III.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2 Từ 120 đến 2.300 tỷ đồng III.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3 Từ 80 đến 1.500 tỷ đồng III.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 Từ 60 đến 1.000 tỷ đồng III. 4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 Từ 45 đến 800 tỷ đồng IV NHÓM C IV.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2 Dưới 120 tỷ đồng IV.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3 Dưới 80 tỷ đồng IV.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 Dưới 60 tỷ đồng IV.4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 Dưới 45 tỷ đồng 1.3. Quá trình đầu tư xây dựng Quá trình đầu tư được xem xét theo các góc độ quản lí vĩ mô của Nhà nước, quản lí của các doanh nghiệp và góc độ một dự án đầu tư xây dựng. 1.3.1. Quá trình đầu tư theo góc độ Nhà nước Theo góc độ quản lí vĩ mô của Nhà nước quá trình đầu tư phải được giải quyết qua các bước sau đây: * Xác định định hướng kinh tế - chính trị nói chung và của từng thời kì đang xét 10
  11. nói riêng của đất nước. Đây là một bước rất quan trọng vì định hướng kinh tế - chính trị của Nhà nước như thế nào thì chiến lược đầu tư định hướng của Nhà nước sẽ như thế. Hiện nay, nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng này đang có ảnh hưởng quyết định đến chiến lược và hoạt động đầu tư trong toàn quốc. * Xác định chiến lược và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế - xã hội toàn diện của đất nước. Nhà nước phải xác định chiến lược, kế hoạch định hướng phát triển của các ngành kinh tế quốc dân và các lĩnh vực hoạt động văn hóa và xã hội, tiến hành quy hoạch phân vùng tổng thể theo lãnh thổ cho mọi hoạt động sản xuất, văn hóa và xã hội của đất nước. Các kết quả của bước này sẽ là cơ sở xuất phát để lập chiến lược và kế hoạch đầu tư cho toàn quốc. * Xây dựng chiến lược và kế hoạch tổng thể định hướng cho đầu tư. Nhà nước phải xây dựng chiến lược và kế hoạch định hướng về cơ cấu đầu tư theo các ngành sản xuất, các địa phương và vùng lãnh thổ và theo các thành phần kinh tế, chiến lược và kế hoạch về mô hình đầu tư kèm theo cách đi và tốc độ đầu tư, quy hoạch tổng thể lãnh thổ về đầu tư. * Xây dựng, hoàn thiện và bổ sung các luật pháp, chính sách và quy định có liên quan đến đầu tư. Nhà nước phải tạo nên khuôn khổ pháp lí cho hoạt động đầu tư, tạo môi trường kích thích các hoạt động đầu tư đi theo đúng phương hướng chung đã dự định của Nhà nước. * Hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức lập các dự án đầu tư. Ở bước này, dựa trên chiến lược và kế hoạch đầu tư của Nhà nước đã vạch ra, các doanh nghiệp tiến hành lập các dự án đầu tư cụ thể dưới sự hướng dẫn của Nhà nước. Sự hướng dẫn của Nhà nước ở đây, bên cạnh các chiến lược và kế hoạch đầu tư định hướng, còn được cụ thể hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng (Luật xây dựng số 50/2014/QH13; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP …) * Tổ chức thẩm định và duyệt các dự án đầu tư. Nhà nước phải tiến hành duyệt các dự án đầu tư theo các quy định cụ thể, nhất là đối với các dự án đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước. * Tổ chức kiểm tra và giúp đỡ các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư. Các cơ quan quản lí đầu tư và phát triển của Nhà nước phải tiến hành theo dõi việc thực hiện các dự án đầu tư không chỉ ở bước xây dựng các công trình, mà còn cả quá trình khai thác và vận hành dự án nhằm đảm bảo hoàn vốn và có lãi cho các dự án đầu tư. * Tổng kết rút kinh nghiệm. Ở bước này, các cơ quan quản lí đầu tư phải tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm thường kỳ việc thực hiện các dự án đầu tư, nhất là đối với các dự án đầu tư đã kết thúc. Trên cơ sở 11
  12. đó sẽ đưa ra các biện pháp khắc phục và điều chỉnh cần thiết đối với dự án đầu tư. 1.3.2. Quá trình đầu tư theo góc độ doanh nghiệp Theo góc độ quản lí kinh doanh tổng thể, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp phải được quyết định theo các bước sau: - Điều tra tình hình thị trường, nhất là nhu cầu sản phẩm của thị trường theo số lượng và chủng loại; - Xác định năng lực chủ quan của doanh nghiệp về mọi mặt, nhất là về công suất sản xuất và năng lực dịch vụ cần tăng thêm; - Xây dựng chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp, đặc biệt là chiến lược phát triển sản phẩm có liên quan đến đầu tư; - Xây dựng chiến lược đầu tư tổng thể theo các mặt hàng sản phẩm của doanh nghiệp định sản xuất, cũng như theo các giai đoạn của sản xuất - kinh doanh từ khâu mua sắm và cung ứng vật tư, khâu gia công chế biến và khâu tiêu thụ sản phẩm; - Lập dự án đầu tư và kế hoạch đầu tư cho từng dự án; - Tổ chức thực hiện dự án kèm theo các biện pháp kiểm tra điều chỉnh; - Tổng kết rút kinh nghiệm để áp dụng cho chu kì sản xuất tiếp theo. 1.3.3. Quá trình đầu tư dự án xây dựng Một dự án đầu tư xây dựng thường kéo dài nhiều năm. Theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về đầu tư xây dựng thì quá trình đầu tư xây dựng bao gồm: - Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Giai đoạn này được bắt đầu từ khi có ý tưởng đầu tư đến khi dự án đầu tư được phê duyệt, quyết định đầu tư. Giai đoạn này bao gồm một loạt các bước kể từ khâu nghiên cứu xác định sự cần thiết phải đầu tư, đến các khâu thăm dò khảo sát thị trường, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án để quyết định đầu tư. - Giai đoạn thực hiện đầu tư: Giai đoạn này được bắt đầu từ khi có quyết định đầu tư đến khi xây dựng xong công trình. Giai đoạn này bao gồm một loạt các bước kể từ khâu xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến các khâu khảo sát, thiết kế, lựa chọn nhà thầu thi công và cung ứng vật tư thiết bị, thi công xây dựng công trình. Thực chất của khâu này là phải hình thành hai loại tài sản của dự án, đó là tài sản cố định (nhà xưởng, máy móc thiết bị) và tài sản lưu động (dự trữ vật tư, tiền mặt …) để chuẩn bị đưa công trình vào hoạt động. - Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa dự án vào khai thác sử dụng: Quá trình đầu tư xây dựng không phải chỉ đơn giản bao gồm các giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện xây dựng xong công trình, mà còn phải kéo dài hàng chục năm để vận hành khai thác dự án. Giai đoạn này bao gồm một loạt các công việc từ khâu bàn giao công trình đến các khâu vận hành chạy thử, quyết toán vốn đầu tư, bảo hành, bảo trì công trình… 12
  13. 1.4. Các giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng 1.4.1. Tác dụng và yêu cầu của dự án đầu tư (DAĐT) 1.4.1.1. Khái niệm DAĐT a. Khái niệm chung - Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. - Về mặt nội dung: DAĐT là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu trong tương lai. b. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng Theo Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 01 tháng 7 năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, dự án đầu tư xây dựng được khái niệm như sau: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng, tùy theo quy mô và tính chất dự án, dự án được thể hiện thông qua: Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng; Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Như vậy, một DAĐT bao gồm 4 thành phần chính: - Mục tiêu của dự án: thể hiện ở 2 mức: + Mục tiêu phát triển: thể hiện ở sự đóng góp của DAĐT vào việc thực hiện các mục tiêu chung của một quốc gia. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích dự án mang lại cho nền kinh tế xã hội. + Mục tiêu trực tiếp của chủ đầu tư: đó là các mục tiêu cụ thể cần đạt được của việc thực hiện dự án. Mục tiêu này được thực hiện thông qua những lợi ích tài chính mà chủ đầu tư thu được từ dự án. - Các kết quả: Đó là những kết quả cụ thể, có thể định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau của DAĐT. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện được các mục tiêu của DAĐT. - Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc những hành động được thực hiện trong DAĐT để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo thành kế hoạch làm việc của DAĐT. - Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành các hoạt động của DAĐT. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cần cho dự án. 13
  14. 1.4.1.2. Tác dụng của DAĐT Dự án đầu tư không những là tài liệu quan trọng đối với chủ đầu tư mà còn là tài liệu rất cần thiết đối với Nhà nước và các định chế tài chính, cụ thể: - Đối với Nhà nước và các định chế tài chính: DAĐT là cơ sở để thẩm định và ra quyết định đầu tư, quyết định tài trợ vốn cho dự án. - Đối với chủ đầu tư: + DAĐT là căn cứ quan trọng nhất để quyết định bỏ vốn đầu tư; + DAĐT là cơ sở để xin phép được đầu tư (hoặc được ghi vào kế hoạch đầu tư) và cấp giấy phép hoạt động; + DAĐT là cơ sở để xin được nhập khẩu máy móc thiết bị, xin hưởng các khoản ưu đãi trong đầu tư; + DAĐT là phương tiện để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh; + DAĐT là phương tiện thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn; + DAĐT là căn cứ quan trọng để xem xét giải quyết các mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên tham gia liên doanh, giữa liên doanh và Nhà nước Việt nam. Đây cũng là cơ sở pháp lý để xét xử khi có tranh chấp giữa các bên. 1.4.1.3. Yêu cầu đối với DAĐT xây dựng Dự án đầu tư xây dựng không phân biệt các loại nguồn vốn sử dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau: - Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai địa phương nơi có dự án đầu tư xây dựng; - Có phương án công nghệ và phương án thiết kế phù hợp; - Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng công trình, phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; - Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; - Tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan. 1.4.2. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng Lập DAĐT là một bước của quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng. Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng để xem xét, đánh giá hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án, trừ các trường hợp: - Công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo; 14
  15. - Công trình xây dựng có quy mô nhỏ (ví dụ theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ, công trình có quy mô nhỏ là công trình có tổng vốn đầu tư < 15 tỷ không bao gồm tiền sử dụng đất) và các công trình khác do chính phủ quy định; - Công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ. Việc lập DAĐT xây dựng công trình phải tuân theo quy định, gồm: - Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư XD; - Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư XD hoặc lập Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật đầu tư XD. * Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư XD Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng công trình để thông qua về chủ trương đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư chỉ phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Nội dung của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư XD bao gồm: - Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng; - Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng; - Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên; - Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp; - Dự kiến thời gian thực hiện dự án; - Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn, khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có), xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án. 1.4.3. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư XD Ở bước này, nội dung nghiên cứu cũng tương tự như ở giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư XD nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chính xác hơn. Mọi khía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đến yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứu. Xem xét tính vững chắc về hiệu quả của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu tố bất định và đưa ra các biện pháp tác động đảm bảo cho dự án có hiệu quả. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư XD có thể chia ra làm hai nội dung chính: phần thiết kế cơ sở và các nội dung khác (phần thuyết minh chung). * Phần thiết kế cơ sở Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau: 15
  16. - Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng; - Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có); - Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng; - Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình; - Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ; - Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở. * Các nội dung khác (phần thuyết minh chung) gồm: - Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng; - Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường; - Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác; - Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án; - Các nội dung khác có liên quan. 1.4.4. Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư XD Trong trường hợp công trình sử dụng cho mục đích tôn giáo hoặc công trình có vốn đầu tư nhỏ (ví dụ theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ là công trình có tổng vốn đầu tư < 15 tỷ không bao gồm tiền sử dụng đất) và công trình khác do Chính phủ quy định thì chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư XD. Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư XD bao gồm: - Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ (nếu có) và dự toán xây dựng. - Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng công trình; - Địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất; - Quy mô, công suất; 16
  17. - Cấp công trình; - Giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường; - Bố trí kinh phí thực hiện xây dựng công trình; - Thời gian xây dựng; - Hiệu quả đầu tư xây dựng công trình. Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành Câu 1. Trình bày khái niệm đầu tư và đầu tư xây dựng? Câu 2. Nêu các cách phân loại dự án đầu tư xây dựng? Câu 3. Lấy ví dụ để áp dụng vào bảng phân loại dự án theo quy mô và tính chất? Câu 4. Vẽ sơ đồ mô tả quá trình đầu tư theo góc độ doanh nghiệp? Câu 5. Lấy ví dụ các công việc trong từng giai đoạn của quá trình đầu tư dự án xây dựng? Câu 6. Trình bày tác dụng và yêu cầu của dự án đầu tư xây dựng? Câu 7. Liệt kê các nội dung chính trong Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật đầu tư xây dựng? Yêu cầu về đánh giá Người học cần trả lời trước các câu hỏi và làm các bài tập thực hành được giao: - Kiếm tra thường xuyên dưới 30 phút; - Hình thức: tự luận; - Hệ số: 1; - Nội dung: kiểm tra trong phạm vị ”Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành”. Ghi nhớ Người học cần ghi nhớ các nội dung sau đây: - Các khái niệm về đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng; - Sáu cách phân loại dự án, đặc biệt là cách phân loại theo quy mô và tính chất dự án; - Các công việc chủ yếu nằm trong ba giai đoạn của quá trình đầu tư dự án. 17
  18. BÀI 2 NGUỒN VỐN VÀ THÀNH PHẦN VỐN ĐẦU TƯ Mã Bài: B2 Giới thiệu: Bài “ Nguồn vốn và thành phần vốn đầu tư” là bài học thứ hai nằm trong môn học Lập và phân tích dự án đầu tư xây dựng. Bài học này sẽ giới thiệu và trình bày những vấn đề liên quan đến nguồn vốn thực hiện dự án, thành phần và phương pháp xác định vốn đầu tư cho dự án xây dựng. Mục tiêu: - Trình bày được các nguồn vốn đầu tư của dự án; - Giải thích được các thành phần chi phí và công thức xác định tổng mức đầu tư xây dựng; - Liệt kê được các chi phí và phương pháp xác định dự toán xây dựng công trình; Nội dung chính: 2.1. Nguồn vốn đầu tư 2.1.1. Nguồn vốn Nhà nước - Vốn ngân sách Nhà nước; - Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; - Vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp nhà nước; - Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh; - Các nguồn vốn khác do Nhà nước quản lý. - Do cấp tỉnh, huyện huy động; - Do xã huy động. 2.1.2. Nguồn vốn ngoài kinh tế nhà nước - Vốn của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh; - Vốn của dân. 2.1.3. Nguồn vốn nước ngoài - Do Nhà nước vay của nước ngoài, vốn viện trợ quốc tế kể cả vốn ODA (Official Development Assistance); - Vốn đầu tư trực tiếp FDI (Foreign Direct Invesment); - Vốn đầu tư của các cơ quan tổ chức ngoại giao và tổ chức quốc tế khác. 2.2. Thành phần vốn đầu tư Theo Nghị định số 32/2015/NĐ - CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, vốn đầu tư xây dựng gồm tổng mức đầu tư xây dựng và dự toán xây dựng công trình. 2.2.1. Tổng mức đầu tư xây dựng 2.2.1.1. Khái niệm 18
  19. * Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng: là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với phương án thiết kế sơ bộ và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng gồm các khoản mục chi phí như tổng mức đầu tư xây dựng. * Tổng mức đầu xây dựng: là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá. 2.2.1.2. Nội dung các chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng - Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (GBT, TĐC) bao gồm: chi phí bồi thường đất, nhà, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường khác theo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phí tổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng (nếu có); chi phí trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng (nếu có) và các chi phí có liên quan khác. - Chi phí xây dựng (GXD) bao gồm: chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặt bằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công. - Chi phí thiết bị (GTB) bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác. - Chi phí quản lý dự án (GQLDA) bao gồm: các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) bao gồm: chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dựng công trình và các chi phí tư vấn khác liên quan. - Chi phí khác (GK) bao gồm: + Chi phí hạng mục chung: chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến và ra khỏi công trường, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo vệ môi trường, chi phí hoàn trả mặt bằng, chi phí thí nghiệm vật liệu... + Chi phí khác còn lại: chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng; chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình; chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư... 19
  20. - Chi phí dự phòng (GDP) bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. 2.2.1.3. Phương pháp xác định a. Sơ bộ tổng mức đầu tư: Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng của dự án được ước tính trên cơ sở quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án và suất vốn đầu tư. Trường hợp chưa đủ điều kiện xác định quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ theo phương án thiết kế sơ bộ của dự án hoặc đã xác định được nhưng chưa có dữ liệu suất vốn đầu tư xây dựng công trình được công bố, sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở dữ liệu chi phí của các dự án tương tự về loại, cấp công trình, quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ đã và đang thực hiện và điều chỉnh, bổ sung những chi phí cần thiết khác. Cách xác định cụ thể tại phương pháp thứ 2 mục d (phương pháp xác định tổng mức đầu tư xây dựng). b. Tổng mức đầu tư xây dựng: * Phương pháp xác định từ khối lượng tính theo thiết kế cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án. Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được tính theo công thức: VTM = GBT, TĐC + GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1) Trong đó: + VTM: tổng mức đầu tư xây dựng của dự án; + GBT, TĐC: chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; + GXD: chi phí xây dựng; + GTB: chi phí thiết bị; + GQLDA: chi phí quản lý dự án; + GTV: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; + GK: chi phí khác; + GDP: chi phí dự phòng. - Xác định chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (GBT, TĐC) được xác định theo khối lượng phải bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án và các qui định hiện hành của nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa phương nơi xây dựng công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành. - Xác định chi phí xây dựng Chi phí xây dựng của dự án (GXD) bằng tổng chi phí xây dựng của các công trình, hạng mục công trình thuộc dự án được xác định theo công thức sau: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2