intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

161
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh có kết cấu gồm 5 chương. Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 giáo trình sau đây với nội dung chương 4 - Phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, chương 5 - Phân tích tình hình tài chính. Tham khảo nội dung giáo trình để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh: Phần 2

  1. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN Chương IV gồm năm nội dung: 4.1. Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp 4.2. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp 4.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận. 4.4. Phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh 4.5. Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về những vấn đề chung nhất của phân tích tình hình tiêu thụ và tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và tình hình lợi nhuận. Mặt khác học viên cũng nắm được các chỉ tiêu về lợi nhuận, phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận, phương pháp phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Ý nghĩa và nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ và tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp - Trình bày phương pháp phân tích khái quát tình hình tiêu thụ và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ - Trình bày phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng - Trình bày phương pháp phân tích thời hạn tiêu thụ. - Trình bày các nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp - Trình bày phương pháp phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Trình bày phương pháp phân tích điểm hoà vốn trong kinh doanh 4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ. 4.1.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích . Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn để 100
  2. tiến hành tái sản xuất mở rộng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời có tiêu thụ được sản phẩm mới chứng tỏ được năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện kết quả của công tác nghiên cứu thị trường… Như vậy tình hình tiêu thụ sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu kết quả kinh doanh và điều kiện tồn tại của doanh nghiệp. Sau quá trình tiêu thụ, Doanh nghiệp không những thu hồi được tổng số chi phí có liên quan đến việc chế tạo và tiêu thụ sản phẩm mà còn thực hiện được giá trị lao động thặng dư, đây là nguồn quan trọng nhằm tích luỹ vào ngân sách, vào các quỹ doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Do vậy ý nghĩa của phân tích quá trình tiêu thụ đó là cung cấp cho các nhà quản trị biết được tình hình tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ để có thể điều chỉnh kế hoạch thu mua, kế hoạch sản xuất cho phù hợp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tiếp tục khai thác thị trường để tăng khối lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao uy tín cho doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm. Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ bao gồm: - Đánh giá đúng đắn tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ. - Tìm ra những nguyên nhân và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tiêu thụ. - Đề xuất các biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cả về mặt số lượng lẫn chất lượng. 4.1.2. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ để thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó. Mục đích của việc phân tích là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đạt ở mức nào, từ đó có kế hoạch điều chỉnh sản xuất thu mua để giảm bớt hàng tồn kho và có biện pháp khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ. Chỉ tiêu phân tích thường là khối lượng bán ra của các mặt hàng, thể hiện qua thước đo giá trị hoặc thước đo hiện vật. * Cách thức phân tích. 101
  3. Sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để đánh giá khái quát tình hình tiêu thụ. - Đánh giá kết quả tiêu thụ bằng hiện vật: Xác định khối lượng hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Khối Khối lượng Khối Khối lượng lượng sản sản phẩm , lượng sản sản phẩm , phẩm , hàng hoá = phẩm , + hàng hoá sản - hàng hoá tiêu thụ hàng hoá xuất (thu tồn cuối trong kỳ tồn đầu kỳ mua) trong kỳ kỳ Hình thức này có ưu điểm là thể hiện cụ thể khối lượng hàng hoá tiêu thụ từng sản phẩm, từng mặt hàng chủ yếu trong kỳ phân tích nhưng không thể tổng hợp được để đánh giá chung toàn doanh nghiệp. - Đánh giá kết quả tiêu thụ bằng giá trị Gọi K là tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch khối lượng hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Q1i Poi k = x 100 Q0i Poi Trong đó: Q0i, Q1i: khối lượng hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch, thực hiện. Poi: giá bán kế hoạch. Nếu K > 100%: Doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. (thành tích) Nếu K < 100%: Doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. + Mức chênh lệch tuyệt đối:  Q1i Poi - Qoi Poi Ví dụ 4.1: Tài liệu tại 1 doanh nghiệp trong kỳ như sau: I. Số lượng sản phẩm tồn kho và sản xuất trong kỳ(tấn): Sản Tồn đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ phẩm KH TH KH TH KH TH A 4.000 3.000 80.000 45.000 4.000 4.000 B 10.000 1.000 56.000 66.000 1.700 0 C 3.000 8.000 30.000 30.000 3.000 0 102
  4. II. Tài liệu về giá bán của từng mặt hàng (1.000đ) Sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm KH TH A 4 4,2 B 3 3,6 C 2 2.4 Yêu cầu: Đánh giá khái quát tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Hướng dẫn giải: - Sử dụng thước đo hiện vật để đánh giá kết quả tiêu thụ của sản phẩm trong kỳ về số tuyệt đối và số tương đối : Xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ theo công thức sau:. Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng sản phẩm sản phẩm sản phẩm = sản phẩm + - tiêu thụ sản xuất tồn cuối tồn đầu kỳ trong kỳ trong kỳ kỳ Ta có số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ: Sản Số lượng sản phẩm Chênh lệch phẩm tiêu thụ trong kỳ KH TH  % A 80.000 44.000 -36.000 - 45% B 64.300 67.000 2.700 4,2% C 30.000 38.000 8.000 26,7% - Sử dụng thước đo giá trị để đánh giá kết quả tiêu thụ của các sản phẩm trong doanh nghiệp Gọi K là tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch khối lượng hàng hoá, sản phẩm tiêu thụ trong kỳ. Q1i Poi K = x 100 Q0i Poi 103
  5. 44.000 4  67.000 3  38.000 2 =  100% = 79,07% 80.000 4  64.300 3  30.000 2 Mức chênh lệch tuyệt đối: M   Q1i Poi - Qoi Poi = 453.000 – 572.900 = 119.900 (ngđ) Vậy K = 79,07% < 100% => Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm, cụ thể doanh thu giảm 119.900 nghìn đồng, giảm 20.93%, đây là khuyết điểm của doanh nghiệp, để thấy rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình trên ta cần phân tích từng loại sản phẩm. - Sản phẩm A: Không hoàn thành đúng kế hoạch tiêu thụ, cụ thể là giảm 36.000 sản phẩm, giảm 45% so với kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu là do mức dự trữ đầu kỳ không đảm bảo (giảm 1.000 sản phẩm ) và do doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch sản xuất trong kỳ, cụ thể sản xuất trong kỳ giảm (giảm 35.000 sản phẩm ) do đó dẫn đến tiêu thụ giảm. Doanh nghiệp cần kiểm tra lại khâu sản xuất từ đó có biện pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đã đề ra. - Sản phẩm B: Đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, cụ thể tăng 2.700 sản phẩm, tăng 4,2%. Mặc dù dự trữ đầu kỳ không đảm bảo (giảm 9.000 sản phẩm ) nhưng do doanh nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất trong kỳ (tăng 10.000 sản phẩm ), nên đã đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong kỳ. - Sản phẩm C: Đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ, cụ thể tăng 8.000 sản phẩm, tăng 26,7 %. Doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch sản xuất đề ra nhưng do mức dự trữ đầu kỳ quá cao, tăng 5.000 sản phẩm, vì thế doanh nghiệp không thực hiện được dự trữ cuối kỳ. Tình hình này là biểu hiện không tốt, mất cân đối giữa sản xuất, dự trữ và tiêu thụ. 4.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ. Tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, có thể khái quát các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ thành 3 nhóm cơ bản sau: - Các nguyên nhân thuộc về bản thân Doanh nghiệp. - Các nguyên nhân thuộc về khách hàng. 104
  6. - Các nguyên nhân thuộc về chính sách kinh tế của Nhà nước và những nguyên nhân khác * Nhóm 1: Các nguyên nhân thuộc về bản thân Doanh nghiệp. - Khối lượng hàng hoá, sản phẩm tung ra thị trường bằng nguyên nhân này cần phải nghiên cứu kỹ nhu cầu của thị trường để từ đó đưa ra khối lượng phù hợp. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần tính toán đến khâu dự trữ và sản xuất (thu mua) sản phẩm hàng hoá. Khối Khối lượng Khối Khối lượng lượng sản sản phẩm, lượng sản sản phẩm, phẩm, hàng hoá = phẩm, + hàng hoá - hàng hoá tiêu thụ hàng hoá sản xuất tồn cuối trong kỳ tồn đầu kỳ trong kỳ kỳ Bằng phương pháp liên hệ cân đối, có thể phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp. Trên cơ sở đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, cần kiến nghị những biện pháp đảm bảo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp tiến hành liên tục. - Chất lượng sản phẩm hàng hoá và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Chất lượng của sản phẩm Doanh nghiệp ở mức độ như thế nào, có thể so sánh với chất lượng sản phẩm tương đương của những Doanh nghiệp khác. Chất lượng sản phẩm hàng hoá như là một cái lõi của chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường. Đồng thời, chính chất lượng sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp ra thị trường quyết định uy tín của doanh nghiệp trên thương. - Giá bán sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp: Giá bán cuả sản phẩm đã phù hợp với thu nhập của từng vùng khách hàng chưa. Giá bán sản phẩm là một nhân tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ (xét cả về mặt giá trị và hiện vật), ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá bán tăng lên làm doanh thu tăng lên trong điều kiện giả định khối lượng sản phẩm bán ra không thay 105
  7. đổi. Tuy nhiên cần lưu ý rằn, khi giá bán tăng lên không những khối lượng sản phẩm bán ra sẽ giảm do nhu cầu giảm, một khi thu nhập của người tiêu dùng không tăng, mức độ tăng giảm của khối lượng sản phẩm tiêu thụ còn phụ thuộc vào mức đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của hàng hoá, giá trị sử dụng hàng hoá. Những sản phẩm thiết yếu cho tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi ít phụ thuộc vào giá cả. Ngược lại những sản phẩm hàng hoá cao cấp, xa xỉ, khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ giảm nếu giá tăng lên. Vì vậy doanh nghiệp cần quyết định khối lượng sản phẩm tiêu thụ và giá cả như thế nào cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. - Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề hết sức phong phú và đa dạng, đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp hết sức linh hoạt và năng động. Tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố: tăng cường quảng cáo, nghiên cứu xem các phương thức quảng cáo, tiếp thị của Doanh nghiệp đã đến với khách hàng chưa, đã thực sự thu hút khách hàng hay chưa, tăng cường điều tra nhu cầu thị trường, thăm dò và phát triển thị trường, cải tiến mẫu mã, tăng cường khuyến mãi, cải tiến phương thức bán hàng, phong cách phục vụ bán hàng, phương thức thanh toán, nâng cao nghiệp vụ bán hàng cho nhân viên bán hàng…Ngoài ra cần xem xét các vấn đề như: nhịp điệu cung cấp hàng hoá, tính chất kịp thời của việc cung cấp hàng hoá trên thị trường. * Nhóm 2: Các nguyên nhân thuộc về khách hàng (người mua). Những nguyên nhân thuộc về khách hàng ảnh hưởng không ít đến tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, khách hàng có thể coi là bà hoàng của sản xuất, khách hàng là thượng đế. Vì vậy, nếu không tiêu thụ được sản phẩm thì không thể có quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Khách hàng có thể tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp dưới góc độ sau đây: - Nhu cầu (tự nhiên hay mong muốn): Sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường đã đáp ứng được những đối tượng khách hàng nào? Và đây là nhu cầu tự nhiên hay mong muốn. - Thu nhập của khách hàng: đây là một yếu tố hết sức quan trọng. Bởi vì sự thoả mãn mọi nhu cầu là hoàn toàn phụ thuộc vào mức thu nhập. 106
  8. - Phong tục, tập quán, thị hiếu của khách hàng: Sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường, có thể không phù hợp với đối tượng người tiêu dùng ở địa phương này, vùng này, nhưng lại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người vùng kia, địa phương khác. Trong ba yếu tố trên, mức thu nhập là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, từ đó ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp. Nội dung phân tích những nguyên nhân thuộc về người mua là xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu và thu nhập. * Nhóm 3: Các nguyên nhân thuộc về chính sách kinh tế của Nhà nước và những nguyên nhân khác Nhà nước có thể thay đổi các chính sách kinh tế tài chính ảnh hưởng tới việc tiêu thụ của doanh nghiệp thông qua các công cụ tài chính như: + Điều chỉnh thuế xuất khẩu, nhập khẩu. + Điều chỉnh giá cả một số mặt hàng + Tiến hành bảo hộ những lĩnh vực cần thiết. Ngoài ra các yếu tố khác như: chính trị, chiến tranh, thiên tai hoả hoạn cũng ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp. Đối với phạm vi doanh nghiệp đây là những nhân tố khách quan. 4.1.4. Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng. Cách phân tích này thường được áp dụng ở những Doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng theo kế hoạch. * Mục đích phân tích: Phân tích tình hình tiêu thụ không chỉ dừng ở việc đánh giá tình hình tiêu thụ về mặt khối lượng mà phải phân tích tình hình thực hiện kế hoạch theo từng mặt hàng. Bởi vì doanh nghiệp không làm tốt kế hoạch tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. * Nguyên tắc phân tích: Không được lấy giá trị mặt hàng tiêu thụ vượt mức bù cho giá trị những mặt hàng không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. * Phương pháp phân tích: - Cách phân tích này thường được tiến hành đồng thời theo 2 tiêu thức: + Sử dụng thước đo hiện vật để so sánh khối lượng tiêu thụ thực tế so với khối lượng tiêu thụ kế hoạch của từng mặt hàng cụ thể. + Sử dụng thước đo giá trị để xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng được tính chung cho các mặt sản phẩm. 107
  9. Gọi K’ là tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng được tính chung cho các mặt sản phẩm. Ta có: Q'i Poi K' = x 100 Qoi Poi Trong đó: K’: Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng được tính chung cho các sản phẩm. Q’i: khối lượng tiêu thụ thực tế trong giới hạn kế hoạch (Q’i  Qoi). (Nếu Q’i  Q0=> lấy Q’i = Q0 Nếu Q’i < Q0=> lấy Q’i = Q1) Poi : Đơn giá bán kế hoạch. K’ = 100% => Doanh nghiệp đã hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng. K’ < 100% => Doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng. Từ đây ta nhận xét về mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng và đưa ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng. Ví dụ: 4.2: Căn cứ vào tài liệu sau phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng. Số lượng sản phẩm tiêu Sản Đơn giá bán kế thụ phẩm hoạch (1.000đ) Kế hoạch Thực tế A 100 110 1.000 B 300 280 2.000 C 200 150 1.500 Hướng dẫn giải: - Sử dụng thước đo hiện vật để so sánh khối lượng tiêu thụ thực tế so với khối lượng tiêu thụ kế hoạch của từng mặt hàng cụ thể. 108
  10. Số lượng sản phẩm Chênh lệch Sản phẩm tiêu thụ trong kỳ KH TH  % A 100 110 10 10% B 300 280 -20 -6,67% C 200 150 -50 -25% - Sử dụng thước đo giá trị để xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng được tính chung cho các mặt sản phẩm. Gọi K’ là tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng được tính chung cho các mặt sản phẩm. Ta có: Q 'i Poi K’ = x 100 Qoi Poi = 100  1.000  280  2.000  150  1.500  100 = 88,5% 100  1.000  300  2.000  200  1.500 K’ = 88,5% < 100% Như vậy doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do sản phẩm B, C không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ. Các nguyên nhân ảnh hưởng tới việc không thực hiện được kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng: + Về tư tưởng: chưa xác định đúng vai trò của kế hoạch này, còn chạy theo các sản phẩm có lãi cao, chưa chú ý đúng mức tới các sản phẩm khác… + Về năng lực sản xuất và tiêu thụ: chưa đầu tư được mày móc thiết bị trong sản xuất, đồng thời chưa chú tâm đến việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm …. + Các nguyên nhân khách quan khác như: sự thay đổi chính sách tài chính, sự biến động môi trường kinh doanh trong và ngoài nước…. 4.1.5. Phân tích thời hạn tiêu thụ * Mục đích phân tích : Thời hạn tiêu thụ là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp trao quyền sở hữu cũng như quyền sử dụng cho khách hàng cho đến khi doanh nghiệp thu tiền về. 109
  11. Do vậy tiêu thụ kịp thời cho phép doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao uy tín cho doanh nghiệp trên thị trường. Ngoài ra tiêu thụ kịp thời đảm bảo cung cấp cho đủ lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu cho các đơn vị khác cũng như người tiêu dùng làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển nhịp nhàng cân đối. Vì vậy cần thiết phải phân tích thời hạn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. * Cách phân tích. - Bước 1: So sánh thời gian giao hàng thực tế với thời gian giao hàng theo kế hoạch hoặc thời gian ghi ở hợp đồng kinh tế theo từng đợt, để từ đó thấy được tính kịp thời của việc thu hồi các khoản công nợ trong quá trình bán hàng. - Bước 2: So sánh số lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá giao cho khách hàng giữa thực tế với hợp đồng đã ký kết theo từng đợt giao hàng. - Bước 3: Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến việc vi phạm thời hạn tiêu thụ để từ đó đưa ra các biện pháp đẩy nhanh thời hạn tiêu thụ, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, vừa giảm bớt tình hình vốn bị chiếm dụng. Nguyên nhân ở đây có thể là: do tổ chức sản xuất, tiêu thụ, do khách hàng không nhận, do chủ phương tiện vận tải không thực hiện dúng hợp đồng…vv) 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN 4.2.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ phân tích Trong nền kinh tế thị trường mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến mục tiêu lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng với các khoản chi phí trong kỳ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như: lao động, vật tư, tài sản cố định… Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xí nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế lợi tức, trên cơ sở đó giúp nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội. Một bộ phận lợi nhuận khác, được để lại doanh nghiệp 110
  12. thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy lợi nhuận là một chỉ tiêu thể hiện sự tồn tại, phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, hiệu quả sử dụng vốn và để đưa ra các kế hoạch sản xuất cho kỳ tới, nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm: + Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. + Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận. + Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. 4.2.2. Các nguồn hình thành lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phong phú và đa dạng nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều nguồn. Hiểu rõ nội dung, đặc điểm của từng bộ phận là cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau: - Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính. - Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác. a. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là bộ phận lợi nhuận chiểm tỷ trọng lớn trong toàn bộ lợi nhuận của Doanh nghiệp. Đây cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi…là 111
  13. điều kiện tiền đề để không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định theo công thức sau: Lợi Chi nhuận từ Doanh Các Giá Chi phí hoạt thu bán khoản vốn phí quản động sản = hàng và - giảm trừ - hàn - bán - lý xuất cung cấp doanh g hàn doanh kinh dịch vụ thu bán g nghiệ doanh p Doanh thu Doanh thu về Các thuần về bán = bán hàng và - khoản hàng và cung cung cấp dịch giảm trừ cấp dịch vụ vụ doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Giá vốn gộp = thuần - hàng bán Lợi nhuận Lợi Chi phí bán hàng và thuần = nhuận - quản lý doanh nghiệp gộp - Các khoản giảm trừ bao gồm: + Chiết khấu thương mại. + Giảm giá hàng bán. + Hàng bán bị trả lại. + Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Chiết khấu thương mại: Là khoản tiền Doanh nghiệp thưởng cho người mua khi người mua, mua hàng một lần với khối lượng lớn hoặc mua một khối lượng lớn trong thời gian ngắn. Chiết khấu thương mại khác với chiết khấu thanh toán: Chiết khấu thanh toán là khoản tiền Doanh nghiệp thưởng cho người mua khi mua, thanh toán trước hạn quy định. 112
  14. Giảm giá hàng bán: Là số tiền Doanh nghiệp giảm giá cho khách hàng ngoài hoá đơn do chất lượng hàng không đảm bảo theo hợp đồng đã ký kết. Hàng bán bị trả lại: Là số tiền Doanh nghiệp trả lại cho người mua khi hàng đã được chấp nhận tiêu thụ nhưng do chất lượng hàng không đảm bảo nên đã bị người mua trả lại hàng cho Doanh nghiệp. b. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa các khoản thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính được xác định theo công thức sau: Lợi nhuận từ Doanh thu từ hoạt Chi phí từ hoạt hoạt động tài = - động tài chính động tài chính chính Theo chế độ kế toán hiện nay ở nước ta, thu nhập tài chính bao gồm: + Lãi được phân chia từ hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. + Lãi thu được do hoạt động cho thuê tài sản, cho thuê cơ sở hạ tầng, nhượng bán bất động sản. + Lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. + Lợi nhuận thu được do hoạt động cho vay vốn. + Lợi nhuận thu được do chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng. + Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. + Lợi nhuận thu được do bán ngoại tệ, các khoản chiết khấu được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp do thanh toán trước hạn, … Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: + Lỗ gánh từ tham gia liên doanh. + Chi phí phát sinh trong quá trình góp vốn tham gia liên doanh. + Lỗ do nhượng bán chứng khoán, do mua bán ngoại tệ. + Chi phí lãi vay ngân hàng. + Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. + Các khoản giảm giá thực sự từ đầu tư tài chính. + Khấu hao TSCĐ cho thuê hoạt động. 113
  15. + Giá gốc bất động sản khi nhượng bán và các khoản chi phí tài chính khác. c. Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hay khách quan mang tới. Lợi nhuận khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động khác được xác định theo công thức sau: . Lợi nhuận khác = Doanh thu khác - Chi phí khác - Các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp bao gồm: + Các khoản thu do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. + Thu tiền nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. + Thu tiền bảo hiểm bồi thường. + Thu từ các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoãn lại. + Thu từ quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp + Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ. + Thu các khoản nợ không xác định được chủ. + Các khoản thu nhập kinh doanh của năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…. Các khoản thu trên sau khi trừ các khoản tổn thất (thuế phải nộp, chi phí khác…)có liên quan sẽ là lợi nhuận khác của doanh nghiệp 4.2.3. Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp . Phân tích chung tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp được tiến hành như sau: - Đánh giá sự biến động lợi nhuận toàn doanh nghiệp giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch hay giữ kỳ này với kỳ khác nhằm thấy được khái quát tình hình lợi nhuận và nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng tình hình biến động lợi nhuận trên. - Phân tích từng bộ phận lợi nhuận (Lợi nhuận sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác). 114
  16. Trên cơ sở đánh giá, phân tích cần xác định đúng đắn những nhân tố ảnh hưởng và kiến nghị những biện pháp nhằm không ngừng nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp. 4.2.4. Phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của Doanh nghiệp. Do vậy Doanh nghiệp thường xuyên phân tích lợi nhuận của bộ phận này để đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch. Phân tích tình hình lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm là xem xét sự biến động của bộ phận lợi nhuận này, đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động đó. Việc phân tích tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tiến hành đối với lợi nhuận gộp hoặc đối với lợi nhuận thuần tuỳ theo yêu cầu quản lý. a) Phân tích chỉ tiêu lãi gộp: Trình tự phân tích chỉ tiêu lãi gộp của doanh nghiệp được tiến hành theo các bước sau đây: - Xác định và tính chỉ tiêu lãi gộp của doanh nghiệp : Doanh thu bán hàng Các khoản giảm Giá vốn Lãi gộp = - - hoặc cung cấp dịch vụ trừ doanh thu hàng bán n Lg   Qi .( Pi  C gi  Z i ) i 1 Trong đó: Lg: Lãi gộp. Qi: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Pi: Giá bán đơn vị sản phẩm tiêu thụ Cgi: Các khoản giảm trừ doanh thu đơn vị . Zi: Giá thành đơn vị sản phẩm i. n Kỳ kế hoạch: Lg 0   Q0i .( P0i  C g 0i  Z 0i ) i 1 n Kỳ thực hiện: Lg 1   Q1i .( P1i  C g1i  Z1i ) i 1 115
  17. - Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu lãi gộp qua số tương đối và tuyệt đối. + Mức chênh lệch tuyệt đối:  Lg  Lg 1  Lg 0 + Mức chênh lệch tương đối: Lg 1 % Lg   100 Lg 0 => Nhận xét khái quát tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận gộp của doanh nghiệp. Nếu Lg  0 : Lãi gộp của doanh nghiệp giảm so với kế hoạch. Nếu Lg  0 : Lãi gộp của doanh nghiệp tăng so với kế hoạch. Nếu Lg  0 : Lãi gộp của doanh nghiệp không thay đổi so với kế hoạch. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động lãi gộp của doanh nghiệp. + Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: n Q i 1 1i .P0i Lg (Q)  Lg 0  n  Lg 0 Q i 1 0i .P0i + Ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản lượng: n n Q 1i .P0i Lg (C )   Q1i .( P0i  C g 0i  Z 0i ) Lg 0  i 1 n Q i 1 0i .P0i + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n Lg ( P )   Q1i .( P1i  P0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm: n Lg ( Z )   Q1i .(Z 1i  Z 0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ doanh thu: n Lg (C g )   Q1i .(C g1i  C g 0i ) i 1 => Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lãi gộp: Lg  Lg(Q)  Lg(C)  Lg(P)  Lg(Z )  Lg(Cg ) 116
  18. Chú ý: Nếu doanh nghiệp tính thuế trên giá bán ( giá bán bao gồm thuế) thì phải xác định ảnh hưởng nhân tố thuế đến lãi gộp và ảnh hưởng nhân tố giá bán đã có thuế. + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n Lg ( P )   Q1i .( P1i  P0i ) .(1 - Tỷ suất thuế kỳ gốc) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố thuế: n Lg(T )  Q1i .P1i .(Tỷ suất thuế kỳ phân tích - Tỷ suất thuế kỳ gốc) i1 b. Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Xác định và tính chỉ tiêu lợi nhuận thuần: Doanh Lợi Các Chi thu bán nhuận khoản Giá Chi phí hàng từ giảm vốn phí quản = hoặc - - - - hoạt trừ hàng bán lý cung động doanh bán hàng doanh cấp sxkd thu nghiệp dịch vụ n LN   Qi .( Pi  C gi  Z i  F i ) i 1 Trong đó LN: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Qi: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ. P i: Giá bán đơn vị sản phẩm tiêu thụ Cgi: Các khoản giảm trừ doanh thu đơn vị. Zi: Giá thành đơn vị sản phẩm i. Fi: Chi phí bán hàng và QLDN đơn vị sản phẩm n => Kỳ kế hoạch: LN 0   Q0i .( P0i  C g 0i  Z 0i  F0i ) i 1 n => Kỳ thực hiện: LN 1   Q1i .( P1i  C g1i  Z1i  F1i ) i 1 - Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá chỉ tiêu lợi nhuần thuần qua số tương đối và tuyệt đối. + Mức chênh lệch tuyệt đối:  LN  LN 1  LN 0 + Mức chênh lệch tương đối: 117
  19. LN1 % LN  100 LN 0 => Nhận xét khái quát tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận thuần của doanh nghiệp. Nếu LN  0 :Lợi nhuận giảm so với kế hoạch. Nếu LN  0 : Lợi nhuận tăng so với kế hoạch. Nếu LN  0 : Lợi nhuận không thay đổi so với kế hoạch. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của lợi nhuận thuần doanh nghiệp. + Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ: n Q i 1 1i .P0i LN (Q)  LN 0  n  LN 0 Q i 1 0i .P0 i + Ảnh hưởng của nhân tố cơ cấu sản lượng: n n Q i 1 1i .P0i LN (C )   Q1i .( P0i  C g 0i  Z 0i  F0i ) LN 0  n Q i 1 0i .P0i + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n LN ( P)   Q1i .( P1i  P0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn sản phẩm: n LN ( Z )   Q1i .( Z 1i  Z 0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố các khoản giảm trừ doanh thu: n LN (C g )   Q1i .(C g1i  C g 0i ) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng và QLDN: n LN ( F )   Q1i .( F1i  F0i ) i 1 => Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận trước thuế: LN  LN(Q)  LN(C)  LN(P)  LN(Z)  LN(Cg )  LN(F) Chú ý: Nếu doanh nghiệp tính thuế trên giá bán ( giá bán bao gồm thuế) thì phải xác định ảnh hưởng nhân tố thuế đến lợi nhuận và ảnh hưởng nhân tố giá bán đã có thuế. 118
  20. + Ảnh hưởng của nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm: n LN ( P)   Q1i .( P1i  P0i ) .(1 - Tỷ suất thuế kỳ gốc) i 1 + Ảnh hưởng của nhân tố thuế: n LN (T )   Q1i .P1i .(Tỷ suất thuế kỳ phân tích - Tỷ suất thuế kỳ gốc) i 1 Ví dụ 4.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần về tiêu thụ sản phẩm theo tài liệu dưới đây : I. Tài liệu về sản lượng và giá vốn sản phẩm . Số lượng sản phẩm tiêu thụ Giá vốn đơn vị (1000đ/SP) Sản phẩm (SP) KH TT KH TT A 40.000 45.000 60 64 B 80.000 75.000 24 20 II. Tài liệu về giá bán đơn vị và tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và quản lý Giá bán đơn vị (1.000đ/SP) Sản phẩm doanh nghiệp (1.000đ) KH TT KH TT A 80 88 - - B 40 40 - -  x x 110.000 112.000 Hướng dẫn giải: * Phân tích chỉ tiêu lợi nhuận gộp: - Xác định và tính chỉ tiêu lãi gộp của doanh nghiệp : Doanh thu bán hàng Các khoản giảm Giá vốn Lãi gộp = - - hoặc cung cấp dịch vụ trừ doanh thu hàng bán n Lg   Qi .( Pi  C gi  Z i ) i 1 Trong đó: 119
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0