intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sản xuất cây giống bằng chiết, ghép - MĐ04: Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

182
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Sản xuất cây giống bằng chiết, ghép là giáo trình mô đun thứ hai trong sáu giáo trình mô đun của nghề Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp. Giáo trình có 03 bài, mỗi bài học được chia làm 04 phần. Các bài dạy được biên soạn một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về sản xuất cây giống bằng chiết, ghép cho người học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sản xuất cây giống bằng chiết, ghép - MĐ04: Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG CHIẾT, GHÉP MĐ:04 NGHỀ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình được biên soạn phục vụ mục đích đào tạo nghề cho nông dân nên các thông tin trong giáo trình có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi đục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất cây giống lâm nghiệp đã giúp cho nhiều bà con nông dân miền núi xóa được đói, giảm được nghèo. Tuy nhiên việc sản xuất cây giống của bà con còn nhỏ, sử dụng giống không rõ xuất xứ, không đăng ký sản xuất kinh doanh, thiết kế vườn ươm chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các kỹ thuật nhân giống tiến tiến chưa được áp dụng dẫn đến chât lượng, năng xuất cây giống thấp. Từ nhu cầu thực tiễn trên, việc biên soạn Giáo trình hướng dẫn bà con sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp là hết sức cần thiết. Được sự hỗ trợ của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã tiến hành biên soạn Giáo trình “Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp” phục vụ cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và da ̣y nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Giáo trình mô đun “Sản xuất cây giống bằng chiết, ghép” là giáo trình mô đun thứ hai trong sáu giáo trình mô đun của nghề Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp. Giáo trình có 03 bài, mỗi bài học được chia làm 04 phần, cụ thể là: mục tiêu bài học, nội dung bài học, câu hỏi và bài tập thực hành, ghi nhớ. Các bài dạy được biên soạn một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về sản xuất cây giống bằng chiết, ghép cho người học. Giáo trình được biên soạn bởi một nhóm các giáo viên có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất cây giống lâm nghiệp và nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn đến từ ba miền của đất nước.Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả tiến hành biên soạn nội dung các bài học theo trình tự các bước thực hiện công việc của nghề và lồng ghép các kiến thức cần thiết theo logíc hành nghề. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cán bộ khuyến nông của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc biên soạn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, bạn đọc để Giáo trình được hoàn thiện hơn Tham gia biên soạn 1. Kỹ sư: Phạm Hữu Hân ( chủ biên ) 2. Kỹ sư: Lê Thị Tình 3. Thạc sỹ: Dương Danh Công
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................... 2 MỤC LỤC ............................................................................................................. 3 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN ........................................................................................ 3 BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG CHIẾT, GHÉP ........ 4 Mục tiêu: ............................................................................................................. 4 A. Nội dung ......................................................................................................... 4 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ........................................................................... 5 C. Ghi nhớ: .......................................................................................................... 5 BÀI 2: CHIẾT CÀNH ............................................................................................ 5 Mục tiêu: ............................................................................................................. 5 A. Nội dung ......................................................................................................... 6 C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 12 BÀI 3: GHÉP ...................................................................................................... 13 Mục tiêu: ........................................................................................................... 13 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 20 C. Ghi nhớ ......................................................................................................... 20 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC .......................................... 21 I. Vị trí, tính chất của mô đun: ........................................................................... 21 II. Mục tiêu:....................................................................................................... 21 III. Nội dung chính của mô đun: ........................................................................ 21 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................. 21 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................. 23 IV. Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 24
  5. 4 MÔ ĐUN: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG CHIẾT,GHÉP Mã mô đun: MĐ 04 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng về chiết, ghép Quá trình giảng dạy mô đun này chủ yếu tiến hành tại vườn ươm của cơ sở đào tạo, nên bố trí trùng với thời điểm nhân giống các loại cây lâm nghiệp bằng chiết, ghép như trám, tre mămg. Việc đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua quá trình thực hiện các bài thực hành sản xuất giống bằng chiết, ghép và đánh giá sản phẩm thực hành. BÀI 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG CHIẾT, GHÉP Mã bài: M4-01 Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, ưu nhược điểm và một số chú ý khi sản xuất cây giống bằng chiết, ghép A. Nội dung 1. Sản xuất cây giống bằng chiết cành 1.1. Khái niệm Sản xuất cây giống bằng chiết cành là quá trình sử dụng một số biện pháp kỹ thuật tác động vào cành cây mẹ để tạo ra bộ rễ cho cây con trước khi tách khỏi cơ thể cây mẹ 1.2. Ưu, nhược điểm của chiết cành 1.2.1. Ưu điểm: Việc sản xuất cây giống bằng chiết cành có những ưu điểm sau: + Cây con vẫn giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ + Cây con sinh trưởng phát triển nhanh, sớm thành thục sinh trưởng, thời gian tạo ra một cây giống ngắn 1.2.2. Nhược điểm Việc sản xuất cây giống bằng hom cành có một số nhược điểm sau + Hệ số nhân giống thấp hơn so với nhân giống bằng hạt + Giá thành cây giống cao. + Nếu chiết nhiều ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây mẹ + Một số loài cây không sử dụng được phương pháp này do tỷ lệ ra rễ rất thấp 2. Sản xuất cây giống bằng ghép 2.1. Khái niệm
  6. 5 Sản xuất cây giống bằng ghép là quá trình kết hợp một bộ phận của cây này với một bộ phận của cây khác để tạo thành một cây mới mà vẫn giữ được đặc tính ban đầu của cây mẹ. Các bộ phận sử dụng để ghép gồm: gốc ghép, cành ghép, mắt ghép 2.2. Ưu, nhược điểm của sản xuất cây giống bằng ghép 2.2.1. Ưu điểm Việc sản xuất cây giống bằng ghép có một số ưu điểm sau: - Cây ghép sinh trưởng khỏe mạnh hơn cây chiết do gốc ghép có bộ rễ cọc ăn sâu - Cây sinh trưởng khỏe và thành thục sớm. - Cây giống vẫn giữ được đặc tính tốt của cây mẹ - Hệ số nhân giống cao và ít ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây mẹ 2.2.2 Nhược điểm Việc sản xuất cây giống bằng ghép có một số nhược điểm sau - Khi sản xuất cây giống bằng ghép yêu cầu người sản xuất phải có kỹ thuật cao. - Chu kỳ tạo ra một cây mới thường lâu hơn so với phương pháp chiết, giâm cành. 2.3. Một số chú ý khi ghép cây. Để cây ghép có thể sinh trưởng và phát triển tốt, chúng ta cần chú ý đến một số vấn đề sau đây: - Gốc ghép; - Mắt ghép, cành ghép; - Thời vụ ghép Tùy điều kiện khí hậu, thời tiết từng vùng, mỗi giống, mỗi phương pháp ghép khác nhau cần xác định thời vụ ghép cho phù hợp. Đa số các loài cây lâm nghiệp có thể tiến hành ghép vào hai vụ chính là: + Vụ xuân, tiến hành ghép tốt nhất là vào tháng 3 – 4, lúc này trời đã ấm, có mưa ẩm vì vậy các giống cây bắt đầu sinh trưởng mạnh + Vụ thu, tiến hành ghép vào tháng 8 -9, nhiệt độ cao, mưa nhiều là thời điểm các loài cây sinh trưởng mạnh B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi số 1. Theo Anh (chị) chúng ta nên áp dụng phương pháp sản xuất cây giống bằng chiết ghép trong những trường hợp nào? C. Ghi nhớ: - Sản xuất cây giống bằng chiết cành là quá trình sử dụng một số biện pháp kỹ thuật tác động vào cành cây mẹ để tạo ra bộ rễ cho cây con trước khi tách khỏi cơ thể cây mẹ - Sản xuất cây giống bằng ghép là quá trình kết hợp một bộ phận của cây này với một bộ phận của cây khác để tạo thành một cây mới mà vẫn giữ được đặc tính ban đầu của cây mẹ.
  7. 6 BÀI 2: CHIẾT CÀNH Mã bài: M4-02 Mục tiêu: - Lựa chọn được cây mẹ, cành chiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Chuẩn bị đầy đủ vật tư dụng cụ phục vụ công tác chiết cành - Thực hiện việc chiết cành đúng yêu cầu kỹ thuật - Cắt, giâm và chăm sóc cành chiết đảm bảo yêu cầu kỹ thuật A. Nội dung 1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ chiết - Dao chiết - Cưa tay - Nylon - Đất, nước, trấu, mùn cưa, rơm rác phân chuồng - Hỗn hợp ruột bầu: Dùng đất bùn ao phơi khô đập nhỏ hoặc sử dụng đất thịt nhẹ, không nên dùng đất thịt nặng ,đất cát. Trộn đất đã đập nhỏ với một trong các nguyên liệu mùn cưa, trấu bổi hay rơm rác băm nhỏ, sau đó trộn với phân chuồng mục theo tỉ lệ 1/3 đất +1/3 mùn rác +1/3 phân chuồng đã ủ hoai. Dùng nước sạch để pha trộn cho đủ ẩm,độ ẩm bầu khoảng 70% không ướt quá và cũng không khô quá, nắm hỗn hợp đã trộn trong tay khi bỏ tay ra không chảy nước trong tay hoặc hỗn hợp không bị tơi tả ra, nắm đất nằm trên lòng bàn tay hình những ngón tay là đạt yêu cầu 2. Chiết cành 2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn cây mẹ và cành chiết - Chọn những cây mẹ đã thành thục, sinh trưởng khoẻ, không sâu bệnh. Năng suất cao ổn định. - Chọn những cành bánh tẻ, màu nâu hoặc màu xanh tươi, lưng chừng tán, không chiết cành la, cành vượt. Kích thước tuỳ loài cây nhưng thường có chiều dài 40-60 cm, đường kính gốc từ 1-2 cm - Trong nhân giống cây lâm nghiệp, phương pháp chiết được sử dụng rộng rãi nhất với nhân giống một số loài tre lấy măng như: tre Bát độ, luồng, lục trúc, điền trúc... Tiêu chuẩn của cây tre lấy giống chỉ lấy cây từ 1- 2 tuổi ( không non, già quá), những cây không gẫy cụt ngon, không sâu bệnh, bị khuy. Chọn những cành giữa thân, những cành đã bong mo.
  8. 7 Hình 1: Lựa chọn cành chiết tre măng 2.2. Kỹ thuật khoanh, bóc vỏ - Chọn những ngày có thời tiết tốt, dùng dao sắc khoanh vỏ cách gốc cành 10-15 cm, chiều dài khoanh vỏ tốt nhất bằng 1,5- 2 lần đường kính gốc cành chiết (2-3 cm). Bóc lớp vỏ ngoài, dùng dao cạo sạch lớp vỏ trắng cho tới gỗ. - Đối với những cây tương đối dễ ra rễ có thể bó bầu ngay hoặc bố trí khoanh vỏ buổi sáng đến chiều bó bầu. Đối với những cây có nhựa mủ sau khi khoanh vỏ cần phơi vết cắt 5-7 ngày trước khi bó dùng dao cạo sạch lớp nhựa khô quanh vết cắt sau đó mới bó bầu. Hình 2: Khoanh, bóc vỏ Hình 3: Cạo lớp vỏ trắng tới gỗ - Việc chiết cây giống lâm nghiệp người ta chủ yếu áp dụng đối với cây tre măng, luồng. Đối với những loài cây này người ta không khoanh vỏ bóc bầu mà tiến như sau:
  9. 8 Dùng dao sắc phát cành chỉ để lại 3 đốt, sau đó dùng cưa hạt mướp cắt cành từ trên xuống giữa gốc cành và thân cây cắt sâu 2/3, sau đó đảo chiều cưa cắt từ dưới lên vào phía thân cây mẹ 1/3 Hình 4 : Cắt cành chiết chỉ để 3 đốt Hình 5: Cưa cành chiết từ trên xuống Hình 6 : Cưa cành chiết từ dưới lên 2.3. Kỹ thuật bó bầu - Cách bó bầu : Khi đã có hỗn hợp đã pha trộn đủ ẩm nắm sẵn dàn đều xung quanh cành, phủ chờm ra 2 đầu đã cạo vỏ, nắm chặt lại ở phần vết khoanh vỏ, bầu chiết trọng lượng khoảng 300g, kích thước đường kính 7 -8 cm. - Sử dụng nilon màu trắng bọc phía ngoài của bầu chiết buộc chặt 2 đầu bằng dây lynon hay lạt giang, để hạn chế việc xoay bầu buộc thêm một lạt vào giữa bầu.
  10. 9 Hình 7: Bó bầu chiết thông thường Hình 8: Bó bầu chiết cây tre măng 3. Cắt và giâm cành chiết 3.1. Cắt cành chiết - Sau khi chiết từ 40-60 ngày tuỳ mùa vụ tuỳ giống cây. Rễ sẽ mọc ra và sau 3-4 tháng khi cành có rễ cấp 2 chyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh có thể cắt cành chiết đem trồng hoặc giâm. - Khi cắt cành chiết nên tỉa bớt những cành lá rườm rà, bị sâu, lá non và cắt đi 1/2 số lá hoặc mỗi lá cắt đi 1/2 vì nếu để toàn bộ lá sẽ thoát hơi nước mạnh trong khi rễ chưa đủ độ thuần thục để hút đủ nước, gây ra sự mất cân đối giữa hút và thoát làm cành lá khô và bầu dễ chết. - Với cành tre măng: Cắt phần ngọn cành để lại 2 đến 3 mắt trên cành chiết, cành chiết có độ dài 30-40 cm.. Sau đó tiến hành tách cành chiết ra khỏi cây mẹ bằng cách một tay cầm cành chiết, một tay đỡ bầu cành chiết, vít nhẹ cành chiết về phía dưới mặt đất.
  11. 10 Hình 9: Rễ cành chiết tre măng đủ tiêu chuẩn cắt Hình 10: Tách cành chiết tre măng 3.2. Giâm cành chiết - Mục đích của việc giâm là để cho bộ rễ của cây phát triển tốt, đảm bảo cây ít bị chết khi trồng. - Người ta có thể giâm trên luống với khoảng cách 30-30 cm, không nên giâm quá dày vì rễ và mầm cành không phát triển được hoặc rễ sẽ ăn xiên vào nhau khi bứng đi trồng gặp khó khăn, cây dễ bị chột hoặc chết. Một cách nữa thường được sử dụng là giâm trực tiếp vào rọ tre, nứa. - Trước khi giâm lột bỏ vỏ bầu vùi đất cách cổ bầu 3-4 cm, tưới đẫm nước, tưới ướt cả lá duy trì ẩm độ không khí 80%, che bớt 50% ánh sáng. - Chú ý môi trường giâm cành chiết phải tơi xốp, đầy đủ dinh dưỡng - Với tre măng: Chuẩn bị bầu giâm đường kính 10 -12 cm, chiều cao 14 – 17 cm. Hỗn hợp ruột bầu: 89% đất cát pha + 10 % phân chuồng hoai + 1% su pe lân, đặt cành chiết vào bầu giâm ngay ngắn thẳng hàng theo luống Hình 11: Chuẩn bị hỗn hợp bầu giâm cành chiết Hình 12: Giâm cành chiết vào bầu
  12. 11 Hình 13: Xếp cành chiết theo luống 4. Chăm sóc và xuất vườn cành chiết. a. Chăm sóc cành chiết - Tưới nước: Ngày tưới 2 lần, sau 5-10 ngày chuyển sang chế độ tưới 1-2 ngày 1 lần tuỳ vào ẩm độ. - Sau 10-15 ngày bỏ hết mái che nắng để cây quen dần với ánh sáng sau 30-45 ngày có thể đem trồng. - Tưới phân bổ sung: NPK pha 100 g + 10 lít nước tưới cho 500 bầu. Hình 14: Tưới nước cho chiết
  13. 12 - Phân loại cành chiết Sau khi giâm cành ra vườn 3 - 4 tuần phải tiến hành tuyển chọn và phân loại cành giâm để có chế độ chăm sóc thích hợp cho cây phát triển đồng đều. Mỗi cành cần loại bỏ những chồi yếu hoặc chồi mảnh để tập trung chăm sóc cho cành giâm phát triển tốt. b. Xuất vườn cành chiết Tùy loài cây, thời vụ khác nhau mà thời gian chăm sóc để cây chiết đủ tiêu chuẩn xuất vườn là khác nhau. Đối với cây tre măng thời gian chăm sóc từ 3 đến 6 tháng. Khi xuất vườn, cây chiết có 2 đến 3 lớp lá mới, bầu nhiều rễ Hình 15: Cây tre măng đạt tiêu chuẩn xuất vườn B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi số 2. Hãy cho biết tiêu chuẩn lựa chọn cành chiết Câu hỏi số 3. Kỹ thuật chiết cành gồm mấy bước và sản phẩm của mỗi bước 2. Bài tập thực hành; Bài tập thực hành số 1: Chiết tre măng - Chuẩn bị hỗn hợp bó bầu chiết tre măng - Lựa chọn cành chiết tre măng - Chiết cành tre măng - Giâm và chăm sóc cây chiết tre măng C. Ghi nhớ - Tiêu chuẩn chọn cây mẹ chiết cành: Có phẩm chất ưu việt theo mục đích chọn giống; không sâu bệnh, đang ở độ tuổi sinh trưởng mạnh. - Tiêu chuẩn chọn cành chiết: Cành bánh tẻ ở giữa tầng tán vươn ra ngoài ánh sáng; đường kính từ 1 cm trở lên; không sâu bệnh; sinh trưởng phát triển tốt. - Với cây tre lấy măng: Tuổi cây lấy giống từ 1-2 tuổi, lấy những cành giữa thân
  14. 13 BÀI 3: GHÉP Mã bài: M4-03 Mục tiêu: - Liệt kê được các phương pháp ghép - Lựa chọn được các phương pháp ghép phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất - Thực hiện ghép và chăm sóc cây ghép đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật A. Nội dung 1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu ghép Hình 5: Dụng cụ ghép - Dao cắt: Để cắt cành ghép và gốc ghép khi ghép. - Dao ghép mầm: Để cắt ghép mắt và tách vỏ miệng vết ghép. Cán dao ghép làm bằng sừng để không phản ứng với ta-nanh trong vỏ cây, cán dao để tách vỏ miệng vết ghép. - Dao cắt cành: Để cắt cành ghép và gốc ghép. - Cưa tay: Để cưa gốc ghép to. - Kéo: Dùng để cắt ngọn gốc ghép hoặc cành ghép. -Vật liệu buộc: Chủ yếu là dây ni lông và không được dầy quá 0,2mm. 2. Chọn cây gốc ghép Đây là khâu quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ghép sống vàh iệu quả kinh tế sau này của cây ghép. Tốt nhất vẫn là cây gốc ghép bản địa, có từ lâu đời ở địa phương đã thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương.
  15. 14 Yêu cầu về gốc ghép như sau: - Có khả năng hòa nhập cao với phần ghép. - Sinh trưởng phát triển tốt, tuổi thọ kéo dài. - Có bộ rễ phát triển tốt khoẻ, thích ứng với điều kiện khí hậu đất đai của từng địa phương chịu hạn, úng, lạnh, mặn, kiềm... - Có sức chống chịu sâu bệnh. - Có nguồn phong phú, dễ nhân giống. - Có khả năng tiếp xúc tốt với thân cành ghép - Gốc ghép: gốc ghép nên đảm bảo được các yêu cầu sau: 3. Chọn cành ghép Cành ghép tốt nhất được lấy trên cây mẹ có năng suất cao ổn định, phẩm chất tốt và không nhiễm bệnh là những cành bánh tẻ, màu xanh xen kẽ những vạch nâu, lá to, mầm ngủ to. Cắt cành loại bỏ lá nhưng giữ lại cuống lá tốt nhất là đem ghép ngay, nếu chưa ghép cần có biện pháp bảo quản thích hợp (Dùng rẻ ướt, bẹ chuối) 4. Các phương pháp ghép 4.1. Phương pháp ghép mắt Ghép mắt là phương pháp ghép đơn giản và rất phổ biến cho hầu hết các loại cây với ưu điểm dễ làm, dễ sống, hệ số nhân cao và ít bị nhiễm bệnh. Mắt ghép là chồi non nhú trên nách lá. Cành lấy mắt ghép là những cành “bánh tẻ” đường kính gốc cành từ 6 - 10 mm tùy mùa ghép và tùy theo giống loài. Mỗi cành có từ 6-8 mần ngủ ở các nách lá to. Chú ý chọn những cành ngoài bìa tán không có sâu bệnh và ở các cấp cành cao. Vệ sinh chăn sóc và chuẩn bị gốc ghép như ở phương pháp ghép đoạn cành. Trong ghép mắt người ta chia ra một số kiểu ghép sau: 4.1.1. Ghép chữ T: - Thường áp dụng cho những cây non, vỏ mỏng, gốc ghép phải đang lên nhựa mới thực hiện được. - Trên gốc ghép tính từ mặt đất trở lên khoảng 10-12 cm rạch một đường dọc theo thân dài 2,5 cm trên đỉnh rạch một đường ngang dài 1 cm vuông góc với vết rạch trước tạo thành hình chữ T, dùng mũi dao mở nhẹ theo chiều dọc vết cắt. - Cắt mắt : Tay trái cầm cành ngọn quay ra ngoài, tay phải dùng dao đặt vào vị trí định cắt, kéo lưỡi dao vào trong lòng mắt ghép dài 2,2 cm (Mầm nằm giữa). Sau đó tách rời lõi gỗ với phần vỏ (Đối với họ cây có múi không được bóc lõi gỗ) mắt có kèm theo cuống lá, vết cắt ngọt tránh dập nát.
  16. 15 - Ưu điểm của ghép áp là Thao tác nhanh, dễ ghép, tỷ lệ sống cao khi chọn đúng tổ hợp ghép, nhanh bật mần ở cành ghép, sức sống của cành ghép tốt. Vì vậy nó thường dùng ở lĩnh vực cây ăn quả. - Nhược điểm của ghép áp là vị trí ghép thường nổi lên các vết sần không đẹp nên ít được sử dụng trong lĩnh vực làm cây bonsai. Hình 4: Cắt mắt ghép - Thao tác ghép : Tay trái dùng mũi dao nâng nhẹ, tay phải cầm cuống lá gài mắt ghép vào khe dọc chữ T đã mở, đẩy nhẹ cuống lá xuống, dùng dây nilon buộc chặt kín vết ghép. - Tùy theo mùa vụ và giống loài cây mà sau ghép 15-20 ngày có thể mở dây buộc, kiểm tra sức sống của mắt ghép. Nếu mắt ghép xanh, cuống lá vàng và rụng đi là chắc sống. Từ sau 7-10 ngày sau khi mở dây buộc có thể cắt ngọn gốc ghép. Hình 5: Trình tự các bước ghép chữ T 1- Lấy mắt ghép; 2- Tách vỏ hình chữ T trên gốc ghép; 3- Đặt mắt ghép vào gốc ghép; 4- Quấn lại bằng dây ni lon; 5- Kết quả sau khi mắt ghép phát triển tốt. Chú ý:
  17. 16 - Mắt ghép có thể lấy ở cành bánh tẻ hoặc ở những cành còn non nhỏ, trong trường hợp này không được bóc lõi gỗ. - Khi trích dao vào gốc ghép cần cẩn thận, khéo léo tránh chạm vào lớp mạch gỗ sẽ làm cho cây bị tổn thương. 4.1.2. Ghép cửa sổ: - Thường áp dụng đối với những cây to, vỏ dày và già - Trên gốc ghép cách mặt đất 10-15 cm rạch 2 đường dọc thân cách nhau 1 cm sau đó cắt một đường ngang và dùng mũi dao mở mím một góc. - Lấy mắt : Việc chọn cành lấy mắt giống như ghép chữ T nhưng chú ý khi cắt mắt lấy một đầu bằng và phải lột phần gỗ để mắt ghép dễ tiếp xúc với gốc ghép hơn. Hình 6: Trình tự ghép cửa sổ 1- Cắt vỏ trên gốc ghép; 2- Lấy mắt ghép; 3- Đặt mắt ghép vào gốc ghép; 4- Quấn chặt lại bằng dây nilon (chừa đỉnh sinh trưởng của mắt ghép) - Thao tác ghép : Dùng dao ghép mở “cửa sổ” trên thân gốc ghép, cách mặt đất từ 10-20 cm. Nếu đất ẩm thì mở cửa sổ cao, đất khô cần ghép thấp hơn. Kích thước miệng ghép ”cửa sổ” 1 x 2 cm. Bóc một miếng vỏ trên cành ghép đã mở, đặt mắt ghép vào “cửa sổ” đã mở của gốc ghép, đạy cửa sổ lại và quấn dây nilon mỏng cho thật chặt. – Chăm sóc cây ghép: Trong vài ngày đầu không nên tưới nước vì có thể làm úng và hỏng mắt ghép. Sau ghép 15-20 ngày có thể mở dây buộc và cắt miếng vỏ đậy ngoài của gốc ghép, nếu có nhựa hàn kín, chứng tỏ việc ghép đã thành công. - Cắt ngọn gốc ghép cách vết ghép 2 cm và nghiêng một góc 45 o về phía ngược chiều với mắt ghép. Ghép cửa sổ là một trong những phương pháp ghép có tỷ lệ sống cao nhất. Phương pháp ghép trên đây người ta gọi là phương pháp cửa sổ lật, ngoài ra còn có một phương pháp cửa sổ khác gọi là cửa sổ mở được sử dụng nhiều trong cây ăn quả 4.1.3.Ghép mắt nhỏ có gỗ:
  18. 17 Phương pháp này có thao tác rất đơn giản, ghép được ở nhiều thời vụ và với nhiều loài cây hơn nữa lại tận dụng được mắt ghép. Nếu thành thạo trong kỹ thuật thì tỉ lệ sống khá cao và ít tốn thời gian. -Trên gốc ghép cách mặt đất 15 cm dùng dao vát một lát hình lưỡi gà từ trên xuống dưới có độ dầy gỗ bằng1/5 đường kính gốc ghép, (Nếu đường kính cành ghép nhỏ hơn gốc ghép thì lát cắt mỏng hơn) chiều dài ở miệng ghép 1,2 cm. - Tiêu chuẩn cành lấy mắt ghép : Cũng giống như với ghép chữ T cành còn màu xanh hoặc bắt đầu tròn mình. Dùng dao cắt một lát tương tự như ở gốc ghép có cuống lá và mầm ngủ, đặt nhanh vào vết ghép, buộc chặt và kín bằng dây nilon sau 18-20 ngày có thể mở dây buộc kiểm tra mắt và cắt ngọn cách vết ghép 1,5-2 cm. 4.2. Phương pháp ghép cành Phương pháp này được sử dụng nhiều đối với những loài cây khó lấy mắt (vỏ mỏng, dòn, khó bóc) hoặc trong vụ đông nhiệt độ ẩm độ thấp cây vận chuyển nhựa kém. Giống như các phương pháp ghép khác khi gốc ghép đủ tiêu chuẩn ghép, tiến hành làm vệ sinh gốc ghép, cắt cành phụ, gai, làm cỏ, bón phân, tưới nước trước 8- 10 ngày. Sử dụng dao sắc hay kéo cắt cành dài từ 10 -15, cắt gốc ghép cách mặt đất 10-15 cm, vết cắt cần mịn tránh xây xước. Tiến hành ghép: Có nhiều cách khác nhau và thường sử dụng nhiều nhất là: ghép nối ngọn; ghép nêm, ghép luồn vỏ và ghép áp 4.2.1.Ghép nối ngọn: - Ghép nối ngọn còn có tên gọi khác là ghép đoạn cành Hình 7: Trình tự ghép nối ngọn - Chọn cành ghép có 2-3 mầm ngủ cùng đường kính với gốc ghép, dùng dao sắc vát 1 đoạn dài 1,5-2 cm ở cả cành ghép và gốc ghép sao cho khi đặt chúng lên nhau phải chồng khít (Tượng tầng phải tiếp xúc với nhau). Dùng nylon buộc chặt sau đó
  19. 18 chụp lên đoạn cành ghép một túi nylon nhỏ và buộc lại ở dưới chỗ ghép 2 cm để tránh sự mất nước của cành ghép (Có thể cắt gốc ghép và cành ghép thành hình lưỡi gà hay yên ngựa để gài cho chắc). - Sau khi ghép 30-35 ngày có thể mở dây buộc để kiểm tra, nếu cành nào chết tiến hành ghép lại ngay, chú ý tưới nước đủ ẩm cho vườn gốc ghép. 4.2.2. Ghép nêm: Dùng dao chẻ gốc ghép một đoạn 2 cm, cành ghép được vát 2 bên thành nêm và cắm vào gốc ghép sao cho lớp vỏ của cành ghép phải chồng khít lên lớp vỏ của gốc ghép. (Nếu cành nhỏ ta có thể ghép chẻ bên) Hình 8: Trình tự ghép nêm 4.2.3. Ghép luồn vỏ (dưới vỏ): - Sử dụng dao ghép rạch 1 đường dọc theo thân cây dài 2 cm, dùng mũi dao tách nhẹ lớp vỏ về 2 phía. - Cành ghép được cắt vát như ghép nối ngọn sau đó được luồn vào dưới lớp vỏ của gốc ghép đảm bảo phần tượng tầng tiếp xúc nhau. Dùng dây buộc chặt và túm bao cành ghép như ghép nêm. Hình 9: Trình tự ghép luồn vỏ
  20. 19 4.2.4. Ghép áp: - Phương pháp ghép áp cành là một phương pháp đơn giản dễ làm, tỷ lệ sống cao 90-95%, nhưng hệ số nhân giống không cao và đòi hỏi nhiều công sức hơn. Thường chỉ áp dụng đối với một số giống cây ăn quả khó nhân giống bằng các phương pháp ghép khác như Xoài hoặc sử dụng nhân giống cây cảnh. - Các cây gốc ghép được trồng trong túi bầu hoặc chậu, chăm sóc khi cây đạt tiêu chuẩn (Tương đương cành ghép). Người ta treo các túi bầu hoặc đặt chậu cây ở gần vị trí cành định ghép. Trên cành cắt hết cành tăm, cành gai ở vị trí định ghép sau đó dùng dao sắc vát một miếng nhỏ vừa chớm đến gỗ ở cả cành ghép và gốc ghép (Dài 1,5-2 cm, rộng 0,4-0,5 cm) áp 2 vết cắt lại với nhau, dùng nylon buộc kín tổ hợp ghép, - Sau khi ghép 30-40 ngày vết sẹo liền có thể cắt ngọn gốc ghép và gốc cành ghép cách chỗ buộc 2 cm, với những cây khó ghép có thể cắt làm 2 lần (lần đầu cắt 1/2 đường kính sau 5-10 ngày cắt đứt hoàn toàn) Hình 10: Trình tự ghép áp - Ưu điểm của ghép áp là Thao tác nhanh, dễ ghép, tỷ lệ sống cao khi chọn đúng tổ hợp ghép, nhanh bật mần ở cành ghép, sức sống của cành ghép tốt. Vì vậy nó thường dùng ở lĩnh vực cây ăn quả. - Nhược điểm của ghép áp là vị trí ghép thường nổi lên các vết sần không đẹp nên ít được sử dụng trong lĩnh vực làm cây bonsai. 5. Chăm sóc và phân loại cây ghép. Sau khi cắt ngọn gốc ghép cần chú ý các biện pháp chăm sóc như tưới nước, bón phân, xới xáo. Việc phun thuốc trừ sâu có thể tiến hành sớm khi mầm ghép
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0