intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Sản xuất cây giống - MĐ02: Trồng rau hữu cơ

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

431
lượt xem
203
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Sản xuất cây giống - MĐ02: Trồng rau hữu cơ bao gồm 03 bài giới thiệu khái quát về kiến thức, kỹ năng về các phương pháp sản xuất giống và chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Sản xuất cây giống - MĐ02: Trồng rau hữu cơ

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG MÃ SỐ: MĐ02 NGHỀ: TRỒNG RAU HỮU CƠ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2013
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng kỹ thuật trồng rau hữu cơ cấp độ công nhân lành nghề. Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng rau hữu cơ. Chương trình đào tạo nghề “Trồng rau hữu cơ” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất rau hữu cơ tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng rau hữu cơ. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị trước gieo trồng 2) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống 3) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc rau hữu cơ 4) Giáo trình mô đun Quản lý dịch hại 5) Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản sản phẩm 6) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ Giáo trình “Sản xuất cây giống” bao gồm 03 bài giới thiệu khái quát về kiến thức, kỹ năng về các phương pháp sản xuất giống và chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm. Bài 1: Chuẩn bị làm cây giống Bài 2: Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây Bài 3: Chuẩn bị cây giống xuất vườn Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ nhóm rau hữu cơ –
  4. xóm Mòng huyện Lương sơn, Trại sản xuất rau hữu cơ trường cao đẳng nông nghiệp và PTNT Bắc Bộ. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất rau hữu cơ, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Phạm Thanh Hải (Chủ biên) 2. Trần Thị Thanh Bình 3. Đồng Văn Quang 4. Phùng Trung Hiếu
  5. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG BÀI 1: CHUẨN BỊ LÀM CÂY GIỐNG ........................................................... 2 1. Chọn địa điểm thành lập vườn ươm .............................................................. 2 1.1. Điều kiện khí hậu:...................................................................................... 2 1.2. Điều kiện đất đai: ....................................................................................... 2 2- Quy hoạch và thiết kế vườn ươm .................................................................. 2 2.1. Các loại vườn ươm .................................................................................... 2 2.2. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm cố định ................................................... 3 2.3. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm tạm thời ................................................. 4 3. Những chú ý khi chọn địa điểm làm vườn ươm cây giống ............................ 4 4. Các phương pháp gieo ươm hạt giống........................................................... 4 4.1. Phương pháp nhân giống hữu tính (bằng hạt). ............................................ 4 4.2. Nhân giống bằng phương pháp ghép (áp dụng nhân giống cà chua) ........... 5 5. Chuẩn bị đất làm vườn ươm.......................................................................... 9 6. Chăm bón và tưới nước:................................................................................ 9 7. Quản lý dịch hại...........................................................................................10 BÀI 2: KỸ THUÂT GIEO VÀ CHĂM SÓC CÂY GIỐNG ............................12 1. Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây cà chua ........................................................12 1.1. Thời vụ trồng cà chua ...............................................................................12 1.2. Giống cà chua ...........................................................................................13 1.3. Xử lý hạt giống .........................................................................................14 1.4. Gieo hạt ....................................................................................................14 1.5. Chăm sóc cây giống ..................................................................................16 2. Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây bắp cải.........................................................19 2.1. Thời vụ trồng bắp cải ................................................................................19 2.2. Các giống bắp cải......................................................................................19 2.3. Xử lý hạt giống .........................................................................................21 2.4. Gieo hạt ....................................................................................................21
  6. 2.5. Chăm sóc cây giống ................................................................................. 23 3. Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây dưa chuột .................................................... 25 3.1. Thời vụ trồng ( dương lịch) ...................................................................... 25 3.3. Tạo cây giống ........................................................................................... 27 4. Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây đậu đỗ ......................................................... 30 4.1. Thời vụ trồng ( dương lịch) ...................................................................... 30 4.2. Các dạng giống đậu đũa ........................................................................... 30 BÀI 3: CHUẨN BỊ CÂY GIỐNG XUẤT VƯỜN........................................... 33 1. Kỹ thuật chăm sóc cà chua trước khi xuất vườn .......................................... 33 1.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn ............................................................... 33 1.2. Kỹ thuật chăm sóc cà chua trước khi xuất vườn ....................................... 34 2. Kỹ thuật chăm sóc bắp cải trước khi xuất vườn ........................................... 34 2.1. Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn ............................................................... 34 2.2. Kỹ thuật chăm sóc cà chua trước khi xuất vườn ....................................... 35 3. Kỹ thuật chăm sóc dưa chuột trước khi xuất vườn ....................................... 35 3.1. Tiêu chuẩn cây giống ............................................................................... 35 3.2. Kỹ thuật chăm sóc dưa chuột trước khi xuất vườn .................................... 36 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ......................................................... 38 5.1. Bài 1: Chuẩn bị làm cây giống ................................................................. 38 5.2. Bài 2: Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây giống ............................................. 39 5.3. Bài 3: Chuẩn bị cây giống xuất vườn........................................................ 39
  7. 1 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu về mô đun: Mô đun sản xuất cây giống cung cấp cho học viên: kiến thức, kỹ năng về các phương pháp sản xuất giống và chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm. Tiêu chuẩn một cây giống tốt trước khi xuất vườn.
  8. 2 BÀI 1: CHUẨN BỊ LÀM CÂY GIỐNG Mã bài: MĐ 02 - 01 Mục tiêu: - Lựa chọn vị trí sản xuất cây giống - Thực hiện được các công việc làm đất, bón phân lót. - Thành thạo phương pháp ghép cà chua A. Nội dung: 1. Chọn địa điểm thành lập vườn ươm Khi chọn địa điểm thành lập vườn ươm, cần chú ý một số yêu cầu sau đây: 1.1. Điều kiện khí hậu: Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của các chủng loại cây rau cần nhân giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: giá rét, sương muối hoặc nhiệt độ quá cao. 1.2. Điều kiện đất đai: Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 5o và tiêu thoát nước tốt. Đối với các chủng loại cây rau được gieo trồng trực tiếp trên nền đất, yêu cầu đất làm vườn ươm phải có kết cấu tốt, tầng canh tác dầy, màu mỡ, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt. - Nguồn nước tưới: có nguồn cung cấp đủ nước tưới tất cả các tháng trong năm, bảo đảm yêu cầu về chất lượng. Ngoài ra, vườn ươm phải đặt ở nơi có vị trí thuận lợi về giao thông, gần thị trường yêu cầu cây giống. 2- Quy hoạch và thiết kế vườn ươm 2.1. Các loại vườn ươm Tuỳ theo nhiệm vụ và thời gian sử dụng mà có thể chia thành 2 loại vườn ươm: - Vườn ươm cố định: là loại vườn ươm có thời gian sử dụng lâu dài, thực hiện cả 2 nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm là chọn lọc, bồi dưỡng giống tốt và nhân nhanh, cung cấp đủ số lượng cây giống và cây giống có chất lượng cao cho sản xuất.
  9. 3 - Vườn ươm tạm thời: là loại vườn chủ yếu để nhân giống. Vườn ươm này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ cung cấp giống cho sản xuất. 2.2. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm cố định Một vườn ươm nhân giống cây rau cố định được chia thành các khu riêng biệt bao gồm: * Khu cây giống: được chia thành hai khu vườn nhỏ. - Vườn cây giống cung cấp vật liệu ghép: là vườn trồng các giống rau để cung cấp vật liệu nhân giống cho vườn ươm như cành chiết, cành giâm và mắt ghép; vườn cây giống được thiết kế với khoảng cách trồng 3-5 x 3-5 (m) và quy mô diện tích được tính toán dựa trên số lượng cây giống vườn ươm cần sản xuất. - Vườn cây giống cung cấp vật liệu làm gốc ghép: là vườn trồng các giống cây rau cung cấp hạt (hoặc cành giâm) làm gốc ghép; vườn cây giống cung cấp vật liệu làm gốc ghép được thiết kế trồng với khoảng cách tương tự như vườn trồng sản xuất của từng chủng loại cây rau tương ứng. * Khu nhân giống. Tuỳ theo quy mô, nhiệm vụ và khả năng sử dụng các phương pháp nhân giống của cơ sở, có thể chia khu nhân giống thành 5 khu nhỏ. - Khu giâm cành: nhà giâm được xây dựng phải có hệ thống mái che mưa, điều chỉnh cường độ ánh sáng, có hệ thống lưới hoặc tường bao xung quanh, chủ động về nguồn nước tưới và có các thiết bị tưới ở dạng phun sương; trong nhà giâm được chia thành các luống, có hệ thống đường đi lại và có hệ thống tiêu thoát nước. - Khu giâm lại cành chiết: khu giâm lại cành chiết cần có hệ thống mái che, vách che bằng các vật liệu phù hợp, có khả năng điều chỉnh cường độ chiếu sáng phù hợp với từng thời kỳ của cây giống; đất cần có kết cấu tốt, có khả năng tiêu thoát nước tốt. - Khu gieo ươm cây gốc ghép: khu gieo cây ươm cây gốc ghép cần được thiết kế có mái; đất để gieo cây ươm cây gốc ghép phải có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp.
  10. 4 Khu gieo ươm cây gốc ghép cần được thiết kế có mái che bằng các vật liệu thích hợp, thời gian và mức độ che sáng phụ thuộc vào chủng loại cây rau cần nhân giống. - Khu ra ngôi và nhân giống: Cây gốc ghép được đưa ra ngôi ghép và chăm sóc đến khi đạt tiêu chuẩn xuất vườn. Các chủng loại cây rau được nhân giống bằng gieo hạt cũng được gieo ươm hoặc ra ngôi chăm sóc tại khu này. Cây giống được trồng trong túi bầu polyêtylen hoặc các vật liệu làm bầu thích hợp khác. - Khu đảo và huấn luyện cây con trước khi xuất vườn: là khu dùng để phân loại và áp dụng các biện pháp chăm sóc tối thiểu nhằm huấn luyện cây giống thích nghi dần với điều kiện đưa ra trồng sản xuất. 2.3. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm tạm thời Đối với vườn ươm nhân giống cây rau tạm thời chỉ quy hoạch xây dựng khu nhân giống. Tuỳ thuộc vào quy mô sản xuất của cơ sở, khả năng áp dụng các biện pháp nhân giống mà khu nhân giống được chia thành các khu tương tự như vườn ươm cây cố định hoặc chỉ bao gồm các khu: khu gieo ươm cây gốc ghép, khu ra ngôi và nhân giống, khu đảo cây và huấn luyện cây con trước khi xuất vườn. Toàn bộ vật liệu ghép, hạt gốc ghép hoặc vật liệu khác làm gốc ghép được cung cấp từ vườn ươm cây giống của các vườn ươm cố định. 3. Những chú ý khi chọn địa điểm làm vườn ươm cây giống - Gần nguồn nước tưới - Thuận lợi giao thông - Đất bằng phẳng dễ thoát nước 4. Các phương pháp gieo ươm hạt giống 4.1. Phương pháp nhân giống hữu tính (bằng hạt). * Những ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt.
  11. 5 - Kỹ thuật đơn giản, dễ làm. Chi phí lao động thấp, do đó giá thành cây con thấp. Hệ số nhân giống cao. Cây trồng bằng hạt thường có khả năng thích ứng rộng với điều kiện ngoại cảnh. * Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ. Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn. Do những nhược điểm như vậy nên phương pháp nhân giống bằng hạt chỉ được sử dụng trong một số trường hợp: - Gieo hạt lấy cây làm gốc ghép - Sử dụng gieo hạt đối với những cây rau chưa có phương pháp khác tốt hơn. - Dùng trong công tác lai tạo chọn lọc giống. * Những điểm chú ý khi nhân giống bằng hạt. - Phải nắm được các đặc tính, sinh lý của hạt: một số hạt chín sinh lý sớm, nảy mầm ngay trong hạt - Phải đảm bảo các điều kiện ngoại cảnh cho hạt nảy mầm tốt: nhiệt độ, không quá thấp hoặc quá cao, độ ẩm đất đảm bảo 70 - 80% độ ẩm bão hoà và đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí. - Phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước chọn lọc: chọn giống có khả năng sinh trưởng khoẻ, năng suất cao và phẩm chất tốt; chọn những cây mang đầy đủ các đặc điểm của giống muốn nhân; chọn những quả có hình dạng đặc trưng của giống; chọn những hạt to, mẩy, cân đối và chọn cây con to, khoẻ, sinh trưởng cân đối. 4.2. Nhân giống bằng phương pháp ghép (áp dụng nhân giống cà chua) Ưu điểm của phương pháp là dùng cây gốc ghép là cây cà tím để ghép cà chua với mục tiêu tạo cây giống cà chua có khả năng chống được một số loại sâu bệnh héo xanh vi khuẩn, thối gốc, tuyến trùng, bệnh vi rút…cho năng suất cao, chất lượng quả tốt trong các điều kiện bất thuận như mua, ngập, nóng….Để đạt được mục tiêu trên phải thực hiện các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu Lựa chọn giống gốc ghép: gốc ghép cho cà chua là các gốc cà tím EG203 có khả năng chống bệnh, đang được sử dụng phổ biến. - Tiêu chuẩn cây làm gốc ghép và ngọn ghép:
  12. 6 + Cây dùng làm gốc ghép phải cao 18 – 20cm, có từ 5 – 6 lá, đường kính thân cây 0, 2 – 0,3 cm, cây đanh cứng, không sâu bệnh. + Cây làm ngọn ghép: cao 15 – 18 cm, có 4 – 5 lá, đường kính thân cây 0,2 – 0,3 cm, cây đanh cứng không sâu bệnh. Lựa chọn giống cà chua làm ngọn ghép: các giống cà chua làm ngọn ghép phải là những giống chịu nhiệt, có một số đặc điểm sau: - Cây sinh trưởng khỏe, là màu xanh đậm, bản lá dày, bộ lá xum xuê, phân nhánh vừa phải, sinh trưởng bán hữu hạn hoặc vô hạn. - Có khả năng đậu quả trongđiều kiện nhiệt độ cao > 320C (không cần sử dụng thuốc đậu quả), tỷ lệ đậu > 60% đối với 5 chùm hoa đầu tiên. - Quả cứng, vỏ quả dày, không bị nứt khi có mưa to hoặc bị cháy nắng. - Quả chín đều, toàn bộ quả có màu đỏ tươi đặc trưng. - Chống chịu một số bệnh như: bệnh thán thư, thối thân pythium, sương mai hoặc các bệnh đốm lá nâu hoặc xám. Chất lượng hạt giống: hạt giống làm gốc ghép và ngọn ghép đạt độ sạch 99%, độ ẩm nhỏ hơn 13%, tỷ lệ nảy mầm trên 85%, sức nảy mầm sau gieo 4 ngày phải đạt 85%. Lượng hạt giống cần trồng cho 1 ha là 80 – 100 g giống gốc và 65 – 70 g giống ngọn. Chuẩn bị giá thể: để sản xuất 100.000 cây giống cần: - 1,2 tấn than bùn; - 0,6 tấn phân hữu cơ; - 7,5 kg vôi bột; - 2,5 kg NPK 16-16-8; 5 kg super lân. Trộn đều hỗn hợp trên, ủ 30 – 60 ngày, sau đó xay nhỏ rồi loại bỏ vật thể cứng. Dùng vỉ xốp loại 50-84 lỗ/vỉ cho đầy giá thể và nén nhẹ bằng tay hoặc máy dập để khi nhổ cây giống từ vỉ đi trồng không bị vỡ. Chuẩn bị nhà phục hồi cây sau ghép Nhà để cây sau ghép được đặt gần vườn ươm cây con để thuận lợi cho việc di chuyển cây trong quá trình ghép. Có 2 dạng nhà để cây ghép cây đối với các hộ gia đình: - Dạng nhà để cây ghép cố định có hình bán nguyệt, rộng 2,5m, dài 4m. Diện tích khoảng 10m2. Sử dụng ống nhựa tiền phong hoặc thép đường kính 3cm, dài 6 – 8m để làm khung nhà, mỗi khung cắm cách nhau 0,8 – 1m, dùng các thanh ngang hoặc kèo để cố định nhà tránh gió, bão. Toàn bộ khung nhà được che kín bằng nilon trắng loại 0,2 – 0,3mm sao cho phía trong nhà kín hoàn toàn. Phía trước nhà có lối đi rộng 0,6 x 0,8m, được bịt kín bằng một loại cửa 2 cánh. Bên trên lớp nilon là 2-3 lớp lưới đen (giảm ánh sáng). Phía dưới được san thành luống hoặc để phẳng trải nilon sau
  13. 7 đó bơm nước vào, giữ mực nước vừa phải, dùng các giá đỡ hoặc gạch kê các khay đựng cây sao cho không bị ngập khay để cây cà chua sau ghép. - Dạng nhà ghép tạm thời có thể tháo ra, lắp lại dễ dàng giúp nông dân tiết kiệm diện tích và có thể cất giữ sau mỗi vụ ghép. Nguyên liệu là những thanh tre dài khoảng 3m (tùy thuộc độ rộng của nhà để cây), được cắm thành hình vòng cung cách nhau 50 – 60 cm trên một khu đất. Dùng dây cố định các thanh tre lại với nhau, sau đó dùng nilon trắng phủ kín, phía trên che phủ thêm 2 – 3 lớp lưới đen để giảm tối đa ánh sáng mặt trời. Xung quanh nhà đắp đất kín để tránh thoát hơi nước và chuột phá hại. Phía dưới cùng (mặt đất) trải nilon để giữ nước. - Dụng cụ ghép gồm: Dao lam tiệt trùng, ống cao su ghép, chiều dài 14 – 15mm, đường kính 2 – 3 mm, độ dày thành ống 0,3 – 0,5mm, găng tay cao su. Bước 2: Tiến hành kỹ thuật gieo cây con Tùy tình hình thời tiết, hạt cà tím được gieo trước hạt cà chua 5 – 30 ngày sao cho khi ghép đường kính cây gốc ghép và ngọn ghép tương tự nhau. Nếu nhiệt độ 28 – 32 0C hạt cà tím sẽ nảy mầm sau gieo 4 – 5 ngày, nếu nhiệt độ 21 - 240C thời gian nảy mầm là 7 – 9 ngày. Hạt cà chua sẽ nảy mầm sau gieo 2 – 3 ngày. Hạt cà tím trước khi gieo phải ngâm nước ấm 45 - 500C trong 3 – 4 giờ, gieo 2 - 3 hạt/hốc, sau đó phủ rơm hoặc trấu lên trên rồi tưới ẩm thường xuyên trong 1 tuần. Sau khi gieo 10 ngày phải dặm lại những hốc không có cây. Khi cây mọc 1 - 2 lá thật, tỉa bỏ những cây xấu, cây biến dạng, sâu bệnh, chỉ để 1 cây/hốc. Hạt cà chua có thể gieo vào khay hoặc gieo ra đất gần nơi gieo hạt cà tím để thuận tiện cho công việc ghép sau này. Sau gieo 15 – 16 ngày đối với cây dùng làm ngọn ghép và 19 – 20 ngày đối với cây dùng làm gốc ghép phải hạn chế tưới nước để cây đanh cứng. Sau khi gieo hạt cây làm gốc ghép 25 – 26 ngày cần phân loại cây và đưa vào ghép. Trong vườn ươm cần chú ý phòng trừ bệnh lở cổ rễ cho cây cà tím bằng cloruoxit đồng 0,1 – 0,2%, sâu vẽ bùa và bộ phấn bằng dầu khoáng SK99 1%. Bước 3 Tiến hành ghép cây Trước khi đưa vào phòng ghép cần phải tưới nước đủ ẩm, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh trước 5 – 7 ngày. Dùng dao mỏng cắt vát 300 thân cây tím và thân cây cà chua phía trên 2 lá mầm và phía dưới 2 lá thật. Dùng ống cao su có đường kính 2 – 3mm để giữ ngọn ghép và gốc ghép. Đưa ngọn ghép và gốc ghép vào ống cao su sao cho 2 mặt vát của ngọn ghép và gốc ghép áp vào nhau. Sau khi ghép dùng bình xịt nước phun ướt đều cây trước khi đưa vào nhà phục hồi cây sau ghép.
  14. 8 Hình 2.1.1. Ghép mắt cà chua lên gốc cà tím Bước 4 Chăm sóc cây sau ghép Ngày đầu sau ghép thường xuyên phun nước (dạng sương) để cây luôn tươi. Từ ngày thứ 2 – 3 trở đi, tưới nước cho cây bằng bình bơm có vòi phun nước mịn, che nắng 100%. Ba ngày sau ghép cho cây tiếp xúc ánh sáng nhẹ. Từ ngày thứ 4 trở đi tăng dần ánh sáng bằng cách không che bóng lúc sáng sớm và chiều mát. Ngày thứ 7 trở đi cho cây sống điều kiện đủ sáng. Khoảng 15 – 17 ngày sau khi ghép có thể đem trồng. Trong nhà phục hồi cây ghép nên tiến hành phun thuốc phòng bệnh cho cây bằng thuốc Boocđô 1%. Khi đưa cây ra khỏi nhà ghép phun kết hợp thêm thuốc trừ sâu như Bt, dung dịch gừng, tỏi…. Tất cả các cây được để trên giàn ươm hoặc nền đất cứng để tránh cây đâm rễ xuống đất. Tiêu chuẩn cây cà chua ghép trước khi trồng: thời gian từ gieo hạt đến khi xuất vườn của cây cà chua ghép trên gốc cà tím từ 45 – 50 ngày, cây xanh tươi, cao 10 – 12cm, vết ghép đã liền hoàn toàn, cây con không bị sâu bệnh.
  15. 9 Hình 2.1.2. Vườn ươm ghép cà chua 5. Chuẩn bị đất làm vườn ươm Đất làm bầu hoặc đất vườn ươm vụ hè thu cần trộn thêm với phân chuồng mục và xỉ than, vôi bột để thoát nước tốt khi gặp mưa lớn hoặc tưới đẫm, hạn chế nấm bệnh. Vụ thu đông và xuân hè 70% đất màu, 30% phân chuồng hoai mục, bổ sung 5% tro bếp để giúp bộ rễ cây phát triển nhanh và giữ ấm được cho cây khi trời rét. Các cây họ bầu bí (dưa chuột, dưa hấu, bí xanh…) nếu đem trồng từ khi có 2 - 3 lá thật thì tranh thủ làm bầu theo kiểu trải nền: trộn đều hỗn hợp phân chuồng mục và bùn ao (đã để hả hơi) sau đó cán đều trên nền đất phẳng sao cho độ dày nền bùn khoảng 3 - 4 cm. Đợi nền se lại dùng thanh tre mỏng kẻ ô bàn cờ sau đó tra hạt vào chính giữa ô mỗi ô một hạt. Gieo hạt xong phủ kín hạt bằng một lớp đất trộn với tro bếp (1 đất; 2 tro). Sau đó rắc thoáng trấu lên trên cùng cho đỡ đóng váng mặt. Cách làm này tốn rất ít công lao động mà hiệu quả lại cao không kém làm bầu lá chuối hoặc ni-lông. Đất làm bầu và đất vườn ươm phải sạch cỏ dại và diệt trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc xử lý đất (vôi bột, tro bếp, thuốc trừ nấm sinh học….). Nên xử lý trước khi gieo hạt 2 - 3 ngày. 6. Chăm bón và tưới nước: Cây non trong vườn ươm và trong bầu đất cần được chăm sóc và bảo vệ một cách tốt nhất, an toàn nhất. Bộ rễ cây non lúc này mới đang hình thành và phát triển chậm, rễ rất non yếu và mẫn cảm với nước, phân bón. Vì vậy lúc này cần dùng các chế phẩm phân bón hữu cơ, vi lượng, vi sinh, phun lên thân lá hoặc với lượng rất nhỏ tưới dưới rễ. * Chú ý: Buổi chiều khi tưới nước cho cây non cần chú ý tưới sao cho cây về đêm hoàn toàn khô nước trên thân, lá, tưới đủ ẩm cho đất ngấm hết nước, không còn đọng lại trên mặt để hạn chế tỷ lệ chết thắt thân do nấm khô vằn gây hại.
  16. 10 - Huấn luyện cho cây khỏe: Cây non trong vườn ươm luôn được sống trong điều kiện môi trường dinh dưỡng, nước, ánh sáng và nhiệt độ tối ưu. Vì vậy, nếu không được huấn luyện thì khi ra ngoài ruộng sản xuất gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi của tự nhiên, cây sẽ rất dễ bị chết hoặc chậm phát triển. Tốt nhất nên hạn chế nước tưới và chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho cây trong vòng từ 3 - 5 ngày trước khi ra đồng nhằm mục đích cho cây chịu được ở môi trường khó khăn, sẽ dễ thích nghi khi ra ruộng sản xuất. Thậm chí đối với các loại cây rau màu có dạng thân gỗ, rễ chùm (các cây họ cà) thì cần phải nhổ cây lên trước khi trồng khoảng 1 tuần, cắt rễ chính rồi dâm chúng lại một chỗ chờ cho nhiều rễ phụ phát sinh rồi mới đem trồng. 7. Quản lý dịch hại Thời gian cây trong bầu hoặc vườn ươm nếu thời tiết về đêm có nhiều sương (vụ thu đông, xuân hè) thì cần dùng khung che bằng ni-lông vào ban đêm sẽ hạn chế được bệnh chết ẻo do nấm gây hại. Vụ hè thu cần làm giàn mái che bằng lưới ni-lông đen để giảm bớt cường độ ánh sáng và mưa to gây hại. Phun phòng bệnh khô vằn (chết thắt thân) cho cây non bằng các loại thuốc Boocđô 1%, kết hợp với các chế phẩm phân bón lá có chứa hàm lượng lớn can-xi giúp cho cây khỏe. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi 1.1. Địa điểm thành lập vườn ườm cần những điều kiện gì ? 1.2. Đặc điểm của vườn ươm cố định và vườn ươm tạm thời ? 1.3. Ưu nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt là gì ? 1.4. Ưu điểm của phương pháp nhân giống bằng gốc ghép ? 1.5. Điều kiện chuẩn bị đất làm vườn ươm là gì ? 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 2.1.1: Chuẩn bị đất trước khi gieo hạt giống - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị 100 m2 đất để làm cây giống - Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân bón hữu cơ - Địa điểm: Khu vườn ươm trồng giống rau cà chua, bắp cải. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn ươm.
  17. 11 2.2. Bài thực hành số 2.1.2: Đóng bầu ươm cà chua, bắp cải - Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đóng 1000 bầu đất để làm cây giống - Nguồn lực cần thiết: Túi bầu 7x10 cm - Địa điểm: Khu vườn ươm trồng giống rau cà chua, bắp cải. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng đóng bầu. 2.3. Bài thực hành số 2.1.3: Các phương pháp gieo hạt trực tiếp xuống đất và vào túi bầu. - Công việc của nhóm: mỗi nhóm gieo 100 m2 trực tiếp xuống đất và vào 1000 bầu để làm cây giống - Nguồn lực cần thiết: Hạt giống - Địa điểm: Khu vườn ươm trồng giống rau cà chua, bắp cải. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng gieo hạt. 2.4. Bài thực hành số 2.1.4: Ghép cà chua - Công việc của nhóm: mỗi nhóm ghép 100 cây cà chua lên gốc cà tím - Nguồn lực cần thiết: Cây gốc ghép, cây giống - Địa điểm: Khu vườn ươm trồng giống rau cà chua. - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng ghép cà chua. C. Ghi nhớ Kỹ thuật ghép cà chua lên gốc cà tím
  18. 12 BÀI 2: KỸ THUẬT GIEO VÀ CHĂM SÓC CÂY GIỐNG Mã bài: MĐ 02 – 02 Mục tiêu: - Trình bày được các bước gieo ươm và chăm sóc cây giống rau, bắp cải, dưa chuột, cà chua; - Thực hiện được các công việc chăm sóc cây giống rau, bắp cải, dưa chuột, cà chua; A. Nội dung: 1. Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây cà chua 1.1. Thời vụ trồng cà chua - Đồng bằng Sông Hồng và Thanh Hóa + Vụ sớm: 25/7 – 25/8 + Vụ chính: 15/9 – 15/10 + Vụ muộn: 5/10 – 5/11 + Vụ xuân hè: 15/1 -15/2 - Đồng bằng Sông Cửu Long + Vụ gieo: 20/10 – 20/11 - Đà Lạt và Đông Nam Bộ + Vụ đông xuân: 15/9 – 15/10 + Vụ xuân hè: 5/01 – 5/02 Gần đây, do nhu cầu thị trường, nhiều nơi còn gieo thêm vụ cà chua xuân hè, thời vụ tính từ thượng tuần tháng 1 đến trung tuần tháng 2 (lúc gieo hạt) để cây con được trồng chậm nhất quãng 15/03, cho thu hoạch vào tháng 5,6 trong năm.
  19. 13 1.2. Giống cà chua + Cà chua múi: Quả to, nhiều ngăn tạo thành múi. Quả có vị chua, nhiều hạt, ăn không ngon nhưng cây mọc khoẻ, sai quả, chống chịu sâu bệnh khá. Giống điển hình là cà chua múi Hải Phòng. Hình 2.2.1: Cà chua múi + Cà chua hồng: Quả hình quả hồng, không có múi hoặc múi không rõ. Thịt quả nhiều bột, ăn ngon. Cây chống chịu sâu bệnh kém so với cà chua múi. Hình 2.2.2: Cà chua hồng + Cà chua bi: Quả bé, cây sai quả, quả ăn chua, hơi ngái. Cây chống chịu sâu bệnh khá. Hình 2.2.3: Cà chua bi - Trồng các giống sinh trưởng phát triển khỏe, không bị sâu bệnh, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao - Các giống cà chua đang được trồng phổ biến trong sản xuất: Ba lan lùn, Số 7, Lai số 1, Hồng Lan, C50, C95, HP5, Red Crow 250, HT 7
  20. 14 1.3. Xử lý hạt giống Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp - Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống - Hạt không có mầm mống sâu bệnh - Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 % - Không lẫn tạp, cỏ dại - Lượng hạt gieo 2,5 – 3,0 g hạt / m2 Hình 2.2.4. Hạt giống cà chua Xử lý hạt giống trước khi gieo - Thời điểm xử lý + Trước khi gieo hạt - Cách xử lý Bước 1: Thúc mầm hạt giống - Ngâm nước ấm nhiệt độ 30 – 350C (2 sôi + 3 lạnh) Bước 2: Thời gian ngâm: 6 – 10 giờ Bước 3: Vớt hạt để giáo nước Bước 4: Để hạt vào khăn ẩm (đã vắt ráo) gói lại cho gói hạt vào bao nilong, buộc kín miệng chống bốc hơi thoát nước Bước 5: Đem ủ ở nhiệt độ 26 – 290C Lưu ý: Thời gian ủ khoảng 3 ngày thì hạt bắt đầu nẩy mầm 1.4. Gieo hạt 1.4.1. Gieo trực tiếp ra luống Bước 1: Xác định lượng hạt - Lượng hạt gieo 2,5 – 3,0 g hạt/m2 Bước 2: Gieo hạt - Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải mỏng Bước 3: Lấp hạt - Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm - Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
24=>0