intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực tập bán hàng và quan hệ khách hàng điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực tập bán hàng và quan hệ khách hàng điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Tạo dữ liệu khách hàng tiềm năng, sàng lọc mở rộng dữ liệu khách hàng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực tập bán hàng và quan hệ khách hàng điện tử (Ngành: Thương mại điện tử - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: Thực tập Bán hàng và Quan hệ khách hàng điện tử NGÀNH/NGHỀ: Thương mại điện tử TRÌNH ĐỘ: Trung cấp (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CDDXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trưởng Cao đẳng Xây dựng số 1) 1
  2. Hà Nội, năm 2021 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Thực tập Bán hàng và QHKH điện tử là một trong những nội dung quan trọng của chương trình đào tạo trung cấp chuyên ngành Thương mại điện tử. Vận dụng tất cả các kiến thức đã học trong chương trình đào tạo, học sinh thực tập Bán hàng trên các sàn thương mại điện tử và mạng xã hội. Trong quá trình bán hàng, có thực hiện các nội dung liên quan đến quan hệ khách hàng như: tư vấn, chăm sóc khách hàng, xử lý các từ chối của khách … Giáo trình được biên soạn với kết cấu thành 5 phần: Phần 1: Tìm kiếm và đánh giá khách hàng tiềm năng Phần 2: Quảng cáo và khuyến mại Phần 3: Chuẩn bị trước khi tiếp xúc khách hàng Phần 4: Bán hàng Phần 5: Quan hệ khách hàng Với kết cấu như vậy, về nội dung cơ bản thống nhất với chương trình quy định của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cho đối tượng Trung cấp ngành Thương mại điện tử. Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã cân nhắc và lựa chọn các nội dung phù hợp nhất với mục tiêu đào tạo để đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại của giáo trình, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc và các thầy, cô giáo. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm Biên soạn Ths Phạm Thị Thúy Hà 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 3 Phần 1: Tìm kiếm và đánh giá khách hàng tiềm năng ................................................... 6 1.1. Tạo dữ liệu khách hàng tiềm năng.......................................................................6 1.2. Sàng lọc khách hàng tiềm năng không có triển vọng .........................................8 1.3. Mở rộng dữ liệu khách hàng ...................................................................................9 Phần 2: Quảng cáo và khuyến mại ................................................................................. 10 2.1 Quyết định chung về quảng cáo và khuyến mại ....................................................10 2.2. Quảng cáo và khuyến mại cho cửa hàng trên shopee ..........................................11 2.3. Quảng cáo và khuyến mại trên Sendo ...................................................................27 2.4. Quảng cáo và khuyến mại trên Lazada .................................................................38 2.5. Quảng cáo và khuyến mại trên Facebook ............................................................. 51 2.6. Quảng cáo và khuyến mại trên Zalo .....................................................................69 2.7. Quảng cáo và khuyến mại trên Instagram và các hình thức TMĐT khác ..........83 Phần 3: Chuẩn bị trước khi tiếp xúc khách hàng:........................................................ 90 3.1. Xác định rõ mục đích của việc tiếp xúc lần đầu, thời gian tiếp xúc .................90 3.2. Xác định phương thức tiếp xúc với khách hàng dựa trên đặc tính cá nhân của từng khách hàng ............................................................................................................90 3.3. Thực hiện tiếp xúc với khách hàng qua các phương tiện .................................91 3.4. Xây dựng kế hoạch tổng thể cho từng khách hàng dựa trên dữ liệu về khách hàng ................................................................................................................................ 93 Phần 4: Bán hàng ............................................................................................................. 94 4.1. Bán hàng trên Shopee ............................................................................................ 94 4.2. Bán hàng trên Sendo ............................................................................................117 4.3: Bán hàng trên Lazada ..........................................................................................131 4.4. Bán hàng trên Facebook ......................................................................................141 4.5. Bán hàng trên Zalo...............................................................................................144 4.6. Bán hàng trên Instagram và các hình thức TMĐT khác ...................................147 Phần 5: Quan hệ khách hàng ........................................................................................ 151 5.1. Duy trì và phát triển mối liên hệ với khách hàng ...............................................151 5.2. Tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới thông qua khách hàng hiện tại..............153 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: THỰC TẬP BÁN HÀNG VÀ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG ĐIỆN TỬ Mã môn học: MĐ26 Thời gian thực hiện mô đun: 225 giờ. Trong đó: - Lý thuyết: 0 giờ; - Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bải tập: 220 giờ; - Kiểm tra: 5 giờ I.Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: + Mô đun được bố trí ở kỳ học thứ 3. + Môn học/ mô đun tiên quyết: Tác nghiệp TMĐT, E-marketing - Tính chất: là mô đun thực tập II.Mục tiêu môn học/ mô đun - Về kiến thức - Về kỹ năng + Xác định được khách hàng tiềm năng. + Thực hiện quảng cáo và khuyến mại trên một số sàn giao dịch điện tử và mạng xã hội. + Bán hàng trên một số sàn giao dịch điện tử và mạng xã hội. + Thiết lập mối quan hệ khách hàng. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm Có năng lực tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; III. Nội dung môn học/ mô đun 5
  6. Nội dung của môn học: Phần 1: Tìm kiếm và đánh giá khách hàng tiềm năng Giới thiệu: Phần này học sinh biết tạo dữ liệu khách hàng tiềm năng, sàng lọc khách hàng tiềm năng Mục tiêu: - Tạo dữ liệu khách hàng tiềm năng - Sàng lọc và mở rộng dữ liệu khách hàng Nội dung chính: 1.1. Tạo dữ liệu khách hàng tiềm năng Cách xác định nguồn khách hàng tiềm năng - Những người chưa biết đến thương hiệu doanh nghiệp của bạn hoặc chưa biết đến sản phẩm/dịch vụ của bạn. - Những người đang có vấn đề và muốn tìm giải pháp có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp. - Những người còn đang phân vân chọn lựa giữa sản phẩm/dịch của bạn với công ty đối thủ. - Những người đã sử dụng sản phẩm/dịch của công ty đối thủ. Phương pháp tìm dữ liệu khách hàng ❖ Tận dụng mối quan hệ cá nhân Đây là cách đơn giản và dễ thực hiện nhất vì bạn đã có sẵn lòng tin của họ từ trước. Hãy giới thiệu bạn bè của bạn về sản phẩm/dịch mà bạn đang cung cấp. Hoặc giới thiệu đến những người có thể biết ai đó có nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. Bạn cũng có thể chia sẻ chuyện kinh doanh với người thân, bạn bè, đồng nghiệp,... cho họ biết đối tượng khách hàng tiềm năng mà bạn đang tìm kiếm, họ có thể giúp bạn giới thiệu với mọi người. ❖ Công cụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng thông qua báo chí Báo chí luôn là một trong những kênh thông tin có sức lan tỏa mà bạn không thể ngờ đến, là kênh giúp tìm kiếm lượng lớn khách hàng hiệu quả. Bạn có thể liên hệ với các tòa soạn báo và đăng ký thông tin về doanh nghiệp của mình lên đó hoặc thuê dịch vụ đăng bài PR lên báo online với mức giá hợp lý. Với một bài giới thiệu khéo léo về sản phẩm/dịch vụ hay thương hiệu công ty của bạn chắc chắn sẽ tác động không ít đến khách hàng thật sự tin tưởng và tìm đến bạn khi có nhu cầu. ❖ Tìm kiếm thông qua kênh Telesales Cách tìm khách hàng tiềm năng qua điện thoại là phương pháp khá phổ biến, đặc biệt trong các ngành như bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng,... Cách này sẽ giúp bạn xác định được đối tượng có thể trở thành khách hàng của bạn hay không chỉ qua một cuộc hội 6
  7. thoại ngắn. Tuy nhiên, bạn phải có sẵn một lượng danh sách khách hàng tiềm năng chất lượng để tiến hành gọi điện thoại. ❖ Tham dự các sự kiện, triển lãm Hãy tìm các sự kiện, triển lãm chuyên về ngành, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, có thể mang lại cho bạn khách hàng tiềm năng. Phương pháp này không chỉ giúp bạn thoải mái trưng bày, quảng bá điểm mạnh của sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp mà còn tạo ra cơ hội cho bạn tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Để có thể thuyết phục được khách hàng tin tưởng bạn, trước khi đăng ký tham gia hội chợ, triển lãm, bạn cần có một kế hoạch trưng bày gian hàng phù hợp. ▪ Bạn cần sắp xếp, trưng bày sản phẩm sao cho thu hút khách hàng. ▪ Có thêm vài trò chơi, rút thăm trúng thưởng hay tặng quà sẽ giúp bạn thu hút được nhiều khách hàng hơn. ▪ Bạn nên lựa chọn sản phẩm nổi bật để mang đến gian hàng triển lãm. ❖ Quảng bá trên các kênh online Trong thời đại 4.0 hiện nay, bạn chỉ cần một thiết bị thông minh kết nối với internet là có thể tìm kiếm thông tin về đối tượng khách hàng hướng đến. +Sử dụng mạng xã hội Hiện nay, số lượng người dùng tham gia mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram,... rất lớn. Trong đó, Facebook chính là “miếng bánh ngon” để bạn có thể thâu tóm được khách hàng. Nơi có thể trao đổi mọi thứ, chủ đề quan tâm giúp bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả. Bạn chỉ cần tìm hội nhóm liên quan về sản phẩm, lĩnh vực mình đang kinh doanh để chia sẻ khéo léo các thông tin hữu ích với thái độ nhiệt tình thì chắc chắn khách hàng sẽ tìm đến bạn. Bạn có thể tạo một fanpage hay group với đầy đủ thông tin của doanh nghiệp, khách hàng sẽ để lại thông tin liên hệ hoặc cần bạn tư vấn cho các vấn đề của họ. Những bài viết chất lượng, hấp dẫn về sản phẩm được đăng tải kèm theo hình ảnh bắt mắt sẽ càng thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng theo dõi. +Chạy quảng cáo Đây là hình thức quảng cáo dựa theo từ khóa tìm kiếm của người tiêu dùng và hành vi mua hàng online. Hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng thành công với phương pháp này. Chạy quảng cáo sẽ giúp bạn chủ động tiếp cận và tìm kiếm khách hàng. Để tiết kiệm được chi phí hãy setup nội dung quảng cáo của bạn phù hợp với vị trí khu vực mà bạn muốn, thời gian quảng cáo phù hợp và luôn đánh giá những thay đổi khi lên chiến lược quảng cáo. + Xây dựng chiến lược SEO website Cũng như khi khách hàng tìm kiếm trên Google, họ không nhấp chuột vào kết quả quảng cáo mà nhập vào trang web có thứ hạng cao trên đó. Không giống như chạy quảng cáo, việc nhấp chuột vào đây hoàn toàn miễn phí. 7
  8. Công cụ tìm kiếm khách hàng này đòi hỏi nhiều thời gian, đầu tư từ ban đầu về nhân lực làm SEO, tuy nhiên, khi website đã lên top trên bảng xếp hạng tìm kiếm thì công việc của bạn sẽ nhẹ nhàng hơn, mang về lượng khách hàng ổn định hơn. +Đánh dấu vị trí của bạn trên Google Khi đánh dấu vị trí doanh nghiệp của bạn trên bản đồ của Google, hãy chắc chắn rằng các thông của doanh nghiệp đều chuẩn xác như địa chỉ công ty, số điện thoại liên lạc, thông tin giới thiệu, website,... ❖ Sử dụng email marketing để thu hút khách hàng tiềm năng Bạn sẽ tìm kiếm địa chỉ email chính xác của khách hàng ở đâu? Đó là nhờ việc mời đăng ký nhận thông báo khuyến mãi qua email khi khách hàng truy cập vào website của bạn. Có được địa chỉ email, bạn hãy soạn ngay mẫu thông tin mời chào hấp dẫn kèm theo các chương trình khuyến mãi, giảm giá,... để gửi đến khách hàng. Hãy thêm tính năng chia sẻ với bạn bè và khuyến khích họ truyền email giới thiệu, để mỗi khách hàng chính là cầu nối cho bạn với một vị khách hàng mới. ❖ Cho khách hàng tiềm năng dùng thử sản phẩm Đừng ngại cung cấp miễn phí một số sản phẩm của bạn, hãy cho khách hàng tiềm năng sử dụng thử và xem cảm nhận của họ. Nếu bạn là dịch vụ hay tư vấn thì hãy cung cấp thật nhiều thông tin hữu ích, ví dụ như có thể cung cấp các thủ thuật mẹo vặt cho họ hoặc bạn cũng có thể tư vấn miễn phí giúp khách hàng tiềm năng hoàn thành công việc, dự án của họ. ❖ Nghiên cứu khách hàng của đối thủ cạnh tranh Ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng có đối thủ cạnh tranh, chính vì thế mà bạn cần phải “biết người biết ta” thì mới “trăm trận trăm thắng”. Bạn cần phải nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: họ quảng cáo ở đâu? Bằng cách thức nào để thu hút khách hàng? Họ tạo dựng được mối quan hệ như thế nào?,... Từ đó, bạn xem xét và đúc kết được những kinh nghiệm hay để ứng dụng phù hợp với mô hình kinh doanh mình. 1.2. Sàng lọc khách hàng tiềm năng không có triển vọng Với dữ liệu khách hàng đã có, tiến hành sàng lọc những khách không có triển vọng bằng các tiêu chí khác nhau và các phương pháp khác nhau. Kết qua cuối cùng cho ra danh sách những khách hàng triển vọng nhất. Đây là 5 phương pháp giúp doanh nghiệp sàng lọc những khách hàng tiềm năng nhất. - Theo dõi tần suất mua hàng Thông tin cơ bản nhất mà bạn có thể sử dụng để tạo nền tảng cho việc thấu hiểu khách hàng của mình là tần suất mua hàng.Tuy nhiên, khách hàng thường xuyên mua hàng không có nghĩa là họ trung thành với dịch vụ của bạn. Rất khó để xây dựng lòng trung thành. Hoạt động mua sắm của họ chỉ cho thấy rằng bạn sẽ dễ dàng duy trì sức mua từ họ và nhóm khách hàng này có thể được liệt kê vào nhóm KHTN. -So sánh giá trị bình quân của đơn hàng 8
  9. Chi tiêubình quân của một khách hàng và tỉ lệ chi tiêu giữa người đó với các khách hàng khác là mấu chốt để đánh giá. Rõ ràng, những người nào có lượng chi tiêu cao nhất sẽ là những khách hàng tiềm năng nhất. Trong một số trường hợp, khi có đơn hàng nào vượt quá ngưỡng, nhà bán lẻ có thể sẽ muốn biết về việc đó ngay lập tức. Vì vậy, một hệ thống quản lý bán lẻ có khả năng cung cấp và phân tích dữ liệu thực tiễn luôn là lựa chọn hàng đầu. -Xác định giá trị mua sắm qua thời gian Việc kiếm được nhiều đơn hàng có giá trị lớn từ nhiều khách hàng có khả năng chi tiêu cao cho từng đơn hàng là rất quan trọng. Tuy nhiên, để xác định người đó có phải là KHTN hay không còn phụ thuộc vào sự quan sát lâu dài. Cách tốt nhất để nhận biết khách hàng tiềm năng chính là theo dõi xem họ đã chi tiêu bao nhiêu trong suốt quá trình mu sắm tại doanh nghiệp của bạn. -Quan sát phản ứng với giá cả Mặc dù một số khách hàng rất nhạy cảm với giá cả, nhưng dựa trên điều này để loại trừ họ khỏi danh sách tiềm năng là không cần thiết. Đây là một mẹo rất hữu dụng để nhận biết những người chuyên đi săn hàng giá rẻ là ai. Ngoài ra một cách nữa để xác định là theo dõi và quan sát lịch sử mua sắm của những khách hàng này khi các sự kiện giảm giá được tổ chức. Bạn cũng có thể đánh giá KHTN dựa trên số tiền giảm giá được sử dụng vì có những đợt giá được giảm nhiều hơn những đợt giảm giá khác. -Cân nhắc túi tiền của khách hàng Mặc dù sự giàu có của khách hàng không liên quan mật thiết đến lượng hàng bán ra, nhưng bạn vẫn có thể chú ý đến những người sở hữu ví tiền đầy ngập bằng việc thu thập càng nhiều thông tin liên quan đến phong cách mua sắm của họ càng tốt. Cách này có thể giúp bạn trong việc xác định ai là người đáng để bạn tập trung sự chú ý và vượt lên trên đối thủ để giữ lấy họ. 1.3. Mở rộng dữ liệu khách hàng Bạn có thể làm theo các bước dưới đây để khiến khách hàng hiện tại giới thiệu khách mới cho bạn: -Trước tiên cần kiểm tra xem khách hàng hiện tại có thực sự hài lòng với sản phẩm của bạn hay không. Nếu họ trả lời là không thì hãy liên hệ với họ xem liệu bạn có khắc phục được điều này được hay không. -Liên hệ với khách hàng qua điện thoại hoặc email. -Và cảm ơn khách hàng hiện tại vì đã sử dụng dịch vụ của bạn, cho thấy rằng bạn trân trọng mối quan hệ này và luôn muốn cung cấp cho khách hàng hiện tại các giá trị tốt hơn. -Hỏi xem họ có thông tin về công ty hoặc cá nhân nào cũng quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn hay không. -Lấy tên, số điện thoại, email của công ty đó và hỏi lý do vì sao khách hàng nghĩ rằng công ty/cá nhân này phù hợp với bạn. -Hỏi xem liệu họ có thể gửi một email giới thiệu nhanh về bạn cho người đó hay không và nếu được thì hãy đưa ra mức % hoa hồng phù hợp nếu họ kéo khách hàng mới về chốt đơn cho bạn. 9
  10. Phần 2: Quảng cáo và khuyến mại Giới thiệu: Phần này học sinh biết đưa ra các quyết định về quảng cáo và khuyến mại Mục tiêu: - Thực hiện các chương trình khuyến mại trên Shopee - Thực hiện các chương trình khuyến mại trên Sendo - Thực hiện các chương trình khuyến mại trên Lazada Thực hiện các chương trình khuyến mại trên Facebook Thực hiện các chương trình khuyến mại trên Zalo Thực hiện các chương trình khuyến mại trên Instagram và các hình thức TMĐT khác Nội dung chính: 2.1 Quyết định chung về quảng cáo và khuyến mại Vậy làm thế nào để bạn chắc chắn rằng quảng cáo của bạn đủ hấp dẫn để người dùng nhấp vào nó? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn: a. Làm cho quảng cáo hấp dẫn về mặt trực quan Bạn sẽ phải cạnh tranh với rất nhiều nội dung khác trên Bảng tin của người dùng vì vậy quan trọng nhất là quảng cáo của bạn phải hấp dẫn về mặt trực quan. Hãy sử dụng những hình ảnh, thiết kế màu sắc và táo bạo hoặc thú vị theo một cách nào đó tuy nhiên đều phải minh họa chính xác những gì bạn đang cung cấp thông qua quảng cáo. Khi bạn thiết lập Quảng cáo trên Facebook, thường xuyên thử nghiệm đa dạng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như video, GIF, hình ảnh và theo dõi tỷ lệ nhấp, tỷ lệ chuyển đổi để tìm ra loại hình phù hợp nhất với đối tượng mục tiêu của bạn để từ đó tối ưu hóa chiến lược quảng cáo của bạn trong tương lai. b. Đem đến nội dung hấp dẫn Nội dung quảng cáo của bạn nên có một thông điệp rõ ràng, giúp khách hàng mục tiêu của bạn dễ dàng hiểu những gì bạn đang cung cấp, tại sao nó lại liên quan đến họ và tại sao họ nên nhấp vào quảng cáo ngay lúc đó. Mục tiêu của bạn là khiến cho Khách hàng nhấp vào quảng cáo ngay khi họ nhìn thấy nó, vì thế nên hãy thêm các yếu tố thúc giục vào quảng cáo của mình. Đừng chỉ ghi là “Tìm hiểu thêm” và mong chờ họ nhấp vào. Thay vào đó, hãy đề ra ngày hết hạn cho ưu đãi của bạn để người xem cảm thấy họ cần phải tải xuống hoặc đăng ký ưu đãi ngay khi đó. c. Bao gồm một lời kêu gọi hành động rõ ràng. Một phần không thể thiếu của nội dung hấp dẫn đó chính là đảm bảo lời kêu gọi hành động của bạn rõ ràng và nổi bật. Bạn không thể chỉ sử dụng Quảng cáo trên Facebook để nói cho đối tượng mục tiêu biết công ty của bạn là gì và mong họ nhấp vào nút “Tìm hiểu thêm” mà không cung cấp cho họ các ưu đãi rõ ràng. Họ sẽ nhận được gì từ bạn khi họ điền thông tin? Facebook cung cấp cho bạn các tùy chọn CTA cho quảng cáo chính: 10
  11. ▪ Đăng ký ▪ Đăng ký ngay ▪ Đặt ngay ▪ Liên hệ với chúng tôi ▪ Nhận ưu đãi ▪ Nhận báo giá ▪ Tìm hiểu thêm ▪ Gửi tin nhắn ▪ Mua ngay Hãy cung cấp cho khán giả của bạn một cái gì đó họ không thể từ chối. Cho dù bạn đang chạy một sự kiện, giảm giá, cung cấp nội dung, đăng ký, v.v., hãy đảm bảo khán giả biết họ sẽ nhận được gì khi họ “Đăng ký”, “Tìm hiểu thêm” hoặc “Tải xuống”, v.v. d. Nhắm mục tiêu đúng người dùng với các ưu đãi có liên quan Một phần quan trọng trong việc tạo Quảng cáo Facebook thành công là nhắm mục tiêu đến những người thực sự sẽ quan tâm nhất đến những gì bạn cung cấp. Hãy dành ngân sách quảng cáo của bạn một cách hiệu quả nhất bằng cách học cách tận dụng tối đa các tính năng nhắm mục tiêu của Facebook. Nói chung, mục tiêu của bạn với Quảng cáo Facebook là tiếp cận đối tượng mới. Tuy nhiên, vì bạn cũng đang cố gắng thu thập thông tin khách hàng tiềm năng tại chỗ, bạn không nên yêu cầu quá nhiều thông tin từ đầu. Đó là lý do tại sao quảng cáo Tìm kiếm khách hàng tiềm năng đặc biệt hữu ích trong các chiến dịch nhắm mục tiêu lại. Sử dụng pixel theo dõi trên trang web của bạn để tìm ra ai đang truy cập trang web của bạn nhưng không chuyển đổi và sử dụng quảng cáo Tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook để nuôi dưỡng họ trở lại hệ thống của bạn. Và đó là một vài thông tin cơ bản về Quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng của Facebook kèm theo những mẹo giúp cho Quảng cáo của bạn nổi bật trên bảng tin. Sau bài viết này, bạn hãy thử thiết lập Quảng cáo tìm kiếm khách hàng tiềm năng trên Facebook và xem những kết quả mà nó mang đến cho Doanh nghiệp nhé 2.2. Quảng cáo và khuyến mại cho cửa hàng trên shopee 2.2.1. Xác định nội dung quảng cáo, khuyến mại Tùy các mục tiêu ở các thời điểm khác nhau của chu kỳ sống sản phẩm, người bán xác định rõ mục tiêu của hoạt động quảng cáo và khuyến mại. Từ đó quyết định đến nội dung của quảng cáo và khuyến mại. 2.2.2. Hình thức quảng cáo Thực hiện quảng cáo trên shopee Để thực hiện quảng cáo trên Shopee cần thực hiện các bước sau. Bước 1: Đăng nhập tài khoản bán hàng trên Shopee 11
  12. Đầu tiên truy cập đường link banhang.shopee.vn Tiến hành đăng nhập tài khoản bán hàng Bước 2: Truy cập kênh Marketing trên Shopee người bán Thông thường tại kênh Marketing này chỉ có 2 chương trình Marketing đó là ▪ Chương trình của tôi : Bạn tự tạo CT khuyến mãi cho mình ▪ Chương trình của Shopee: Đăng ký các CT khuyến mãi do Shopee tạo ra Nhưng vừa qua, Shopee đã cập nhật thông một tính năng mới đó là “Đấu thầu từ khóa”. Điều này có nghĩa rằng Shopee chính thức trở thành một kênh bán hàng thu phí từ dịch vụ quảng cáo trên nền tảng của mình ( tương tự như Facebook, Google). Đấu thầu từ khóa Shopee là gì? Đấu thầu từ khóa của Shopee là việc bạn (chủ shop trên Shopee) tiến hành lựa chọn các từ khóa liên quan đến sản phẩm mà mình đang kinh doanh để hiển thị trong bảng kết quả tìm kiếm trên nền ứng dụng mobile và website của Shopee. Và khi người dùng tìm kiếm khớp với từ khóa mà bạn chọn, bạn sẽ bị trừ một số tiền cho mỗi lần click vào sản phẩm. (gọi là giá thầu cho mỗi từ khóa) 12
  13. Sau khi chọn sản phẩm cần chạy quảng cáo đấu giá từ khóa, bạn sẽ vào được lưa chọn các từ khóa quảng cáo. Lựa chọn từ khóa đấu giá Nếu bạn muốn thêm các từ khóa khác không nằm trong gợi ý của Shopee, hãy chọn nút XEM THÊM 13
  14. Thêm từ khóa khác để đấu giá quảng cáo shopee Tại ô Thêm từ khóa, có thể chủ động thêm các từ khóa ngách cho các sản phẩm của mình và chủ đông điều chỉnh giá thầu cho các từ khóa này (ô khoanh đỏ). Khi nhập các từ khóa khác vào sẽ xuất hiện từ khóa đó và các từ khóa shopee gợi ý đi kèm các thông tin như ▪ Chất lượng từ khóa: đánh giá dựa trên tương tác của người dùng với từ khóa. ▪ Tỷ lệ tìm kiếm: cho biết lượng tìm kiếm từ khóa trong 30 ngày gần đây ▪ Giá thầu tham khảo: là giá thầu Shopee gợi ý, bạn có thể chỉnh sửa giá thầu này và đây là giá cao nhất mà bạn có thể chi trả cho mỗi lượt click. ▪ Hành động: hiển thị trạng thái từ khóa bạn đã chọn hay chưa ▪ Vị trí hiển thị từ khóa đấu thầu: sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện ở trang kết quả tìm kiếm, Tab mới nhất, Tab bán chạy, Tab liệt kê theo giá Ngoài ra bạn còn có thể cài đặt 2 chế độ hiển thị từ khóa đấu thầu đó là ▪ Từ khóa mở rộng: hiển thị khi khách hàng tìm kiếm cụm từ có chứa từ khóa bạn đấu giá ▪ Từ khóa chính xác: chỉ hiện thị khách hàng đánh chính xác từ khóa bạn đấu giá Sau khi đã chọn từ khóa phù hợp ta bắt đầu thiết lập ngân sách chi tiêu cho quảng cáo Shopee Lựa chọn ngân sách 14
  15. Có thể chạy liên tục quảng cáo hoạt cài đặt ngân sách quảng cáo cho các từ khóa này theo ngày hoặc tổng ngân sách Thời gian áp dụng Là thời gian mà các từ khóa này được quảng cáo, có thể để chạy quảng cáo liên tục hoặc cài đặt thời gian bắt đầu và kết thúc quảng cáo. Sau khi setup xong bạn chọn Đăng ký đấu giá từ khóa Cách hoạt động của đấu thầu từ khóa Shopee Shopee dựa vào năng lực cạnh tranh của nhà bán hàng để đưa ra vị trí hiển thị phù hợp, cụ thể như sau: Giá Mức độ liên quan của Thứ tự hiển thầu từ khóa thị Nhà bán hàng A 700 Kém 4 Nhà bán hàng B 1000 Rất tốt 1 Nhà bán hàng C 500 Tốt 3 Nhà bán hàng D 700 Tốt 2 Tuy nhiên, mức độ liên quan từ khóa được đo bằng những chỉ số gì thì chưa có bất kì thông báo hay tài liệu hướng dẫn nào. Theo PowerSell, sự liên quan của từ khóa, giống Google Adword, có thể bị ảnh hưởng bởi 3 chỉ số chính như mức độ liên quan của kết quả tìm kiếm, tỉ lệ click (CTR) và trải nghiệm trang đích (tức là trang sản phẩm Shopee). 15
  16. Quản lý chiến dịch đấu giá Shopee Sau khi các từ khóa quảng cáo được duyệt, bạn có thể theo dõi thông tin quảng cáo tại Chi tiết đấu thầu Tại đây bạn có thể theo dõi các thông số như: ▪ Số lượt hiển thị từ khóa (Bạn không bị tính phí hiển thị) ▪ Số lượt click ( Bạn sẽ bị trừ tiền theo giá thầu đã chọn cho từ khóa đó) ▪ Tổng chi phí đã chạy (= số lượt click x giá thầu từ khóa) ▪ Thứ hạng hiển thị từ khóa (Chưa có khái niệm chính xác) Đấu thầu từ khóa có ý nghĩa như thế nào với các shop bán hàng trên Shopee? ▪ Nâng cao tính cạnh tranh của các shop nhỏ, mới bước vào sân chơi Shopee ▪ Bán được nhiều sản phẩm hơn nếu có chiến lược đấu thầu đúng đắn. ▪ Đấu thầu từ khóa theo cơ chế CPC nên chỉ tính tiền cho lượt click vì vậy bạn sẽ có lợi về mặt hiển thị lớn với ngân sách quảng cáo thấp. ▪ Đưa sản phẩm của bạn lên top tìm kiếm Shopee ngay lập tức ▪ Phù hợp với các sản phẩm mới, hot trends 16
  17. Khung hiển thị quảng cáo đầu thầu từ khóa trên shopee Bí quyết đấu giá từ khóa Shopee hiệu quả Các lưu ý khi lựa chọn từ khóa Tùy vào sản phẩm mà bạn kinh doanh trên Shopee cũng như hành vi tìm kiếm của khách hàng mà bạn chọn Từ khóa mở rộng hoặc Từ khóa chính xác Như ảnh trên, 1 shop lựa chọn từ khóa chính xác – 1 shop lựa chọn từ khóa mở rộng. Như ảnh trên, 1 shop lựa chọn từ khóa chính xác – 1 shop lựa chọn từ khóa mở rộng. Không phải từ khóa nào có chất lượng cao và tỷ lệ tìm kiếm lớn cũng sẽ mang lại hiệu quả cao. Đôi khi bạn chỉ cần chọn đúng từ khóa về sản phẩm của mình đừng quan tâm nhiều đến tỷ lệ tìm kiếm 17
  18. Nên chọn các sản phẩm đang hot (bán chạy) của Shop để chạy đấu thầu từ khóa vì khi bạn chọn đấu giá từ khóa, thì sản phẩm của bạn sẽ đứng ngang hàng với các sản phẩm đang bán chạy của những shop khác (mức giá tốt, được review nhiều, ..) như vậy sẽ dễ được khách hàng click vào hơn. Khi chạy đấu thầu từ khóa, bạn nên lựa chọn sản phẩm chủ lực (có giá cạnh tranh – lợi nhuận cao) để chạy hoặc lựa chọn các sản phẩm mồi (sản phẩm đầu phễu – giá rẻ – biên lợi nhuận thấp hoặc k có lợi nhuận – dễ upsell combo) sẽ thu hút khách hàng click vào nhiều hơn. Đối với những Shop có ngân sách quảng cáo lớn, bạn có thể lựa chọn các từ khóa phổ biến (có lượng tìm kiếm cao – giá thầu cao) để mang đến nhiều khách hàng tiềm năng cho mình. Đối với những Shop có ngân sách quảng cáo nhỏ thì bạn nên chọn các từ khóa ngách, từ khóa dài (có lượng tìm kiếm nhỏ – giá thầu thấp) để tối ưu trong việc tiếp cận khách hàng. Việc đặt tên cho sản phẩm để chạy đấu thầu từ khóa cũng rất quan trọng vì nếu bạn chọn từ khóa không liên quan đến tên của sản phẩm thì điểm chất lượng từ khóa sẽ thấp làm chi phí giá thầu đội lên cao. Khi nào chiến dịch quảng cáo Shopee bị tạm ngưng? Khi sản phẩm quảng cáo hết số lượng trong kho của Shopee Khi bạn đổi tên và giá của sản phẩm quảng cáo nhiều lần thì Shopee sẽ phải xét duyệt sản phẩm của bạn và tự động tạm ngưng chiến dịch quảng cáo sản phẩm đó. Khi sản phẩm của bạn hết ngân sách hoặc chạy hết thời gian đã cài đặt. Phòng chống click tặc trên Shopee Hệ thống của Shopee đã tính toán việc này để phòng chống việc click tặc ảnh hưởng đến việc quảng cáo của bạn bằng cách chỉ tính tiền cho 1 click từ 1 người trong 30 phút ( nghĩa là trong 30 phút đó 1 người click sản phẩm của bạn bao nhiêu lần cũng chỉ trừ tiền 1 lượt click) và hệ thống quảng cáo Shopee chi ghi nhận tối đa 5 click quảng cáo từ cùng 1 người trong 1 ngày. Lập danh sách từ khóa hot dựa vào các công cụ SEO 18
  19. Vì Shopee quảng cáo từ khóa trên thanh tìm kiếm của mình cho nên hành vi tìm kiếm cũng sẽ tương tự như tìm kiếm trên Google, vì vậy tại sao bạn không dựa vào dữ liệu tìm kiếm của Google để lập danh sách từ khóa đấu thầu tốt nhất? Sử dụng Google Trends Dùng Google trends bạn có thể nắm bắt được ngay xu hướng tìm kiếm mới nhất của người dùng trên Google, ngoài ra Google trends còn gợi ý các từ khóa dài, từ khóa liên quan mà người dùng thường search và bạn có thể lập danh sách này để quảng cáo đấu thầu từ khóa Shopee. Sử dụng Google Keyword Planner Với Google Keyword Planner thì khó hơn và chi tiết hơn vì Google sẽ hiển thị tất cả các từ khóa mà người dùng tìm kiếm liên quan đến từ khóa ý tưởng của bạn. Bạn hãy tải danh sách về và lọc ra các từ khóa ngách cạnh tranh cao dựa theo volume tìm kiếm, mức độ cạnh tranh… Sử dụng Google Suggest 19
  20. Đây cũng là cách để bạn hiểu được hành vi tìm kiếm của người dùng và chọn ra các từ khóa phù hợp để quảng bá trên Shopee. 2.2.3. Xác định và thực hiện chương trình khuyến mại trên Shopee Để tạo các chương trình khuyến mại trên Shopee cần thực hiện các bước như sau: Bước 1: Truy cập vào Kênh Marketing Bạn đăng nhập vào Trang bán hàng Shopee sau đó chọn mục Kênh Marketing. Sau đó chọn Chương trình của tôi Hướng dẫn tạo mã giảm giá cho Shop trên Shopee cho cửa hàng Sau đó giao diện sẽ như thế này. Người bán có thể nghiên cứu từ từ thông qua User Guide – Hướng dẫn cho người dùng ở góc trên bên phải. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2