Giao trình -Quản lý đất lâm nghiệp - chương 5
lượt xem 46
download
CHƯƠNG 5 QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 5.1. Khái niệm về quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng Quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng là sự hội tụ đầy đủ các phương diện xã hội, kỹ thuật và kiến thức bản địa. Đây là một hệ thống sinh thái nhân văn nằm trong mối tương tác giữa hệ xã hội – cộng đồng và hệ tự nhiên – hệ sinh thái rừng. Vì vậy quản lý rừng cộng đồng phải được xem xét trên cơ sở lý thuyết về hệ thống, về cộng đồng, bản địa,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giao trình -Quản lý đất lâm nghiệp - chương 5
- 73 CHƯƠNG 5 QUẢN LÝ ĐẤT RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 5.1. Khái niệm về quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng Quản lý đất rừng dựa vào cộng đồng là sự hội tụ đầy đủ các phương diện xã hội, kỹ thuật và kiến thức bản địa. Đây là một hệ thống sinh thái nhân văn nằm trong mối tương tác giữa hệ xã hội – cộng đồng và hệ tự nhiên – hệ sinh thái rừng. Vì vậy quản lý rừng cộng đồng phải được xem xét trên cơ sở lý thuyết về hệ thống, về cộng đồng, bản địa, sở hữu và quyền hưởng dụng tài nguyên (Đinh Ngọc Lan, 2002). Một cộng đồng được định nghĩa như là: "Những người sống tại một chỗ, trong một tổng thể nhóm người sinh sống tại cùng một nơi theo những luật lệ chung" (từ điển Webs Ter). Ý tứ về tính chất tổng thể hoặc cùng nhau gắn bó là gốc ngữ nghĩa trong thuật ngữ cộng đồng. Trong khi từ "cộng đồng" ẩn dụ một nhóm người "tổng thể" sống tại một vị trí hoặc cùng với nhau theo một cách nào đó, thì từ "thôn xã" có nghĩa là giữa những nhóm khác nhau trong một cộng đồng (từ điển Oxford). Nói tới cộng đồng là nói tới toàn bộ thôn bản, thị trấn hoặc bất cứ một đơn vị xã hội nào khác thường có ranh giới trong không gian, còn thôn xã lại ẩn dụ những thành viên có hạn chế, những việc phân bổ lợi ích hoặc quyền lợi tới hưởng thụ cho các bộ phận của cộng đồng tách rời nhau về mặt xã hội. Lý luận về quyền sở hữu chung cung cấp nền tảng lý thuyết cho các hệ thống quản lý tài nguyên dựa trên cơ sở cộng đồng. Theo Bromley (1992), quyền sở hữu công cộng là tài nguyên hay tài sản được xây đắp bởi cộng đồng và được cộng đồng thừa nhận, người này sử dụng phụ thuộc vào người kia. Người sử dụng ở đây là người trong cộng đồng và các luật tục sử dụng do mọi thành viên của cộng đồng xây dựng nên. Quyền sở hữu cộng đồng có thể được pháp luật thừa nhận hoặc chỉ là một thứ “lệ làng”. Quyền sở hữu cộng đồng sẽ có hiệu lực hơn khi chúng được Nhà nước công nhận và bảo vệ. Mặc dầu có khá nhiều hệ quản lý rừng công cộng được phát triển và duy trì trong quá khứ tại nhiều nơi ở Nam và Đông Nam Á, nhưng trong mấy thập niên vừa qua nhiều hệ đó đã bị các chính sách quản lý khác làm thay đổi hoặc mất đi. Một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn tới sự suy thoái của việc quản lý rừng công hình như là do sự tham gia và quy chế hóa việc kiểm tra của Nhà nước trong quản lý rừng. Nhiều nhà quan sát đã thấy rằng sự quan tâm của địa phương tới quản lý rừng cộng đã bị giảm sút do hậu quả của việc quốc hữu hóa đất rừng và việc phát triển các cơ quan lâm nghiệp quốc gia (Arnold và Campbell, 1986). Trong thực tế, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng thường có nguồn gốc từ sự phá hủ y các thể chế địa phương vốn là những thể chế đã tạo ra các phương thức sử dụng tài nguyên lâu bền. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng, việc phát triển các thể chế cộng đồng trong quản lý tài nguyên địa phương là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế đị a phương phát triển, đồng thời cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn. Qua việc sử dụng rừng và đất rừng, hàng triệu người dân định cư đã phải điều chỉnh nhu cầu về tài nguyên rừng, nhưng những cộng đồng này thường ít có kinh nghiệm quản lý rừng và đất rừng. Chính vì vậy, nghiên cứu để tìm ra phương thức quản lý tài nguyên rừng hợp lý, vừa phát huy được những kinh nghiệm quản lý truyền thống của cộng đồng, vừa kết hợp được những kiến thức quản lý rừng hiện đại là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết trong giai đoạn hiện nay.
- 74 5.2. Cộng đồng dân cư thôn tham gia quản lí và bảo vệ rừng Một số nhận thức chung Cộng đồng dân cư: Công đồng dân cư tham gia quản lí và bảo vệ rừng được đề cập ở đây là Cộng đồng dân cư thôn, bản sống gần rừng, phụ thuộc nhiều vào rừng, có truyền thống, tập quán gắn bó cộng đồng với rừng trong các hoạt động chung của cộng đồng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng . Cộng đồng dân cư thôn, bản nếu có nhu cầu có thể - Được ký kết hợp đồng nhận khoán quản lí và bảo vệ rừn g với các tổ chức có chức năng (như Ban quản lí rừng phòng hộ, Ban quản lí rừng đặc dụng...) - Được giao rừng ( theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi ngày 14 tháng 12 năm 2004) Trong các quyết định của Chính phủ về hợp đồng khoán quản lí và bảo vệ rừng đặc dụng và rừng phòng hộ chỉ mới đề cập đến kí hợp đồng khoán giữa các cơ quan có chức năng với : Các tổ chức; Các hộ gia đình ; Các cá nhân...chưa đề cập đến kí hợp đồng khoán quản lí, bảo vệ với Cộng đồng dân cư thôn, bản. Tuy nhiên, theo luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi tháng 12 năm 2004, cộng đồng dân cư thôn, bản, được công nhận là một bộ phận (đối tác) được giao rừng (như các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân…) thì việc công đồng dân cư thôn, bản có thể đứng ra thay mặt cho toàn bộ hộ gia đình trong cộng đồng làm đối tác trong việc kí kết hợp đồng nhận khoán quản lí, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với các cơ quan chức năng là hoàn toàn có cơ sở. Trên thực tế, những năm qua, các mô hình cộng đồng dân cư thôn, bản tham gia quản lí và bảo vệ rừng tại một số địa phương của các Dự án MRDP (SIDA); Dự án Sông Đà (GTZ); Dự án Cộng đồng tham gia Quản lí, bảo vệ rừng (UNDP)…đã thu được nhiều kết quả và kinh nghiệm tốt cần được nhân rộng. Điều kiện để cộng đồng dân cư thôn , bản có thể kí hợp đồng Quản lí, bảo vệ rừng : - Cộng đồng có nhu cầu nhận khoán quản lí, bảo vệ rừng - Các thành viên của cộng đồng (các hộ gia đình trong cộng đồng) nhất trí, đồng thuận cao trong việc cùng nhau thực hiện tốt quy trình quy phạm, chế độ chính sách khoán quản lí, bảo v ệ rừng của Nhà nước (biểu hiện bởi một Quy ước được cộng đồng dân cư xây dựng và nhất trí) - Các thành viên trong cộng đồng dân cư nhất trí đồng thuận kí kết hợp đồng khoán tập thể về quản lí, bảo vệ rừng với cơ quan chức năng thông qua một tổ chức đại diệ n là Ban quản lí rừng cộng đồng được bầu một cách dân chủ, có quy chế hoạt động thiết thự , hiệu quả và được sự nhất trí của toàn cộng đồng (đặc biệt quy chế vai trò trách nhiệm và phân chia lợi ích của mỗi thành viên tham gia trong cộng đồng dân cư). Giao rừng cho Công đồng dân cư thôn , bản Giao rừng cho cộng đồng dân cư đã được nêu thành một điều khoản trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng sửa đổi tháng 12 năm 2004. Đó là một chủ trương chính sách mới nên đã nêu một số yêu cầu cần có: Điều kiện để một cộng đồng dân cư được giao rừng phải có : Cộng đồng dân cư thôn, bản có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng trong các hoạt động chung của cộng đồng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng . Cộng đồng dân cư có tính cộng đồng cao và có khả năng cùng nhau quản lí, bảo vệ và phát triển rừng .
- 75 Cộng đồng dân cư có nhu cầu quản lí, sử dụng rừng, nhu cầu đó phải được thể hiện trong đơn đề nghị Nhà nước giao rừng . Loại rừng có thể được giao cho cộng đồng dân cư thôn, bản : Những diện tích rừng mà hiện nay cộng đồng dân cư đang quản lí, sử dụng hợp lí, có hiệu quả phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển bao gồm: Những khu rừng được tự quản của công đồng dân cư theo truyền thống từ những năm trước đây Những khu rừng đã được UBND tỉnh, huyện giao cho cộng đồng dân cư thôn, bản . Những khu rừng đầu nguồn, giữ nước cung cấp nước phục vụ trực tiếp cho sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng dân cư thôn, bản . Những khu rừng cung cấp lâm sản và phục vụ các lợi ích chung khác của cộng đồng mà những khu rừng đó không thể giao cho tổ chức, hoặc không thể phân chia hoặc giao cho hộ gia đình, cá nhân. Những khu rừng nằm trong phạm vi ranh giới thôn nơi công đồng dân cư sinh sống và sản xuất . Những khu rừng nằm giáp ranh giữa các thôn mà không thể giao cho tổ chức, h ộ gia đình, cá nhân mà cần giữ lại để phục vụ chung cho lợi ích của cộng đồng 5.3. Thẩm quyền giao rừng , thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư thôn được quy định như sau: ( trích Điều 29 Luật Bảo vệ và phát triển rừng ) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và quy định ở khoản 1 và 2 ở Điều 29 Luật Bảo vệ và phát triển rừng quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền thu hồi rừng của cộng đồng dân cư thôn theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và i khoản 1 Điều 26 của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng , hoặc khi cộng đồng dân cư thôn di chuyển đi nơi khác. Quyền , nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng ( Trích Điều 30, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ) Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các quyền sau đây : a. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng b. Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; được sản xuất lâm nghiệp- nông nghiệp-ngư nghiệp kết hợp theo quy định của luật này và quy chế quản lí rừng c. Được hưởng thành quả lao động , kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao;Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích của các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại d. Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liê quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng. Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các nghĩa vụ sau đây :
- 76 a. Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trình UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện b. Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo hướng dẫn của UBND xã, phường, thị trấn c. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật d. Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng g. Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãn , góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao. 5.4. Trình tự các bước giao rừng cho cộng đồng quản lí , bảo vệ và phát triển rừng Bước một: Họp dân (trong cộng đồng dân cư thôn) để tuyên truyền chính sách giao rừng và khoán rừng, đồng thời để thể hiện nguyện vọng và nhu cầu của các thành viên trong cộng đồng thôn cùng nhau nhất trí đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giao khu rừng nằm trong địa bàn thôn, xã mình cho cộng đồng thôn tham gia quản lí, bảo vệ và phát triển lâu dài bền vững Bước hai: Đại diện cho cộng đồng dân cư thôn là Trưởng thôn, có trách nhiệm quan hệ, giao dịch với UBND xã và các cơ quan chức năng khác có liên quan trong việc giao rừng, đề đạt nguyện vọng và nộp đơn của cộng đồng dân cư thôn đề nghị được nhận rừng để tham gia vào sự nghiệp quản lí, bảo vệ và phát triển khu rừng một cách có hiệu quả, lâu dài bền vững . Bước ba: Cộng đồng dân cư thôn dưới sự hướng dẫn của UBND xã và các cơ quan chức năng có liên quan tiến hành một số thủ tục cần thiết theo quy định của Nhà nước –làm cơ sở cho việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn . Bước bốn: Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thực hiện theo quy định của khoản 2 và khoản 5 của Điều 20 (giao rừng) Chương III của nghị định Chính phủ số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật bảo vệ và phát triển rừng và theo quy định sau : - Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao rừng sản xuất, rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với cộng đồng dân cư thôn; ưu tiên giao những khu rừng gắn với phong tục, truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số - Diện tích rừng giao cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phương án giao rừng của Uỷ ban nhân dân cấp xã đã được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt - Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải nằm trong phạm vi cấp xã. Việc giao rừng phải xác định cụ thể về đặc điểm của khu rừng và phải được ghi trong quyết định giao rừng: vị trí và địa điểm, diện tích khu rừng, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng rừng và chất lượng rừng tại thời điểm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kí quyết định giao rừng . Bước năm: Cộng đồng dân cư Thôn tổ chức việc quản lí, bảo vệ và phát triển có hiệu quả, bền vững lâu dài khu rừng được giao: Bầu ra một Ban quản lí rừng đủ tư cách , đủ năng lực đại diện cho cộng đồng dân cư thôn trong việc giao dịc, điều hành quá trình thực hiện phương án và kế hoạch quản lí , bảo vệ và phát
- 77 triển khu rừng sẽ được cộng đồng dân cư xây dựng và nhất trí; (được bầu một cách dân chủ với sự tham gia của tất cả các thành viện trong cộng đồng dân cư thôn) Ban quản lí rừng cộng đồng dân cư thôn dự thảo phương án và kế hoạch quản lí, bảo vệ và phát triển khu rừng được giao, thông qua sự thảo luậ , đống góp ý kiến của các thành viên trong cộng đồng và nhất trí cao sẽ trở thành bản phương án chính thức gửi UBND xã,huyện và các cơ quan chức năng có liên quan . Cộng đồng dân cư thôn với sự lãnh đạo của Ban quản lí rừng được sự hỗ trợ của UBNDxã và các cơ quan chức năng có liên quan, cùng nhau xây dựng “Quy ước quản lí, bảo vệ và phát triển rừng” của cộng đồng dân cư thôn phù hợp với quy đinh của Luật bảo vệ và phát triển rừng và các quy định của pháp luật có liên quan gửi lên UBND xã và UBND huyện xét duyệt . Hàng năm Ban quản lí rừng cùng cộng đồng dân cư thôn lập kế hoach hoạt động và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được duyệt . Cập nhật việc thực hiện , báo cáo với UBND xã và các cơ quan chức năng theo những nội dung đã được quy định trong văn bản giao rừng cho cộng đồng dân cư 5.5. Nội dung quản lý rừng cộng đồng 5.5.1. Cộng đồng được giao quyền quản lý rừng và đất rừng Cộng đồng được giao quyền quản lý rừng và đất rừng dưới các hình thức quản lý rừng cộng đồng có thể được áp dụng: Cộng đồng trực tiếp quản lý rừng được giao cho thôn bản. Cộng đồng quản lý rừng đã được giao cho các hộ gia đình. Các hộ gia đình cam kết với nhau cùng bảo vệ và phát triển rừng theo kế hoạch phát triển của cộng đồng Cộng đồng ký hợp đồng dài hạn với các tổ chức nhà nước để quản lý rừng trong địa bàn của cộng đồng nhằm bảo vệ và phát triển rừng và sử dụng rừng theo yêu cầu của nhà nước và cộng đồng (bảo đảm hài hoà quyền lợi và trách nhiệm giữa cộng đồng và nhà nước) Cộng đồng quản lý rừng theo tập quán truyền thống. Các yêu cầu cần thiết phải có khi tiến hành hoạt động trao quyền quản lý rừng cho cộng đồng: Có sự ủng hộ của cấp chính quyền có thẩm quyền (có cam kết) Tiến hành các bước giao đất giao rừng theo qui định của địa phương (đơn xin nhận đất nhận rừng của các cộng đồng, tiến hành các bước khảo sát, điều tra, lập bản đồ và hoàn thành các văn bản trong hồ sơ giao đất giao rừng theo qui định). Vai trò chủ đạo trong hoạt động này cần có sự tham gia của các cơ quan chức năng (cấp huyện, tỉnh) như: Địa chính, Kiểm lâm, nông nghiệp... Có sự tham gia của cộng đồng trong các bước giao đất giao rừng Có sự tham gia chỉ đạo và thực hiện của chính quyền cấp xã Phải có được văn bản mang tính pháp lý công nhận quyền quản lý rừng của cộng đồng (có Quyết định giao đất giao rừng tạm thời cho cộng đồng bởi cấp có thẩm quyền; Có hợp đồng dài hạn của cơ quan chủ rừng ký kết với cộng đồng trong đó thể hiện rõ quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng và cơ quan chủ rừng Có văn bản thoả thuận của các hộ gia đình đã được giao đất giao rừng chính thức bằng sổ đỏ nay cùng gộp các diện tích đã được giao để quản lý và hưởng lợi chung trong cộng đồng được UBND xã công nhận...)
- 78 5.5.2. Cộng đồng tổ chức quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng Cộng đồng tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển rừng hàng năm (có thể kết hợp với xây dựng kế hoạch phát triển thôn bản, kế hoạch sản xuất...) Cộng đồng có kế hoạch bảo vệ (chống phá rừng xâm lấn đất rừng, khai thác lâm sản bất hợp pháp, đốt nương làm rẫy, thả gia súc tự do, chống cháy rừng, xâm canh, giải quyết các tranh chấp...) Có kế hoạch mở rộng diện tích (có kế hoạch cụ thể để thực hiện tái sinh tự nhiên trên đất rừng nghèo kiệt, sau canh tác nương rẫy, sau khai thác, sau cháy rừng... và mở rộng diện tích rừng trồng tại những nơi thích hợp) Có kế hoạch nâng cao chất lượng rừng (chăm sóc rừng, làm giàu rừng, phát triển các loại lâm sản phụ dưới tán rừng, qui hoạch vùng chăn thả gia súc...) Hỗ trợ xây dựng vườn ươm giống tại chỗ để cung cấp cho nhu cầu phát triển rừng và vườn hộ của địa phương Xây dựng quỹ phát triển rừng Có kế hoạch khai thác hưởng lợi từ rừng Kế hoạch khai thác lâm sản theo qui định chung của cộng đồng Chia sẻ lợi ích từ rừng trong cộng đồng (phục vụ lợi ích chung và giữa các hộ gia đình đặc biệt có kế hoạch giúp đỡ các hộ nghèo, khó khăn, gặp rủi ro...) Chia sẻ lợi ích với nhà nước, với các chủ rừng khác... Giải quyết các tranh chấp về quyền lợi trong nội bộ cộng đồng Xây dựng qui chế qui ước nội bộ Xây dựng bởi cộng đồng và thống nhất ý kiến trong nội bộ cộng đồng Thống nhất với các cộng đồng xung quanh Được sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp chính quyền Được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng địa phương (địa chính, kiểm lâm, nông nghiệp và các tổ chức quần chúng địa phương khác...) 5.5.3. Hỗ trợ các hoạt động sản xuất để nâng cao đời sống Hỗ trợ các hoạt động sản xuất để nâng cao đời sống của người dân trong cộng đồng, góp phần tăng cường công tác quản lý rừng cộng đồng Hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm an toàn lương thực. Chuyển đổi hệ thống canh tác (ngừng đốt nương làm rẫy, bảo vệ đất chống xói mòn, cải tạo đất, khai hoang tăng diện tích canh tác, tăng vụ, thay đổi giống cây trồng...). Cải tiến kỹ thuật canh tác Phát triển chăn nuôi (giống gia súc, thú y, nguồn thức ăn, qui hoạch bãi chăn thả...) Phát triển kinh tế vườn hộ Hỗ trợ các hoạt động kinh doanh từ việc khai thác lâm sản phụ trong rừng và tiêu thụ nông sản Kỹ thuật trồng, khai thác và chế biến các loại lâm sản phụ Kinh doanh, tiêu thụ và mở rộng thị trường lâm sản, nông sản Phát triển ngành nghề dựa trên nguồn nguyên liệu khai thác từ rừng của cộng đồng Phát triển các hoạt động dịch vụ có liên quan đến rừng cộng đồng nếu có điều kiện (cung cấp nguồn nước, thuỷ điện, du lịch sinh thái...) Chú ý: Các hỗ trợ cho hoạt động phát triển sản xuất (hỗ trợ về cây con, giống, phân bón, vật tư khác...) mà các hộ được hưởng lợi cần có sự đóng góp trở tại cho cộng đồng căn cứ theo
- 79 qui ước nội bộ cộng đồng để góp vào quỹ bảo vệ phát triển rừng của cộng đồng. Có như vậy thì mới thể hiện sự gắn bó giữa hoạt động này với hoạt động bảo vệ phát triển rừng ở phần 1 và 2. 5.5.4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và thực hiện cho cộng đồng Củng cố và phát triển tổ chức cộng đồng Nâng cao năng lực quản lý và điều hành của ban lãnh đạo cộng đồng, ban quản lý dự án Xây dựng năng lực quản lý cho các tổ chức quản lý quỹ phát triển rừng, quỹ tín dụng thôn bản Xây dựng năng lực quản lý tài chính cho cộng đồng và dự án Bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật cho thành viên cộng đồng (các lớp tập huấn kỹ thuật phải được lồng ghép và tổ chức cùng với các hoạt động hỗ trợ của dự án như đã nêu ở các mục 1,2 và 3 ở trên để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động đó) 5.5.5. Tăng cường công tác tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và nâng cao nhận thức. Có các hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người dân trong cộng đồng và khu vực liên quan. Cung cấp thông tin cho báo chí, đài phát thanh để tuyên truyền Xuất bản các tài liệu tuyên truyền (tờ rơi, báo chí, phát thanh, áp phích, băng video...) Tham quan trao đổi kinh nghiệm Tổ chức các hội thi về quản lý bảo vệ rừng ở các cấp. 5.6. Qúa trình xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng cấp thôn bản Dưới đây là những phần tóm tắt các bước trong xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cấp thôn bản, nên tuân theo trong việc trợ giúp cộng đồng thiết lập quy ước bảo vệ và phát triển rừng của họ. Chuẩn bị: Việc xây dựng các quy ước bảo vệ rứng để có kết quả tốt hơn nếu quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng đã hoàn tất. Để cho các cuộc họp bản thành công, đạt được sự tham gia của người dân và những kinh nghiệm học tập bổ ích cho tất cả các nông dân, cần chuẩn bị một số điểm sau: Tập hợp các bản đồ sử dụng đất của bản (hoặc xã) và các tài liệu về các quy chế khác của Chính phủ. Xem xét lại các số liệu hiện có về nguồn tài nguyên rừng và các số liệu kinh tế - xã hội của bản. Tổ chức một cuộc họp tại xã và mời tất cả các trưởng bản tham dự. Thăm rừng của bản để có thể hiểu tốt hơn về tình hình hiện tại và các điều kiện chung cũng như những quan tâm chính của người nông dân về quản lý rừng. Thông báo cho ban quản lý thôn bản: Quy trình sẽ được thực hiện của quy ước, cách tiếp cận và các mục tiêu. Những gì họ có thể mong đợi và những gì ta mong đợi được ở họ. Những ai nên tham dự vào cuộc họp bản. Thống nhất về ngày tổ chức cuộc họp đầu tiên. Họp bản: Đây có lẽ là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng của thôn bản. Trong hàng loạt cuộc họp, trước tiên, các thành viên trong cộng đồng sẽ chia sẻ các ý tưởng và ý kiến về mục đích của quy ước và thống nhất về những gì mà họ muốn đạt được.
- 80 Sau đó, nông dân sẽ phân loại đất rừng của họ và quyết định quy ước nào là phù hợp và cần được áp dụng cho mỗi loại lâm sản, cho phòng cháy chữa cháy và cho các loại động vật hoang dã cũng như hình thức phạt, bồi thường áp dụng cho những người vi phạm. Mục tiêu chính của cuộc họp là xác định và hoàn thành quy ước bảo vệ và phát triển rừng của bản. Trong bước này, cùng với trưởng bản, bạn sẽ hỗ trợ cuộc họp theo những điểm sau: Giới thiệu cuộc họp; Phân loại rừng cho quản lý và sử dụng và xác định các vấn đề chính liên quan đến quản lý và bảo vệ; Thiết lập quy ước về khai thác lâm sản; Thiết lập quy ước về đốt nương làm rẫy và kế hoạch phòng cháy; Thiết lập quy ước về chăn thả gia súc; Thiết lập quy ước về săn bắn và khai thác động vật hoang dã; Xác định lợi nhuận và nghĩa vụ của chủ rừng và ngư- ời bảo vệ rừng; Xác định thủ tục thưởng, phạt và bồi thường; Quyết định về phương thức phổ biến quy ước trong cộng đồng. 3. Hoàn thành quy ước để phê duyệt: Khi toàn thể cộng đồng đã xây dựng và nhất trí về quy ước quản lý và bảo vệ rừng, quy ước này cần được viết ra thêm một văn bản đơn giản và sau đó trình lên xã và huyện để phê duyệt. Trong suốt bước này, bạn sẽ hổ trợ ban quản lý thôn bản để hoàn thành văn bản. Có thể tìm thấy mẫu văn bản này trong phụ lục 1. 4. Phê duyệt quy ước: Ban Quản lý thôn bản trình văn bản này lên chính quyền xã để phê duyệt và xã lại trình lên huyện phê duyệt. Vai trò của người hổ trợ là phải theo sát các cấp bản, xã/huyện cho tới khi văn bản được phê duyệt. 5. Phổ biến quy ước: Sau khi duyệt, quy ước được xã trình bày trong một cuộc họp bản. Đây là khi các quy ước bắt đầu được thực thi. Trong khâu này, vai trò của người hướng dẫn là phải đảm bảo sao cho quy ước được phổ biến đầy đủ trong thôn bản theo các người dân bản mong muốn để mọi người dân đều được biết. Cần đặc biệt chú ý tới việc phổ biến quy ước tới phụ nữ vì thường xảy ra trường hợp phụ nữ không được biết rõ về các quy chế hiện có mặc dù họ đóng vai trò chính trong việc sử dụng rừng. 6. Theo dõi và thực thi quy ước tại cấp bản Tại cấp bản, bản thân người nông dân chịu trách nhiệm chính để đảm bảo rằng các quy ước do họ thiết kế sẽ được tuân thủ. Đây là một trong những lý do chính tại sao hướng dẫn mới về các quy ước quản lý và bảo vệ rừng lại nhấn mạnh tầm quan trọng sự tham gia của các thành viên trong cộng đồng trong quá trình thiết lập quy ước. Trong năm, cộng đồng theo dõi sự tuân thủ quy ước. Vai trò của người hổ trợ là tiếp tục theo dõi và hỗ trợ các cộng đồng trong việc theo dõi và thực thi các quy ước. 7. Chỉnh sữa quy ước bảo vệ rừng theo định kỳ Liệu có cần sửa lại quy ước bảo vệ và phát triển rừng cấp thôn bản không? Nếu có cần phải có sự đồng ý của chính quyền. Xem xét các cuộc họp nào cần bổ sung để xem xét lại quy ước cho phù hợp? Cuộc họp của cả thôn bản hàng năm hay chỉ thành phần cốt cán? Hổ trợ cho các hoạt động tiếp theo của xã và các hoạt động tập huấn. 8. Phân tích vai trò các bên liên quan trong xây dựng quy ước Vai trò của cán bộ kiểm lâm Vai trò của cán bộ kiểm lâm là trợ giúp các thành viên trong cộng đồng trong toàn bộ quá trình thiết lập quy ước (từ khâu chuẩn bị cho đến khâu phổ biến và theo dõi), hỗ trợ các cuộc họp bản và cung cấp các thông tin liên quan đến rừng cũng như các quy chế của Chính phủ.
- 81 Nhiệm vụ của người hỗ trợ là phải tỏ ra biết chấp nhận, hỗ trợ và quan trọng nhất là thiết lập được một phương thức giao tiếp có thể tạo ra một bầu không khí đáng tin cậy và an toàn nhằm tăng cường luồng thông tin và sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Cán bộ kiểm lâm cần được đào tạo về phương pháp giáo dục người lớn, các kĩ năng hỗ trợ, phương pháp đào tạo có sự tham gia và phương pháp đặt ra quyết định theo nhóm, trong khi đào tạo cần ít nhất một lần tham gia thực thi phương pháp. Vai trò của các thành viên cộng đồng Trưởng bản và ban quản lý thôn bản chịu trách nhiệm tổ chức và điều khiển cuộc họp. Các thành viên trong cộng đồng tham gia vào cuộc họp và đóng góp một cách chủ động trong việc đa ra quyết định về quy - ước quản lý và bảo vệ rừng của bản. Do phụ nữ là những người sử dụng chính các nguồn tài nguyên rừng nên sự có mặt và đóng góp của họ trong suốt cuộc họp là điều kiện tiên quyết để thiết kế và thực thi thành công quy ước. Cần ít nhất một phần ba số người tham gia họp là phụ nữ. Để phụ nữ tham gia tích cực, họ cần được khuyến khích và hỗ trợ. Điều này cũng có nghĩa là cần chọn thời gian họp theo quỹ thời gian của phụ nữ và phù hợp với những công việc hàng ngày của họ. Đây cũng là lý do tại sao chúng tôi gợi ý nên họp vào hai buổi nửa ngày để họ có thời gian chăm sóc gia đình và làm những công việc khác. Cần chọn ra một thư ký để ghi biên bản cuộc họp và giúp đỡ thu thập các kết quả của cuộc họp. 9. Giám sát và đánh giá quy ước quản lý bảo vệ rừng * Cấp huyện: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng với Hạt kiểm lâm là những cơ quan chịu trách nhiệm hướng dẫn xã và bản trong việc thực thi, thi hành quy ước. Hạt kiểm lâm là cơ quan tư vấn chủ chốt cho UBND huyện trong việc theo dõi quá trình thực thi các quy - ước đồng thời phổ biến kế hoạch phòng chống cháy mà ngành kiểm lâm ban hành. * Cấp xã: Cán bộ kiểm lâm phụ trách xã và cán bộ kiểm lâm địa bàn, địa chính xã là những người chịu trách nhiệm. Họ là những người phản hồi quy ước đã duyệt tới thôn bản. xã cần có bản copy của tất cả các quy ước bản. Xã cử một người kiểm tra và theo dõi việc thu phạt ở cấp bản và xử lý phạt vi phạm ở cấp xã. Xã cần có một bản copy quy ước này. * Cấp bản: Bản là cấp chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi quy ước bảo vệ rừng. Ban quản lý thôn bản cử một người chịu trách nhiệm về quá trình thực thi, theo dõi và đánh giá quy ước. Bản cũng chịu trách nhiệm phổ biến quy ước đến mọi hộ trong bản. Trong cuộc họp thôn bản đầu tiên để áp dụng quy ước này, trưởng bản cần làm rõ trách nhiệm của từng người dân, lập kế hoạch tuần tra rừng theo mùa, xây dựng quy ước phòng chống cháy rừng và thành lập nhóm bảo vệ rừng. Trong cuộc đại hội thôn bản hàng năm cần xem xét và đánh giá việc thực thi quy ước theo các nội dung sau: - Nhận thức về quy ước như thế nào. - Quy ước bảo vệ rừng cấp bản có ích tới mức nào cho cộng đồng. - Đã xảy ra những vấn đề gì khi thực hiện quy ước, giải pháp cải tiến quy ước. - Liệu quy ước có cần điều chỉnh gì không. - Bao nhiêu vụ vi phạm đã được xử lý và đã thu phạt được bao nhiêu và dùng vào việc gì. Cán bộ kiểm lâm tham dự cuộc họp và giúp giải quyết các vấn đề và khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện quy ước. 10. Đánh giá thường kỳ quy chế bảo vệ rừng cấp thôn Quy chế bảo vệ rừng cấp thôn bản cần được rà soát và điều chỉnh nếu cần thiết sau 3-5 năm hoặc khi có thay đổi chính sách đòi hỏi phải chỉnh sửa.
- 82 Sau 3-5 năm thực hiện quy ước, bản đã có thể thu được nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ tài nguyên rừng và áp dụng quy ước. Bên cạnh đó trong thời gian này có thể có nhiều quy định mới về rừng của nhà nước và của tỉnh. Do đó, bản cần xem xét lại quy ước của mình và quyết định thay đổi cho thích hợp. Ban quản lý và cán bộ kiểm lâm sẽ tổ chức họp bản để xác định xem có cần sửa đổi quy ước bảo vệ rừng của bản không. Cũng theo một trình tự khi xây dựng quy - ước, bản sẽ họp để thảo luận và điều chỉnh quy ước nếu cần thiết, viết lại văn bản quy ước và trình duyệt. Vai trò của cán bộ kiểm lâm là hỗ trợ cuộc họp, giúp ban quản lý hoàn chỉnh văn bản và theo sát việc trình duyệt cũng như phổ biến quy ước. 5.6. Phương pháp xây dựng kế hoạch phát triển rừng cộng đồng 5.6.1. Cách tiến hành xây dựng kế hoạch phát triển rừng cộng đồng Yêu cầu: Việc xây dựng kế hoạch phát triển rừng chỉ được thực hiện sau khi đó điều tra rừng và giao rừng cho cộng đồng. Tiến trình xây dựng kế hoạch phát triển rừng cộng đồng theo các bước sau: 1. Bước 1: Xác định tiềm năng và yêu cầu phát triển đối với nguồn tài nguyên rừng do cộng đồng quản lý. (Bảng 1) Mục tiêu: Giúp các thành viên trong cộng đồng có một cái nhìn toàn diện về thực trạng và tiềm năng phát triển rừng của họ Tiến trinh thực hiện bước này như sau: (1) Chuẩn bị bản đồ hiện trạng rừng thôn và giới thiệu với người dân trong thôn: Giới thiệu bản đồ hiện trạng rừng Dành cho người dân thời gian để họ xem và hiểu (2) Phân loại rừng dựa vào tài nguyên -Xác định diện tích – địa điểm (có thể đó được xác định khi giao đất giao rừng hay người dân phân lô rừng dựa vào tài nguyên rừng có trên đất rừng). Áp giấy bóng kính lên bảng đồ, dựng ghim để cố định giấy bóng kính và bản đồ Cùng với người dân xác định các lô rừng dựa vào tài nguyên rừng. Xác định diện tích lô rừng bằng cách sử dụng số liệu của giao đất giao rừng. Hay đối với bản đồ có tỷ lệ 1:10.000, dựng một tờ giấy bóng kính với các ụ vuụng nhỏ cú diện tớch 1x1cm để xác định diện tớch, mỗi ụ nhỏ cú diện tớch tương ứng 1 ha trờn thực địa. Đầu tiờn dựng bỳt cú thể xúa được để xác định các lô rừng và diện tớch từng lụ. Sau khi đó chắc chắn, dựng bỳt khụng xúa được vẽ lờn giấy búng kớnh. Sau khi xác định trờn bản đồ các lô rừng, cú thể cựng với người dõn xỏc định thời gian thích hợp để đi hiện trường, kiểm tra trờn thực địa. (3) Xác định những khó khăn, vướng mắc trong quản lý đối với từng lô rừng Mục tiêu: Thảo luận những thỏch thức chớnh trong quản lý rừng hiện tại Tiến trình thực hiện bước này như sau: Trờn cơ sở cỏc lụ rừng đó được xác định ở trờn, xỏc định chủ quản lý hay người sử dụng hiện nay là ai? Xác định thực trạng về quyền quản lý rừng của cộng đồng (viết vào cột 4 của bảng 1) Xem xột cỏch thức sử dụng rừng/khai thỏc rừng và đất rừng như thế nào? Xác định những điều bất cập về chính sách/quy định của nhà nước và những rào cản về mặt phong tục tập quỏn.
- 83 Xác định những khó khăn để quản lý các lô rừng này: Hoạt động gỡ của người dõn trong thụn/ ngoài thụn cú thể gõy nguy hại đến rừng Viết những vấn đề khó khăn và vướng mắc về quản lý vào cột thứ 5 của bảng 1 (4) Xác định các biện pháp khắc phục để quản lý rừng có hiệu quả hơn Vấn đề đầu tiờn cần thảo luận là tỏc dụng, chức năng của các lô rừng đó đối với thôn bản: Ý nghĩa phũng hộ; dựng cho mục đích sản xuất; hay ý nghĩa văn hóa Từ các khó khăn và chức năng của lô rừng đó được xác định, tiến hành xỏc định giải pháp quản lý cụ thể cho từng lô rừng: + Đối với rừng sản xuất: Các sản phẩm chính người dân mông muồn từ lô rừng: là gỗ, củi, LSNG). Dựa vào hiện trạng của rừng, và cấu trúc rừng mà người dân mong muốn đạt được trong tương lai để xác định các giải pháp lâm sinh: tỉa thưa, chặt cành, phát dây leo hay làm giàu rừng. + Đối với rừng phòg hộ: Các thành viên trong thôn bản cần thống nhất lý do cần bảo vệ rừng phòng hộ.Người dân có thể sử dụng củi và lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ + Đối với rừng văn hóa: Làm rỏ với các thành viên trong cộng đồng về ý nghĩa cụ thể cho từng lô rừng (ví dụ rừng nghĩa địa hay rừng thiờng). Hỏi người dõn hay cựng với người dõn thống nhất cỏc giải phỏp cú thể làm đối với loại rừng này là gỡ. + Đối với đất trống: Thảo luận về điều kiện cụ thể của từng lô đất trống (ví dụ về độ phì của đất, độ dốc, khoảng cách từ làng đến các lô này). Xác định các sản phẩm mong muốn (gỗ, củi, sản phẩm ngoài gỗ, sản phẩm nông nghiệp,...). Xác định các giải pháp đối với loại đất đó: trồng rừng, nông lâm kết hợp. Bước 2: Xác định các hoạt động cần phải thực hiện trong kế hoạch đề ra. Mục tiêu: Nhằm mô tả chi tiết các hoạt động sẽ được thực hiện trong kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Tiến trình thực hiện bước này như sau: Quay trở lại với cỏc giải phỏp đó thảo luận ở bảng 1. Xỏc định các hoạt động cụ thể dựa trờn cỏc giải phỏp đó. Để xác định các hoạt động thỡ phải trả lời được các câu hỏi: Làm gi? Làm ở đâu? Làm khi nào? Bao nhiờu?... Ai sẽ chịu trỏch nhiệm. Sau đó điền các hoạt động và cỏc thảo luận cụ thể vào cỏc cột tương ứng của bảng 2 Bước 3: Xác định các nguồn thu nhập từ rừng của người dân để yêu cầu có sự đóng góp cho cộng đồng Mục tiêu:Nhằm xác định rừ cỏc nguồn thu nào từ rừng hay từ cỏc cỏc hoạt động sản xuất khac mà người dõn cần phải đóng góp cho quỹ phát triển rừng của thôn. Có được sự nhất trí về đóng góp xây dựng quỹ phát triển rừng Tiến trình thực hiện bước này như sau: Có 4 nguồn thu chính cần phải xác định mức đóng góp của các bên liên quan: - Các khoản đóng góp của dân: Đóng góp theo quy định của cộng đồng; Đóng góp từ hưởng lợi của các hoạt động khuyến nông; Đóng góp từ hưởng lợi của hỗ trợ trồng rừng; Đóng góp từ hưởng lợi vay vốn tín dụng - Nguồn thu từ cộng đồng do thu hoạch sản phẩm trong rừng tự nhiên của cộng đồng: Măng, Củi, Gỗ làm nhà, Tre nứa, mây, lá nón, Mật ong.
- 84 - Nguồn hỗ trợ từ các dự án: Sản xuất cây giống, Khoanh nuôi tái sinh, Làm giàu rừng, Bảo vệ rừng, Trồng rừng - Hỗ trợ của nhà nước hoặc các dự án khác như phát triển sản xuất, khuyến nông - Sau khi xác định các loại nguồn thu, tiếp tục xác định thời gian thu, định mức thu , số lượng là bao nhiờu, tớnh tổng thu ở cỏc cột tương ứng trong bảng 3 Bước 4: Lập bảng cân đối thu chi, điều chỉnh kế hoạch đã đề ra Mục tiêu: Để cộng đồng thấy được việc chi tiêu sẽ diễn ra như thế nào. Để điều chỉnh và tỡm giải phỏp duy trỡ và phỏt triển quỹ phỏt triển rừng cộng đồng Tiến trinh thực hiện bước này như sau: Sau khi cân đối với nguồn chi được tính toán nêu: - Nếu chi vượt thu: cần có sự điều chỉnh lại các hoạt động và bàn lại cách đóng góp - Nếu thu vượt chi: cần xây dựng cơ chế để duy trì các hoạt động này Bước 5 : Thành lập quĩ phát triển rừng cộng đồng Mục tiêu: Nhằm xác định các nguồn thu và cơ chế thu để tái tạo, duy trỡ và phát triển quỹ phỏt triển rừng cho cộng đồng. Tiến trình thực hiện bước này như sau: - Lập quỹ bảo vệ và phỏt triển rừng đề mua cây giống, lập vườn ươm, để trồng rừng, làm giàu rừng; trả cụng cho tổ bảo vệ rừng, khen thưởng. - Thu lao cho ban quản lý rừng cộng đồng. - Phân chia cho cá nhân, hộ gia đỡnh theo đóng góp công lao động vào tất cả cỏc hoạt động quản lý bảo vệ và phỏt triển rừng. Tiềm năng tạo quỹ: Đóng góp một phần nhỏ từ khai thác gỗ làm nhà của hộ; Đóng góp từ những người thu hái LSNG: Mõy. tre, lỏ nún, mật ong; Thu từ phát hiện và bắt giữ (theo phương thức gọi là đền bù) từ người khai trái phép gỗ hay người ngoài cộng đồng vào thu hỏi LSNG; Thu từ những người hưởng lợi trong các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp (đóng góp trở lại), và tận dụng các lãi suất cho vay vốn... Bước 6: Xác định các chi phí cần thiết lấy từ quỹ phát triển rừng cộng đồng. Mục tiêu Cho cộng đồng và Ban quản lý dự ỏn thấy được bức tranh tổng quan của việc sử dụng quỹ phát triển rừng. Tiến trình thực hiện bước này như sau (1). Chi phí cho các hoạt động BV & PTR và 2). Cho vay hỗ trợ sản xuất, nâng cao đời sống CÂU HỎI KIỂM TRA CÂU 1. Anh hay chị hảy phân tích tiến trình giao rừng cho cộng đồng quản lý, theo anh chị trong đó bbước nào quan trọng nhất ? CÂU 2. Anh hay chị hảy phân tích Phương pháp xây dựng kế hoạch 5 năm phát triển rừng cộng đồng ?
- PHỤ LỤC MỘT SỐ HIỆN TRẠNG ĐẤT CẤN ĐƯỢC QUẢN LÝ Đất LÂM NGHIỆP sau đốt rừng làm nương rẫy
- Đất LÂM NGHIỆP sau phá rừng trở thành đất trống đồi núi trọc
- PHỤ LỤC MỘT SỐ HIỆN TRẠNG ĐẤT CẤN ĐƯỢC QUẢN LÝ Hệ thống đất Lâm nghiệp Rừng - Vùng dân cư sinh sống (vườn nhà) - Đất nông nghiệp
- Hệ thống đất Lâm nghiệp: Rừng, đất nương rẩy, vườn nhà, đất nông nghiệp và nguồn nước.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO T ÀI LIỆU TIẾNG VIỆT: 1. Lê Huy Bá và Lâm Minh Triết (2000), Sinh thái và môi trường ứng dụng, NXB khoa học và kỹ thuật, tr.384 - 424. 2. Nguyễn Văn Bộ, Bùi Huy Hiền và ctv (2001), Những thông tin cơ bản về các loại đất chính Việt Nam, NXB thế giới, Hà Nội, tr.26-28. 3. Đường Thanh Bính và Trần Đức Dục (1989), “Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu về đất cát biển miền Trung 1986 - 1989”, Thông tin khoa học kỹ thuật nông nghiệp (số đặc biệt 1990), Trường Đại học Nông nghiệp 2. 4. Nguyễn Ngọc Bình (2000), “Phân loại đất và Hệ thống sử dụng đất”, Giáo trình đất lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp. 5. Tôn Thất Chiểu và tập thể tác giả (1996), Đất Việt Nam (Bản chú giải Bản đồ đất 1/1.000.000), NXBNN Hà Nội. 6. Lê Trọng Cúc và Đỗ Đình Sâm, 1996. Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học quốc gia Hà nội. Nhà xuất bản Nông thôn 1996. 7. Trần Đình Đàn (2000). Chính sách giao đất Lâm nghiệp và mạng lưới dịch vụ khuyến Nông khuyến lâm. 8. Nguyễn Thanh Hà (1995), “Nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên vùng gò đồi Thừa Thiên Huế phục vụ xây dựng mô hình Nông lâm kết hợp”, Luận án tiến sỹ địa lý, Hà Nội. 9. Nguyễn Mạnh Hùng (1993). Tìm hiểu Luật đất đai mới, Chính sách ruộng đất mới, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 10. Hà Quang Khải (2002), Đất Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, tr 212 - 313. 11. Trần Xuân Lạc (1995), “Kết quả nghiên cứu hệ thống canh tác ở Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học công nghệ và quản lý kinh tế, NXB Nông nghiệp, tr.387. 12. Cao Liêm và Trần Đức Viên (1996), Giáo trình sinh thái học, NXB Nông nghiệp. 13. Nguyễn Vũ Linh (2004), Nghiên cứu phân vùng sinh thái nông nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững Duyên hải miền Trung, Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ. 14. Trần văn Minh (2004) “Đánh giá hiện trạng cơ cấu cây trồng trên đất cát biển Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học công nghệ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. NXB nông nghiệp, tr.200. 15.Vũ Văn Mễ, 1997. Phương pháp quy hoạch sử dụng đất và giao đất Lâm nghiệp có sự tham gia của người dân. Nhà xuất bản nông thôn 1997. 16. Trần An Phong (1993), Viện qui hoạch và thiết kế Bộ Nông nghiệp, Báo cáo điều tra hiện trạng và đề xuất hướng sử dụng đất trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Hà Nội. 17. Nguyễn Thanh (2003), Địa chí tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Khoa học và Công nghệ, tr. 33 - 40, 57 - 59, 78 - 79. 18. Phạm Chí Thành và CTV (1996), Hệ thống Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Nguyễn Văn Toàn (2004), “ Đặc điểm đất cát vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ và thực trạng sử dụng” Tạp chí khoa học đất 20/2004. Hội khoa học đất Việt Nam. tr 25 - 27.
- 20. Ngô Nhật Tiến và Nguyễn Xuân Quát (1967). Giáo trình Đất, Trường Đại học Lâm nghiệp xuất bản 21. Đào Thế Tuấn (1984). Hệ sinh thái nông nghiệp, NXB Khoa học Kỹ thuật. 22. Đỗ Đinh Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2005), Cẩm nang về đánh giá đất phục vụ trồng rừng, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 23. Đỗ Đình Sâm (1996). Báo cáo nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp tại Hội nghị Khoa học Lâm nghiệp vùng Bắc Trung bộ. 24. Đỗ Đinh Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2005), Hệ thống đánh giá đất phục vụ trồng rừng. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. 25. Trần Thanh Sơn, Amanda S. Carlier (2004) Khu vực tư nhân vấn đề đất đai, quỹ đất, chi phí liên quan và quản lý. Một phân tích chính sách phát triển khu vực tư nhân Việt nam. Tr. 13 - 17. 26. Trần Đức Viên (1995), Phát triển hệ thống canh tác, NXB Nông nghiệp, Hà nội. 27. Trần Đức Viên, 1996. Nông nghiệp trên đất dốc thử thách và tiềm năng. Nhà xuất bản nông nghiệp 1996. 28. Nguyễn Vy và Vũ Cao Thái (1991), “Kết quả nghiên cứu về cơ sở khoa học của việc nâng cao độ phì nhiêu thực tế của đất Việt Nam trong 5 năm qua”, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (6/1991). 29. Nguyễn Vy và Đỗ Đình Thuận (1997), Các loại đất chính ở Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật. 30. Nguyển Xiển (1968), Đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học - Kỹ thuật, Hà Nội. 31. Hội khoa học đất Việt nam (2000), Đất Việt nam, Nhà Xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 32. Niên Giám Thống kê Việt Nam 1995 - 2000, NXB thống kê, Hà Nội. 33. Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2001), Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế cho đến năm 2010. 34. Quản lý dinh dưỡng trên đất dốc Đông Nam Á, những hạn chế và cơ hội (1997), Hội thảo về quản lý dinh dưỡng và nước cho cây trồng trên đất dốc miền Bắc Việt Nam, Hà Nội, tr.8 - 10. 35. Sách thống kê Việt nam từ 1985 -1998. Tổng cục thống kê, Nhà xuất bản Nông thôn 36. Tổng cục Địa chính, 1997. Luật đất đai 1993 và những nghị định về giao đất lâm nghiệp. Hội thảo quốc gia về giao đất Lâm nghiệp. Tổng cục địa chính, 1997. 37. Cục khuyến nông và khuyến lâm (2000). Sử dụng đất tổng hợp và bền vững, Nhà xuất bản nông thôn, 1996. 38. Tài liệu hội thảo Quốc gia về quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp tháng 12, 1997. 39. Viện khoa học lâm nghiệp Việt nam, 1997. Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình khảo sát, quy hoạch trồng rừng vùng cát nam Quảng Bình.. 40. Cục kiểm lâm, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 12, 1997.Một số vấn đề liên quan đến giao đất lâm nghiệp ở Việt nam. 41. Luật đất đai năm 1993 và những quy định về giao đất lâm nghiệp. Tổng cục địa chính,1997. 42. Sở khoa học công nghệ và môi trường Quảng Bình, 1997. Tài liệu bước đầu điều tra đánh giá sự cố môi trường biển lấn, cát di động vùng cát ven biển tỉnh Quảng Bình..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình thực tập đánh giá tài nguyên đất đai
51 p | 552 | 236
-
Giáo trình chăn nuôi Dê và Thỏ - Chương 4
20 p | 297 | 138
-
Giáo trình -Thổ nhưỡng học - chương 4
25 p | 299 | 83
-
Giáo trình Sản xuất cây lâm nghiệp - Nxb. Nông nghiệp
119 p | 228 | 76
-
Bài giảng nguyên lý cắt gọt gỗ : Chuẩn bị và nâng cao chất lượng dao cụ cắt gọt gỗ part 6
11 p | 187 | 58
-
Bài giảng - Phương pháp tưới tiêu - chương 1
19 p | 260 | 57
-
Bài giảng nguyên lý cắt gọt gỗ : Nguyên lý và công cụ lạng – bào, cạo nhẵn part 3
10 p | 175 | 52
-
Bài giảng nguyên lý cắt gọt gỗ : Nguyên lý và công cụ bóc – tiện gỗ part 3
9 p | 173 | 44
-
Bài giảng nguyên lý cắt gọt gỗ : Chuẩn bị và nâng cao chất lượng dao cụ cắt gọt gỗ part 9
6 p | 131 | 40
-
Giáo trình sản lượng rừng phần 10
23 p | 169 | 39
-
Giáo trình Chuẩn bị trồng ngô: Phần 1 - Trần Văn Dư (chủ biên)
24 p | 142 | 33
-
Bài giảng nguyên lý cắt gọt gỗ : Nguyên lý và công cụ lạng – bào, cạo nhẵn part 4
7 p | 140 | 33
-
Giáo trình Chuẩn bị trồng ngô: Phần 2 - Trần Văn Dư (chủ biên)
30 p | 140 | 31
-
QUY TRÌNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC CHO RAU
3 p | 119 | 18
-
Giáo trình Lắp đặt và sử dụng tổ máy phát điện một pha sử dụng khí sinh học (Nghề: Lắp đặt và sử dụng thiết bị khí sinh học)
135 p | 45 | 8
-
Giáo trình ứng dụng thành công tự động hóa vào sản xuất nông nghiệp với khối xử lý CPU224 p1
12 p | 72 | 6
-
Giáo trình Đánh giá đất: Phần 2 - Trường ĐH Nông Lâm
95 p | 16 | 5
-
Giáo trình Lắp đặt và sử dụng động cơ sử dụng nhiên liệu khí sinh học (Nghề: Lắp đặt và sử dụng thiết bị khí sinh học)
176 p | 39 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn