Giáo trình Sản xuất cây giống cà phê ghép - MĐ05: Nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu
lượt xem 31
download
Giáo trình Sản xuất cây giống cà phê ghép bao gồm các công việc cần thực hiện để sản xuất được cây giống cà phê ghép có chất lượng tốt như thiết kế vườn chồi, làm đất và bón phân lót, trồng vườn lấy chồi ghép, chăm sóc vườn chồi, thu hoạch và bảo quản chồi ghép, ghép nêm cà phê, chăm sóc cây giống và xuất vườn. Đồng thời mô đun này cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Sản xuất cây giống cà phê ghép - MĐ05: Nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀDN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CÀ PHÊ GHÉP MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CAO SU, CÀ PHÊ, HỒ TIÊU Trình độ: Sơ cấp nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Chương trình đào tạo nghề “Sản xuất cây giống các cây cao su, cà phê, hồ tiêu” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất cây giống tại các địa phương trong cả nước, do vậy giáo trình này là một tài liệu hết sức quan trọng và cần thiết đối với những người đã, đang và sẽ làm nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu. Bộ giáo trình này gồm 7 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị vườn ươm 2) Giáo trình mô đun Sản xuất gỗ ghép cao su 3) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống cao su 4) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống cà phê từ hạt 5) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống cà phê ghép 6) Giáo trình mô đun Sản xuất hồ tiêu giống 7) Giáo trình mô đun Tiêu thụ cây giống Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình biên soạn chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của các Trung tâm, các cán bộ khuyến nông và những nông dân trực tiếp làm nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trung tâm, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình này là 01 trong số 07 giáo trình mô đun của chương trình đào tạo nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này có 06 bài dạy thuộc thể loại tích hợp.
- 4 Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp và độc giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1) Nguyễn Quốc Khánh - Chủ biên 2) Phạm Thị Bích Liễu 3) Lê Thị Nga
- 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Bài 1: Thiết kế vườn chồi, làm đất và bón phân lót 6 Bài 2: Trồng vườn lấy chồi ghép 13 Bài 3: Chăm sóc vườn chồi 21 Bài 4: Thu hoạch, bảo quản chồi 31 Bài 5: Ghép nêm cà phê 35 Bài 6: Chăm sóc cây giống và xuất vườn 47 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 52 Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 54 Tài liệu tham khảo 60 Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, 61 biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo 61 trình dạy nghề trình độ sơ cấp
- 6 MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CÀ PHÊ GHÉP Mã số mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: Mô đun 05: “Sản xuất cây giống cà phê ghép” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Nội dung mô đun bao gồm các công việc cần thực hiện để sản xuất được cây giống cà phê ghép có chất lượng tốt như thiết kế vườn chồi, làm đất và bón phân lót, trồng vườn lấy chồi ghép, chăm sóc vườn chồi, thu hoạch và bảo quản chồi ghép, ghép nêm cà phê, chăm sóc cây giống và xuất vườn. Đồng thời mô đun này cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy. Học xong mô đun này, học viên sẽ thực hiện được các khâu kỹ thuật sản xuất cây giống cà phê ghép đủ tiêu chuẩn để trồng mới. Bài 1: THIẾT KẾ VƯỜN CHỒI, LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT Mã bài: MĐ 05-01 Mục tiêu: - Kể được các yêu cầu khi chọn địa điểm trồng - Nêu được các công việc xác định mật độ khoảng cách trồng, làm đất, bón phân lót cho vườn chồi - Chọn được địa điểm trồng phù hợp - Thiết kế mật độ khoảng cách trồng, làm đất, bón phân lót đúng kỹ thuật A. Nội dung: 1. Chọn địa điểm trồng - Gần nguồn nước tưới, thuận tiện giao thông. - Đất dễ thoát nước, không bị ngập nước và đất bồi trong mùa mưa. - Đất bằng phẳng, tương đối kín gió. - Đất tốt, tơi xốp, có hàm lượng mùn > 3%. Trong thực tế sản xuất, rất khó khi chọn địa điểm làm vườn ươm có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện trên. Vì vậy tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi mà chọn những điều kiện thích hợp nhất để bố trí cho phù hợp. 2. Mật độ và khoảng cách trồng
- 7 - Hàng cách hàng 40 – 50 cm. Nên dùng thước hoặc dây thiết kế xác định vị trí hàng để đảm bảo khoảng cách hàng. Hình 5.1.1. Khoảng cách hàng - Các cây trên hàng cách nhau 20 – 25 cm. - Hàng được thiết kế thẳng góc với hướng dốc. - Chiều dài hàng tùy thuộc vào địa hình cụ thể nơi trồng, thường nếu hàng quá dài thì cứ khoảng 30 – 40 m nên chừa một lối đi phụ để tiện cho việc chăm sóc và khai thác chồi ghép. - Mật độ khoảng 100.000 cây/ha 3. Làm đất - Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật. - Cày bừa kỹ làm đất tơi xốp - Tạo hàng trồng bằng cách đào các rãnh rộng từ 20 – 25 cm, sâu khoảng 30 – 35 cm.
- 8 Hình 5.1.2. Rãnh trồng 4. Bón phân lót 4.1 Loại phân bón lót - Phân hữu cơ: phân chuồng hoai mục, phân vi sinh, phân xanh Hình 5.1.3. Phân chuồng được ủ hoai - Phân vô cơ: phân lân
- 9 Hình 5.1.4. Phân lân super 4.2 Lượng phân bón lót Bón 1,0 – 1,5 tấn phân chuồng hoai, 30 – 50 kg lân super cho 100 m dài của rãnh. 4.3 Kỹ thuật bón - Rải phân chuồng, lân xuống rãnh Hình 5.1.5. Bón phân xuống rãnh - Dùng cuốc đảo đều với lớp đất mặt - Bón trước khi trồng ít nhất 1 tháng.
- 10 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi 1.1. Tác dụng của việc bón phân lót cho vườn chồi? a. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây kịp thời b. Bón lót cho đất giữ ẩm c. Bón lót cho củ dễ nảy mầm d. Cả a, b, c đều đúng 1.2 Các loại phân dùng để bón lót cho vườn chồi: a. Phân hữu cơ hoai và phân lân b. Phân hữu cơ hoai và phân đạm c. Phân hữu cơ hoai và phân kali d. Phân đạm và phân kali 2. Các bài thực hành 2.1 Bài thực hành số 5.1.1: Thực hành thiết kế mật độ, khoảng cách trồng vườn lấy chồi - Nguồn lực cần thiết: + Thước dây, que cọc để cắm tiêu + Khu đất trống rộng 1000 m2 - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc + Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của nhóm học viên làm mẫu. + Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm: mỗi nhóm thiết kế 200 m2 vườn chồi
- 11 + Các nhóm triển khai thực hiện công việc + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác để tránh những lỗi thường gặp khi thực hiện công việc thiết kế. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 2 giờ - Địa điểm: khu đất trống của cơ sở sản xuất, hộ gia đình học viên - Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm: + Xác định được mật độ khoảng cách trồng như thiết kế 2.2 Bài thực hành số 5.1.2: Thực hành đào rãnh, bón phân lót - Nguồn lực cần thiết: + Cuốc, xẻng + 5 m3 phân chuồng hoai mục, 250 kg lân super + Khu đất trống rộng 1000 m2 - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc + Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của nhóm học viên làm mẫu. + Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm: mỗi nhóm đào 3 rãnh, mỗi rãnh dài 20 m và bón phân lót + Các nhóm triển khai thực hiện công việc + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác để đảm bảo an toàn khi lao động. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Địa điểm: khu đất trống của cơ sở sản xuất, hộ gia đình học viên - Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm: + Rãnh trồng rộng 20 – 25 cm, sâu 30 – 35 cm, dài 20 m, các rãnh cách nhau 40 – 50 cm. + Phân bón lót các loại được rải và trộn đều với lớp đất mặt C. Ghi nhớ
- 12 - Tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi mà chọn những điều kiện thích hợp nhất để chọn địa điểm trồng vườn chồi cho phù hợp. - Các công việc làm đất, bón phân lót phải xong trước khi trồng ít nhất 1 tháng
- 13 Bài 2: TRỒNG CÂY RA VƯỜN CHỒI Mã bài: MĐ 05-02 Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm của các dòng vô tính có triển vọng và tiêu chuẩn của cây giống cà phê ghép để trồng ở vườn lấy chồi - Mô tả được các bước công việc trồng cây ra vườn chồi - Nhận biết, chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn và trồng cây cà phê làm vườn lấy chồi đúng kỹ thuật 1. Chọn giống để trồng làm vườn lấy chồi 1.1 Nguồn giống: - Là cây ghép (trên gốc cà phê mít, gốc cà phê vối). Hình 5.2.1. Cây cà phê ghép trên gốc cà phê mít - Là cây giâm cành của những dòng vô tính chọn lọc do các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm sản xuất giống gốc cung cấp. 1.2 Một số dòng vô tính có triển vọng 1.2.1 Dòng vô tính TR4 (tên khác: Ng 13/8) - Cây sinh trưởng khỏe, phân cành nhiều, cành ngang hơi rũ.
- 14 - Lá hình mũi mác, kích thước trung bình, khi còn non lá có màu xanh tươi, lúc thuần thục chuyển sang xanh vàng. - Năng suất: 7,3 tấn nhân/ha. - Khi chín quả có màu đỏ cam, hình trứng ngược. - Khối lượng quả tươi: 777 quả/kg - Tỷ lệ tươi/nhân: 4,1 - Khối lượng 100 hạt: 17,1g, trong đó hạt loại 1 chiếm tới 70,9%. - Hàm lượng cafein: 1,68g/100g chất khô. - TR4 có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao. Hình 5.2.2. Dòng vô tính TR4 sau 4 năm trồng 1.2.2 Dòng vô tính TR5 (tên khác: Th 2/3) - Cây sinh trưởng khỏe, phân cành trung bình, cành rũ. - Lá hình tròn, xanh tươi khi còn non; lúc đã thuần thục có màu xanh. - Năng suất: 5,3 tấn nhân/ha. - Quả chín có màu huyết dụ, dạng tròn. - Khối lượng quả tươi: 658 quả/kg - Tỷ lệ tươi/nhân: 4,4 - Khối lượng 100 hạt: 20,6g, trong đó hạt loại 1 chiếm tới 90,5%. - TR5 có khả năng kháng bệnh gỉ sắt cao.
- 15 Hình 5.2.3. Dòng vô tính TR5 sau 4 năm trồng 1.2.3 Dòng vô tính TR6 (tên khác: A4 1/20) - Cây sinh trưởng khỏe, phân cành ít, cành ngang. - Lá hình mũi mác, kích thước trung bình; khi còn non lá có màu xanh tươi, lúc thuần thục chuyển sang xanh đậm. - Năng suất: 5,6 tấn nhân/ha. - Quả dạng tròn, khi chín có màu vàng da cam. - Khối lượng quả tươi: 792 quả/kg - Tỷ lệ tươi/nhân: 4,3 - Khối lượng 100 hạt: 17,5g, trong đó hạt loại 1 chiếm tới 75%. - Hàm lượng cafein: 1,95g/100g chất khô. 1.2.4 Dòng vô tính TR7 (tên khác: N. 7/12) - Cây sinh trưởng khỏe, phân cành nhiều, cành ngang hơi rũ. - Lá hình mũi mác, kích thước trung bình; khi còn non lá có màu xanh tươi, lúc thuần thục chuyển sang xanh đậm.
- 16 Hình 5.2.4. Dòng vô tính TR7 sau 3 năm trồng - Năng suất: 4,5 tấn nhân/ha. - Quả chín màu đỏ hồng, hình trứng ngược - Khối lượng quả tươi: 734 quả/kg - Tỷ lệ tươi/nhân: 4,4 - Khối lượng 100 hạt: 17,5g, trong đó hạt loại 1 chiếm tới 72,8%. - Hàm lượng cafein: 1,85g/100g chất khô. 1.2.5 Dòng vô tính TR8 (tên khác: Ng 14/8) - Cây sinh trưởng khỏe, phân cành nhiều, cành ngang. - Lá hình mũi mác, kích thước trung bình; khi còn non lá có màu xanh sáng, lúc thuần thục chuyển sang xanh tươi.
- 17 Hình 5.2.5. Dòng vô tính TR8 sau 3 năm trồng - Năng suất: 4,2 tấn nhân/ha. - Quả màu huyết dụ, dạng hình trứng có núm - Khối lượng quả tươi: 657 quả/kg - Tỷ lệ tươi/nhân: 4,4 - Khối lượng 100 hạt: 17,6g, trong đó hạt loại 1 chiếm tới 68,4%. - Hàm lượng cafein: 1,57g/100g chất khô. 1.2.6 Dòng vô tính TR9 - Giống TR9, cây sinh trưởng khoẻ, lá có màu xanh đậm - Quả khi chín có màu huyết dụ - Quả rất to, tỷ lệ hạt loại đặc biệt đạt trên 80% - Năng suất: 5,5 tấn/ ha. - TR 9 có khả năng kháng bệnh gỉ sắt tốt, 1.2.7 Dòng vô tính TR10 - Giống TR11, cây sinh trưởng khoẻ, cành xiên, phân cành ít - Lá có màu xanh vàng - Quả khi chín có màu đỏ hồng, tỷ lệ hạt loại I đạt trên 80% - Khả năng kháng bệnh gỉ sắt tốt - Năng suất 4,2 tấn/ ha.
- 18 2. Tiêu chuẩn cây cà phê ghép để trồng ở vườn nhân chồi - Chiều cao cây từ mặt bầu đến ngọn của chồi ghép: 20 – 30 cm. - Đường kính đo trên vết ghép 1 cm đạt 3,5 mm trở lên. - Chồi ghép có 1 – 2 cặp lá mới. Bầu đất còn nguyên trong túi nhựa PE. - Cây không có ngoại hình lạ, không sâu bệnh, không có biểu hiện của thiếu hay rối loạn dinh dưỡng. - Thời gian từ khi ghép đến khi xuất vườn : 45 – 60 ngày 3. Thời vụ trồng - Trồng vào đầu mùa mưa, khi đất đã đủ độ ẩm. - Ở Tây Nguyên thường trồng vào tháng 6, 7 để cây có thời gian sinh trưởng trong mùa mưa dài, khi vào mùa khô cây đã lớn, bộ rễ đã khỏe có khả năng chống chịu tốt. 4. Kỹ thuật trồng - Vận chuyển và rải cây ra lô phải cẩn thận để không bị vỡ bầu - Móc hố sâu 25 – 30 cm để trồng . - Rắc thuốc diệt mối (Basudin 10 H, Furadan...) : khoảng 0,2 g/hố - Bóp nhẹ bầu cây để cho đất không bị lở ra khi rạch bỏ túi bầu. - Dùng dao sắc cắt đáy bầu và rạch một đường dọc theo chiều dọc của bầu, lột bỏ lớp túi nilon, cẩn thận không làm vỡ bầu. - Đặt cây ngay chính giữa hố, trồng âm cách mặt đất 7 – 10 cm, giữ cây cho thẳng, sau đó dùng đất lấp kín xung quanh bầu, nén từ từ để cho đất được chặt và để cho cây đứng thẳng và không bị vỡ bầu đất. - Sau khi đặt cây xong tưới phun mưa cho toàn bộ diện tích đã trồng. Không nên dùng máy bơm tưới dí dễ làm cho cây bị đổ ngã. - Nếu trồng trong mùa khô thì sau khi trồng xong nên tủ gốc ngay cho cây rồi sau đó mới tưới. 5.Trồng cây che bóng và đai rừng chắn gió cho vườn chồi - Những vùng hay có gió mạnh, gió nóng cần chú ý xây dựng hệ thống đai rừng chắn gió và cây che bóng cho vườn chồi. - Những cây thường được dùng để xây dựng hệ thống đai rừng chắn gió và cây che bóng là muồng đen, keo dậu,.. - Hệ thống cây che bóng và đai rừng chắn gió thường được trồng vào đầu mùa mưa, cùng lúc với trồng cà phê.
- 19 - Cần chú ý rong tỉa cây che bóng và đai rừng chắn gió vào đầu mùa mưa để không làm ảnh hưởng đến vườn chồi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi 1.1 Cây giống để trồng làm vườn lấy chồi: a. Cây giống ghép và cây thực sinh b. Cây giống ghép và cây giâm cành không rõ nguồn gốc c. Cây giống ghép và cây giâm cành được lấy từ các giống được Nhà nước cho phép sản xuất và do các đơn vị có trách nhiệm cung cấp. 1.2 Khi trồng cây giống trong túi bầu nilon ra vườn chồi: a. Phải loại bỏ túi bầu nilon b. Không cần loại bỏ túi bầu nilon c. Loại bỏ cũng được, không loại bỏ cũng được 2. Các bài thực hành 2.1 Bài thực hành số 5.2.1: Trồng cây làm vườn lấy chồi - Nguồn lực cần thiết: + Cuốc, xẻng, rổ, sọt, dao, xe rùa... + 1000 cây giống cà phê + Khu đất trống rộng 1000 m2 đã được đào rãnh, bón phân lót - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc + Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của nhóm học viên làm mẫu. + Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm: mỗi nhóm trồng 200 cây + Các nhóm triển khai thực hiện công việc + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác để đảm bảo an toàn khi lao động. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 10 giờ
- 20 - Địa điểm: khu đất trống của cơ sở sản xuất, hộ gia đình học viên - Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm: + Cây đứng thẳng, thẳng hàng ngang, hàng dọc + Tỉ lệ sống cao + Không còn vỏ túi bầu nilon vương vãi trên vườn chồi C. Ghi nhớ - Chỉ sử dụng cây giống để trồng làm vườn lấy chồi từ các giống đã được khuyến cáo và do các cơ quan, dơn vị có trách nhiệm cung cấp. - Phải loại bỏ túi nilon trước khi trồng - Thu gom vỏ túi bầu nilon, không để túi nilon vương vãi trên vườn chồi. - Loại bỏ hoàn toàn ây không đủ tiêu chuẩn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Sản xuất cây giống - MĐ02: Trồng rau hữu cơ
47 p | 430 | 203
-
Giáo trình Sản xuất cây giống - MĐ02: Trồng rau công nghệ cao
49 p | 391 | 154
-
Giáo trình Sản xuất cây giống ba kích, sa nhân - MĐ02: Trồng ba kích, sa nhân
135 p | 278 | 92
-
Giáo trình Sản xuất cây lâm nghiệp - Nxb. Nông nghiệp
119 p | 228 | 76
-
Giáo trình Sản xuất cây giống bằng hom cành - MĐ03: Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp
29 p | 171 | 49
-
Giáo trình Chuẩn bị vườn ươm - MĐ01: Nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu
39 p | 161 | 48
-
Giáo trình Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su - MĐ02: Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu
62 p | 146 | 47
-
Giáo trình sản xuất cây giống bằng hạt
53 p | 206 | 47
-
Giáo trình Tiêu thụ cây giống - MĐ05: Nhân giống cây ăn quả
37 p | 176 | 46
-
Giáo trình Sản xuất cây giống bằng chiết, ghép - MĐ04: Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp
26 p | 182 | 43
-
Giáo trình Sản xuất cây dứa giống - MĐ02: Trồng dứa
75 p | 177 | 43
-
Giáo trình Sản xuất cây giống hồ tiêu - MĐ06: Nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu
56 p | 172 | 42
-
Giáo trình Sản xuất cây giống bằng hạt - MĐ02: Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp
53 p | 154 | 40
-
Giáo trình Khảo sát nhu cầu thị trường cây giống lâm nghiệp - MĐ05: Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp
38 p | 159 | 27
-
Giáo trình Tiêu thụ cây giống - MĐ07: Nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu
54 p | 129 | 25
-
Giáo trình Sản xuất cây giống bời lời - MĐ05: Trồng cây bời lời
118 p | 130 | 23
-
Giáo trình Sản xuất cây giống cà phê từ hạt - MĐ04: Nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu
75 p | 122 | 21
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn