intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tài chính tiền tệ (Ngành: Tài chính doanh nghiệp) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

Chia sẻ: Solua999 Solua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

61
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình gồm 8 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản và cập nhật về tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể như sau: Những vấn đề cơ bản của tài chính; Tài chính công và chính sách tài khóa; Tài chính doanh nghiệp; Tiền tệ và lưu thông tiền tệ; Các định chế tài chính trung gian; Ngân hàng trung ương; Thị trường tài chính; Thanh toán và tín dụng quốc tế

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tài chính tiền tệ (Ngành: Tài chính doanh nghiệp) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NGÀNH: TCDN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NGÀNH: TCDN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Bùi Thị Phương Linh Học vị: Thạc sỹ Đơn vị: Khoa Kế toán tài chính Email: buithiphuonglinh@hotec.com.vn TRƢỞNG KHOA TỔ TRƢỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƢỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường, tác giả đã thực hiện biên soạn cuốn giáo trình Tài chính tiền tệ. Mục đích của giáo trình Tài chính tiền tệ giới thiệu cho học sinh một cách có hệ thống cơ sở lý luận về tài chính tiền tệ và có thể nghiên cứu để giải thích các hiện tượng tài chính tiền tệ xảy ra hàng ngày trong đời sống. Giáo trình gồm 8 chương đã thể hiện được những kiến thức cơ bản và cập nhật về tài chính tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể: Chương 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính Chương 2: Tài chính công và chính sách tài khóa Chương 3 : Tài chính doanh nghiệp Chương 4 : Tiền tệ và lưu thông tiền tệ Chương 5 : Các định chế tài chính trung gian Chương 6 : Ngân hàng trung ương Chương 7: Thị trường tài chính Chương 8: Thanh toán và tín dụng quốc tế Giáo trình đã được hội đồng khoa học của trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá và cho phép lưu hành nội bộ để làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy và học tập ở trường. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, tác giả đã có nhiều cố gắng để giáo trình được đảm bảo tính khoa học, gắn liền với tình hình thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót về nội dung và hình thức. Tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên và sinh viên trong quá trình sử dụng giáo trình để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. TP.HCM, ngày tháng năm Chủ biên Bùi Thị Phương Linh KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
  5. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH ...................... 10 1.1 Sự ra đời và phát triển tài chính.............................................................. 10 1.1.1 Khái niệm tài chính ..................................................................................... 10 1.1.2 Đặc điểm của tài chính ................................................................................ 11 1.1.3 Lịch sử ra đời tài chính ............................................................................... 11 1.2 Bản chất của tài chính .................................................................................... 11 1.3 Chức năng của tài chính ................................................................................. 14 1.3.1. Huy động nguồn tài chính .......................................................................... 14 1.3.2. Phân bổ nguồn tài chính ............................................................................. 15 1.3.3. Kiểm tra tài chính ....................................................................................... 16 1.3 Hệ thống tài chính .......................................................................................... 17 1.3.1. Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính ..................................................... 17 1.3.2. Đặc điểm các bộ phận của hệ thống tài chính ............................................ 19 1.3.2.1 Thị trường tài chính.................................................................................. 19 1.3.2.2 Các chủ thể tài chính ................................................................................ 19 1.3.2.3 Cơ sở hạ tầng tài chính ............................................................................. 19 1.3.3. Mối quan hệ giữa các chủ thể tài chính ..................................................... 20 1.4 Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường .......................................... 23 CHƢƠNG 2: TÀI CHÍNH CÔNG VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ............ 24 2.1 Những vấn đề chung về tài chính công .......................................................... 24 2.1.1. Khu vực công ............................................................................................. 24 2.1.2. Tổng quan về tài chính công ...................................................................... 25 2.2 Hoạt động ngân sách Nhà nước ..................................................................... 30 2.2.1 Khái niệm ngân sách nhà nước ................................................................... 30 2.2.2 Thu ngân sách nhà nước.............................................................................. 31 2.2.3 Chi ngân sách nhà nước .............................................................................. 35 2.2.4 Cân đối thu chi ngân sách nhà nước ........................................................... 42 KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 2
  6. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính 2.3 Các định chế ngoài Ngân sách ....................................................................... 43 2.3.1 Sự tồn tại khách quan các định chế tài chính ngoài ngân sách ................... 43 2.3.2 Hệ thống các quỹ ngoài ngân sách và định chế phi lợi nhuận, phi thị trườn .............................................................................................................................. 44 2.4 Chính sách tài khóa ........................................................................................ 49 2.4.1 Khái niệm .................................................................................................... 49 2.4.2 Chính sách tài khóa và tổng cầu xã hội ....................................................... 50 2.4.3 Chính sách tài khóa – công cụ kinh tế vĩ mô .............................................. 51 2.4.4 Các tranh luận về chính sách tài khóa ......................................................... 52 CHƢƠNG 3: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ................................................ 54 3.1 Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 54 3.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp .............................................................. 54 3.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp ............................................................. 58 3.2 Cấu trúc tài chính doanh nghiệp .................................................................... 59 3.2.1 Cấu trúc vốn tài sản ..................................................................................... 59 3.2.2 Cấu trúc nguồn tài trợ.................................................................................. 65 3.3 Nội dung của tài chính doanh nghiệp ............................................................. 69 3.3.1 Lập kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp ................................................... 69 3.3.2 Quản lý và sử dụng vốn tài sản ................................................................... 71 3.4 Thu nhập và phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp ..................................... 75 3.4.1 Thu nhập của doanh nghiệp ........................................................................ 75 3.4.2 Chi phí ......................................................................................................... 78 3.4.2 Lợi nhuận của doanh nghiệp ....................................................................... 80 CHƢƠNG 4: TIỀN TỆ VÀ LƢU THÔNG TIỀN TỆ .................................... 85 4.1 Sự ra đời và phát triển của tiền tệ................................................................... 85 4.1.1 Khái quát quá trình phát triển của tiền tệ .................................................... 85 4.1.2 Các thời kỳ phát triển của tiền tệ ................................................................ 87 4.1.3 Các hình thức khác của tiền tệ .................................................................... 90 4.2 Bản chất và chức năng của tiền tệ .................................................................. 91 4.2.1 Khái niệm tiền tệ ......................................................................................... 91 KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 3
  7. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính 4.2.2 Chức năng của tiền tệ .................................................................................. 91 4.3. Các chế độ tiền tệ .......................................................................................... 95 4.3.1 Khái niệm và các yếu tố cấu thành chế độ tiền tệ ....................................... 95 4.3.2 Các chế độ tiền tệ ........................................................................................ 98 4.4. Các học thuyết tiền tệ. ................................................................................. 107 4.4.1 Các trường phái kinh tế học cổ điển ......................................................... 107 4.4.2 Các trường phái kinh tế hiện đại ............................................................... 108 4.5. Cung và cầu tiền tệ. ..................................................................................... 108 4.5.1 Các học thuyết kinh tế ............................................................................... 108 4.5.2 Các khối tiền trong lưu thông.................................................................... 111 4.5.3 Các chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế ............................................... 113 4.6. Lạm phát. ..................................................................................................... 116 4.6.1 Khái niệm và phân loại lạm phát .............................................................. 116 4.6.2 Nguyên nhân dẫn đến lạm phát ................................................................. 118 4.6.3 Tác động của lạm phát .............................................................................. 126 4.6.4 Những biện pháp kiềm chế lạm phát......................................................... 127 4.6.5 Hiện tượng giảm phát ................................................................................ 129 CHƢƠNG 5: CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN ..................... 131 5.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại của các định chế tài chính trung gian ... 131 5.1.1 Khái niệm .................................................................................................. 131 5.1.2 Đặc điểm ................................................................................................... 131 5.1.3 Phân loại .................................................................................................... 132 5.1.3.1 Căn cứ vào đặc điểm hoạt động ............................................................. 132 5.1.3.2 Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian: ............................ 133 5.2. Vai trò của các định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế thị trường 133 5.2.1 Chu chuyển các nguồn vốn ....................................................................... 133 5.2.2 Giảm chi phí giao dịch của xã hội ............................................................. 134 5.2.3 Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính ..... 134 5.2.4 Góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế ......................................................... 136 5.3. Giới thiệu một số trung gian tài chính ........................................................ 136 KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 4
  8. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính 5.3.1 Các ngân hàng trung gian .......................................................................... 136 5.3.2 Các định chế phi ngân hàng ...................................................................... 137 5.3.3 Quỹ tín dụng .............................................................................................. 137 5.3.4 Quỹ đầu tư ................................................................................................. 137 5.3.5 Công ty tài chính ....................................................................................... 139 5.3.6 Các công ty bảo hiểm ................................................................................ 140 5.4. Lãi suất tín dụng .......................................................................................... 140 5.4.1 Khái niệm .................................................................................................. 140 5.4.2 Phân loại .................................................................................................... 140 5.4.3 Các nhân tố quyết định lãi suất thị trường ................................................ 141 CHƢƠNG 6: NGÂN HÀNG TRUNG ƢƠNG............................................... 149 6.1. Quá trình ra đời và bản chất của ngân hàng Trung ương ............................ 149 6.1.1 Khái quát quá trình ra đời ngân hàng trung ương ..................................... 149 6.1.2 Bản chất của NHTW ................................................................................ 151 6.2. Mô hình tổ chức ngân hàng Trung ương.................................................... 152 6.2.1 Ngân hàng trung ương độc lập với chính phủ ........................................... 152 6.2.2 Ngân hàng trung ương trực thuộc chính phủ ............................................ 153 6.3. Chức năng của ngân hàng Trung ương ....................................................... 154 6.3.1 Độc quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và điều tiết khối lượng tiền cung ứng ...................................................................................................................... 154 6.3.2 Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng.......................... 155 6.4. Chính sách tiền tệ và vai trò của ngân hàng Trung ương........................... 160 6.4.1 Khái niệm chính sách tiền tệ ..................................................................... 160 6.4.2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ ................................................................. 161 6.4.2.1 Phát triển kinh tế, gia tăng sản lượng ..................................................... 161 6.4.2.2 Tạo công ăn việc làm ............................................................................. 161 6.4.2.3 Kiểm soát lạm phát................................................................................. 162 6.5 Các kênh tuyền dẫn của chính sách tiền tệ................................................... 162 6.6 Các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ ................................................... 164 6.6.1 Dự trữ bắt buộc ......................................................................................... 164 KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 5
  9. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính 6.6.2 Lãi suất ...................................................................................................... 165 6.6.3 Thị trường mở ........................................................................................... 167 6.6.4 Tỷ giá hối đoái .......................................................................................... 168 6.6.5 Hạn mức tín dụng ...................................................................................... 168 CHƢƠNG 7: THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH ................................................... 170 7.1. Cơ sở hình thành thị trường tài chính ......................................................... 170 7.1.1. Sự cần thiết khách quan của quá trình điều tiết vốn trong nền kinh tế thị trường ................................................................................................................. 170 7.1.2. Cơ sở hình thành thị trường tài chính ...................................................... 171 7.2. Khái niệm và phân loại thị trường tài chính ............................................... 172 7.2.1 Khái niệm .................................................................................................. 172 7.2.2 Phân loại thị trường tài chính .................................................................... 173 7.3. Thị trường tiền tệ ......................................................................................... 174 7.3.1 Khái niệm và phân loại ............................................................................. 174 7.3.2 Chủ thể tham gia trên thị trường tiền tệ .................................................... 176 7.3.3 Các công cụ của thị trường tiền tệ............................................................. 176 7.3.4 Các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ......................................................... 179 7.4. Thị trường vốn (thị trường chứng khoán) ................................................... 182 7.4.1 Khái niệm và phân loại ............................................................................. 182 7.4.2 Các công cụ trên thị trường vốn ................................................................ 185 7.4.3 Các chủ thể hoạt động trên thị trường vốn ................................................ 189 7.4.4 Nguyên tắc hoạt động của sở giao dịch chứng khoán ............................... 190 7.4.5 Hệ thống giao dịch .................................................................................... 193 7.4.6 Hệ thống thanh toán chứng khoán ............................................................ 193 7.5. Vai trò của thị trường tài chính ................................................................... 196 CHƢƠNG 8: THANH TOÁN VÀ TÍN DỤNG QUỐC TẾ .......................... 199 8.1. Thanh toán quốc tế ...................................................................................... 199 8.1.1 Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế ............................... 199 8.1.2 Hệ thống văn bản pháp ly điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế và điều kiện thương mại quốc tế ..................................................................................... 199 KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 6
  10. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính 8.1.3.Các điều kiện thanh toán quốc tế .............................................................. 200 8.1.4 Các phương tiện thanh toán quốc tế .......................................................... 202 8.1.5. Phương thức thanh toán quốc tế ............................................................... 204 8.2. Tín dụng quốc tế.......................................................................................... 205 8.2.1.Khái niệm .................................................................................................. 205 8.2.2 Các hình thức tín dụng quốc tế ................................................................. 205 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 209 KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 7
  11. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Tài chính tiền tệ Mã môn học: MH2104052 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học tài chính tiền tệ thuộc nhóm các môn học cơ sở được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn học chung. - Tính chất: Môn học tài chính tiền tệ cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng về tài chính, tiền tệ, tín dụng, làm cơ cở cho học sinh nhận thức các môn chuyên môn của nghề. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được những kiến thức cơ bản về tài chính tiền tệ như tài chính công và chính sách tài khóa, tài chính doanh nghiệp, các định chế tài chính trung gian, ngân hàng trung ương và thị trường tài chính. + Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước và các chính sách tài khóa nhà nước sử dụng, vai trò của tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế. + Phân tích được tình hình lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát và tác động của lạm phát và vai trò của các trung gian tài chính trong nền kinh tế. + Phân tích được việc ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và vai trò của thị trường tài chính trong nền kinh tế. - Về kỹ năng: + Giải thích được các chủ thể cung ứng tiền cho nền kinh tế. + Phân tích được tình hình lạm phát, nguyên nhân gây ra lạm phát và tác động của lạm phát. + Vận dụng các kiến thức để đưa ra các giải pháp kiểm soát tình hình lạm phát. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 8
  12. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tài khóa thắt chặt hay nới lỏng. + Vận dụng các công cụ để thực thi chính sách tiền tệ để giải thích các chính sách tiền tệ trong nền kinh tế. + Phân tích các tác động của nền kinh tế của việc thực thi chính sách tiền tệ. + Phân biệt các phương thức thanh toán quốc tế. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Người học tiếp nhận và nghiên cứu nội dung bài giảng, rèn luyện kỹ năng trình bày tóm tắt nội dung chính trong từng chương. + Rèn luyện tư duy logic hình thành phương pháp học chủ động, nghiêm túc, nhớ lâu về phương pháp tính toán, cách xử lý tình huống từ các ví dụ, bài tập. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 9
  13. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TÀI CHÍNH Giới thiệu Chương 1 trình bày sự ra đời và phát triển tài chính, bản chất của tài chính, chức năng của tài chính, hệ thống tài chính và vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường. Mục tiêu + Trình bày được bản chất, chức năng và hệ thống tài chính. + Trình bày được vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường. Nội dung chính 1.1 Sự ra đời và phát triển tài chính 1.1.1 Khái niệm tài chính Hiện nay, nghiên cứu về tài chính có rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện và cũng đưa ra nhiều khái niệm về tài chính. Theo quan điểm của P.J.Drake tiếp cận tài chính theo hai quan điểm, theo nghĩa hẹp, tài chính đơn thuần phản ánh hoạt động thu, chi tiền tệ của chính phủ; còn theo nghĩa rộng hơn, tài chính phản ánh các khoản vay và cho vay ảnh hưởng đến mức cung tiền trên thị trường. Theo quan điểm kinh tế học hiện đại, tài chính biểu thị vốn dưới dạng tiền tệ, nghĩa là ở dạng các khoản có thể vay mượn hay đóng góp vốn thông qua thị trường tài chính hay định chế tài chính. Tóm lại, có hai quan điểm chính về tài chính, quan điểm thứ nhất, đưa ra khái niệm về tài chính dựa vào hoạt động tài chính của chính phủ và quan điểm thứ hai đưa ra khái niệm về tài chính trên cơ sở vốn dưới dạng tiền tệ, cụ thể như sau: - Quan điểm 1: Tài chính phản ánh hoạt động thu – chi của chính phủ; hoặc phản ánh các khoản vay và cho vay. - Quan điểm 2: Tài chính là vốn dưới dạng tiền tệ; tức là sự tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ để đáp ứng nhu cầu khác nhau. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 10
  14. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính 1.1.2 Đặc điểm của tài chính Theo cách tiếp cận: Tài chính là vốn dưới dạng tiền tệ, tài chính có các đặc điểm sau: Thứ nhất, tài chính là nguồn lực thể hiện dưới dạng tiền tệ, được chấp nhận trên thị trường là công cụ trao đổi hay chuyển giao giá trị: tiền mặt, tiền gửi và các loại tài sản tài chính. Thứ hai, tài chính thể hiện quan hệ chuyển giao giữa các chủ thể trong nền kinh tế: từ người có vốn đến người cần vốn. Thứ ba, tài chính là những quan hệ trong đó diễn ra sự chuyển giao nguồn lực giữa các chủ thể tài chính với nhau. 1.1.3 Lịch sử ra đời tài chính Khi nền sản xuất hàng hóa ra đời thì quan hệ trao đổi hàng hóa – tiền tệ đóng vai trò quyết định trong quá trình trao đổi. Quá trình trao đổi chính là quá trình phân phối tạo ra nguồn tài chính cho chủ thể trong nền kinh tế. Quá trình sản xuất liên tục làm cho nguồn tài chính luôn được tạo lập – phân phối – sử dụng và từ đó khái niệm tài chính hình thành. Ngày nay, tài chính trở thành một khoa học nghiên cứu cách thức mà chủ thể kinh tế xác lập, phân phối và sử dụng nguồn tài chính của mình. Trong nền kinh tế có nhiều chủ thể kinh tế và tương ứng với mỗi chủ thể ta có một lĩnh vực nghiên cứu, cụ thể là: - Chủ thể là cá nhân, ta có lĩnh vực tài chính cá nhân. - Chủ thể là doanh nghiệp, ta có lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. - Chủ thể là nhà nước, ta có lĩnh vực tài chính công. Mỗi chủ trong nền kinh tế khi hoạt động đều có mục tiêu riêng và các chủ thể này sẽ sử dụng các công cụ khác nhau để đạt mục tiêu ấy. 1.2 Bản chất của tài chính Trước khi tìm hiểu bản chất của tài chính, chúng ta hãy quan sát các hiện tượng tài chính sau đây: KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 11
  15. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính - Hiện tượng thứ nhất: Các doanh nghiệp nộp các khoản thuế phí lệ phí cho ngân sách nhà nước - Hiện tượng thứ hai: Các doanh nghiệp thanh toán với nhau các hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ và các khoản tín dụng và các khoản tiền phạt khi vi phạm hợp đồng kinh tế. - Hiện tượng thứ ba: Ngân sách nhà nước phân phối lại quỹ để cấp phát và tài trợ vốn cho các doanh nghiệp, cấp phát kinh phí cho các cơ quan hành chánh và các đơn vị sự nghiệp. - Hiện tượng thứ tư: Các tầng lớp nhân dân (dân cư) nộp các khoản thuế phí lệ phí cho ngân sách; Đồng thời nhận được các khoản trợ cấp từ ngân sách nhà nước. - Hiện tượng thứ năm: Các doanh nghiệp khi có nhu cầu vốn đầu tư kinh doanh có thể huy động vốn đầu tư trên thị trừơng tài chính bằng phát hành cổ phiếu, trái phiếu bán ra thị trường chứng khoán. - Hiện tượng thứ sáu: Ngân sách nhà nước có thể huy động vốn trên thị trường tài chính bằng phát hành trái phiếu chính phủ bán tra thị trường chứng khoán để tăng vốn cho ngân sách. Từ quan sát các hiện tượng tài chính trên, ta thấy tiền tệ là hình thức biểu hiện của tài chính. Khi các hiện tượng tài chính phát sinh thì vốn tiền tệ vận động từ quỹ tiền tệ của chủ thể này sang quỹ tiền tệ của chủ thể khác làm thay đổi chủ thể vốn tiền tệ nên nảy sinh ra các quan hệ kinh tế. Đó là các quan hệ sau: Thứ nhất, quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nuớc. (Hiện tượng thứ nhất và thứ ba). Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (nộp thuế cho ngân sách nhà nước). Ngân sách nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước và có thể cấp vốn với công ty liên doanh hoặc cổ phần (mua cổ phiếu) hoặc cho vay (mua trái phiếu) tuỳ theo mục đích yêu cầu quản lý đối với ngành kinh tế mà quyết định tỷ lệ góp vốn, cho vay nhiều hay ít. Thứ hai, quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. (Hiện tượng thứ hai). Từ sự đa dạng hoá hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường đã tạo ra các mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác (doanh nghiệp cổ phần KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 12
  16. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính hay tư nhân thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, giữa các doanh nghiệp bao gồm các quan hệ thanh toán tiền mua bán vật tư, hàng hoá, phí bảo hiểm, chi trả tiền công, cổ tức, tiền lãi trái phiếu; giữa doanh nghiệp với ngân hàng, các tổ chức tín dụng phát sinh trong quá trình doanh nghiệp vay và hoàn trả vốn, trả lãi cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, còn có quan hệ kinh tế giữa nhà nước với các tầng lớp dân cư. (Hiện tượng thứ tư); quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các thị trường tài chính. (Hiện tượng thứ năm) và quan hệ kinh tế giữa nhà nước với thị trường tài chính. (Hiện tượng thứ sáu). Bản chất của tài chính phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể với nhau trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng nguồn tài chính. Tài chính xét về mặt hiện tượng, biểu hiện ra là những phương thức hoạt động phát sinh liên quan đến sự chuyển giao tiền tệ giữa các chủ thể kinh tế, cụ thể: - Các doanh nghiệp nộp thuế cho chính phủ. - Chính phủ phát hành trái phiếu huy động vốn. - Các cá nhân gửi tiền vào các định chế tài chính. - Các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy bản chất của tài chính là các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể nảy sinh trong quá trình phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ . Kết luận: Bản chất tài chính là các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực của quốc gia dưới hình thức tiền tệ để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đời sống. *Tài chính và tiền tệ Tiền tệ trên phương diện là tiền: xuất hiện trong trao đổi với tư cách là vật trung gian.Nguyên tắc trao đổi của tiền tệ là trao đổi ngang giá. Nhưng trên phương diện tài chính: tiền thực hiện chức năng phân phối vốn, thể hiện dưới hình thức giá trị. Sự vận động độc lập với trao đổi hàng hóa. *Tài chính và sự thể hiện chức năng phân phối Chức năng phân phối của tài chính được thể hiện theo các nguyên tắc sau: KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 13
  17. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính Thứ nhất, phân phối theo nguyên tắc hoàn trả (tín dụng): chủ thể thực hiện việc vay mượn phải có nghĩa vụ hoàn trả lại khoản vay mượn cho chủ thể cho vay mượn. Thứ hai, phân phối không hoàn trả (thuế, chi ngân sách …): cá nhân nộp thuế cho nhà nước nhưng nhà nước không phải hoàn trả lại khoản thuế đó cho cá nhân mà sử dụng khoản thuế đó để chi ngân sách theo quy định. Thứ ba, phân phối hoàn trả có điều kiện và không tương xứng: bảo hiểm, đầu tư …: cá nhân mua bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm sẽ phải trả chi phí nhưng không phải lúc này công ty bảo hiểm cũng hoàn trả lại khoản đó cho cá nhân mà chỉ thực hiện hoàn trả khi cá nhân đó thỏa mãn các điều khoản quy định trong hợp đồng bảo hiểm. 1.3 Chức năng của tài chính 1.3.1. Huy động nguồn tài chính Chức năng này thể hiện sự tương tác giữa chủ thể cần vốn và nhà đầu tư trong nền kinh tế. Chức năng này được thực hiện thông qua trung gian tài chính và thị trường tài chính. Các chủ thể trong nền kinh tế muốn huy động vốn có thể đến các ngân hàng thương mại hay các công ty tài chính. Chức năng huy động vốn phụ thuộc vào môi trường kinh tế. Chủ thể huy động được vốn nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, các chủ thể dễ dàng hoạt động huy động vốn nhưng khi nền kinh tế bị khủng hoảng, các chủ thể sẽ gặp khó khăn khi huy động vốn. Trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển, các chủ thể cần phải có nguồn lực tài chính nhất định. Chức năng huy động nguồn tài chính hay còn gọi là chức năng huy động vốn, thể hiện khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài chính nhằm tạo lập nguồn lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Chức năng huy động được thực hiện trên cơ sở tương tác giữa các yếu tố: - Chủ thể cần vốn. - Các nhà đầu tư. - Hệ thống tài chính gồm thị trường tài chính và các định chế tài chính. - Môi trường tài chính và kinh tế. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 14
  18. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính Khi thực hiện chức năng huy động, các chủ thể cần lưu ý về thời gian, chi phí và khía cạnh pháp lý để sử dụng nguồn vốn huy động có hiệu quả và đúng quy định của pháp luật. -Về thời gian: Khi thực hiện huy động vốn phải đáp ứng kịp thời nhu cầu về thời gian của các chủ thể cần vốn. - Về chi phí: Chi phí huy động vốn phải chấp nhận được và phải có tính cạnh tranh. - Về mặt pháp lý: Mỗi chủ thể huy động vốn phải nắm vững các quy định pháp luật về hoạt động huy động và thực hiện huy động vốn trong khuôn khổ pháp luật cho phép. 1.3.2. Phân bổ nguồn tài chính Chức năng phân bổ nguồn lực được thực hiện thông qua kế hoạch và sử dụng nguồn lực để đạt được các mục tiêu ngắn và dài hạn. Khi thực hiện phân bổ nguồn lực, các chủ thể cần phải giải quyết vấn đề là nguồn lực giới hạn trong khi nhu cầu cho sự phát triển thì vô hạn. Chức năng này dựa trên nền tảng chiến lược hướng mục tiêu của doanh nghiệp. Và quy trình chiến lược phân bổ nguồn lực tài chính có thể thực hiện theo các bước sau: Bưới 1: Xác định vị trí hiện tại tức là phải tiến hành xem xét và đánh giá môi trường kinh tế - xã hội, như đánh giá thực trạng nguồn lực sẵn có, môi trường, cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của đơn vị. Bước 2: Với thực trạng nguồn lực hiện tại, việc thiết lập các mục tiêu chiến lược cần xét trên các khía cạnh: quản lý tốt; thể chế lành mạnh; tăng trưởng bền vững; nguồn nhân lực. Trong đó, cần xác định các mục tiêu chiến lược ưu tiên; lựa chọn và đánh đổi các mục tiêu trong sự so sánh với nguồn lực sẵn có. Bước 3: Các thức đạt mục tiêu chiến lược, tức là từ chiến lược chuyển thành hành động kế hoạch và lập ngân sách, tổ chức thực hiện chiến lược để đạt mục tiêu. Điều này liên quan đến việc thiết lập các yếu tố đầu ra, quy trình tổ chức thực hiện. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 15
  19. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính Bước 4: Tổ chức thực hiện việc phân bổ tài chính dựa vào nền tảng chiến lược quản lý theo mục tiêu. 1.3.3. Kiểm tra tài chính Chức năng kiểm tra được thực hiện thông qua thu thập và đánh giá những bằng chứng liên quan đến quá trình huy động và phân bổ nguồn lực. Khi thực hiện chức năng kiểm tra cần đối chiếu với các chuẩn mực để đảm bảo về tính đúng đắn, hiệu quả và hiệu lực. Chức năng kiểm tra bao gồm kiểm tra bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Kiểm tra tài chính thể hiện dưới các loại hình sau: - Thanh tra tài chính; - Kiểm toán nội bộ; - Kiểm toán độc lập; - Kiểm toán nhà nước. Khi thực hiện chức năng kiểm tra cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Kiểm tra phải đúng đối tượng, chủ thể, phương pháp và cơ sở kiểm tra để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra; Sau khi thực hiện chức năng kiểm tra xong cần phải có kết luận kiểm tra; Chức năng kiểm tra cần phải thể hiện bằng định lượng để dễ dàng lượng hóa đối tượng được kiểm tra. Để đảm bảo hiệu quả chức năng kiểm tra cần phải được thực hiện thường xuyên. Kiểm tra tài chính được thực hiện trên sự kết hợp các yếu tố sau: - Chủ thể kiểm tra: Là những chủ thể có quyền sở hữu hay quyền sử dụng các nguồn tài chính. - Đối tượng kiểm tra: Là quá trình huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính. - Cơ sở kiểm tra: Các chuẩn mực làm cơ sở để thực hiện kiểm tra tài chính như là chế độ kế toán, hệ thống pháp luật tài chính,… - Phương pháp kiểm tra: Là những cách thức mà các chủ thể kiểm tra sử dụng để tiến hành kiểm tra. - Báo cáo và đánh giá kết quả kiểm tra. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 16
  20. Tài chính tiền tệ Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản của tài chính 1.3 Hệ thống tài chính 1.3.1. Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính Hệ thống tài chính là một hệ thống gồm có thị trường và các chủ thể tài chính thực hiện chức năng gắn kết cung – cầu về vốn lại với nhau (Sử Đình Thành, 2008). Hệ thống tài chính là một tổng thể gồm nhiều bộ phận tài chính; mỗi bộ phận có vị trí khác nhau trong hệ thống nhưng có cùng bản chất chức năng và mối liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế. Cơ cấu hệ thống tài chính gồm: - Thị trường tài chính. - Các chủ thể tài chính – tham gia và kiến tạo thị trường. - Cơ sở hạ tầng tài chính của hệ thống tài chính. * Thị trường tài chính Thị trường tài chính là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế. Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. * Các chủ thể tài chính Các chủ thể bao gồm các thể nhân và pháp nhân tài chính ở khu vực công và khu vực tư hoạt động theo những nguyên tắc hay cơ chế nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, cấu thành các chủ thể tài chính tương ứng với từng khu vực hình thành nên các khâu tài chính như: - Tài chính công - Tài chính doanh nghiệp - Các định chế tài chính - Tài chính cá nhân và hộ gia đình * Cơ sở hạ tầng tài chính Hệ thống tài chính là tổng thể gồm có thị trường tài chính, các định chế tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính thực hiện chức năng gắn kết cung – cầu về vốn. KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2