CHƢƠNG 3<br />
THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI<br />
Mục tiêu<br />
Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về thị trường ngoại hối như:<br />
- Sự ra đời và phát triển, khái niệm, đặc điểm, chức năng và các thành viên tham<br />
gia trên thị trường ngoại hối;<br />
- Những nội dung cơ bản trong kinh doanh ngoại hối như: các khái niệm và<br />
phương pháp yết tỷ giá và kinh doanh tỷ giá.<br />
Nội dung<br />
I. Khái quát về thị trƣờng ngoại hối<br />
1. Lịch sử hình thành và phát triển thị trƣờng ngoại hối<br />
1.1. Thời kỳ sơ khai<br />
Trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế đã được hình thành và phát triển<br />
cách đây hàng nghìn năm. Buổi ban đầu, phương thức trao đổi hàng lấy hàng là<br />
phương thức thanh toán đầu tiên và phổ biến, phương thức này đã giúp các quốc gia<br />
đạt được mục tiêu cơ bản là cho phép trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia<br />
với nhau trên thế giới.<br />
Cách đây chừng 4.000 năm đã diễn ra bước ngoặc trong phương thức thanh toán<br />
quốc tế, đó là việc xuất hiện sử dụng những đồng xu có dán tem của ngân hàng, của<br />
nhà buôn, của nhà vua... Việc sử dụng tiền kim loại dần dần trở thành phổ thông trong<br />
thương mại quốc tế. Những ngày đầu xuất hiện, giá trị của những đồng xu kim loại<br />
được xác định theo giá trị thực của kim loại làm nên chính đồng xu đó. Tuy nhiên khi<br />
khối lượng các đồng xu trong lưu thông tăng lên theo nhu cầu của thương mại và lòng<br />
tin của dân chúng và các giá trị của các đồng xu với vai trò phương tiện trao đổi tăng<br />
lên, thì bắt đầu xuất hiện những nhà đổi tiền chuyên nghiệp đầu tiên vào thời cổ ở<br />
Trung Đông. Những nhà đổi tiền chuyên nghiệp đã có thể đổi được một lượng nhất<br />
định các đồng xu này để lấy lượng tương ứng các đồng xu khác. Với sự phát triển ở<br />
dạng sơ khai này đã đánh dấu sự ra đời của việc kinh doanh ngoại hối và thị trường<br />
ngoại hối.<br />
Sau khi đế quốc Rom sụp đổ và trong suốt thời gian đầu thời kỳ Trung cổ, các giao<br />
dịch kinh doanh ngoại hối bị giảm sút đáng kể, bởi vì do các điều kiện về tài chính,<br />
chính trị không ổn định và khối lượng thương mại quốc tế giảm đáng kể. Vào thế kỷ<br />
XI, việc kinh doanh ngoại hối trở nên thịnh vượng trở lại. Khi các luồng thương mại<br />
và tư bản quốc tế tăng lên, việc trao đổi ngoại hối bằng các đồng xu trở nên không<br />
hiệu quả, do đó các giao dịch bằng tiền xu ngày càng giảm.<br />
Để đáp ứng được nhu cầu thương mại quốc tế ngày càng tăng, đã tạo điều kiện cho<br />
hình thức ngân hàng quốc tế ra đời và phát triển. Các ngân hàng này mở chi nhánh và<br />
phát triển các mối quan hệ với các ngân hàng đại lý ở các nước bạn hàng là đối tác.<br />
Các hối phiếu ra đời và trở thành các công cụ chuyển nhượng được. Khi người hưởng<br />
lợi hối phiếu chuyển nhượng hối phiếu cho bên thứ ba, thì một hình thức tiền tệ mới đã<br />
được tạo ra. Sự phát triển này đã giúp cho thị trường trở nên linh hoạt hơn và tăng<br />
được khối lượng kinh doanh ngoại hối (mua đi bán lại nhiều lần). Khi các giao dịch<br />
32<br />
<br />
chuyển khoản giữa các ngân hàng trở nên nhanh hơn đã trở thành điều kiện thúc đẩy<br />
thị trường ngoại hối phát triển.<br />
1.2. Thời kỳ sau đại chiến thế giới thứ nhất và cuộc đại suy thoái<br />
Trong khoảng thời gian đầu của thế kỷ XX, hai cuộc đại chiến thế giới đã làm gián<br />
đoạn sự phát triển của thị trường ngoại hối giữa các quốc gia thù địch, thị trường ngoại<br />
hối bị vỡ ra từng mảnh nhỏ. Trong những năm đầu sau Đại chiến thế giới lần thứ nhất,<br />
thị trường ngoại hối trở nên vô cùng biến động và trở thành đối tượng đầu cơ với quy<br />
mô lớn. Các giao dịch thương mại quốc tế kéo theo việc mua hay bán ngoại tệ thường<br />
có mức độ rủi ro rất cao và biện pháp tự bảo hiểm bằng hợp đồng kỳ hạn trở nên rất<br />
phổ biến. Trong thực tế, việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn để bảo hiểm rủi ro trở nên phổ<br />
biến đến mức trong một số lĩnh vực nó đã trở thành một bộ phận cấu thành bắt buộc<br />
trong hợp đồng thương mại. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng, những nhà chính trị và<br />
những nhà hoạch định chính sách trong một số lĩnh vực đã cho rằng các hợp đồng kỳ<br />
hạn có bản chất là hoạt động đầu cơ, nhưng xuất phát từ các nhu cầu thương mại quốc<br />
tế thì thị trường kỳ hạn vẫn phát triển.<br />
Sự đình chỉ chế độ bản vị vàng vào năm 1931 cùng với sự sụp đổ của các ngân hàng<br />
và các vấn đề khó khăn trong thanh toán đối với một số đồng tiền đã trở thành những<br />
trở ngại đáng kể cho sự phát triển thị trường ngoại hối. Tuy nhiên từ giữa những năm<br />
1930 điều kiện hoạt động dần dần trở lại bình thường.<br />
1.3. Thời kỳ sau đại chiến thế giới lần thứ hai<br />
Vị thế là trung tâm tài chính thế giới của nước Anh đã bị giảm sút rõ rệt trong<br />
khoảng thời gian đại chiến thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, đồng tiền Mỹ là USD đã<br />
trở thành một trong những đồng tiền chính mang tính quốc tế. Đồng Bảng Anh vẫn<br />
tiếp tục đóng vai trò là đồng tiền chủ đạo. Sự tham gia của Chính phủ trên thị trường<br />
ngoại hối ngày càng rõ rệt vào các năm 1930 và càng trở nên thường xuyên hơn sau<br />
Đại chiến thế giới lần thứ 2 và được duy trì cho đến ngày nay.<br />
Điểm khởi đầu của thời kỳ sau Đại chiến thế giới lần thứ hai thực tế được diễn ra<br />
trước khi chiến tranh kết thúc, bằng cuộc họp của Liên hợp quốc. Thoả thuận Bretton<br />
Woods vào năm 1944 đã mang lại sự ổn định trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá của các<br />
đồng tiền chính được neo cố định với USD và giá trị của USD được neo cố định với<br />
vàng với tỷ lệ 35 USD = 1 ounce. USD được các ngân hàng trung ương trên thế giới<br />
chọn làm đồng tiền dự trữ quốc tế, bởi vì nước Mỹ cam kết rằng sẽ chuyển đổi USD<br />
thành vàng không hạn chế theo tỷ giá cố định 35 USD = 1 ounce.<br />
Hệ thống tỷ giá cố định bị sụp đổ năm 1971, nguyên nhân chính là do tồn tại sự mất<br />
cân đối nghiêm trọng trong cán cân thanh toán giữa các quốc gia và người nước ngoài<br />
nắm giữ USD ngày càng nhiều. Sau nỗ lực nhằm phục hồi hệ thống này vào năm 1973<br />
không thành đã mở đầu cho thời kỳ chế độ thả nổi và được duy trì đến ngày nay.<br />
Những đồng tiền chính trên thị trường ngoại hối được thả nổi dưới sự giám sát của các<br />
ngân hàng trung ương. Các ngân hàng trung ương tham gia can thiệp trên thị trường<br />
mở thường xuyên nhằm duy trì các hoạt động trên thị trường ngoại hối có trật tự hơn<br />
hoặc nhằm mục đích điều chỉnh hướng biến động của tỷ giá theo mong muốn của<br />
mình. Các đồng tiền của các nước nhỏ hơn thường được neo cố định với một trong số<br />
đồng tiền chính chủ yếu là USD, hoặc với đồng tiền của nước bạn hàng thương mại<br />
lớn nhất. Hệ thống tỷ giá thả nổi đã làm cho công tác dự báo tỷ giá giao ngay trong<br />
tương lai trở nên cực kỳ khó khăn, nhưng nó lại trở thành công cụ linh hoạt hơn nhiều<br />
33<br />
<br />
so với chế độ cố định trong việc xử lý các áp lực của thị trường và những cú sốc trên<br />
thị trường ngoại hối.<br />
Trong những năm 1970, 1980 và những năm đầu 1990 thị trường ngoại hối biến<br />
động không ngừng, điều này xuất phát từ những lý do sau:<br />
- Sự gia tăng đáng kể của các thành viên tham gia thị trường nhằm mục đích tìm<br />
kiếm các cơ hội sinh lời khi tỷ giá biến động. Ngoài ra, các nguồn lực về kỹ thuật và<br />
công nghệ sẵn có của các nhà kinh doanh, các nhà quản trị tài chính và các công ty tự<br />
bảo hiểm đã được cải tiến một cách cơ bản.<br />
Trong những năm đầu 1990, ngân hàng và những nhà kinh doanh đầu tư chuyên<br />
nghiệp vẫn tiếp tục là những người đóng vai trò chủ đạo trên thị trường ngoại hối. Các<br />
công ty thường xuyên tích cực tham gia thị trường nhằm quản lý rủi ro ngoại hối và<br />
thường sử dụng các chương trình bảo hiểm rủi ro ngoại hối có chọn lựa và trực tiếp<br />
tham gia kinh doanh ngoại hối. Các quyết định kinh doanh ngoại hối của các công ty<br />
có thể ảnh hưởng đáng kể lên thị trường ngoại hối cả ngắn hạn và dài hạn.<br />
- Các luồng di chuyển nhằm thanh atoán sự mất cân đối trong cán cân thanh toán<br />
quốc tế giữa các quốc gia là rất lớn. Vốn tư bản ngày nay được chu chuyển tương đối<br />
tự do giữa các đồng tiền chính nhằm cân đối các trạng thái dư thừa và thiếu hụt trong<br />
cán cân thương mại và cán cân dịch vụ; hơn nữa, các quỹ hưu trí cùng với các quỹ đầu<br />
tư khác ngày càng tăng đã tạo nên nguồn tài chính sẵn sàng di chuyển đầu tư vào<br />
những đồng tiền khác nhau để tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. Hơn nữa những nhà đi vay<br />
tư nhân cũng có xu hướng tìm kiếm các nguồn vốn bằng các đồng tiền khác nhau để<br />
chi phí đi vay giảm xuống.<br />
2. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thị trƣờng ngoại hối<br />
2.1. Khái niệm<br />
- Ngoại hối (foreign exchange)<br />
Ngoại hối bao gồm các phương tiện thanh toán được sử dụng trong thanh toán quốc<br />
tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ có sẵn để chi trả, thanh toán lẫn cho<br />
nhau.<br />
Đối với một quốc gia, ngoại hối bao gồm:<br />
+ Ngoại tệ: là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung của các nước<br />
khác và quyền rút vốn đặc biệt SDR). Ngoại tệ có thể là tiền xu, tiền giấy, tiền trên tài<br />
khoản, séc du lịch, tiền điện tử và các phương tiện khác được xem như tiền.<br />
+ Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ như séc thương mại, chấp phiếu ngân<br />
hàng, kỳ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ phiếu và các giấy tờ có giá khác.<br />
+ Vàng tiêu chuẩn quốc tế: đây là vàng được sử dụng với vai trò là tiền trong<br />
thanh toán quốc tế.<br />
+ Đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ.<br />
Trong thực tế thì chỉ có ngoại tệ và vàng theo tiêu chuẩn quốc tế là đối tượng mua<br />
bán thường xuyên trên thị trường ngoại hối. Còn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ<br />
không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn trở thành ngoại tệ để<br />
giao dịch trên thị trường ngoại hối, thì trước hết phải bán (chiết khấu) các giấy tờ có<br />
giá để có ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.<br />
Ngày nay, do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể, vì vậy, khi nói đến thị trường<br />
34<br />
<br />
ngoại hối người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các đồng tiền khác nhau, hay<br />
mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối thường được hiểu theo nghĩa thực tế là<br />
thị trường mua bán ngoại tệ.<br />
- Thị trƣờng ngoại hối (The Foreign Exchange Market- FX)<br />
Khái niệm thị trường ngoại hối được hiểu theo nhiều cách như sau:<br />
Theo nghĩa hẹp: Thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng,<br />
tức là thị trường liên ngân hàng (Interbank).<br />
Theo nghĩa rộng: Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua bán các đồng tiền<br />
khác nhau.<br />
Một nhà nhập khẩu Mỹ thường được yêu cầu thanh toán cho nhà xuất khẩu Nhật<br />
bằng đồng Yên Nhật, cho nhà xuất khẩu Đức bằng đồng EUR, cho nhà xuất khẩu Anh<br />
bằng đồng bảng Anh. Với lý do này, để thanh toán tiền hàng, nhà nhập khẩu Mỹ phải<br />
mua các ngoại tệ thích hợp, tức bán nội tệ trên thị trường. Hoạt động mua bán các<br />
đồng tiền khác nhau được diễn ra trên thị trường, và thị trường này được gọi là thị<br />
trường ngoại hối.<br />
Vậy, thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau.<br />
Tuy nhiên, trong thực tế do hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân<br />
hàng (chiếm khoảng 85% tổng doanh số giao dịch), chính vì vậy theo nghĩa hẹp thì thị<br />
trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức là thị trường liên<br />
ngân hàng (Interbank).<br />
2.2. Đặc điểm<br />
- Thị trường ngoại hối không có địa điểm cụ thể.<br />
- Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục: Thị trường hối đoái hoạt động liên tục<br />
suốt ngày đêm 24giờ/ngày trên các khu vực khác nhau của thế giới. Đây là thị trường<br />
toàn cầu, do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch<br />
diễn ra suốt ngày đêm.<br />
- Thị trường ngoại hối mang tính quốc tế: phạm vi hoạt động của thị trường ngoại<br />
hối không chỉ dừng lại ở một quốc gia mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế nhằm<br />
phục vụ nhu cầu mua bán, giao dịch về ngoại tệ.<br />
- Các giao dịch mua bán được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên<br />
lạc hiện đại như: điện thoại, telex, fax, máy tính.<br />
- Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý...<br />
nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển.<br />
- Đây là thị trường lớn nhất và có doanh số giao dịch cao nhất. Doanh số giao dịch<br />
mua bán ròng toàn cầu (chỉ tính doanh số một chiều mua vào hoặc bán ra) tại thời<br />
điểm 4/2010 ước tính vào khoảng 4.000 tỷ USD/ngày7; thị trường hoạt động tích cực<br />
nhất là London, sau đó là New York, Tokyo, Singapore, Frankfurt,…<br />
<br />
7<br />
<br />
Theo http://www.marketwatch.com/story/daily-currency-trading-turnover-hits-4-trillion-2010-09-01<br />
<br />
35<br />
<br />
Bảng 2.1: Doanh thu thị trƣờng ngoại hối toàn cầu bởi cặp tiền tệ8<br />
<br />
Thị trường ngoại hối toàn cầu có tốc độ phát triển rất nhanh trong mấy thập kỷ qua,<br />
đặc biệt là từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX do có những nguyên nhân chính sau:<br />
+ Sau khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods bị sụp đổ vào năm 1973, tỷ giá các<br />
đồng tiền trên thế giới được thả nổi và dao động mạnh đã buộc những nhà kinh doanh<br />
tiền tệ, xuất nhập khẩu và đầu tư quốc tế phải tìm kiếm các biện pháp phòng chống rủi<br />
ro thông qua thị trường ngoại hối; mặt khác, họ cũng tranh thủ thời cơ tỷ giá biến động<br />
mạnh để hoạt động đầu cơ kiếm lời. Điều đó làm tăng nhu cầu giao dịch mua bán<br />
ngoại tệ, góp phần thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển nhanh chóng.<br />
+ Xu thế tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ về chiều<br />
rộng lẫn chiều sâu, bao gồm cả các nước đang phát triển cũng đã và đang tích cực<br />
tham gia tiền trình hội nhập, là tiền đề để các nước tiến hành nới lỏng quy chế quản lý<br />
ngoại hối nhằm tạo điều kiện cho chu chuyển hàng hoá, dịch vụ và vốn quốc tế được<br />
hiệu quả. Điều này tạo nên một thị trường ngoại hối quốc tế ngày càng rộng lớn với<br />
doanh số giao dịch ngày càng cao.<br />
+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần làm giảm chi phí giao dịch, tăng tốc<br />
độ thanh toán, góp phần tích cực thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển như ngày<br />
nay.<br />
2.3. Chức năng của thị trƣờng ngoại hối<br />
Thị trường ngoại hối có bốn chức năng cơ bản sau:<br />
- Cung cấp dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.<br />
- Giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc<br />
tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia.<br />
- Thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối mà sức mua đối ngoại của tiền tệ<br />
được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu của thị trường.<br />
- Thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro<br />
tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai.<br />
8<br />
<br />
Theo http://www.marketoracle.co.uk/Article27906.html 1/12/2011<br />
<br />
36<br />
<br />