intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiên lượng xây dựng (Ngành: Kế toán xây dựng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Tiên lượng xây dựng (Ngành: Kế toán xây dựng - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được các bước đo bóc khối lượng xây dựng công trình cấp IV; nắm được cách đo bóc khối lượng xây dựng các loại công tác xây lắp cho công trình cấp IV. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiên lượng xây dựng (Ngành: Kế toán xây dựng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 ------ 000 ------ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: TIÊN LƯỢNG XÂY DỰNG NGÀNH: KẾ TOÁN XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1) Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình TIÊN LƯỢNG XÂY DỰNG được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Trung cấp ngành Kế toán xây dựng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Tiên lượng xây dựng là môn học, mô đun chuyên mông chung nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng tiên lượng xây dựng công trình cho người học. Giáo trình Tiên lượng xây dựng do bộ môn Định giá dự toán gồm: Th.S Nguyễn Trung Kiên làm chủ biên và các thầy cô trong bộ môn Định giá dự toán đã và đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Dự toán xây dựng, tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành về phương pháp lập dự toán xây dựng do Bộ Xây dựng quy định. Nội dung gồm 3 phần sau: Phần 1: Bài mở đầu Phần 2: Phương pháp đo bóc khối lượng một số loại công tác xây lắp Phần 3: Bài tập lớn Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Định giá dự toán của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khótránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm 2019 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên:Ths. Nguyễn Trung Kiên 2. Thành viên: ThS. Tô Thị Lan Phương 3. Thành viên: ThS. Nguyễn Thanh Vĩnh 4. Thành viên: ThS. Nguyễn Thùy Linh 5. Thành viên: ThS. Trịnh Hồng Nhung 6. Thành viên: ThS. Trần Hoài Thu 1
  3. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 1 PHẦN 1. BÀI MỞ ĐẦU 3 1.1. Khái niệm về đo bóc khối lượng 3 1.2. Một số điểm cần chú ý khi đo bóc khối lượng xây dựng công trình 5 PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI CÔNG TÁC XÂY LẮP 6 2.1. Công tác đào, đắp - Công tác cọc 6 2.1.1.3. Phương pháp tính 7 2.1.2. Công tác cọc 16 2.1.2.3. Phương pháp tính 17 2.2. Công tác bê tông – Công tác thép 20 2.2.1.3. Phương pháp tính 20 2.2.2. Công tác thép 30 2.2.2.3. Phương pháp tính 31 2.3. Công tác ván khuôn – Công tác cửa 34 2.3.1.3. Phương pháp tính 34 2.4. Công tác xây - Hoàn thiện - Lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình 41 2.4.1. Công tác xây 41 2.4.1.3. Phương pháp tính 42 2.4.2. Công tác hoàn thiện 47 2.4.3. Công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật công trình 57 2.4.3.1. Công tác lắp đặt thiết bị điện 57 2.4.3.2. Công tác lắp đặt thiết bị vệ sinh, cấp thoát nước trong nhà 57 PHẦN 3. BÀI TẬP LỚN 61 3.1. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn tính toán 62 3.2. Tính toán và trình bày 64 2
  4. GIÁO TRÌNH TIÊN LƯỢNG XÂY DỰNG Tên môn học: TIÊN LƯỢNG XÂY DỰNG Mã môn học: MH15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: + Môn học thuộc khối kiến thức chuyên môn + Môn học tiên quyết: Cấu tạo kiến trúc - Tính chất: Là môn học chuyên môn bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học đóng vai trò quan trọng cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng đo bóc khối lượng xây dựng theo đúng quy định hiện hành của Bộ Xây dựng. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được các bước đo bóc khối lượng xây dựng công trình cấp IV; + Trình bày đượccách đo bóc khối lượng xây dựng các loại công tác xây lắp cho công trình cấp IV. - Về kỹ năng: + Đo bóc và kiểm tra được khối lượng xây dựng cho các công trình cấp IV; + Lập được và kiểm tra được các số liệu trong bảng tính toán, đo bóc khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình cấp IV. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, trung thực và chấp hành đúng quy định của pháp luật hiện hành khi thực hiện công tác chuyên môn. Nội dung của môn học: PHẦN 1. BÀI MỞ ĐẦU Mã Phần: P1 Giới thiệu: Phần “Bài mở đầu” là phần đầu tiên nằm trong môn học Tiên lượng xây dựng. Phần học này sẽ trình bày những vấn đề chung nhất về đo bóc khối lượng và một số điểm cần chú ý khi đo bóc khối lượng xây dựng công trình. Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về đo bóc khối lượng xây dựng công trình - Nêu được một số điểm cần chú ý khi đo bóc khối lượng xây dựng công trình. Nội dung chính: 1.1. Khái niệm về đo bóc khối lượng Đo bóc khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình là việc xác định khối lượng công tác xây dựng cụ thể được thực hiện theo phương thức đo, đếm, tính toán, kiểm tra trên cơ sở kích thước, số lượng quy định trong bản vẽ thiết kế (thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công), hoặc từ yêu cầu triển khai dự án và thi công xây dựng, các chỉ dẫn có liên quan và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng Việt Nam”. 3
  5. Khối lượng công tác đo bóc được trình bày vào: - Bảng tiên lượng, bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình (Phần mền dự toán) - Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng (Phụ lục 03- Thông tư 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng) Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình Mã Khối Khối S Ký Bộ hiệu Danh lượn lượn hiệu Đơn phận Diễn giải Ghi T côn mục g1 g bản vị giống tính toán chú T g công tác bộ toàn vẽ nhau tác phận bộ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) * Ghi chú: - Danh mục ở cột (4), đơn vị ở cột (5) được lập phù hợp với định mức - Tại cột diễn giải tính toán (Cột 7): cần ghi rõ chi tiết cơ sở đưa ra các khối lượng,c ông thức xác định - Cột (10) dành cho các ghi chú cần thuyết minh làm rõ về đặc điểm, mô tả khoản mục công việc cần lưu ý khi thực hiện đo bóc, xác định chi phí, áp đơn giá cho công tác,… * Ý nghĩa - Khối lượng đo bóc là căn cứ quan trọng có tính chất quyết định đến việc xác định giá trị dự toán và làm căn cứ quyết định đầu tư, chọn phương án đối với chủ đầu tư và là căn cứ quyết định phương án dự thầu của nhà thầu; - Khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình là cơ sở cho việc xác định chi phí đầu tư xây dựng công trình và lập bảng khối lượng mời thầu khi tổ chức đấu thầu; - Khối lượng xây dựng công trình, hạng mục công trình là cơ sở cho việc kiểm soát chi phí, thanh quyết toán giá trị hợp đồng thi công xây dựng công trình; Việc tính đúng, đủ khối lượng ban đầu công tác xây dựng là mối quan tâm của người tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng. Đo bóc khối lượng xây dựng công trình là công tác trung tâm của dự toán, nó là khâu khó khăn, phức tạp tốn nhiều công sức, thời gian và dễ sai sót nhất trong công tác dự toán. Nếu khối lượng công tác xây 4
  6. lắp xác định không chính xác sẽ dẫn đến sai lệch giá trị dự toán xây lắp của công trình. *Yêu cầu Khối lượng xây dựng công trình phải được đo, đếm, tính toán theo trình tự phù hợp với quy trình công nghệ, trình tự thi công xây dựng công trình. Khối lượng đo bóc cần thể hiện tính chất kết cấu công trình, vật liệu chủ yếu sử dụng và phương pháp thi công thích hợp đảm bảo đủ điều kiện để xác định được chi phí xây dựng. Theo đặc điểm và tính chất từng loại công trình xây dựng, khối lượng đo bóc có thể phân định theo bộ phận công trình như phần ngầm (cốt ±0.00 trở xuống), phần nổi (cốt ±0.00 trở lên), phần hoàn thiện và phần xây dựng khác,... Các thuyết minh, ghi chú hoặc chỉ dẫn liên quan đến quá trình đo bóc cần nêu rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và đúng quy phạm, phù hợp với hồ sơ thiết kế công trình xây dựng. Khi tính toán những công việc cần diễn giải thì phải có diễn giải cụ thể như độ cong vòm, tính chất vật liệu, điều kiện thi công (trên cao, độ sâu,...) Các kích thước đo bóc phải được ghi theo thứ tự chiều dài, chiều rộng, chiều cao (chiều sâu); khi không theo thứ tự này phải có diễn giải cụ thể. Các ký hiệu dùng trong tính toán phải phù hợp với ký hiệu đã thể hiện trong bản vẽ thiết kế Tên gọi các danh mục công tác đo bóc phải phù hợp với tên gọi công tác xây lắp tương ứng trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình. 1.2. Một số điểm cần chú ý khi đo bóc khối lượng xây dựng công trình - Đơn vị tính: Đơn vị tính khối lượng công tác xây dựng phải phù hợp với đơn vị tính của định mức dự toán và đơn giá xây dựng công trình. - Quy cách: Quy cách của mỗi loại công tác là bao gồm những yếu tố có ảnh hưởng tới sự hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công và ảnh hưởng tới giá cả của từng loại công tác đó. Vì vậy quy cách cần ghi đầy đủ, chính xác các thông tin của công việc để không nhầm lẫn với công việc khác. Các yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến như sau: + Bộ phận công trình: móng, cột, dầm sàn...; + Cao trình (phụ thuộc vào chiều cao công trình tính từ cốt ±0.00 đến cốt đỉnh công trình) và được phân theo các mức h ≤ 4m, ≤ 16m, ≤ 50m, > 50m; + Hình dạng, kích thước; + Loại vật liệu sử dụng; 5
  7. + Biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật ... Phần diễn giải tính toán khối lượng phải ghi rõ công việc tính toán được thể hiện ở bản vẽ nào, trục nào. Câu hỏi ôn tập Câu 1. Nêu khái niệm về trình tự đo bóc khối lượng XDCT? Câu 2. Nêu một số lưu ý khi đo bóc khối lượng? Yêu cầu về đánh giá Người học cần trả lời trước các câu hỏi giao: - Kiếm tra thường xuyên dưới 30 phút; - Hình thức: tự luận; - Hệ số: 1; - Nội dung: kiểm tra trong phạm vi ”Câu hỏi ôn tập”. Ghi nhớ Người học cần ghi nhớ các nội dung sau đây: - Khái niệm về trình tự đo bóc khối lượng XDCT. - Một số lưu ý khi đo bóc khối lượng. PHẦN 2. PHƯƠNG PHÁP ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG MỘT SỐ LOẠI CÔNG TÁC XÂY LẮP Mã Phần: P2 Giới thiệu: Bài “ Phương pháp bóc khối lượng một số loại công tác xây lắp” là bài học thứ hai nằm trong môn học Tiên lượng xây dựng. Bài học này sẽ giới thiệu và trình bày những vấn đề liên quan đến phương pháp đo bóc khối lượng một số loại công tác xây lắp. Mục tiêu: - Trình bày được trình tự đo bóc khối lượng xây dựng công trình; - Trình bày được phương pháp đo bóc khối lượng một số công tác xây lắp. Nội dung chính: 2.1. Công tác đào, đắp - Công tác cọc 2.1.1. Công tác đào, đắp 2.1.1.1. Đơn vị tính - Đào và đắp bằng thủ công: m3 - Đào và đắp bằng máy: 100m3 6
  8. 2.1.1.2. Quy cách công tác đào - Biện pháp thi công: + Thi công thủ công + Thi công máy * Thi công thủ công - Loại móng: móng băng, móng cột trụ, hố kiểm tra, kênh mương, rãnh thoát nước; - Loại đất: đất bùn, đất cấp I, II, III và IV - Kích thước hố đào: Móng băng, kênh mương, rãnh thoát nước: Chiều rộng hố đào (R): R ≤ 3m, R > 3m. Chiều sâu hố đào (S): S ≤ 1m, ≤ 2m, ≤ 3m, >3m. Móng cột, trụ, hố kiểm tra: Chiều rộng hố đào (R): R ≤ 1m, R> 1m. Chiều sâu hố đào (S): S ≤ 1m, S> 1m. * Thi công bằng máy - Loại móng: Đào móng, đào kênh mương, đào san lấp,..; - Loại đất: đất cấp I, II, III và IV - Kích thước hố đào: Chiều rộng hố đào (R): R ≤ 6m, ≤ 10m, ≤ 20m, > 20m - Hệ số đầm nén, dung trọng đất; - Loại máy (dung tích gầu, công suất máy, phạm vi đào, phương tiện và quãng đường vận chuyển…); Ví dụ: 1. Đào đất móng băng bằng thủ công, đất cấp II, chiều rộng
  9. D: chiều dài hố đào (m) R: chiều rộng hố đào (m) H: Chiều sâu hố đào, đắp (m) Xác định kích thước tính toán - Số bộ phận giống nhau (n) xác định dựa trên mặt bằng kết cấu móng - D: Chiều dài hố đào xác định: + Móng băng, bè: mặt bằng kết cấu móng + Móng đơn, móng cọc: Mặt bằng kết cấu móng, Chi tiết móng - Chiều rộng hố đào xác định: + Móng băng: mặt cắt chi tiết móng băng + Móng bè: Mặt bằng kết cấu móng + Móng đơn, móng cọc: Chi tiết móng - Chiều sâu hố đào được xác định từ cốt của đáy hố đào đến cốt tự nhiên (cốt san nền, cốt sân): + Móng băng: mặt cắt chi tiết hố móng + Móng bè: Mặt cắt ngang móng + Móng đơn, móng cọc: Chi tiết móng Phân tích công tác Khối lượng công tác đào phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, cấp đất, đá, chiều sâu hố đào, chiều rộng hố đào, điều kiện thi công, biện pháp thi công Khối lượng dắp phải được đo bóc theo nhóm, loại công tác, theo loại vật liệu đắp (đất, cát,...) độ dày vật liệu đắp, độ chặt yêu cầu, điều kiện thi công, biện pháp thi công Khối lượng đào đắp được tính theo kích thước trong bản vẽ thiết kế, tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu, không tính thêm độ rời, co ngót hoặc hao hụt Tính toán và trình bày kết quả a. Đào (đắp) đất thành thẳng đứng 8
  10. Từ hình vẽ bên ta có công thức: I V = n x D ´ R ´ H (m3) Trong đó: n: số bộ phận giống nhau D: chiều dài hố đào (m) I mÆt b»ng hè ®µo R: chiều rộng hố đào (m) H: Chiều sâu hố đào, đắp (m) mÆt c¾t I - I Hình 2.1 b. Đào (đắp) đất thành vát taluy * Cách 1: Công thức 3 mức cao: S1 H b1 V= x (S1 + S2 + 4S3) (m3) (I) 6 a1 Trong đó: S3 + S1, S2: diện tích đáy trên và đáy dưới (điều kiện: 2 đáy phải song song với nhau) a2 b2 S1 = a1 × b1 (m2) S2 S2 = a2 × b2 (m2) Hình 2.2 + S3: diện tích tiết diện cách đều hai đáy S1 và S2 (a 1 + a 2 ) ( b1 + b 2 ) 2 S3 = ´ (m ) 2 2 + H: khoảng cách giữa 2 đáy S1 và S2 (m) Thay S1, S2, S3 vào công thức (I) ta có: H V= [a1b1 + a2 b2 + (a1 + a2)(b1+b2)] (m3) 6 9
  11. * Cách 2: Tính hố đào thành vát bằng cách tính như hố đào thành thẳng rồi nhân thêm hệ số mở rộng hố đào (1,3) V = n x D x R x H x 1,3 (m3) Trong đó: n: số hố đào giống nhau D: chiều dài hố đào (m) R: chiều rộng hố đào (m) H: Chiều sâu hố đào, đắp (m) * Chú ý: - Kích thước hố đào được xác định dựa vào kích thước trên mặt bằng, mặt cắt chi tiết móng; - Nếu đáy móng hẹp do yêu cầu thi công cần mở rộng thì tính theo kích thước đáy móng mở rộng. c. Tính khối lượng đất lấp móng. Tính chính xác: Vlấp = Vđào - VCông trình (m3) - Tính theo kinh nghiệm: Vlấp ≈ 1/3 Vđào (m3) Trong đó: Vđào: Khối lượng đất đào (m3) Vlấp: Khối lượng đất lấp móng (m3) VCông trình: Thể tích công trình nằm dưới cốt tự nhiên (cốt san nền) (m3) * Chú ý: Công thức tính theo kinh nghiệm nêu trên áp dụng phù hợp với công trình quy mô vừa và nhỏ, với các công trình còn lại cần phải áp dụng công thức tính chính xác. d. Tính khối lượng vận chuyển đất thừa đổ đi. Vvận chuyển = Vđào x k - Vlấp (m3) Trong đó: k - Hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp Bài tập thực hành 10
  12. Bài 1. Cho mặt bằng và mặt cắt hố đào như hình vẽ (Hình 2.3). Tính khối lượng đào đất móng. Biết đất cấp I, đào bằng thủ công, thành thẳng đứng. 1 2 3 4 2 B B 2 1 1 1 1 1 1 1 1 2 A A 2 1 2 3 4 mÆt b»ng hè ®µo Hình 2.3 Bài làm Bước 1. Nghiên cứu hồ sơ, bản vẽ thiết kế Từ bản vẽ ta thấy đây là hệ thống 2 loại hố đào cùng chiều sâu và chiều rộng Bước 2. Phân tích khối lượng Loại hố đào: hố đào móng băng; - Kích thước móng (vì hố đào móng băng nên kích thước hố móng phải phân biệt theo chiều rộng hố đào R ≤ 3m hay > 3m; chiều sâu hố đào S ≤ 1m, ≤ 2m, ≤ 3m hay > 3m): + Chiều rộng mặt cắt 1-1 là 1m và mặt cắt 2-2 là 0,8m nên chiều rộng hai hố đào thuộc loại R £ 3m 11
  13. + Chiều sâu hố đào 1,1m nên S £ 2m - Loại đất: đất cấp I; - Biện pháp thi công: đào bằng thủ công. Từ phân tích trên ta xác định được quy cách công việc cần tính là “Đào đất móng băng, chiều rộng R £ 3m, chiều sâu S £ 2m, đất cấp I, đào bằng thủ công” Phương pháp tính: Vì hố đào theo mặt cắt 1-1 và mặt cắt 2-2 có cùng chiều sâu nên khi tính toán có thể tính theo mặt cắt nào trước cũng được. Công thức tính: V = n ´ D ´ R ´ H (m3) Trong đó: n: số hố đào giống nhau D: Chiều dài hố đào (m) R: Chiều rộng hố đào (m) H: Chiều sâu hố đào (m) Bước 3. Tìm kích thước tính toán Trục 1, 2, 3, 4 (mặt cắt 1-1): - Chiều dài hố đào: D1 = 6,0 + 0,4 x 2 = 6,8 (m) - Chiều rộng hố đào: R1 = 1,0 (m) - Chiều sâu hố đào: H1 = 1,0 (m) Trục A, B (mặt cắt 2-2): - D2 = 10,8 - 3 x 1,0 = 7,8 (m) - R2 = 0,8 (m) - H2 = 1,0 (m) Bước 4. Tính toán và trình bày kết quả V1,2,3,4 = 4 ´ 6,8 ´ 1 ´ 1,0 = 27,2 (m3) VA,B = 2 ´ 7,8 ´ 0,8 ´ 1,0 = 12,48 (m3) Vậy tổng khối lượng đất đào móng là: V = V1,2,3,4 + VA,B = 27,2 + 12,48 = 39,7 (m3) Từ kết quả tính toán ở trên, ta đưa số liệu vào bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình như sau : 12
  14. Bảng tính toán, đo bóc khối lượng công trình, hạng mục công trình Khối Khối Ký Mã Số bộ S Diễn giải tính lượn lượn hiệu hiệu Danh mục công Đơn phận Ghi T toán (m) g1 g bản công tác đo bóc vị giống chú T bộ toàn vẽ tác nhau phận bộ Đào đất móng băng, rộng R ≤ 3m, Hìn m3 39,7 sâu S ≤ 2m, đất cấp 1 h I, đào thủ công 2.3 Trục 1,2,3,4 4 6,8x1x1 6,8 27,2 Trục A,B 2 7,8 x 0,8 x 1 6,4 12,48 Bài 2. Cho mặt bằng và mặt cắt hố đào như hình vẽ (Hình 2.4). Tính khối lượng đào đất móng. Biết đất cấp cấp II, đào bằng thủ công, thành thẳng đứng. 13
  15. Hình 2.4 Bài làm Đào đất móng băng, chiều rộng R ≤ 3m, chiều sâu S ≤ 1m, đất cấp II, đào bằng thủ công Móng MB-1 (trục 1) V1 = (4,58 + 0,6 x 2) x 1 x (1,35 - 0,45) = 4,682 (m3) Móng MB-2 (Trục 2) V2 = (2,7 – 1,2) x 1 x (1,35 - 0,45) = 1,35 (m3) Móng MB-3 (Trục 4) V3 = (7,28 + 2 x 0,6) x 1 x (1,35 - 0,45) = 7,639 (m3) Móng MB-4 (Trục B, C) V4 = 2 x (6,28 + 2 x 0,11 - 2 x 1,0) x 1,2 x (1,35 - 0,45) = 9,288 (m3) Móng MB-5 (Trục A) V5 = (3,78 - 0,5 -0,89) x 1,2 x (1,35 - 0,45) = 2,581 (m3) Vậy tổng khối lượng đất đào móng là: Vđào = V1 + V2 + V3 + V4 + V5 = 25,54 (m3) 14
  16. Bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng Số Mã Khối Ký bộ Khối S hiệu Danh mục lượng hiệu Đơn phận Diễn giải tính lượng Ghi T côn công tác đo một bản vị giốn toán toàn chú T g bóc bộ vẽ g bộ tác phận nhau Đào đất móng băng, chiều rộng R ≤ 3m, chiều m3 25,54 sâu S ≤ 1m, đất cấp II, đào bằng thủ công (4,58 + 0,6 x 2) x 1 MB-1 (Trục 1) 1 4,682 4,682 Hìn x (1,35 - 0,45) 1 h (2,7 – 1,2) x 1 x MB-2 (Trục 2) 1 1,35 1,35 2.4 (1,35 - 0,45) (7,28 + 2 x 0,6) x 1 MB-3 (Trục 4) 1 7,639 7,639 x (1,35 - 0,45) (6,28 + 2 x 0,11 - 2 MB-4 (Trục B,C) 2 x 1,0) x 1,2 x 4,644 9,288 (1,35 - 0,45) (3,78 - 0,5 -0,89) x MB-5 (Trục A) 1 2,581 2,581 1,2 x (1,35 - 0,45) Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành Câu 1. Trình bày đơn vị công tác đào, đắp? Câu 2. Trình bày quy cách công tác đào, đắp? Câu 3. Trình bày phương pháp tính công tác đào, đắp? Câu 4: Làm lại các bài tập đã học. Yêu cầu về đánh giá Người học cần trả lời trước các câu hỏi giao: - Kiếm tra thường xuyên dưới 30 phút; - Hình thức: tự luận; - Hệ số: 1; - Nội dung: kiểm tra trong phạm vi ”Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành”. Ghi nhớ Người học cần ghi nhớ các nội dung sau đây: - Đơn vị công tác đào, đắp; - Quy cách công tác đào, đắp; - Phương pháp tính công tác đào, đắp. 15
  17. 2.1.2. Công tác cọc 2.1.2.1. Đơn vị tính: - Cọc tre (Đóng cọc): 100m - Cọc bê tông cốt thép + Đóng/ ép cọc: 100m + Nối cọc: mối nối + Đập bê tông đầu cọc: m3 + Cọc ép âm: tấn + Mua cọc: m 2.1.2.2. Quy cách - Loại cọc: cọc tre, gỗ, bê tông cốt thép (cọc đúc sẵn, cọc khoan nhồi), cọc thép - Loại đất cần gia cố: Đất bùn, đắt cấp I, đất cấp II - Chiều dài cọc + Cọc tre, cọc gỗ: 2.5m + Cọc BTCT: 24m - Tiết diện cọc BTCT: đường kính, diện tích mặt cắt ngang - Cọc tre, gỗ: Mật độ cọc, đường kính cọc - Biện pháp thi công: + Cọc tre, gỗ: Thủ công, máy đào + Cọc BTCT Đóng Hình thức thi công Ép Cọc BTCT Trên cạn Môi trường Dưới nước Máy thi công Ép sau 16
  18. 2.1.2.3. Phương pháp tính Xác định kích thước tinh toán a. Cọc tre, gỗ: Xem bản vẽ Mặt bằng gia cố cọc phần ghi chú để xác định chiều dài 1 cọc và mật độ cọc b. Cọc bê tông: ˗ Số lượng cọc: Xác định theo mặt bằng định vị cọc ˗ Chiều dài cọc: + Mặt bằng định vị cọc phần ghi chú tổ hợp cọc + Chi tiết cọc (cọc thí nghiệm, cọc đại trà) ˗ Số mối nối cọc: Chi tiết cọc ˗ Chiều dài ép cọc: Chi tiết cọc phần trụ địa chất ˗ Đâp bê tông đầu cọc: Chi tiết đài cọc phần mặt cắt đài móng Tính toán và trình bày kết quả a. Cọc tre, gỗ Tổng chiều dài cọc = (diện tích cần gia cố ´ mật độ cọc ´ chiều dài 1 cọc) /100 (100m) b. Cọc bê tông cốt thép Khi tính cọc bê tông cốt thép cần phải tính được những công tác sau: Cọc mua sẵn Cốt thép Đầu vào Ván khuôn Cọc sản xuất Bê tông Cọc dẫn 17
  19. Chiều dài đóng/ ép cọc Thi công Mối nối cọc Đập bê tông đầu cọc Bài tập thực hành Tính khối lượng cọc tre cần gia cố cho móng tại bản vẽ hình (Hình 2.4) biết chiều dài 1 cọc là 2m, đường kính cọc 8cm, mật độ đóng 25 (cọc/m2), đóng bằng thủ công. Bài làm Diện tích đất cần gia cố là (tận dụng kết quả phần tính đào đất): Sgia cố = Vđào/ Hđào = 22,791/0,75= 30,628 (m2) Khối lượng cọc tre cần gia cố đất cấp II, chiều dài cọc ngập đất L ≤ 2,5m; đường kính cọc 8cm, đóng bằng thủ công. Tổng chiều dài cọc = (diện tích cần gia cố ´ mật độ cọc ´ chiều dài cọc)/100 (100m) Tổng chiều dài cọc = 30,628 x 25 x 2 /100 = 15,314 (100m) Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành Câu 1. Trình bày đơn vị công tác cọc? Câu 2. Trình bày quy cách công tác cọc? Câu 3. Trình bày phương pháp tính công tác cọc? Câu 4: Làm lại các bài tập đã học nêu trên. Yêu cầu về đánh giá Người học cần trả lời trước các câu hỏi giao: - Kiếm tra thường xuyên dưới 30 phút; - Hình thức: tự luận; - Hệ số: 1; - Nội dung: kiểm tra trong phạm vi ”Câu hỏi ôn tập và bài tập thực hành”. Ghi nhớ Người học cần ghi nhớ các nội dung sau đây: - Đơn vị công tác cọc; - Quy cách công tác cọc; 18
  20. - Phương pháp tính công tác cọc. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2