intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tội phạm học (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

284
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Tội phạm học" (Giáo trình đào tạo từ xa) là tài liệu hữu ích cho sinh viên và bạn đọc tham gia nghiên cứu lĩnh vực tội phạm học. Phần 1 bao gồm những nội dung: Tổng quan về tội phạm học, các thuyết về bản chất con người và xã hội học. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tội phạm học (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên TS. Dương Tuyết Miên GIÁO TRÌNH TỘI PHẠM HỌC Vinh - 2011 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA Chủ biên TS. Dương Tuyết Miên GIÁO TRÌNH TỘI PHẠM HỌC (Giáo trình đào tạo từ xa) Vinh - 2011 2
  3. 3
  4. 4
  5. MỤC LỤC CHƯƠNG 1 .........................................................................................7 TỔNG QUAN VỀ TỘI PHẠM HỌC ..................................................7 1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC ...................................................................................... 7 2. KHÁI NIỆM NHÀ TỘI PHẠM HỌC ......................................................................... 9 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC ............................................ 11 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC ...................................... 12 4.1. Yêu cầu đối với việc nghiên cứu tội phạm học ................................................... 12 4.2. Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu tội phạm học ..................................................................................................................................... 12 CHƯƠNG 2 .......................................................................................22 PHẦN THỨ NHẤT CỦA CHƯƠNG 2 – CÁC THUYẾT VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI .........................................................................23 1. TRƯỜNG PHÁI TỘI PHẠM HỌC CỔ ĐIỂN ......................................................... 24 1.1 Hoàn cảnh ra đời của tội phạm học cổ điển ........................................................ 24 1.2. Nội dung của trường phái tội phạm học cổ điển ................................................ 25 2. CÁC THUYẾT SINH HỌC ....................................................................................... 27 2.1. Trường phái tội phạm học thực chứng thời kì đầu ............................................ 27 2.2. Các thuyết về thể chất con người ........................................................................ 34 3. CÁC THUYẾT TÂM LÍ ............................................................................................ 40 3.1. Thuyết phân tâm học ........................................................................................... 41 3.2. Thuyết bắt chước ................................................................................................. 43 PHẦN THỨ HAI CỦA CHƯƠNG 2.................................................45 1. CÁC THUYẾT CẤU TRÚC XÃ HỘI ....................................................................... 45 1.1. Thuyết rối loạn tổ chức xã hội.............................................................................. 45 1.2. Thuyết xung đột văn hoá (còn gọi là thuyết lệch lạc văn hoá) ........................... 48 2. CÁC THUYẾT VỀ QUÁ TRÌNH XÃ HỘI ............................................................... 51 2.1. Thuyết học lại từ xã hội ......................................................................................... 51 2.2. Thuyết kiểm soát xã hội....................................................................................... 53 CHƯƠNG 3 ......................................................................................56 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM ................................................................................................. 56 1. KHÁI NIỆM TÌNH HÌNH TỘI PHẠM .................................................................... 56 2. CÁC NỘI DUNG CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM .................................................... 57 2.1. Thực trạng của tình hình tội phạm ...................................................................... 57 2.2. Diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm ...................................................... 63 Năm 2000 .................................................................................64 Số vụ..................................................................................................64 Tăng...................................................................................................64 2.3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm ......................................................... 65 CHƯƠNG 4 .......................................................................................69 1. KHÁI NIỆM NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM ................................................... 70 2. NGUYÊN NHÂN TỪ MÔI TRƯỜNG SỐNG (những nhân tố không thuận lợi từ môi trường sống tác động đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân) .......................... 71 2.1. Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên ............ 72 2.2. Môi trường xã hội vĩ mô ...................................................................................... 73 3. NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA NGƯỜI PHẠM TỘI ................................................... 74 5
  6. 4. TÌNH HUỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÌNH HUỐNG TRONG CƠ CHẾ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI ............................................................................................................... 75 3.1. Khái niệm tình huống ............................................................................................ 75 3.2. Phân loại tình huống ............................................................................................. 75 3.3. Vai trò của tình huống trong cơ chế của hành vi phạm tội ..................................... 76 CHƯƠNG 5 .......................................................................................77 1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM .............. 77 1.1. Khái niệm nạn nhân của tội phạm.......................................................................... 77 1.2. Đặc điểm của nạn nhân của tội phạm .................................................................... 79 1.3. Phân loại nạn nhân của tội phạm. ......................................................................... 79 2. NHỮNG THIỆT HẠI MÀ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM PHẢI GÁNH CHỊU VÀ QUYỀN CỦA NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM .............................................................. 80 3. VAI TRÒ CỦA NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM TRONG CƠ CHẾ HÀNH VI PHẠM TỘI CỤ THỂ ..................................................................................................... 82 4. VAI TRÒ CỦA NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM ĐỐI VỚI THỰC TRẠNG TỘI PHẠM ẨN ...................................................................................................................... 83 5. MỐI QUAN HỆ GIỮA NẠN NHÂN VỚI NGƯỜI PHẠM TỘI.............................. 85 6. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NẠN NHÂN CỦA TỘI PHẠM .. 86 CHƯƠNG 6 .......................................................................................91 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DỰ BÁO TỘI PHẠM..................................................... 91 2. CÁC CĂN CỨ DỰ BÁO TỘI PHẠM ....................................................................... 92 3. CÁC LOẠI DỰ BÁO TỘI PHẠM ............................................................................. 93 3.1. Theo thời gian dự báo.......................................................................................... 93 3.2. Theo đối tượng dự báo ........................................................................................ 93 4. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TỘI PHẠM. ......................................................... 94 4.1. Phương pháp ngoại suy (Extrapolation) .............................................................. 94 4.2. Phương pháp mô hình hoá (Modelling) ............................................................... 95 4.3. Phương pháp chuyên gia (Expert Judgement)...................................................... 96 CHƯƠNG 7 .......................................................................................97 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM ......................................... 98 2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM ........................................ 99 2.1. Nguyên tắc pháp chế............................................................................................ 99 2.2. Nguyên tắc dân chủ. ............................................................................................ 99 2.3. Nguyên tắc nhân đạo. ........................................................................................ 100 2.4. Nguyên tắc khoa học.......................................................................................... 100 2.5. Nguyên tắc phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể phòng ngừa. .......................... 100 3. CHỦ THỂ CỦA PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM ........................................................... 100 3.1. Các cơ quan tư pháp hình sự với tư cách là chủ thể của phòng ngừa tội phạm. 101 3.2. Cơ quan lập pháp với tư cách là chủ thể của phòng ngừa tội phạm. ................. 102 3.3. Các cơ quan quản lí nhà nước, các tổ chức, công dân với tư cách là chủ thể của phòng ngừa tội phạm. ............................................................................................... 102 4. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM .................................................... 102 4.1. Phòng ngừa tội phạm ở cấp độ vĩ mô. .................................................................. 102 4.2. Phòng ngừa tội phạm theo phạm vi lãnh thổ ........................................................ 103 4.3. Phòng ngừa tội phạm theo cấp độ chuyên ngành ................................................. 103 6
  7. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TỘI PHẠM HỌC 1. KHÁI NIỆM TỘI PHẠM HỌC Với tính chất là một khoa học, tội phạm học ra đời khá muộn so với một số ngành khoa học xã hội khác như chính trị học, triết học, kinh tế học, xã hội học, luật... Tuy có hạn chế là ra đời khá muộn, nhưng tội phạm học lại có một may mắn là được kế thừa thành tựu của những ngành khoa học khác đã ra đời trước đó, do vậy, tội phạm học đã phát triển với tốc độ vô cùng nhanh chóng. Các nhà tội phạm học ngày nay thường ví tội phạm học như một cái mặt bàn được tạo dựng vững chắc bởi rất nhiều chân bàn như: triết học, nhân loại học, luật, sinh vật học, xã hội học, chính trị học, y học, tâm lí học, kinh tế học, đạo đức học, phong tục học, tâm thần học...1 Với cách nói đầy hình ảnh như vậy đã giúp cho chúng ta hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa tội phạm học và các ngành khoa học khác cũng như đặc tính kế thừa của tội phạm học với các ngành khoa học đó. Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “tội phạm học” là giáo sư luật người Italia tên là Raffaele Garofalo vào năm 1885 (tiếng Italia là Criminologia). Tiếp đó, nhà nhân loại học người Pháp tên là Paul Tobinard lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “tội phạm học” trong tiếng Pháp (Tiếng Pháp là Criminologie) vào khoảng thời gian này1. (Có ý kiến cho rằng Paul Tobinard đưa ra thuật ngữ này lần đầu tiên vào năm 1889)2. Còn trong tiếng Anh, thuật ngữ “tội phạm học” nghĩa là “Criminology”. Như mọi người biết, “ology” nghĩa là ngành nghiên cứu, còn từ Crimin nguồn gốc từ “Crimen” tiếng La Tinh nghĩa là tội phạm. Như vậy, có thể hiểu tội phạm học theo nghĩa đen là ngành khoa học “nghiên cứu về tội phạm” (the study of crime). Trên thế giới, các nhà tội phạm học đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về tội phạm học. Vào thế kỉ 20, có 3 trường phái khác nhau trong việc xác định khái niệm tội phạm học, mỗi trường phái đều có sự khác biệt bởi điểm nhấn của nó. Trường phái thứ nhất coi tội phạm học như là một ngành kiến thức, một lĩnh vực nghiên cứu (disciplinary) chú trọng đến vấn đề xã hội của tội phạm – tiêu biểu cho quan điểm này là Edwind H. Sutherland, Donald R.Cressey, David F. Luckenbill. Trong cuốn giáo trình Tội phạm học xuất bản lần đầu tiên vào năm 1924, Edwind H. Sutherland cho rằng: “Tội phạm học là lĩnh vực kiến thức tập trung vào vấn đề xã hội của tội phạm”. Cuốn sách này đã đặt nền móng cho sự phát triển tội phạm học của Mỹ trong suốt thế kỉ 20. Được tái bản lần thứ hai vào năm 1934, cuốn sách nói trên được đổi tên là Các nguyên tắc của tội phạm học và nó trở thành cuốn sách nổi tiếng nhất trong lĩnh vực tội phạm học. Trong cuốn sách này, Edwind H. Sutherland cho rằng tội phạm học bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản: xã hội học pháp luật, phân tích một cách khoa học các nguyên nhân của tội phạm, kiểm soát tội phạm.1 Sau khi Edwind H. Sutherland mất (1950), các công trình về tội phạm học của ông tiếp tục được các học 1 Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 15. Đây là cuốn sách được coi là tài liệu mẫu mực về tội phạm học được lưu hành rất phổ biến trong các trường đại học đào tạo về luật ở Mỹ và được giới thiệu như một tài liệu tham khảo giá trị rất phổ biến tại các cơ sở đào tạo tại Châu Âu. 1 Xem http:/en.wikipedia.org/wiki/Criminology, ngày 2/5/2007. 2 Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 14. 1 Xem Edwind H. Sutherland, Criminology, (Philadelphia: J.B Lppincott, 1924, trang 11); Xem Principles of Criminology, tr 1. 7
  8. giả nghiên cứu trong nhiều năm mà tiêu biểu là Donald R.Cressey và David F Luckenbill. Vào năm 1974, khái niệm cổ điển của Edwind H. Sutherland về tội phạm học đã được Donald R.Cressey chỉnh sửa như sau: “Tội phạm học là lĩnh vực kiến thức chủ yếu nghiên cứu về hành vi phạm tội và tội phạm như một hiện tượng xã hội. Tội phạm học cũng nghiên cứu quá trình làm luật, vi phạm pháp luật, và phản ứng đối với việc vi phạm pháp luật.”2 Trường phái thứ hai nhấn mạnh tới vai trò của tội phạm học trong việc tìm ra nguyên nhân của tội phạm (causative) – tiêu biểu cho quan điểm này là Gennaro F.Vito, Ronald M. Holmes, Clarence Ray Jeferry. Theo Gennaro F.Vito, Ronald M. Holmes “Tội phạm học nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm”; còn theo Clarence Ray Jeferry, tội phạm học nghiên cứu 3 lĩnh vực: phát hiện tội phạm, xử lí tội phạm và giải thích về tội phạm cũng như hành vi phạm tội1. Trường phái thứ ba coi tội phạm học như là một khoa học nghiên cứu về tội phạm với những đặc tính riêng biệt – Tiêu biểu cho quan điểm này là Clemens Bartollas, Simon Diniz, Gregg Barak. Clemens Bartollas và Simon Diniz cho rằng: “Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tội phạm”. Còn theo Gregg Barak: “ Tội phạm học là lĩnh vực nghiên cứu liên ngành với những kiến thức đa dạng về nguyên nhân của tội phạm, hành vi của người phạm tội, thực tiễn phòng ngừa tội phạm và các chính sách phòng ngừa tội phạm.2 Thời gian gần đây, trên diễn đàn khoa học cũng có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “Tội phạm học”. Cụ thể như sau: “Tội phạm học nghiên cứu về tội phạm như một hiện tượng xã hội bao gồm nguyên nhân và hậu quả của tội phạm, hành vi phạm tội, cũng như sự phát triển, ảnh hưởng của pháp luật đối với tội phạm. Việc áp dụng các phương pháp khoa học trong nghiên cứu tội phạm học để kiểm chứng các giả thuyết và việc phát triển các thuyết sẽ giúp cho giải thích các nguyên nhân và phương diện khác của tội phạm”1. “Tội phạm học nghiên cứu tội phạm như là một hiện tượng cá nhân và xã hội. Các lĩnh vực nghiên cứu của tội phạm học bao gồm sự ảnh hưởng và các hình thức của tội phạm, nguyên nhân và hậu quả của tội phạm, quy định của pháp luật, quy tắc của xã hội và phản ứng của Chính phủ và xã hội đối với tội phạm. Tội phạm học là lĩnh vực liên quan đến nhiều kiến thức trong các ngành khoa học về hành vi của con người, đặc biệt liên quan đến các công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học, tâm lí học”2. “Tội phạm học là khoa học nghiên cứu về tỉ lệ tội phạm, nguyên nhân dẫn tới cá nhân hay nhóm người phạm tội, phản ứng của cộng đồng, xã hội đối với tội phạm.”3 “ Tội phạm học nghiên cứu những con đường khác nhau của các hệ tư tưởng mô tả về tội phạm, dự báo tội phạm, giải thích và kiểm soát tội phạm”.4 2 Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 14. 1 Xem Gennaro F.Vito và Ronald M. Holmes, Criminology: Theory, Research and Policy, Belmont, CA: Wadsworth, 1994, trang 3; Xem Clarence Ray Jeferry, The Historical Development of Criminology, in Herman Mannheim, ed; Pioneer in Criminology, Montclair, NJ: Partenson Smith, 1972, tr 458. 2 Xem Clemens Bartollas và SimonDiniz, Introduction to Criminology: Order and disorder, New York: Harper and Row, 1989, trang 548; Xem Gregg Barak, Intergrating Criminologies, Boston: Allyn and Bacon, 1998, trang 303. 1 Xem www.search.com/reference/Criminology ngày 2/5/2007 2 Xem http://wikipedia.org/wiki/Criminology ngày 2/5/2007 3 Xem T.S Tom O’Connor, Justice Studies Department North Carolina Wesleyan College Rocky Mount, NC 27804, Xem trang Web The Criminology Mega –Site ngaỳ 14/5/2007. 8
  9. Có thể nói, các quan điểm trên đều có hạt nhân hợp lí và đã chỉ ra được các đối tượng nghiên cứu của tội phạm học cũng như có đóng góp vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của tội phạm học. Việc xây dựng khái niệm tội phạm học trước hết phải chỉ ra được nó là ngành khoa học xã hội đa ngành. Bởi vì tội phạm học có sử dụng các thành tựu của các ngành khoa học xã hội khác nhất là xã hội học, tâm lí học và sinh vật học do vậy có thể nói, nó là ngành khoa học xã hội đa ngành (liên ngành) nghiên cứu về hiện tượng tội phạm. Tội phạm học nghiên cứu tội phạm không chỉ với tính chất như là một hiện tượng cá nhân đơn lẻ mà còn nghiên cứu nó như là hiện tượng xã hội có quan hệ với cộng đồng xã hội cũng như Chính phủ để hướng tới mục tiêu vô cùng quan trọng là xây dựng được hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm có hiệu quả, từ đó có thể kiểm soát cũng như đẩy lùi được tội phạm. Mặt khác, khái niệm tội phạm học phải bao quát được những đối tượng nghiên cứu cơ bản của tội phạm học. Từ sự phân tích ở trên, có thể hiểu như sau: Tội phạm học là ngành khoa học xã hội đa ngành nghiên cứu về tội phạm với tính chất là hiện tượng cá nhân và xã hội bao gồm tình hình tội phạm, nguyên nhân của tội phạm, dự báo tội phạm, phòng ngừa tội phạm, quy định của pháp luật, quy tắc của xã hội, phản ứng của Chính phủ và xã hội đối với tội phạm để kiểm soát cũng như đẩy lùi tội phạm. 2. KHÁI NIỆM NHÀ TỘI PHẠM HỌC Ở Việt Nam hiện chưa có một công trình nghiên cứu nào về tội phạm học đề cập đến khái niệm cũng như phạm vi những cá nhân được coi là nhà tội phạm học (Criminologist). Tuy nhiên, tác giả nhận thấy có khá nhiều tài liệu của tội phạm học nước ngoài có đề cập tương đối cụ thể về vấn đề này. Cụ thể như sau: “Nhà tội phạm học là người nghiên cứu về tội phạm, người phạm tội và hành vi phạm tội.”1 “Nhà tội phạm học là người nghiên cứu về: tính phức tạp của tội phạm, nguyên nhân của tội phạm, phương thức giải quyết vấn đề tội phạm có hiệu quả, phân tích số liệu thống kê về tội phạm, điều tra về tội phạm, nghiên cứu quan niệm của xã hội đối với tội phạm”.2 “Thuật ngữ nhà tội phạm học được sử dụng để chỉ những người có bằng cấp liên quan đến việc nghiên cứu tội phạm, hành vi phạm tội và xu hướng của tội phạm.”3 Nhà tội phạm học thường được dùng để chỉ những học giả, nhà khoa học, nhà chuyên môn nghiên cứu những vấn đề: nguyên nhân của tội phạm, phòng ngừa, kiểm soát tội phạm, xử lí tội phạm và hành vi phạm tội, các giải pháp đối với tội phạm, sự thi hành pháp luật, hệ thống tư pháp, hệ thống những cơ quan cải tạo người phạm tội, nạn nhân của tội phạm.”4 Trong các quan điểm nói trên, quan điểm thứ ba là hợp lí hơn cả và được đông đảo 4 Xem bài giảng của T.S Adam J.Mckee “What is criminology” trên trang Web AEJS.Com, International Encyclopedia of Justice Studies ngày 14/5/2007. 1 Xem The American Dictionary on CD – ROM, Boston: Houghton Mifflin, 1992. 2 Xem http://www.utexas.edu/student/cec/careers/criminologist.html ngày 5/5/2007. 3 Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 12. 4 http:// en.wikipedia.org/wiki/criminologist ngày 5/5/2007. 9
  10. các nhà tội phạm học trên thế giới thừa nhận. Cần phân biệt thuật ngữ nhà tội phạm học (Criminologist) với nhà hình sự học (Criminalist). Thuật ngữ nhà hình sự học được sử dụng để chỉ những người làm những công việc liên quan đến thu thập và kiểm tra chứng cứ về tội phạm và một số người khác làm việc trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Những người này có kĩ năng đặc biệt trong việc tìm ra tội phạm như: nhân viên điều tra, nhân viên kĩ thuật của phòng thí nghiệm, chuyên gia vân tay, chuyên gia chụp ảnh hiện trường, chuyên gia khoa học đường đạn, quan chức cảnh sát, công tố viên, thẩm phán, luật sư công và một số người khác làm việc trong hệ thống tư pháp hình sự mà có kĩ năng nghề nghiệp nhất định. Có thể nói, từ năm 1920 cho đến nay, tội phạm học đã và đang phát triển theo hướng thiên về xã hội học, bên cạnh đó, tội phạm học cũng có mối quan hệ chặt chẽ với sinh vật học và tâm lí học.1 Vì vậy, một số lượng lớn các nhà tội phạm học trên thế giới hiện nay có nguồn gốc từ nhà xã hội học, nhà tâm lí học, nhà sinh vật học và những người này rất thành công trong việc nghiên cứu về tội phạm học. Nhà tội phạm học có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc duy trì trật tự xã hội, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Ba vai trò được trình bày dưới đây được coi là những vai trò tiêu biểu nhất của nhà tội phạm học. Các vai trò này không loại trừ nhau và một nhà tội phạm học thậm chí có thể đảm đương được cả ba vai trò này. Cụ thể như sau: Nhà nghiên cứu khoa học. Nhà tội phạm học trước hết là một chuyên gia nghiên cứu về tội phạm ở trường đại học, viện nghiên cứu hay một hiệp hội nào đó. Trong vai trò này, nhà tội phạm học nghiên cứu các vấn đề khác nhau có liên quan đến tội phạm. Tư vấn cho các cơ quan có thẩm quyền. Nhà tội phạm học có thể là nhà tư vấn các vấn đề về phòng ngừa tội phạm. Trong vai trò tư vấn, nhà tội phạm học phân tích tình hình tội phạm, nguyên nhân, hậu quả của tội phạm, phản ứng của Chính phủ và cộng đồng xã hội đối với hiện tượng tội phạm, dự báo về tội phạm, tư vấn các giải pháp phòng ngừa để giúp Chính phủ có thể kiểm soát được tội phạm, từ đó góp phần ổn định trật tự, trị an xã hội. Trên cơ sở đó, nhà hoạch định chính sách phòng ngừa có thể tham khảo sự tư vấn đó để đề ra chính sách phòng ngừa cụ thể. Thực tế cho thấy, nhiều chính sách phòng ngừa tội phạm đã bị thất bại vì nó không được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học mà chỉ là những biện pháp được xây dựng theo những ý tưởng chủ quan, duy ý chí của nhà chính trị. Giảng viên. Việc giảng dạy tội phạm học để truyền bá kiến thức là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của nhà tội phạm học. Nhà tội phạm học thực hiện mục tiêu đào tạo các chuyên gia thuộc lĩnh vực tội phạm học thuộc các bậc sau đại học, đại học, cao đẳng. Ngoài ra, nhà tội phạm học còn phải quảng bá kiến thức tội phạm học trong quần chúng nhân dân, trong giới khoa học để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho nhân dân, ý thức giữ gìn bảo vệ tài sản của mình, hàng xóm cũng như cộng đồng, 1 Xem TS. Adam J.Mckee, Bài giảng “What is criminology” trên trang Web AEJS.Com, International Encyclopedia of Justice Studies ngày 14/5/2007. 10
  11. hướng tới phòng ngừa, kiểm soát tội phạm trong xã hội có hiệu quả. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC Với tư cách là một ngành khoa học, tội phạm học có đối tượng nghiên cứu của riêng mình. Việc làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu của tội phạm học có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đối tượng nghiên cứu không những chỉ ra những nội dung nghiên cứu cơ bản mà còn chỉ ra khuynh hướng nghiên cứu, phát triển của khoa học đó. Các tài liệu tội phạm học ngày nay đề cập đến đối tượng nghiên cứu của tội phạm học như sau1: + Quá trình phát triển, nội dung của các thuyết về tội phạm, sự đóng góp của từng thuyết đối với sự phát triển của tội phạm học; + Tình hình tội phạm; + Nguyên nhân của tội phạm; + Dự báo tội phạm; + Phòng ngừa tội phạm ; + Nạn nhân học; + Đánh giá tác động của pháp luật đối với phòng ngừa tội phạm; + Tội phạm học so sánh (được nghiên cứu dưới góc độ xã hội của tội phạm thông qua việc tìm hiểu văn hoá, phân tích sự giống nhau và khác nhau ở các mẫu tội phạm); + Phản ứng của Chính phủ và xã hội đối với tội phạm; + Hình phạt học; Các tội phạm thuộc lĩnh vực chuyên biệt như: + Tội phạm xâm phạm con người; + Tội phạm xâm phạm tài sản; + Tội phạm có tổ chức; + Vần đề lạm dụng ma túy và tội phạm ma túy; + Tội phạm cổ cồn trắng; + Tội phạm công nghệ cao. + Tội phạm có sử dụng bạo lực; + Giới và tội phạm; + Tội phạm đường phố; + Tội phạm và vấn đề đô thị hoá... 1 Đa số các giáo trình tội phạm học của Việt Nam đều cho rằng đối tượng của tội phạm học bao gồm 4 bộ phận (yếu tố) cấu thành cơ bản, tức là bốn nhóm các hiện tượng xã hội được nghiên cứu. Đó là: - Tình hình tội phạm; - Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; - Nhân thân người phạm tội; - Các biện pháp phòng ngừa tội phạm Tuy nhiên, qua nghiên cứu khá nhiều tài liệu tội phạm học nước ngoài (xuất bản bằng tiếng Anh), tác giả nhận thấy không có tài liệu nào viết như vậy. Điều này đặt ra vấn đề đã đến lúc chúng ta cần thay đổi quan niệm về đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. 11
  12. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TỘI PHẠM HỌC 4.1. Yêu cầu đối với việc nghiên cứu tội phạm học Cũng như các khoa học xã hội khác, độ chính xác của kết quả nghiên cứu trong tội phạm học chỉ mang tính chất tương đối, không thể có tính chính xác cao như trong khoa học tự nhiên. Điều đó có hai lí do cơ bản: Thứ nhất, các phương pháp mà tội phạm học sử dụng mượn từ khoa học tự nhiên như toán, lí thuyết hệ thống, tin học chỉ được áp dụng trong thời gian gần đây vào việc nghiên cứu vấn đề tội phạm như một hiện tượng có tính chất cá nhân và xã hội. Thứ hai, trong quá trình nghiên cứu, tội phạm học hướng tới tất cả các vấn đề có liên quan đến các nhân tố chủ quan của con người như các nhân tố chủ quan của người phạm tội, nạn nhân mà các nhân tố này không hề có mặt trong khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, tội phạm học ngày càng thể hiện rõ tính khoa học của mình thông qua các phương pháp nghiên cứu của nó. Để thu thập số liệu, phân tích tài liệu, xử lí thông tin, biểu diễn tổng quát và mô tả, tội phạm học đã sử dụng nhiều phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu khoa học. Để sử dụng tốt các phương pháp nghiên cứu, trước hết cần phải tôn trọng những yêu cầu tiên quyết sau đây: + Bằng chứng xác thực. Nghiên cứu tội phạm học bằng phương pháp điều tra, khảo sát đòi hỏi nhất thiết phải có bằng chứng là những số liệu, mẫu tội phạm xác thực. Việc có thể thẩm tra lại được bằng bằng chứng là có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác điều tra, khảo sát khoa học. + Không chấp nhận cái tuyệt đối. Tội phạm học không chấp nhận cái tuyệt đối. Các nhà tội phạm học phải luôn luôn chuẩn bị tư thế thẩm tra các bằng chứng. Sự thật của khoa học phải là cái còn lại của phép thử. + Trung lập, khách quan. Trong tội phạm học, nhà tội phạm học hoạt động với tư cách cá nhân nhà khoa học và không nên để các giá trị cá nhân như định kiến chính trị, cảm xúc cá nhân) chi phối làm ảnh hưởng đến các kết luận khoa học và chi phối hoạt động nghề nghiệp của mình. Tất cả các hoạt động nghiên cứu phải được tiến hành khách quan, chỉ vì mục đích khoa học. Tuyệt đối không được thành kiến hoặc áp đặt trong nghiên cứu. + Tư chất nghiệp vụ nghiên cứu. Kĩ năng nghiên cứu là một tư chất bắt buộc đối với nhà tội phạm học. Không có kĩ năng nghiên cứu thì có thể dẫn đến kết quả nghiên cứu không chính xác, các giải pháp phòng ngừa tội phạm đưa ra có thể thiếu tính khả thi. 4.2. Một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu tội phạm học * Phương pháp thống kê (Statistic method) Đây là phương pháp sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu tội phạm học và mang lại kết quả nghiên cứu có tính chân thực cao. 12
  13. Thống kê tội phạm cung cấp các phương thức thống kê về mức độ hoặc tổng số tội phạm có tính chất phổ biến trong xã hội. Người đầu tiên sử dụng thống kê tội phạm là nhà điều tra tội phạm người Pháp – Andre’Michel Guerry (1802 – 1866). Ông đã tính toán tỉ lệ tội phạm tính trên đầu người khắp các tỉnh của nước Pháp trong những năm 1800. Vào năm 1835, nhà thiên văn học, xã hội học và toán học người Bỉ Adolphe Quetelet (1796 –1864) đã xuất bản cuốn sách “Phân tích về thống kê tội phạm ở một số nước Châu Âu” (gồm 3 nước Bỉ, Pháp và Hà Lan). Adolphe Quetelet đã đặt mục tiêu cho mình là đánh giá mức độ các tỉ lệ tội phạm khác nhau thông qua vấn đề khí hậu, giới tính, tuổi. Ông cũng là người đưa ra ý kiến cho đến nay vẫn được coi là “vấn đề nóng” của thống kê tội phạm ngày nay. Cụ thể là bằng phương pháp thống kê, ông đã rút ra kết luận: tội phạm thay đổi theo mùa, rất nhiều tội phạm bạo lực đã tăng lên trong những tháng hè nóng nực, các tội phạm xâm phạm tài sản thường tăng vào thời gian lạnh hơn của năm. Với kết quả của quá trình nghiên cứu này, ông đã đưa ra thuật ngữ rất nổi tiếng trong tội phạm học - “luật nhiệt” (thermic law). Thống kê tội phạm chính thức được xuất bản lần đầu tiên trong tờ Công báo (Gazette) của Luân đôn vào năm 1828 và tờ Compte generale cuả Pháp vào năm 1825. Thời gian đầu, thống kê tội phạm đã tính toán, so sánh giữa các điều kiện kinh tế với các loại tội phạm khác nhau. Tiếp đó, bằng việc nghiên cứu các dữ liệu thống kê của Anh trong suốt các năm 1810 đến năm 1847, Joseph Fletcher, một học giả người Anh đã đưa ra kết luận: việc phạm tội ở Anh thường tăng vào thời điểm giá lúa mì tăng. Tương tự, Gerog Von Mayr, một học giả người Đức trong quá trình nghiên cứu từ năm 1836 đến năm 1861, bằng phương pháp thống kê tội phạm đã rút ra kết luận tỉ lệ tội trộm cắp tăng khi giá lúa mạch đen ở Baravia tăng. Những công việc mà các nhà thống kê (statisticians) như Andre’Michel Guerry, Adolphe Que’teles tiến hành nêu ở trên được gọi là trường phái thống kê của tội phạm học. Ngày nay, thống kê tội phạm được sử dụng rộng rãi trong tội phạm học. Thống kê tội phạm được tiến hành và tường thuật không chỉ trong các cơ quan thống kê chính thức của các nước mà còn được thống kê bởi các tổ chức quốc tế như Interpol, United Nations. Một số nước mà điển hình là Mỹ thường xuất bản hàng năm số liệu thống kê về tội phạm do Cục thống kê tư pháp (BJS) và Cục điều tra liên bang (FBI) thu thập. Ví dụ, từ phương pháp thống kê “đồng hồ tội phạm” (Crime Clock), các nhà thống kê đã xác định được ở Mỹ cứ 22 giây có một vụ phạm tội có sử dụng vũ lực (trong đó cứ 34 phút có một vụ giết người, 6 phút có một vụ hiếp dâm có sử dụng bạo lực, một phút có một vụ cướp tài sản); và cứ 3 giây có một vụ phạm tội xâm phạm tài sản (trong đó 95 giây có một vụ trộm cắp trong nhà, 5 giây có một vụ trộm cắp thông thường, 27 giây có một vụ trộm cắp ô tô)1. Việc thống kê tội phạm thường dựa theo số liệu về tội phạm rõ (Cleared Crime hoặc Solved Crime). Được coi là tội phạm rõ khi có đủ 3 điều kiện sau: 1 Xem FBI, Crime in United State, 1999, DC Washington, US Government Printing Office 13
  14. + Có người chứng kiến hoặc phát hiện ra tội phạm; + Tội phạm đã được tường thuật (tố cáo) với cảnh sát; + Cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác khẳng định đó là hành vi phạm luật hình sự. Như vậy, vẫn có thể được coi là tội phạm rõ khi người phạm tội mới chỉ bị bắt giữ và chưa bị đưa ra truy tố, xét xử. Thuật ngữ tội phạm rõ được Báo cáo tội phạm chính thức (UCR) của Mỹ giải thích đó là trường hợp các cơ quan áp dụng luật đã chính thức buộc tội một người vì tội phạm họ đã thực hiện2. Cần lưu ý là khi lấy nguồn dữ liệu để thống kê tội phạm, các nhà tội phạm học chủ yếu lấy từ hai nguồn: + Nguồn của Cảnh sát; + Nguồn của các cơ quan khác. Việc thống kê tội phạm sẽ tập trung vào các đối tượng sau: + Vụ phạm tội; + Người phạm tội; + Nạn nhân của tội phạm. Trong thống kê tội phạm, việc tiến hành khảo sát, thăm dò dư luận rất quan trọng và cần thường xuyên tiến hành. Ở nhiều nước trên thế thế giới, việc làm trên được hiệp hội thống kê tội phạm thực hiện hàng năm. Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà đối tượng, nội dung được nghiên cứu cũng có thể khác nhau (trong đó việc phát và thu thập phiếu tự tường thuật của nạn nhân là rất quan trọng để đánh giá về tình hình tội phạm, nhất là đối với nạn nhân của một số loại tội như nhóm tội xâm phạm tình dục, nhóm tội xâm phạm tài sản). Trong tội phạm học, thống kê tội phạm có thể được thực hiện dưới các dạng: + Số tuyệt đối Số tuyệt đối thường được sử dụng để mô tả thực trạng của tình hình tội phạm. Số tuyệt đối trên thực tế là số liệu thống kê của cơ quan thống kê chính thức. + Số tương đối Số tương đối thường được sử dụng để nghiên cứu mức độ phổ biến của tội phạm trong dân cư hoặc có thể sử dụng trong nghiên cứu về diễn biến, cơ cấu của tình hình tội phạm. Có 3 loại số tương đối: Chỉ số tội phạm (Crime Index). Chỉ số tội phạm được xác định để tính mức độ phổ biến của tội phạm trong dân số. Đây là tỉ lệ số tội phạm (hoặc vụ phạm tội) tính trên 100.000 dân (nên tính trên 100.000 người dân hoặc 10.000 dân, không nên là 1000 vì 2 Xem Criminology Today của GS.TS Frank Schmalleger, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 38. Có thể thấy quan điểm tương tự xem GS.TS Sue Titus Reid, trưởng khoa luật Trường đại học Florida, Criminal Justice, Macmillan Publishing Company. 14
  15. diện người quá hẹp thì chỉ số tội phạm khó chính xác). Cần lưu ý là chỉ số tội phạm luôn được xác định gắn liền với một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đánh giá tình hình tội phạm không thể bỏ qua chỉ số tội phạm, nhất là khi đánh giá, so sánh tình hình tội phạm ở các địa bàn khác nhau. Số tương đối phản ánh quan hệ giữa cái cá thể và tổng thế. Con số này thường được dùng để mô tả cơ cấu của tình hình tội phạm. Ví dụ trong tổng số 1.200 vụ phạm tội xảy ra trên địa bàn tỉnh A năm 2000 thì tội trộm cắp tài sản có 214 vụ. Như vậy, nếu so sánh giữa vụ phạm tội trộm cắp tài sản với tổng số các vụ phạm tội thì tội trộm cắp tài sản chiếm tỉ lệ 17,83%. (Tổng số các vụ phạm tội trên địa bàn tỉnh A năm 2000 sẽ được coi là 100%). Số tương đối phản ánh xu hướng của tội phạm. Loại số tương đối này được sử dụng để nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm. Ví dụ số vụ phạm tội cướp đã bị xét xử trên địa bàn tỉnh A trong 7 năm liên tiếp như sau: Năm 2000 có 23 vụ, năm 2001 có 29 vụ, năm 2002 có 35 vụ, năm 2003 có 37 vụ, năm 2004 có 56 vụ năm 2005 có 32 vụ, năm 2006 có 30 vụ, năm 2007 có 29 vụ. Nếu coi số vụ phạm tội cướp đã bị xét xử trong năm 2000 là 100% làm gốc để so sánh thì ta được kết quả là năm 2001 là 126%, năm 2002 là 152%, năm 2003 là 160%, năm 2004 là 243%, năm 2005 là 139%, năm 2006 là 130%, năm 2007 là 126%. Nếu đánh giá diến biến của tình hình tội phạm, ta sẽ thấy số vụ phạm tội có xu hướng tăng dần từ năm 2000 đến năm 2004, sau đó từ năm 2005 đến năm 2007 có xu hướng giảm dần. + Số trung bình. Trung bình tìm được bằng cách lấy tổng của các trường hợp trong tập hợp được xét rồi chia cho số các trường hợp. Ví dụ: số vụ phạm tội giết người ở tỉnh H trong 5 năm liên tiếp là 35, 73, 27, 56, 44. Như vậy, số vụ phạm tội giết người trung bình hàng năm ở tỉnh H là 47. Đó là kết quả của việc cộng tất cả số vụ phạm tội nói trên rồi chia cho 5. + Số trung vị là con số nằm chính giữa trục phân bố các con số được sắp xếp theo thứ tự (theo độ lớn của các con số). Ví dụ: số bị cáo bị kết án về tội trộm cắp tài sản trong 7 năm ở tỉnh A là: 69, 80, 89, 97, 99, 101, 103. Số trung vị trong trường hợp này là 97. Có 3 con số ở phía trước 97 (69, 80, 89) và có 3 con số ở phía sau 97 (99, 101, 103). * Phương pháp nghiên cứu điều tra (Survey research) Phương pháp phiếu điều tra trong tội phạm học là tổng hợp các kĩ năng đưa câu hỏi cho đối tượng cần nghiên cứu để đạt kết quả cao nhất. Với phương pháp điều tra, người nghiên cứu sẽ biên soạn câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế với mục đích đưa trực tiếp tận tay để đối tượng điền tại chỗ hoặc trao đổi qua điện thoại hoặc có thể gửi qua bưu điện đến đối tượng hoặc qua e-mail. Trong cách thức này, các câu hỏi dùng để diễn tả và chỉ dẫn cách sử dụng cũng như bố cục ảnh hưởng rất nhiều đến độ tin cậy của kết quả đạt được trong cuộc nghiên cứu. Câu hỏi nên có hai loại: Thứ nhất là loại câu hỏi có nhiều phương án trả lời để người được hỏi có thể lựa chọn một trong các phương án trả lời đó. Ví dụ như câu hỏi: Anh chị đã bao giờ lén lút 15
  16. chiếm đoạt tài sản của + Người thân; + Bạn bè; + Hàng xóm; + Đồng nghiệp; + Cơ quan. Thứ hai, câu hỏi mở không đưa sẵn câu trả lời mà để cho người được hỏi toàn quyền trả lời tự do theo suy nghĩ của mình. Ví dụ như câu hỏi: Lí do anh (chị) lén lút chiếm đoạt tài sản người khác? Để có thể thu được kết quả tối ưu trong khi sử dụng phương pháp này, ngay tại phần đầu của phiếu điều tra, nhà nghiên cứu phải cam kết ngay việc giữ bí mật danh tính của người tham gia; Chỉ rõ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào đứng ra tiến hành nghiên cứu và trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo bí mật đời tư người tham gia trả lời. Bên cạnh đó, đối tượng được hỏi phải trên diện rộng và nhà nghiên cứu phải có khả năng tổ chức, tiến hành cuộc điều tra, đặc biệt là kĩ thuật thu thập và xử lí thông tin phải tốt. Có nhiều loại điều tra trong nghiên cứu tội phạm học nhưng phổ biến nhất là hai loại sau đây: Điều tra về tội phạm tự tường thuật (offender self-report surveys). Để tiến hành các cuộc điều tra loại này, các nhà nghiên cứu phải cam kết giữ bí mật danh tính của người tham gia tự tường thuật về tội phạm đã thực hiện, đảm bảo để họ không phải lo lắng về sự tiết lộ thông tin với người tiến hành điều tra cũng như không sợ hãi sẽ bị bắt giữ và bị xử lí về hình sự do đã thực hiện tội phạm. Đối tượng mà các nhà nghiên cứu hướng tới là những người trẻ tuổi, nhất là đối với học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Điều tra về tội phạm tự tường thuật thường được tiến hành hàng năm, bên cạnh đó, tùy theo mục đích nghiên cứu mà có thể có những cuộc điều tra kéo dài trong khoảng thời gian nhất định, ví dụ như từ 3 năm đến 5 năm. Kết quả thu được từ Điều tra về tội phạm tự tường thuật cho thấy số tội phạm xảy ra trên thực tế cao hơn rất nhiều so với số tội phạm có trong thống kê chính thức. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn biết được một số vấn đề khác không thể có được trong thống kê chính thức của cơ quan thống kê như những nhân tố tiêu cực tác động đến việc gây ra tội phạm. Đồng thời, bức tranh về tình hình tội phạm đã sáng tỏ hơn khi kết hợp xem xét, đánh giá cả số liệu về tội phạm rõ cũng như số liệu tội phạm ẩn đã xảy ra. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu về tội phạm học đánh giá rất cao Điều tra về tội phạm tự tường thuật . “Phát triển và mở rộng việc sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu về tội phạm bằng phương pháp tự tường thuật về tội phạm và hành vi phạm tội là một trong những sự cải cách quan trọng nhất trong nghiên cứu tội 16
  17. phạm học của thế kỉ 20.”1 Trên thế giới, Điều tra về tội phạm tự tường thuật bắt đầu xuất hiện vào đầu thập niên 40 của thế kỉ 20. Từ đó đến nay, nó thường xuyên được các nhà nghiên cứu sử dụng để điều tra về tình hình tội phạm nói chung cũng như một nhóm tội hoặc một tội cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế. Cụ thể là do đối tượng được nghiên cứu thường nhằm vào người trẻ tuổi - diện nghiên cứu còn chưa rộng và sự tự tường thuật của một số người có thể không trung thực hoặc do tội phạm xảy ra đã lâu so với thời điểm tự tường thuật, do vậy, có thể đưa tới kết quả nghiên cứu chỉ mang tính chính xác tương đối. Tuy nhiên, điều đó cũng không thể làm lu mờ vai trò to lớn của Điều tra về tội phạm tự tường thuật trong nghiên cứu tội phạm học. Điều tra về nạn nhân của tội phạm (the victimization survey). Với loại điều tra này, nhà nghiên cứu cũng phải cam kết giữ bí mật danh tính của nạn nhân tham gia tự tường thuật bởi vì sự tiết lộ danh tính của họ trong nhiều trường hợp có thể gây bất lợi cho nạn nhân (nhất là đối với nạn nhân của nhóm tội xâm phạm tình dục, tội phạm bạo lực gia đình). Điều tra về nạn nhân của tội phạm được tiến hành thường xuyên ở nhiều nước, nhất là ở những nước có “hiệp hội bảo vệ nạn nhân và nhân chứng” hoặc “hiệp hội nạn nhân của tội phạm”; ở những nước này, việc thu thập, quản lí các dữ liệu về nạn nhân của tội phạm khá tập trung, thống nhất; do vậy, việc tiến hành điều tra về nạn nhân của tội phạm không phải là quá khó khăn. Điều cần chú ý là việc thiết kế mẫu điều tra về nạn nhân của tội phạm phải khác với mẫu điều tra về tội phạm tự tường thuật vì đây là những đối tượng nghiên cứu khác nhau. Kết quả điều tra về nạn nhân của tội phạm cho thấy số nạn nhân tường thuật tội phạm với cảnh sát trên thực tế chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Một cuộc điều tra về nạn nhân của tội phạm ở Mĩ cho thấy chỉ 38% nạn nhân của tất cả tội phạm, 48% nạn nhân của tội phạm bạo lực, 29% nạn nhân của tội trộm cắp tài sản cá nhân đã tường thuật về tội phạm với cảnh sát.1 Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu còn biết rất nhiều lí do giải thích tại sao nhiều nạn nhân của tội phạm không tường thuật về vụ phạm tội với cảnh sát. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có hạn chế là không phải nạn nhân nào cũng tường thuật đúng sự thật do e ngại bị ảnh hưởng đến đời sống riêng tư hoặc do thái độ bất hợp tác... Diện nghiên cứu của phương pháp này có thể không bao quát được hết tất cả các nạn nhân của tội phạm, do vậy kết quả nghiên cứu theo phương pháp này cũng chỉ có tính chính xác tương đối. Mặt khác cũng phải kể đến một số tội phạm không có nạn nhân, do vậy, trường hợp này không thể tiến hành phương pháp Điều tra về nạn nhân của tội phạm. Nhưng với Điều tra về nạn nhân của tội phạm đã giúp cho các nhà tội phạm học đánh giá chính xác hơn về tội phạm ẩn cũng như nhận diện được bức tranh hiện thực về tình hình tội phạm. 1 Xem Terence P. Thornberry and Marvin D. Krohn, The Self Report Method For Mesuaring Delinquency and Crime, Criminal justice 2000, Washington, D.C: National Institute of Justice 2000; Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 61. 1 Xem GS.TS Frank Schmalleger, Criminology Today, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 63. 17
  18. * Phương pháp phỏng vấn (Interview method) Trong phương pháp phỏng vấn, nhà nghiên cứu hỏi đối tượng được hỏi những câu hỏi có thể có sự chuẩn bị từ trước hoặc không có chuẩn bị mà đặt câu hỏi theo diễn biến các câu trả lời của người được hỏi (nhưng vẫn gắn với mục đích đã chuẩn bị của người nghiên cứu). Việc phỏng vấn có thể thực hiện qua việc gặp trực tiếp đối tượng hoặc phỏng vấn qua điện thoại. Có hai loại phỏng vấn thường được tiến hành trong nghiên cứu tội phạm học. Cuộc phỏng vấn đã được cơ cấu hoá. Mỗi người phỏng vấn sẽ nhận được một loạt các câu hỏi, các câu hỏi này đã được chuẩn bị từ trước và theo những thứ tự nhất định đã tính toán từ trước. Số liệu thu được từ cuộc phỏng vấn này có thể dễ dàng xếp thành cột và so sánh với nhau. Ví dụ, nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ trong dân cư, đã đưa câu hỏi chuẩn bị trước như sau: Câu hỏi: Anh (chị) chấp hành luật giao thông đường bộ do + Có mặt cảnh sát giao thông ở đó; + Chấp hành luật giao thông đường bộ đã là thói quen thường trực; + Không thích phiền phức; + Tất cả các phương án trên. Cuộc phỏng vấn không được cơ cấu hoá (không được chuẩn bị trước). Đây là cuộc phỏng vấn không được sự chuẩn bị đầy đủ ở nội dung hỏi mà cuộc phỏng vấn này nhà nghiên cứu tự đưa ra câu hỏi trên cơ sở diễn biến trả lời của người được hỏi. Trường hợp này, nhà nghiên cứu phải đưa câu hỏi có nội dung rõ ràng và đối với câu hỏi quan trọng cần có kết quả thì nên chú ý khuyến khích, động viên người được hỏi trả lời. Khác với cuộc phỏng vấn đã được cơ cấu hoá có kết quả đã định lượng và dễ so sánh, còn trong cuộc phỏng vấn không được cơ cấu hoá, kết quả rất khó so sánh vì các câu hỏi có thể không giống nhau, do vậy, câu trả lời sẽ rất khó so sánh. Nói một cách đơn giản hơn, cuộc phỏng vấn không được cơ cấu hoá gần như cuộc đối thoại về một chủ đề nào đó. Ví dụ: Câu hỏi: Ông suy nghĩ gì về nạn tham nhũng ở nước ta hiện nay? Trả lời: Tham nhũng ở nước ta rất trầm trọng. Câu hỏi: Tại sao ông có suy nghĩ như vậy? Trả lời: Không chỉ tôi có quan điểm đó mà nhiều người cũng có quan điểm tương tự, báo chí cũng nói nạn nhũng nhiễu của quan chức xảy ra khắp nơi, ngay Chính phủ cũng nói tham nhũng ở nước ta là quốc nạn. Kết quả phỏng vấn được ghi chép lại và quản lí dữ liệu nên bằng mã số. Mục đích của mã hoá là sự chuyển đổi các câu trả lời cho các câu hỏi sang các biểu tượng để có thể so sánh với nhau. Với ưu thế của tính năng đa dụng của máy vi tính, việc so sánh giữa các tập hợp câu hỏi có thể giúp nhà nghiên cứu xử lí nhanh và dễ dàng các dữ liệu. * Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm (Experimental method) 18
  19. Trong phương pháp thực nghiệm, nhà nghiên cứu sử dụng các biến số. Các biến số là bất kì sự thay đổi nào diễn tiến từ một trạng thái, vị trí này tới một trạng thái, vị trí tiếp theo. Ví dụ: các cá nhân có thể thay đổi trạng thái trong địa vị kinh tế, lứa tuổi, quan điểm sống... Xác định trạng thái có thể bằng biến số độc lập hoặc biến số phụ thuộc. Biến số độc lập là biến số được thao tác trong một cuộc nghiên cứu. Nó được trình bày dưới đại lượng thay đổi và có thể mô tả được, bản thân nó hoạt động độc lập. Nhà nghiên cứu thường có một vài giả thuyết ban đầu về biến số độc lập sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kết quả cuộc thực nghiệm. Biến số phụ thuộc là biến số được xác định như là biến số kết quả. Nhà nghiên cứu dựa trên nó để đo lường và từ đó dẫn đến kết luận. Các cuộc thực nghiệm được tiến hành trong phòng thí nghiệm ổn định thì khả năng điều khiển được biến số độc lập rất cao. Đối với các cuộc thực nghiệm riêng lẻ thì chỉ tồn tại một biến số độc lập, biến số đó được nhà thực nghiệm sử dụng và chuyển dịch từ cuộc thực nghiệm thử tới cuộc thực nghiệm tiếp theo. Trong quá trình nghiên cứu, những thay đổi trong biến số độc lập sẽ kéo theo những thay đổi trong biến số phụ thuộc. Để làm rõ quá trình này, nhà tội phạm học phải phân chia đối tượng nghiên cứu làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm (experimental group) và nhóm kiểm tra (control group). Mục đích của việc xây dựng nhóm kiểm tra là để có cơ sở so sánh. Nhóm thực nghiệm chịu sự tác động của biến số độc lập được thao tác theo nhiều phương thức khác nhau. Nhà tội phạm học bằng cách so sánh nhóm kiểm tra với nhóm thực nghiệm để đi tới kết luận về giá trị của những biến số độc lập được thao tác. Ví dụ: Nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu tác động, ảnh hưởng của việc xem văn hoá phẩm khiêu dâm đến lối sống của thanh thiếu niên. Nhà nghiên cứu phải thiết kế một chương trình thí nghiệm gồm có hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm tra. Còn biến số độc lập ở đây là việc sử dụng các phương tiện nghe nhìn và các phim, ảnh khiêu dâm. Mục tiêu mà các nhà nghiên cứu muốn khảo sát ở đây là khi thao tác thực nghiệm thì các biến số phụ thuộc hay còn gọi là biến số kết quả có xuất hiện không? Nhóm kiểm tra sẽ được xem phim có nội dung lành mạnh, không có hình ảnh khiêu dâm. Còn ở nhóm thực nghiệm, đối tượng được nghiên cứu sẽ xem phim, ảnh có hình ảnh khiêu dâm ở các mức độ khác nhau. Nhà nghiên cứu sẽ tiến hành trắc nghiệm cả ở hai nhóm để biết được kết quả của cuộc thực nghiệm xem ảnh hưởng của các phim, ảnh khiêu dâm tới lối sống của thanh thiếu niên. Nhà tội phạm học thiết kế nhóm kiểm tra và nhóm thực nghiệm theo hai cách cơ bản: + Cách thứ nhất được gọi là kĩ thuật cặp đôi - đối chứng. Cách này được hiểu là nếu một phần tử có trong nhóm kiểm tra thì sẽ có một phần tử tương ứng trong nhóm thực nghiệm. + Cách thứ hai được gọi là kĩ thuật phân nhóm ngẫu nhiên. Những đối tượng được chứa trong hai nhóm thực nghiệm và kiểm soát được phân phối theo phương pháp 19
  20. ngẫu nhiên qua thống kê. Phương pháp thực nghiệm có ưu điểm là số liệu thu thập có độ chính xác tương đối cao bởi sự cho phép kiểm soát cả quá trình diễn tiến của cuộc nghiên cứu. Hạn chế của phương pháp này kết quả nghiên cứu khó có thể áp dụng cho những người khác ngoài nhóm thực nghiệm và hơn nữa nó chỉ có ý nghĩa đối với một bộ phận dân cư nhất định. * Phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) Trong pháp nghiên cứu tình huống, nhà tội phạm học sẽ phân tích kĩ càng một số trường hợp nhất định. Việc nghiên cứu những tình huống cụ thể sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập được nhiều thông tin từ một lượng nhỏ đối tượng được nghiên cứu. Ví dụ nghiên cứu tình huống một nhóm thanh niên phạm tội cướp giật tài sản trên đường phố nhằm thu được những thông tin phong phú về đặc trưng nhân cách của người phạm tội cướp giật tài sản. Nghiên cứu tình huống bao giờ cũng gắn kết với các sự kiện mà các sự kiện đó được nhà nghiên cứu cần ghi nhận cẩn thận thông qua ghi chép, phỏng vấn, quan sát từng tình huống, hoặc nghiên cứu tài liệu thông tin khác. Ví dụ: nhà tội phạm học muốn tìm hiểu tội cướp tài sản là loại tội phạm vốn rất phổ biến ở một huyện vùng biên giới từ 25 năm về trước. Khi đó, nhà nghiên cứu sẽ đến thị sát huyện vùng biên giới để phỏng vấn bất kì người cao tuổi nào hoặc cán bộ điều tra, truy tố, xét xử hình sự đã nghỉ hưu để hỏi về tệ nạn cướp đã từng hoành hành cách đây 25 năm. Ngoài ra, nhà nghiên cứu có thể đọc các nguồn tại liệu khác như: các bản án đã xử về tội cướp tài sản 25 năm về trước, các bài báo viết về tội cướp tài sản trên địa bàn huyện cách đây 25 năm.... Phương pháp nghiên cứu tình huống có điểm mạnh là nguồn tài liệu vô cùng phong phú, độ tin cậy tương đối cao. Hạn chế của phương pháp này là khi nhà nghiên cứu muốn thực hiện việc khái quát hoá từ những trường hợp cụ thể là tương đối khó khăn bởi vì nhà nghiên cứu không thể khẳng định chắc chắn những kết luận mà mình rút ra trong trường hợp này lại đúng trong những trường hợp khác. Hơn nữa, trong nghiên cứu tình huống, các mẫu khảo sát thường với phạm vi không lớn lắm nên trong chừng mực nhất định, độ chính xác nói chung còn ít nhiều hạn chế. * Phương pháp nghiên cứu mẫu Phương pháp nghiên cứu mẫu cực kì hữu ích trong trường hợp đối tượng nghiên cứu tương đối rộng. Phương pháp nghiên cứu mẫu cho ta những thông tin thuộc tần suất (bao nhiêu %), tần số (thường lặp lại là bao nhiêu trong một đơn vị thời gian). Căn cứ vào mục đích nghiên cứu mà nhà nghiên cứu có thể lựa chọn các loại mẫu sau: + Mẫu thuận tiện: Mẫu thuận tiện chứa đựng các cá nhân mà đặc trưng của họ mang lại sự thuận lợi cho nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu không phải tốn công lựa chọn bởi vì họ đã có sẵn các đặc trưng cần thiết đáp ứng đủ các yêu cầu của cuộc nghiên cứu đề ra. Ví dụ để đánh giá tổng quát vấn đề di dân của người nông thôn ra 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2