intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tội phạm học (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:49

230
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 giáo trình gồm các chương như: Tình hình và nguyên nhân của tội phạm; khái niệm, đặc điểm và phân loại nạn nhân của tội phạm; dự báo và phòng ngừa tội phạm. Mời các bạn tham khảo giáo trình để lấy thêm thông tin phục vụ nghiên cứu và học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tội phạm học (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 2

  1. CHƯƠNG 3 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM 1. KHÁI NIỆM TÌNH HÌNH TỘI PHẠM “Tình hình tội phạm” là một thuật ngữ đặc thù của tội phạm học. Trong các tài liệu tội phạm học, chúng ta thường nhìn thấy các thuật ngữ: tình hình tội phạm, tình hình tội phạm về ma túy, tình hình tội phạm về tham nhũng, tình hình tội phạm giết người...Nghiên cứu về tình hình tội phạm giúp ta hiểu được “bức tranh” toàn cảnh về tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một tội nào đó trong một không gian, thời gian nhất định). Theo cuốn Từ điển tiếng Việt, “tình hình” được hiểu là: “Tổng thể nói chung những sự kiện, hiện tượng có quan hệ với nhau, diễn ra trong một không gian, thời gian nào đó cho thấy một tình trạng hoặc xu thế phát triển của sự vật”.1 Nếu xem xét tình hình tội phạm trong xã hội, ta sẽ thấy nó không phải là luôn luôn ở trạng thái tĩnh mà ngược lại, tùy từng giai đoạn lịch sử, nó có thể ở trạng thái tăng hoặc giảm với các mức độ khác nhau nghĩa là nó luôn ở xu thế động; Mặt khác, khi tìm hiểu về tình hình tội phạm, ta sẽ thấy trong đó có nhiều sự kiện có quan hệ với nhau, ảnh hưởng với nhau ở mức độ nhất định. Ví dụ như: thực trạng của tình hình tội phạm có liên quan đến việc phản ánh diễn biến của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm có liên quan mật thiết đến tính chất của tình hình tội phạm. Đồng thời, nói đến tình hình tội phạm thì bao giờ cũng gắn nó với một không gian cụ thể (địa bàn cụ thể) và một khoảng thời gian cụ thể vì tội phạm luôn luôn xảy ra trên một địa bàn cụ thể với khoảng thời gian cụ thể, xác định. Khi xây dựng khái niệm tình hình tội phạm thì vấn đề quan trọng nhất là phải nêu bật được cốt lõi của nó - đó là xu thế vận động của tội phạm (mức độ tăng, giảm của nó) trong một không gian, thời gian nhất định, bên cạnh đó, khái niệm tình hình tội phạm cũng phải thể hiện được các nội dung hợp thành bao gồm cả những đặc điểm về lượng và chất của tình hình tội phạm (Đặc điểm về lượng của tình hình tội phạm bao gồm: thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến của tình hình tội phạm; đặc điểm về chất của tình hình tội phạm bao gồm: cơ cấu của tình hình tội phạm, tính chất của tình hình tội phạm). Không nên quan niệm rằng tình hình tội phạm mang tính giai cấp bởi vì không phải mọi tội phạm trong xã hội phát sinh đều do xung đột quyền lợi giữa các giai cấp đối kháng - giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. (Ví dụ: tội phạm về ma túy hoặc tội phạm mua bán phụ nữ phát sinh trong xã hội không có liên quan gì đến vấn đề xung đột quyền lợi giai cấp; do vậy tình hình tội phạm về ma túy hay tình hình tội phạm mua bán phụ nữ không thể có tính giai cấp). Trong xã hội có thể có một số tội phạm nảy sinh do xung đột quyền lợi giai cấp nhưng không phải mọi tội phạm nảy sinh đều do xung đột quyền lợi giai cấp. Do đó, khi xây dựng khái niệm về tình hình tội phạm thì khái niệm này phải lột tả 1 Xem Viện ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng năm 2000, tr 996. 56
  2. đúng bản chất của tình hình tội phạm và giúp ta phân biệt rõ ràng giữa tội phạm với tình hình tội phạm cũng như làm rõ cách nhìn nhận về tình hình tội phạm dưới góc độ tội phạm học. Từ sự phân tích ở trên, có thể hiểu khái niệm tình hình tội phạm như sau: Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định. Tình hình tội phạm được thể hiện thông qua thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm, trên cơ sở đó giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xây dựng được biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tiễn.2 2. CÁC NỘI DUNG CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM Các nội dung - bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm có quan hệ, ảnh hưởng đến nhau ở mức độ nhất định tạo nên bức tranh tổng thể về tội phạm - tình hình tội phạm. Các bộ phận hợp thành của tình hình tội phạm bao gồm: Thực trạng của tình hình tội phạm, diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm, cơ cấu của tình hình tội phạm, tính chất của tình hình tội phạm. Các bộ phận hợp thành này có hai loại: + Thông số về lượng của tình hình tội phạm bao gồm: thực trạng và diễn biến của tình hình tội phạm; + Thông số về chất của tình hình tội phạm bao gồm: cơ cấu của tình hình tội phạm, tính chất của tình hình tội phạm. Trên cơ sở cơ cấu của tình hình tội phạm sẽ cho chúng ta rút ra những đặc điểm đặc trưng của tình hình tội phạm - tính chất của tình hình tội phạm. 2.1. Thực trạng của tình hình tội phạm Thực trạng của tình hình tội phạm là tổng hợp các số liệu về vụ phạm tội đã xảy ra, số lượng người thực hiện các tội đó và thông số về nạn nhân trên một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Khi nghiên cứu về thực trạng của tình hình tội phạm, cần làm sáng tỏ tội phạm rõ, tội phạm ẩn, chỉ số tội phạm và thông số về nạn nhân. Để có cái nhìn khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng của tình hình tội phạm, người nghiên cứu trước hết cần phải tìm hiểu về tội phạm rõ và tội phạm ẩn1. Sở dĩ phải có sự kết hợp này vì không phải mọi tội phạm xảy ra trên thực tế đều bị phát hiện và xử lí về hình sự. Có khá nhiều tội phạm xảy ra trên thực tế, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên không bị phát hiện và do vậy không bị xử lí về hình sự. 2.1.1. Tội phạm rõ Tội phạm rõ là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị phát hiện và xử lí về hình sự. 2 Khái niệm này có kế thừa và phát triển khái niệm “tình hình tội phạm” của GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà, xem GS. TS Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Công an nhân dân, HN năm 2006, tr 211. 1 Một số tài liệu tội phạm học ở Việt Nam có sử dụng thuật ngữ “Phần hiện của tình hình tội phạm” hoặc “phần ẩn của tình hình tội phạm” là chưa chính xác vì qua nghiên cứu khá nhiều tài liệu tội phạm học nước ngoài, chúng tôi nhận thấy không tồn tại những thuật ngữ này. “Cleared crime” dịch ra tiếng Việt là tội phạm rõ, còn “dark figure of crime” dịch ra tiếng Việt là tội phạm ẩn thì mới chính xác. 57
  3. Được coi là tội phạm rõ khi có đủ 3 nhân tố: + Có người chứng kiến hoặc phát hiện ra tội phạm; + Tội phạm đã được tường thuật (tố cáo) với cảnh sát; + Cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác khẳng định đó là hành vi phạm luật hình sự. Thời điểm được coi là tội phạm rõ khá sớm ngay từ khi cơ quan cảnh sát nhận được tin báo về tội phạm và có sự xác nhận của cơ quan cảnh sát hoặc cơ quan áp dụng luật khác là hành vi đó vi phạm luật hình sự. Xác định tội phạm rõ nên dựa trên thông số về số vụ án xảy ra trên thực tế (chứ không đơn thuần là số vụ án bị đưa ra xét xử trên thực tế), và chỉ khi làm như vậy mới phản ánh chính xác về thực trạng của tình hình tội phạm. Thông số về số vụ án xảy ra trên thực tế được lưu trữ ở cơ quan cảnh sát là đầy đủ nhất vì thông thường, khi có tội phạm xảy ra, người dân thường báo cho cơ quan cảnh sát biết. Và khi xác nhận là có tội phạm, cơ quan cảnh sát sẽ lập hồ sơ. Thống kê của cơ quan cảnh sát phản ánh đầy đủ, bao quát hơn số liệu xét xử hình sự của Toà án vì nhân tố quan trọng nhất phản ánh thực trạng của tình hình tội phạm chính là số vụ án hình sự xảy ra trên thực tế. Bởi vì, không phải mọi vụ án xảy ra thì các cơ quan chức năng đều truy tìm ra thủ phạm và tất cả các bị cáo đều bị đưa ra xét xử. Thực tế cho thấy, số vụ án hình sự xảy ra so với số vụ án hình sự đã tìm ra thủ phạm và bị đưa ra xét xử có độ vênh khá lớn. Con số vụ án hình sự tìm ra thủ phạm và bị đưa ra xét xử chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều so với con số vụ án hình sự xảy ra trên thực tế. Do vậy, nếu đánh giá tình hình tội phạm mà chỉ dựa vào số liệu xét xử của Toà án thì chắc chắn phản ánh không đúng vì thực chất nó chỉ phản ánh phần nổi của tảng băng chìm. Đó là chưa kể đến số liệu xét xử của toà án về số vụ, bị cáo sẽ không thể "khớp" về thời gian so với số vụ, bị cáo xảy ra trên thực tế bởi vì nhiều vụ phạm tội xảy ra một thời gian khá lâu, sau đó người phạm tội mới bị đưa ra xét xử; hoặc tuy có phát hiện ra thủ phạm nhưng do khách quan, án bị tồn đọng và xét xử chậm. Ví dụ: vụ cướp tài sản xảy ra vào năm 2002, nhưng mãi đến tận năm 2007 nhóm phạm tội mới bị bắt, bị đưa ra xét xử vào cuối năm 2007 và như vậy, sẽ có trong số liệu xét xử của năm 2007. Như vậy, đây là vụ án bị xét xử vào năm 2007 chứ không phải là xảy ra vào năm 2007. Nếu dùng số liệu này làm tội phạm rõ để đánh giá về thực trạng của tình hình tội cướp xảy ra vào năm 2007 thì sẽ không lô gic nếu như không muốn nói là phản ánh sai lệch về tình hình tội cướp năm 2007 (bởi vì thực chất vụ án xảy ra vào năm 2002). Như vậy, nếu dựa vào số liệu của cơ quan cảnh sát thì việc đánh giá sẽ chính xác hơn (tuy chỉ là tương đối) vì cho dù chưa đưa vụ án ra xét xử do không bắt được người phạm tội nhưng cơ quan cảnh sát vẫn có được số liệu về vụ phạm tội xảy ra (trong khi đó, số liệu này không có trong thống kê của Toà án). Và như vậy số liệu của cơ quan cảnh sát mới phản ánh được chính xác về thực trạng của tình hình tội phạm; Còn nếu dựa vào số liệu tội phạm bị phát hiện và bị xét xử về hình sự, có trong thống kê hình sự của Toà án) thì thực chất số liệu này đã bỏ bớt một phần đáng kể số vụ án có thật 58
  4. trên thực tế nghĩa là số liệu này chỉ phản ánh được phần nào thực trạng của tình hình tội phạm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là số liệu của cơ quan cảnh sát vẫn có hạn chế. Đó là trong một số ít trường hợp, có một số cá nhân bị cơ quan cảnh sát xác định là có tội, nhưng sau đó kết luận của Toà án lại khẳng định họ vô tội hoặc họ phạm tội khác, không phải là tội phạm theo kết luận của cơ quan cảnh sát. Và ở đây đã có sự sai số về người phạm tội, hoặc số tội phạm thực hiện (nhưng thực tế cho thấy, sự sai số này là không đáng kể). Nhưng cho dù có thể có sự sai số về người phạm tội trong một số ít trường hợp thì so với số liệu của Toà án, số liệu thống kê của cơ quan Cảnh sát vẫn đầy đủ hơn vì nó bao hàm cả những vụ có thật xảy ra trên thực tế nhưng chưa truy tìm ra thủ phạm và do vậy chưa bị đưa ra xét xử; hoặc những vụ người phạm tội tuy có tội những sau đó được Viện Kiểm sát xác định miễn trách nhiệm hình sự. Mặc dù số liệu xét xử của Toà án có hạn chế nhất định như đã phân tích ở trên, nhưng khi đánh giá về thực trạng của tình hình tội phạm vẫn cần tham khảo số liệu này để thấy rõ sự chênh lệch về số vụ án xảy ra trên thực tế và số vụ án bị đưa ra xét xử hình sự. Từ đó, cơ quan chức năng sẽ đánh giá về hiệu quả hoạt động của mình để có những cải cách cần thiết thúc đẩy công tác phát hiện tội phạm cũng như hoạt động điều tra, truy tố, xét xử có hiệu quả. Qua nghiên cứu tài liệu tội phạm học nước ngoài, tác giả nhận thấy, các tài liệu này đều sử dụng số liệu của cơ quan Cảnh sát để minh chứng về tội phạm rõ.1 Ví dụ, theo GS. TS. Jock Yong2, “có 4 nguồn thông tin là cơ sở để xác định tội phạm trong xã hội. Đó là: + Số liệu từ cơ quan cảnh sát; + Số liệu từ cuộc điều tra nạn nhân của tội phạm; + Số liệu từ cuộc điều tra về tội phạm tự tường thuật; + Các số liệu khác (ví dụ số liệu về các nạn nhân của vụ tai nạn giao thông được điều trị tại bệnh viện)”. Trong các nguồn trên thì số liệu của cơ quan cảnh sát được sử dụng để minh chứng về tội phạm rõ. Ba nguồn còn lại dùng để xác định tội phạm ẩn. Còn theo GS.TS. Frank Schmalleger, “số liệu về tội phạm ở Mỹ được xác định trên cơ sở 2 nguồn: + Số liệu từ Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI). + Số liệu từ Cục thống kê tư pháp.” 1 Số liệu của Cục điều tra liên bang Mỹ được sử dùng để minh chứng về tội phạm rõ. Còn Cục thống kê tư pháp sẽ tiến hành cuộc điều tra quốc gia về nạn nhân của tội phạm hàng năm để xác định tội phạm ẩn. Từ sự phân tích ở trên, tác giả cho rằng nên thay đổi quan điểm coi số liệu từ toà 1 Trong các tài liệu tội phạm học nước ngoài, số liệu của Toà án thường dùng để đánh giá “chỉ số tái phạm” - đánh giá về tỉ lệ người phạm tội bị kết án tù với số người sau khi mãn hạn tù lại tiếp tục phạm tội 2 Xem Bài giảng “Extend of Crime”của GS.TS Jock Young trên trang Web: www.malcolmread.co.ukJockYoungthe_extent_of_crime.pdf ngày 21/8/2009. GS.TS Jock Young là học giả người Anh nổi tiếng trên thế giới về tội phạm học, xã hội học. 1 Xem sách “Criminology Today” của GS.TS. Frank schmalleger, Prentice Hall Publisher, 2002, trang 36. 59
  5. án làm căn cứ để mô tả tội phạm rõ, chúng ta nên lấy số liệu của cơ quan cảnh sát thì hợp lí hơn, phù hợp hơn với xu thế các nước vẫn sử dụng để xác định tội phạm rõ. 2.1.2. Tội phạm ẩn Thuật ngữ tội phạm ẩn do Adolphe Quetelet, nhà thiên văn học, toán học, xã hội học của Bỉ đưa ra lần đầu tiên vào năm 1830 (Adolphe Quetelet còn là nhà sáng lập ra khoa học thống kê hiện đại). Chính Adolphe Quetelet là người đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ “dark figure of crime” và là người dày công nghiên cứu về tội phạm ẩn cũng như vấn đề thống kê tội phạm. Nghiên cứu về thực trạng của tình hình tội phạm không chỉ dựa vào con số về tội phạm rõ mà còn phải dựa vào việc đánh giá về tội phạm ẩn bởi vì số liệu tội phạm rõ chỉ phản ánh được phần nào tình hình tội phạm. Theo GS.TS. Tymothy Mason, số lượng tội phạm ẩn lớn hơn 6 đến 10 lần tội phạm rõ1. Còn theo cuộc điều tra về tội phạm ẩn ở Anh tiến hành năm 2000, tội phạm ẩn chiếm khoảng 70% tổng số vụ phạm tội.2 Điều này có nghĩa là số lượng tội phạm “nằm trong bóng tối” không bị trừng trị bởi pháp luật chiếm tỉ lệ đáng kể trong tổng số tội phạm. Khái niệm tội phạm ẩn Qua nghiên cứu tài liệu tội phạm học nước ngoài, tác giả nhận thấy nhìn chung, các tài liệu này có quan điểm này giống nhau khi quan niệm về tội phạm ẩn. Cụ thể như sau: “Tội phạm ẩn là những tội phạm có thực nhưng không được tường thuật với cảnh sát.”3 “Tội phạm ẩn là thuật ngữ được đưa ra bởi các nhà tội phạm học và xã hội học mô tả số lượng tội phạm không được tường thuật hoặc không bị phát hiện và nó trả lời cho câu hỏi về độ tin cậy của thống kê tội phạm chính thức.”1 “Tội phạm ẩn là số lượng lớn tội phạm không được tường thuật với cảnh sát và không có trong thống kê hình sự chính thức.”2 Như vậy, có thể thấy rõ các quan niệm về tội phạm ẩn của tội phạm học nước ngoài đã nhấn mạnh tới hai đặc tính của nó. Đó là: + Chưa được tường thuật hoặc chưa bị phát hiện; + Không có trong thống kê hình sự chính thức. Chúng tôi cho rằng tội phạm ẩn cần được hiểu như sau: Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm đã thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện (một cách chính thức) và do vậy chưa bị đưa ra xét xử, 1 Xem Baì giảng “Official statistics & the dark figure” của Giáo sư Timothy Mason, Paris University, trên trang Web http://www.deviance 2-official statistics & the dark figure.htm ngày 9/5/2006 2 Xem Bài giảng “Extend of Crime”của GS.TS Jock Young trên trang Web: www.malcolmread.co.ukJockYoungthe_extent_of_crime.pdf ngày 21/8/2009 Hoặc Xem Bài viết “The Dark Figure of British Crime” đăng trên Tạp chí CITY JOURNAL, Spring 2009, Bài viết này được đăng tải trên trang Web www.berlinski.com/node/116 3 Xem Baì giảng của Giáo sư Timothy Mason, Paris University, Official statistics & the dark figure, trên trang Web http://www.deviance 2 - official statistics & the dark figure.htm ngày 9/5/2006 1 Xem Dark figure of crime –Wikipedia, the free encyclopedia ngày 9/5/2006 2 Xem Criminology Today của GS.TS Frank Schmalleger, The University of North Carolina at Pembroke, Prentice Hall Publisher, năm 2002, tr 61. 60
  6. chưa có trong thống kê hình sự chính thức. Phân loại tội phạm ẩn Có 2 loại tội phạm ẩn. Đó là tội phạm ẩn khách quan và tội phạm ẩn chủ quan. Tội phạm ẩn khách quan là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế, nhưng do nguyên nhân khách quan, cơ quan chức năng không phát hiện ra vụ phạm tội - không có thông tin về vụ án (ví dụ: nạn nhân đã bị giết chết trong rừng và người phạm tội đã che giấu bằng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và không có người chứng kiến vụ việc). Tội phạm ẩn chủ quan là trường hợp tội phạm đã xảy ra trên thực tế, cán bộ hoặc cơ quan chức năng đã nắm được vụ việc nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà vụ án không được thụ lí, xử lí hình sự và do đó không có trong số liệu thống kê (ví dụ: cán bộ điều tra đã được người dân báo về vụ phạm tội nhưng do nhận hối lộ của người phạm tội nên cơ quan điều tra chỉ lập hồ sơ xử lí hành chính; hoặc cán bộ điều tra đã được người dân báo về vụ phạm tội nhưng vì quen biết người phạm tội nên không lập hồ sơ xử lí hình sự mà lại đứng ra làm trung gian xúc tiến việc bồi thường của người phạm tội đối với nạn nhân...) Có ý kiến cho rằng ngoài 2 loại tội phạm ẩn nói trên, còn có loại tội phạm ẩn thứ ba. Đó là tội phạm ẩn thống kê. Tác giả cho rằng tội phạm ẩn thống kê thực chất vẫn là tội phạm rõ vì khi đã đưa ra xét xử rồi thì đương nhiên phải là tội phạm rõ (trường hợp này gọi là sai số thống kê), còn việc thông số về vụ án không có trong số liệu thống kê chính thức của Toà án là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Xin nêu một số nguyên nhân: + Kĩ thuật thống kê còn hạn chế (ví dụ: Nếu vụ án bị xét xử về nhiều tội thì thống kê ở nước ta hiện nay chỉ thống kê số liệu về tội nặng nhất trong vụ án); + Do bệnh thành tích nên có địa phương không đưa một số vụ án vào số liệu thống kê. + Do sai sót của cán bộ thống kê (ví dụ như trình độ chuyên môn hạn chế nên cán bộ thống kê thiếu, không đầy đủ). Nguyên nhân dẫn tới tội phạm ẩn Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có thể chia làm 4 nhóm: + Nguyên nhân từ phía nạn nhân của tội phạm. Nạn nhân không tố cáo về vụ phạm tội có thể là do:  Bị người phạm tội (hoặc người nhà người phạm tội) đe dọa;  Không tin tưởng vào cơ quan bảo vệ pháp luật;  Sợ phiền hà hoặc sợ công khai bí mật đời tư ... + Nguyên nhân từ phía người phạm tội. Người phạm tội thực hiện tội phạm bằng thủ đoạn quá tinh vi xảo quyệt, hoặc người phạm tội đã đe dọa nạn nhân, người làm chứng hoặc người phạm tội đã đưa hối lộ... + Nguyên nhân từ phía cơ quan chức năng như thái độ thiếu tinh thần trách nhiệm, 61
  7. cán bộ có hành vi nhận hối lộ để không xử lí vụ việc hoặc do nể nang, quen biết nên bao che không xử lí vụ việc... + Nguyên nhân từ phía người làm chứng. Người làm chứng không dám tố cáo hoặc đứng ra làm chứng vụ việc do nhiều nguyên nhân khác nhau như: sợ bị trả thù, sợ liên lụy khó khăn cho bản thân, quen biết hoặc là người thân của người phạm tội... Phương pháp xác định tội phạm ẩn Để xác định tội phạm ẩn, các nhà tội phạm học trên thế giới thường tiến hành hai phương pháp điều tra cơ bản sau đây: + Điều tra về tội phạm tự tường thuật (offender self-report surveys). Để tiến hành các cuộc điều tra loại này, các nhà nghiên cứu phải cam kết giữ bí mật danh tính của người tham gia tự tường thuật về tội phạm đã thực hiện, đảm bảo để họ không phải lo lắng về sự tiết lộ thông tin với người tiến hành điều tra cũng như không sợ hãi sẽ bị bắt giữ và bị xử lí về hình sự do đã thực hiện tội phạm. Đối tượng mà các nhà nghiên cứu hướng tới là những người trẻ tuổi. Kết quả thu được từ Điều tra về tội phạm tự tường thuật cho thấy số tội phạm xảy ra trên thực tế cao hơn rất nhiều so với số tội phạm có trong thống kê chính thức. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế. Cụ thể là do đối tượng được nghiên cứu thường nhằm vào người trẻ tuổi - diện nghiên cứu còn chưa rộng và sự tự tường thuật của một số người có thể không trung thực hoặc do tội phạm xảy ra đã lâu so với thời điểm tự tường thuật, do vậy, có thể đưa tới kết quả nghiên cứu chỉ mang tính chính xác tương đối. + Điều tra về nạn nhân của tội phạm (the victimization survey). Với loại điều tra này, nhà nghiên cứu cũng phải cam kết giữ bí mật danh tính của nạn nhân tham gia tự tường thuật bởi vì sự tiết lộ danh tính của họ trong nhiều trường hợp có thể gây bất lợi cho nạn nhân (nhất là đối với nạn nhân của nhóm tội xâm phạm tình dục, tội phạm bạo lực gia đình). Điều cần chú ý là việc thiết kế mẫu điều tra về nạn nhân của tội phạm phải khác với mẫu điều tra về tội phạm tự tường thuật vì đây là những đối tượng nghiên cứu khác nhau. Hạn chế của phương pháp này là không phải nạn nhân nào cũng tường thuật đúng sự thật do e ngại bị ảnh hưởng đến đời sống riêng tư hoặc do thái độ bất hợp tác... Mặt khác, diện nghiên cứu của phương pháp này có thể không bao quát được hết tất cả các nạn nhân của tội phạm, do vậy kết quả nghiên cứu theo phương pháp này cũng chỉ có tính chính xác tương đối. Bên cạnh đó còn có một số tội phạm không có nạn nhân, do vậy, trường hợp này không thể tiến hành phương pháp Điều tra về nạn nhân của tội phạm. Ngoài hai phương pháp trên, để xác định tội phạm ẩn còn có thể dựa vào một số nguồn khác như: số liệu từ bệnh viện, trạm y tế để xác định tội phạm ẩn đối với một số tội như tội phạm giao thông, tội cố ý gây thương tích. Số liệu từ các trung tâm tư vấn, trợ giúp pháp lí, trung tâm hỗ trợ nạn nhân, nhà tạm lánh để xác định tội phạm ẩn đối với một số tội như nhóm tội phạm tình dục, tội phạm bạo lực gia đình... 62
  8. 2.1.3. Chỉ số tội phạm1 Chỉ số tội phạm được xác định để tìm hiểu mức độ phổ biến tội phạm trong dân cư. Khi đánh giá thực trạng của tình hình tội phạm không thể bỏ qua chỉ số tội phạm, nhất là khi đánh giá thực trạng của tình hình tội phạm qua các khoảng thời gian khác nhau trên một địa bàn hoặc ở các địa bàn khác nhau trong cùng khoảng thời gian nhất định. Chỉ số tội phạm được tính theo tỉ lệ số người phạm tội (hoặc vụ phạm tội) trên 100.000 người dân (hoặc 10.000 dân). Cần lưu ý là chỉ số tội phạm luôn được xác định gắn liền với một địa bàn nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ số vụ phạm tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh N là 548 vụ trong năm 2007. Dân cư của tỉnh N năm 2007 là 525.000 người. Do đó, chỉ số tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh N năm 2007 sẽ là: (548x 100.000) : 525.000 = 104,3 2.1.4. Thông số về nạn nhân1 Thông số về nạn nhân đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả thực trạng của tình hình tội phạm. Để làm sáng tỏ thông số về nạn nhân cần làm rõ các vấn đề sau đây: + Số lượng nạn nhân; + Thông tin về đặc điểm nhân thân của nạn nhân; + Thiệt hại mà nạn nhân phải gánh chịu như thiệt hại về thể chất, vật chất, tâm lí; + Tình huống trở thành nạn nhân. Những thông tin này rất quan trọng đối với cơ quan hoạch định chính sách phòng ngừa nhằm giúp các cơ quan này đưa ra những giải pháp phù hợp với thực tế cũng như phải có biện pháp cảnh báo người dân để họ chủ động phòng tránh không trở thành nạn nhân của tội phạm. 2.2. Diễn biến (động thái) của tình hình tội phạm Trên cơ sở những số liệu về thực trạng của tình hình tội phạm, người nghiên cứu sẽ đánh giá được diễn biến của tình hình tội phạm. Diễn biến của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hoặc ổn định tương đối của tội phạm nói chung (hoặc một tội hoặc nhóm tội phạm) xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định. Nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ giúp cho nhận diện “bức tranh” về tội phạm – tình hình tội phạm được rõ nét mà nó còn giúp cho việc dự đoán (tuy chỉ là tương đối) xu hướng vận động của tội phạm trong thời gian tiếp theo, từ đó giúp cho việc xây dựng biện pháp phòng ngừa tội phạm của cơ quan chức năng sát với thực tiễn. Diễn biến của tình hình tội phạm có thể là diễn biến của tình hình tội phạm nói chung, diễn biến của tình hình tội phạm một nhóm tội cụ thể hoặc một tội phạm cụ thể nào đó. 1 Một số tài liệu tội phạm học ở Việt Nam gọi là hệ số của tình hình tội phạm là không chính xác vì trong tiếng Anh, thuật ngữ này là "Crime Index". Do đó phải dịch là "chỉ số tội phạm" mới chính xác. 1 Thông số về nạn nhân chỉ đặt ra khi nghiên cứu về thực trạng của tình hình tội phạm đối với những tội có nạn nhân. 63
  9. Diễn biến của tình hình tội phạm có thể bị thay đổi do tác động của hai loại yếu tố: + Các yếu tố xã hội như: sự tăng trưởng hay suy thoái của nền kinh tế, vấn đề di dân, sự gia tăng dân số ở các thành phố lớn, sự chênh lệch về mức sống của người dân... + Sự thay đổi về mặt pháp lí trong đó, sự thay đổi của pháp luật hình sự trong việc mở rộng hoặc thu hẹp tội phạm cũng như biện pháp xử lí hình sự cũng ảnh hưởng đáng kể đến xu hướng vận động của tội phạm. Việc đánh giá diễn biến của tình hình tội phạm có thể đặt ra trong khoảng thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào mục đích, nhiệm vụ của người nghiên cứu. Trên thực tế, việc nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm thường đặt ra trong khoảng thời gian 5 năm (hoặc 10 năm) vì đây là khoảng thời gian tương đối dài, ổn định nên nhận định về nó có độ chính xác tương đối cao. Nghiên cứu diễn biến của tình hình tội phạm trong thời gian dài sẽ giúp cho việc tìm ra được qui luật vận động của tội phạm. Để tìm ra qui luật này, trước tiên, người nghiên cứu sẽ chọn năm thứ nhất của đơn vị thời gian nghiên cứu là năm gốc và số liệu liên quan đến số vụ án và người phạm tội xảy ra trong năm này là số liệu gốc (coi là 100%), sau đó sẽ lấy số liệu của các năm tiếp theo đối chiếu với số liệu gốc để tìm ra xu thế tăng hay giảm của năm tiếp theo (tính theo tỉ lệ %). Các con số phản ánh diễn biến của tình hình tội phạm cần được thực hiện trên các bảng thống kê và sau đó cần được biểu đạt bằng đồ thị. Với đồ thị, diễn biến của tình hình tội phạm sẽ được thể hiện sinh động, rõ nét làm cho người đọc có thể nhận biết được ngay xu hướng tăng hay giảm của tình hình tội phạm trong quãng thời gian nhất định. Ví dụ: số vụ cướp tài sản xảy ra trên địa bàn tỉnh A từ năm 2000 đến năm 2005 như sau: Năm Số vụ Tăng 2000 (36)= (100%) 2001 53 47,22 % 2002 59 63,8% 2003 63 75% 2004 55 52,7% 2005 48 33,3% Với bảng dữ liệu trên ta có thể minh họa bằng đồ thị bên dưới và có thể thấy tội cướp tài sản gia tăng từ năm 2000 đến năm 2003, tăng cao nhất vào năm 2003, sau đó giảm dần trong hai năm tiếp theo là 2004 và 2005. 64
  10. 70 59 63 53 60 55 50 48 40 30 20 10 0 2001 2002 2003 2004 2005 2.3. Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm Cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm là những đặc điểm về chất của tình hình tội phạm. Giữa cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm có quan hệ mật thiết với nhau. 1 Trên cơ sở tìm hiểu về cơ cấu của tình hình tội phạm theo những tiêu chí khác nhau (như tiêu chí về hình thức phạm tội, tiêu chí về nhóm tội, tiêu chí về nhân thân người phạm tội...), người nghiên cứu có thể rút ra những đặc điểm đặc trưng, có tính nổi bật của tình hình tội phạm và những đặc điểm này được gọi là tính chất của tình hình tội phạm. Việc đánh giá tính chất của tình hình tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Các biện pháp phòng ngừa không những phải xuất phát từ các nguyên nhân của tội phạm mà còn phải bám sát vào các đặc trưng của tình hình tội phạm- tính chất của tình hình tội phạm. Có như vậy, giải pháp phòng ngừa mới có tính khả thi, hiệu quả vì nó sát hợp với thực tiễn. Nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm thực chất là tìm hiểu nội dung bên trong của tình hình tội phạm, tìm ra những điểm riêng biệt của nó. Cơ cấu của tình hình tội phạm là tỉ trọng, mối tương quan giữa nhân tố bộ phận và tổng thể của tình hình tội phạm trong khoảng thời gian nhất định và trên địa bàn nhất định. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà người nghiên cứu có thể xác định nhân tố bộ phận cũng như tổng thể là gì để từ đó tìm ra tỷ trọng cũng như mối tương quan tương ứng. Cũng trên cơ sở mục đích nghiên cứu, người nghiên cứu có thể lựa chọn, sắp xếp theo trình tự nhất định các loại cơ cấu của tình hình tội phạm. Cơ cấu của tình hình tội phạm có thể được xác định theo những tiêu chí sau: + Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tên chương các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự. Trường hợp này cơ cấu sẽ được tính theo tỷ trọng giữa các tội của từng chương đã xảy ra (nhân tố bộ phận) với tổng số các tội phạm đã xảy ra (tổng thể). Loại cơ cấu này thường được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung. + Cơ cấu của tình hình tội phạm theo tội danh cụ thể của Bộ luật hình sự. Loại cơ cấu này thường được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm của nhóm tội nào đó. 1 Hiện nay, một số công trình nghiên cứu về tội phạm học thường trình bày cơ cấu của tình hình tội phạm hoàn toàn độc lập, tách rời với tính chất của tình hình tội phạm là chưa hợp lí vì như vậy là không thấy được mối liên hệ giữa hai yếu tố này cũng như vai trò của chúng trong việc hoạch định các biện pháp phòng ngừa tội phạm. 65
  11. Ví dụ khi nghiên cứu về nhóm tội phạm về ma túy thì người nghiên cứu sẽ tìm hiểu tỉ trọng giữa từng loại tội phạm về ma túy (bộ phận) so với tổng số các tội về ma túy (tổng thể) như thế nào. Cụ thể là tội mua bán trái phép chất ma túy chiếm bao nhiêu % trong tổng số các tội phạm về ma túy. Tương tự, tội tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt chất ma túy...chiếm bao nhiêu % trong tổng số các tội phạm về ma túy. Từ đó tìm ra tội nào hoặc một số tội nào đó thực sự là nổi cộm nhất để từ đó định hướng, tập trung tìm ra nguyên nhân của tội phạm cũng như biện pháp phòng ngừa đối với tội đó (hoặc một số tội đó). + Cơ cấu của tình hình tội phạm theo phân loại tội phạm - tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng (Điều 8 khoản 3 BLHS). Theo cơ cấu này phải xác định tội ít nghiêm trọng (bộ phận) chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số các 4 loại tội phạm nói trên (tổng thể). Tương tự, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số các loại tội phạm. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu số người phạm từng loại tội nói trên chiếm tỉ lệ như thế nào trong tổng số người phạm 4 loại tội đó. Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội danh cụ thể nào đó (trường hợp tình hình tội phạm của một tội danh cụ thể nào đó phải là trường hợp điều luật có nhiều khung hình phạt). + Cơ cấu của tình hình tội phạm theo hình thức lỗi. Theo loại cơ cấu này, người nghiên cứu sẽ xác định loại tội phạm cố ý, vô ý xảy ra chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra; cũng như số người phạm tội cố ý hoặc vô ý chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số người phạm tội của các tội với các hình thức lỗi khác nhau. Loại cơ cấu này thường được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của một nhóm tội nào đó. + Cơ cấu của tình hình tội phạm theo hình thức phạm tội. Theo loại cơ cấu này, người nghiên cứu sẽ xác định tội phạm xảy ra dưới hình thức đồng phạm, đơn lẻ và nhất là phạm tội có tổ chức chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra. Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội danh cụ thể nào đó. Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu thống kê chính thức thường không thống kê hình thức phạm tội của tội phạm. Do vậy, người nghiên cứu cần tiến hành phương pháp nghiên cứu mẫu để xác định (dù độ chính xác chỉ là tương đối) tội phạm xảy ra dưới hình thức đồng phạm, phạm tội có tổ chức hoặc phạm tội dưới hình thức đơn lẻ chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra. + Cơ cấu của tình hình tội phạm theo địa bàn phạm tội. Theo loại cơ cấu này, người nghiên cứu sẽ xác định tội phạm xảy ra ở thành phố lớn, tội phạm xảy ra ở nông thôn chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra trên thực tế; hoặc người nghiên cứu có thể xác định tội phạm xảy ra trong từng huyện chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra trên toàn bộ đơn vị tỉnh; hoặc người nghiên cứu có thể xác định tội phạm xảy ra trong từng tỉnh chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra trên toàn quốc. Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình 66
  12. tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội danh cụ thể nào đó. + Cơ cấu của tình hình tội phạm theo loại hình phạt áp dụng cho người phạm tội. Theo loại cơ cấu này, người nghiên cứu sẽ xác định từng loại hình phạt được áp dụng chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số hình phạt được áp dụng. Loại cơ cấu này được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung hoặc tình hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội danh cụ thể nào đó. + Cơ cấu của tình hình tội phạm theo dạng thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Theo loại cơ cấu này, người nghiên cứu sẽ xác định thiệt hại về thể chất, thiệt hại về tài sản chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số các vụ án đã xảy ra. Loại cơ cấu này thường được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung. + Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm về nhân thân của người bị kết án. Những đặc điểm về nhân thân người bị kết án thường được sử dụng để xác định cơ cấu là: tuổi, giới tính, dân tộc, có nghề nghiệp hay thất nghiệp, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, trình độ văn hoá...Ví dụ: người nghiên cứu sẽ xác định nam giới phạm tội chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số người phạm tội. Loại cơ cấu này thường được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm nói chung, tình hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội danh cụ thể nào đó. + Cơ cấu của tình hình tội phạm theo loại động cơ phạm tội. Ví dụ: người nghiên cứu sẽ xác định phạm tội vì động cơ đê hèn chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số các vụ phạm tội giết người. Loại cơ cấu này thường được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm của nhóm tội hoặc một tội danh cụ thể nào đó. + Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm của công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian phạm tội. Ví dụ: người nghiên cứu sẽ xác định số vụ cướp tài sản vào ban ngày, số vụ cướp tài sản vào ban đêm chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số vụ cướp xảy ra. Loại cơ cấu này thường được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm của một tội danh cụ thể nào đó. + Cơ cấu của tình hình tội phạm theo đặc điểm mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội. Ví dụ: người nghiên cứu sẽ xác định số vụ phạm tội mà giữa nạn nhân và người phạm tội có quan hệ gia đình, họ hàng (hoặc là quan hệ xóm giềng, hoặc là quan hệ đồng nghiệp hoặc là không quen biết) chiếm tỉ lệ bao nhiêu % trong tổng số tội phạm xảy ra. Loại cơ cấu này thường được xác định khi nghiên cứu tình hình tội phạm của một tội danh cụ thể nào đó. Để biểu đạt cơ cấu của tình hình tội phạm được sinh động, rõ nét, người nghiên cứu nên sử dụng các bảng thống kê và đặc biệt là biểu đồ thống kê phù hợp. Điều này sẽ giúp cho người đọc dễ dàng nhận biết được cơ cấu của tình hình tội phạm theo từng tiêu chí đánh giá. Ví dụ: qua tìm hiểu về loại tài sản bị chiếm đoạt của tội cướp tài sản trên địa bàn tỉnh H thì thống kê được như sau: tiền Việt Nam, ngoại tệ chiếm tỉ lệ (56%); tiếp đó là vàng chiếm tỉ lệ là 23%, cuối cùng là loại tài sản khác như máy tính cá nhân, điện thoại di động… chiếm tỉ lệ thấp nhất là 21%. Trên cơ sở dữ liệu trên thì 67
  13. ta có biểu đồ sau: Biểu đồ 1: Cơ cấu của tình hình tội cướp tài sản theo tài sản bị chiếm đoạt trên địa bàn tỉnh H 20% tiền, nữ trang 46% Xe máy 39% 11% Điện thoại DĐ 23% Tài sản khác Tính chất của tình hình tội phạm được làm sáng tỏ sau khi đã có sự nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm. Chỉ khi cơ cấu của tình hình tội phạm được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng theo các tiêu chí khác nhau thì tính chất của tình hình tội phạm càng định hình rõ nét, “bức tranh’ về tội phạm càng được sáng tỏ. Tính chất của tình hình tội phạm phản ánh những đặc điểm đặc trưng, nổi bật nhất trong cơ cấu của tình hình tội phạm. Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ có định hướng tập trung trong việc tìm ra nguyên nhân của tội phạm cũng như có giải pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tế, khắc phục tình trạng biện pháp phòng ngừa quá phân tán, tràn lan nên không thể giải quyết hiệu quả, dứt điểm vấn đề tội phạm; việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa thường tập trung vào nhóm tội (hoặc tội) với những đặc trưng phổ biến nhất, nguy hiểm nhất thể hiện trong tính chất của tình hình tội phạm. Ví dụ qua tìm hiểu cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy (trên địa bàn tỉnh X) theo hình thức phạm tội, người nghiên cứu sẽ phát hiện được tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm chiếm tỉ lệ 75%, tội phạm thực hiện dưới hình thức đơn lẻ là 25%, từ đó rút ra tính chất của tình hình tội phạm về ma túy là được đặc trưng bởi hình thức đồng phạm, từ đó, giải pháp phòng ngừa cũng phải tập trung vào việc phòng ngừa đối với các băng nhóm phạm tội về ma túy./. . CÂU HỎI ÔN TẬP: Câu 1: Phân tích khái niệm tình hình tội phạm. Câu 2: Phân tích các nội dung của tình hình tội phạm. Câu 3: Phân biệt tội phạm rõ và tội phạm ẩn. Câu 4: Trình bày cách xác định chỉ số tội phạm. 68
  14. CHƯƠNG 4 NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM Nguyên nhân của tội phạm là nội dung cốt lõi của tội phạm học. Ngay từ thời cổ đại, các học giả thời kì đó đã băn khoăn, trăn trở trước câu hỏi lớn: Tại sao con người ta phạm tội? lí do gì đã thúc đẩy con người phạm tội hay nguyên nhân của tội phạm là gì. Cho đến khi tội phạm học được hình thành và phát triển, câu hỏi này vẫn tồn tại và luôn là vấn đề “nóng hổi” cho các nhà khoa học tiếp tục quan tâm nghiên cứu về nó. Việc nghiên cứu, tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tội phạm học. Sau khi tìm hiểu về tình hình tội phạm, nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu vấn đề nguyên nhân của tội phạm, từ đó mới có thể xây dựng được các giải pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp với thực tế, có thể hạn chế hoặc loại trừ được 69
  15. nguyên nhân phát sinh tội phạm, ngăn chặn được hiệu quả tội phạm xảy ra trong xã hội. Việc xây dựng giải pháp phòng ngừa tội phạm nếu chỉ dựa trên tình hình tội phạm mà không gắn kết với nguyên nhân của tội phạm thì rõ ràng giải pháp đó không thể hoặc khó có thể giải quyết tận gốc, triệt để nguyên nhân phát sinh tội phạm, từ đó, ảnh hưởng tới hiệu quả của việc ngăn ngừa tội phạm xảy ra trên thực tế. 1. KHÁI NIỆM NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI PHẠM Các nhà tội phạm học trước đây khi lí giải về nguyên nhân của tội phạm đã dựa vào học thuyết để giải thích, cách lí giải đó ít nhiều là có cơ sở và không thể phủ nhận sự đóng góp của các thuyết này đối với sự phát triển của tội phạm học. Tuy nhiên, ngày nay, khoa học và đời sống xã hội ngày càng phát triển, do vậy, nếu chỉ dựa vào học thuyết để giải thích về nguyên nhân của tội phạm thì cách tiếp cận đó mới chỉ giải thích nguyên nhân của tội phạm ở phạm vi hẹp và trên một phương diện nhất định. Ví dụ như “thuyết bắt chước” giải thích về nguyên nhân của tội phạm mới chỉ đưa ra được một nhân tố có thể tác động làm phát sinh tội phạm – đó là “tâm lí bắt chước” của người phạm tội và chưa chỉ ra được các nhân tố khác có thể tác động làm phát sinh tội phạm. Khi tìm hiểu bất kì vụ án cụ thể nào, ta sẽ thấy tội phạm phát sinh là do tác động của nhiều nhân tố khác nhau và không phải là tác động chỉ từ một nhân tố nào đó. Các nhân tố được coi là “tác nhân” làm phát sinh tội phạm có sự tác động qua lại với nhau và trong tình huống cụ thể, nhất định mới có thể làm phát sinh tội phạm. Chính vì vậy, tìm hiểu về nguyên nhân của tội phạm đòi hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận đa chiều với việc phân tích các nhân tố khác nhau có thể tác động, ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm. Dựa trên kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ rút ra được những nhân tố nào là nguyên nhân chủ yếu trong việc phát sinh tội phạm, trên cơ sở đó việc xây dựng biện pháp phòng ngừa mới có định hướng cụ thể, có tính tập trung và không bị dàn trải. Từ việc phân tích trên, có thể hiểu: Nguyên nhân của tội phạm là tổng hợp các nhân tố mà sự tác động qua lại giữa chúng đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội. Một tội phạm phát sinh không phải do một nguyên nhân gây ra mà là kết quả tác động của hàng loạt các nguyên nhân khác nhau. Ở mức độ tổng quan, có thể chia nguyên nhân của tội phạm thành những nhóm nguyên nhân sau: + Nhóm nguyên nhân từ môi trường sống; + Nhóm nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội; + Tình huống cụ thể (trong một số trường hợp được coi là một nguyên nhân đưa đến việc phát sinh tội phạm). Có thể mô tả về nguyên nhân của tội phạm thông qua sơ đồ sau: Môi trường sống (môi trường tiêu cực) 70
  16. Ýđịnh Tác động phạm Người phạm tội hình Nhân cách nảy tội lệch lạc thành sinh Tác động Tình huống cụ thể Thực đưa đến đưa đến hiện tội phạm 2. NGUYÊN NHÂN TỪ MÔI TRƯỜNG SỐNG (những nhân tố không thuận lợi từ môi trường sống tác động đến sự hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân) Sự hình thành, phát triển nhân cách cá nhân với tính chất là một thực thể của xã hội bắt đầu từ khi con người ta được sinh ra và trải qua hàng loạt các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có những nhân tố thuận lợi và không thuận lợi từ môi trường sống (với mức độ khác nhau tuỳ từng trường hợp cụ thể). Những nhân tố tác động có thể ảnh hưởng tới việc hình thành và phát triển nhân cách cá nhân bao gồm: 1) Bản thân con người đó; 2) Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên như: môi trường gia đình; môi trường trường học; môi trường nơi người đó đang làm việc, môi trường nơi cư trú, sinh sống...3) Môi trường xã hội vĩ mô như: tác động của chính sách, pháp luật, tác động của các phương tiện thông tin đại chúng, tác động của phim ảnh, truyện, báo chí, tác động ảnh hưởng của những hiện tượng tiêu cực trong xã hội mà người phạm tội chứng kiến hoặc nghe kể, vấn đề thất nghiệp, bất bình đẳng trong xã hội... Trong phạm vi của mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu những nhân tố khác nhau (nhân tố không thuận lợi) từ môi trường sống có thể ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Cụ thể là: + Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên; + Môi trường xã hội vĩ mô. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng tuy cá nhân chịu sự tác động của môi trường sống (chứa đựng cả nhân tố thuận lợi và không thuận lợi) nhưng tiếp thu và chịu sự tác động như thế nào là do từng cá nhân. Cá nhân không phải là thụ động chịu sự chi phối hoàn toàn từ môi trường sống mà có thể tác động trở lại môi trường sống thậm chí có thể thay đổi môi trường đang sống ở mức độ nhất định. Do đó, trong mối quan hệ qua lại giữa cá nhân và môi trường sống, vai trò của cá nhân có tính độc lập tương đối. Chính vì vậy, tuy cùng sống trong môi trường xấu, nhưng có cá nhân dễ dàng chịu sự tác động của môi trường xấu, tiêm nhiễm nhanh chóng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nhưng ngược lại cũng có những cá nhân bản lĩnh vững vàng trước mọi cám dỗ tiêu cực của đời sống hoặc cũng có cá nhân chịu sự tác động của môi trường sống ở mức độ 71
  17. hạn chế. Chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu được vì sao trong xã hội có những người phạm tội tồn tại bên cạnh những người khác không phạm tội. 2.1. Các tiểu môi trường mà cá nhân đang sống và giao tiếp thường xuyên 2.1.1. Môi trường gia đình Gia đình có tầm ảnh hưởng nhất trong việc hình thành nhân cách cá nhân trong thời kì thơ ấu. Trong gia đình, đứa trẻ bắt đầu học hỏi, bắt chước hành vi (bao gồm cả hành vi tốt cũng như hành vi xấu) từ các thành viên trong gia đình mà nó có dịp quan sát. Thông thường, quá trình học hỏi, bắt chước hành vi xấu của trẻ diễn ra nhanh hơn, dễ dàng hơn so với bắt chước hành vi tốt. Càng lớn, đứa trẻ càng có khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi, bắt chước dần dần mở rộng phạm vi không còn dừng lại ở các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu vươn ra bên ngoài, tuy nhiên nhận thức, lối sống của trẻ vẫn mang dấu ấn của việc ảnh hưởng từ các thành viên trong gia đình. Do đó, nếu đứa trẻ sống trong môi trường gia đình an toàn, lành mạnh luôn chú trọng giáo dục nhân cách cho trẻ, hướng trẻ sống thiện, trung thực, nhân hậu, vươn lên trong học tập, công việc thì sẽ hạn chế hiệu quả việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, sống trong môi trường gia đình không an toàn, không lành mạnh thì có thể tác động, ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân. Có thể kể ra một số nhân tố có thể tác động đến việc hình thành nhân cách lệch lạc của cá nhân: + Cha và (hoặc) mẹ buông lỏng việc giáo dục con cái, để mặc con cái phát triển tự nhiên hoặc phó thác việc giáo dục trẻ cho nhà trường và xã hội. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện sai trái đã không uốn nắn kịp thời mà vẫn thờ ơ, không quan tâm, thậm chí còn dung túng. + Cha và (hoặc) mẹ quá nuông chiều hoặc quá hà khắc trong giáo dục con cái đều có thể ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của trẻ. + Cha và (hoặc) mẹ không gương mẫu trong lối sống như có hành vi phạm tội, sa đà vào tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, mại dâm hoặc có lối sống quá thực dụng chỉ biết coi trọng đồng tiền mà coi nhẹ các giá trị đạo đức; hoặc đứa trẻ lớn lên trong gia đình mà bạo lực gia đình luôn tồn tại... + Cha và (hoặc) mẹ dạy con lối sống thực dụng, thậm chí xúc giục, dụ dỗ, ép buộc con cái vào con đường phạm tội. + Các nhân tố khác như: trong gia đình có nhiều thành viên phạm tội, cha và (hoặc) mẹ ngoại tình, đứa trẻ lớn lên trong môi trường thiếu cả cha mẹ hoặc thiếu cha (thiếu mẹ), trong gia đình có nhiều thành viên ưa lối hành xử bạo lực, côn đồ, ngang ngược... 2.1.2. Môi trường trường học Quá trình lớn lên và dần trưởng thành, con người ta càng có khao khát khám phá thế giới xung quanh, vì vậy quá trình nhận thức cũng như học hỏi của cá nhân dần dần mở rộng phạm vi không còn dừng lại ở các thành viên trong gia đình nữa mà bắt đầu sang môi trường khác trong đó có môi trường trường học. Do đó nếu sống trong môi 72
  18. trường trường học có tồn tại nhiều nhân tố không lành mạnh thì cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Những nhân tố không lành mạnh đó có thể kể đến như: + Kỉ luật nhà trường lỏng lẻo, không nghiêm, việc xử lí những biểu hiện sai trái trong học sinh (hoặc sinh viên) còn chưa triệt để dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong nhà trường có nguy cơ lan rộng. Điều này có thể ảnh hưởng dẫn đến việc suy giảm, thậm chí mất niềm tin vào sự công bằng trong nhà trường của các em làm cho một số em chán nản, sa sút học hành, dễ bị lôi kéo tham gia vào các hoạt động tiêu cực, không lành mạnh. + Kết bạn, giao du với bạn bè xấu (những đối tượng lười học, ham ăn chơi, đua đòi, hay bỏ học, hỗn láo với thày cô giáo và bố mẹ, sa đà vào tệ nạn xã hội...). Do kết bạn, giao tiếp thường xuyên với những đối tượng này, đứa trẻ dần dần ảnh hưởng và có thể bị tiêm nhiễm và bắt chước những hành vi xấu của những đối tượng này như thường xuyên bỏ học, tụ tập ăn chơi, về nhà hỗn láo với bố mẹ, bỏ nhà đi hoang... và dần dần đi vào con đường phạm tội. + Một số ít cán bộ, giáo viên trong nhà trường không gương mẫu trong lối sống, thiếu đạo đức trong hành xử với học sinh (hoặc sinh viên), thậm chí lôi kéo các em vào lối sống không lành mạnh hoặc vào con đường phạm tội như có hành vi dụ dỗ học sinh nữ vào quan hệ tình dục khi các em còn nhỏ tuổi, dụ dỗ các em môi giới mại dâm... 2.1.3. Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú Môi trường nơi cá nhân làm việc hoặc cư trú có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhận thức, năng lực chuyên môn, lối sống cũng như những phẩm chất đạo đức cá nhân. Nếu sống trong môi trường tập thể hoặc nơi cư trú lành mạnh, an toàn, mọi người biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, không có tệ nạn xã hội và tội phạm hoành hành, mọi người biết chí thú làm ăn, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của nhà nước thì có thể nói đây là môi trường thuận lợi có tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách đúng đắn của cá nhân và hạn chế sự phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. Ngược lại, nếu sống trong môi trường có chứa đựng nhiều nhân tố tiêu cực như có nhiều người sống bê tha, suốt ngày chỉ cờ bạc, rượu chè, đánh lộn nhau thậm chí sa đà vào ma tuý, mại dâm, phạm tội thì đây thực sự là môi trường xấu tiềm ẩn nguy cơ cao lôi kéo, tác động những con người không bản lĩnh, không vững vàng sa ngã trước cái xấu, cái tiêu cực của đời sống xã hội, từ đó có thể ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách lệch lạc của cá nhân. 2.2. Môi trường xã hội vĩ mô Môi trường xã hội vĩ mô cũng có vai trò quan trọng trong việc tác động hình thành và phát triển nhận thức, lối sống, quan điểm của cá nhân. Có thể liệt kê một số nhân tố sau: + Tác động từ sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội, vấn đề thất nghiệp, đói nghèo, bất bình đẳng xã hội... 73
  19. + Tác động của chính sách, pháp luật. Nhân tố không thuận lợi từ chính sách, pháp luật được coi là nguyên nhân phát sinh tội phạm có thể là do quy định của chính sách, pháp luật còn lỏng lẻo, sơ hở, chưa chặt chẽ hoặc không công bằng, thiếu thoả đáng...Ví dụ quy định về quản lí tài sản công lỏng lẻo có thể làm cho cá nhân nảy sinh lòng tham và có hành vi chiếm đoạt tài sản công. + Hoạt động của các cơ quan quản lí trong các lĩnh vực còn chưa đồng bộ, lỏng lẻo, thiếu kiên quyết trong xử lí vi phạm. Sự phối hợp giữ các cơ quan chức năng trong xử lí vi phạm, tội phạm còn chưa thực sự hiệu quả. Ví dụ việc không kiểm soát chặt chẽ phim ảnh bạo lực, khiêu dâm có thể ảnh hưởng nhất định đến việc hình thành phát triển nhân cách của những đối tượng thường xuyên xem những bộ phim kiểu này, dẫn đến hình thành nhân cách lệch lạc cá nhân. + Các nhân tố khác… 3. NGUYÊN NHÂN TỪ PHÍA NGƯỜI PHẠM TỘI Việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội lâu nay không được các nhà tội phạm học nước ta quan tâm nghiên cứu. Khi đề cập đến nguyên nhân của tội phạm, các nhà tội phạm học nước ta mới chỉ chú trọng đến các nguyên nhân từ môi trường sống (vì quan niệm rằng tội phạm là hiện tượng xã hội). Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng tội phạm là hiện tượng có tính cá nhân và xã hội. Tội phạm do cá nhân (hoặc nhóm cá nhân người phạm tội) thực hiện do đó nó không thể không mang đặc tính riêng biệt của cá nhân. Nghiên cứu nguyên nhân từ phía người phạm tội sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy được đặc điểm nào là đặc trưng có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, từ đó có thể dự đoán được tội phạm xảy ra trong tương lai, trên cơ sở đó đề xuất biện pháp phòng ngừa phù hợp. Ví dụ khi tìm hiểu về tội phạm có sử dụng bạo lực ở Mỹ, bằng phương pháp nghiên cứu mẫu, các nhà tội phạm học Mỹ thấy rằng những người phạm tội loại này có hàm lượng insulin quá nhiều trong máu sẽ làm cho những người này buồn bực, mệt mỏi, nóng nảy, sự kiềm chế kém dễ trở nên hung bạo, từ đó đưa đến việc thực hiện tội phạm bạo lực. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, để ngăn chặn nguy cơ phạm tội trong tương lai, trước khi được trở lại cộng đồng (sau khi họ đã thi hành án xong) người phạm tội phải trải qua chương trình điều trị để giảm hàm lượng insulin trong máu hoặc họ phải qua khoá học tâm lí về kiềm chế cảm xúc nhất là kiềm chế sự nổi nóng. Chính vì vậy, chúng ta thấy rằng việc nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ người phạm tội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phòng ngừa và kiểm soát tội phạm. Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện về nguyên nhân từ môi trường sống, nguyên nhân từ phía người phạm tội, sự tác động qua lại giữa môi trường sống và người phạm tội thì việc đưa ra giải pháp phòng ngừa tội phạm mới thực sự hiệu quả và có thể giải quyết tận gốc nguyên nhân phát sinh tội phạm. Nghiên cứu nguyên nhân của tội phạm xuất phát từ phía người phạm tội thường tập trung vào việc tìm hiểu ba nhóm dấu hiệu (đặc điểm) sau: * Nhóm dấu hiệu sinh học của người phạm tội có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội 74
  20. như: tuổi, giới tính, lượng hooc môn trong cơ thể, hàm lượng insulin trong máu... Ví dụ do giới tính chi phối mà nam giới có tính cách mạnh mẽ quyết đoán, khả năng kiềm chế hành vi thấp hơn nữ giới, còn nữ giới thường kiên nhẫn hơn, cân nhắc khi thực hiện hành vi kĩ hơn nam giới và đây là nhân tố quan trọng giải thích tại sao nam giới thường phạm tội có tỉ lệ cao hơn nữ giới (tất nhiên, việc nam giới phạm tội cao hơn nữ giới cũng còn do một số nguyên nhân khác). * Nhóm đặc điểm tâm lí của người phạm tội có thể ảnh hưởng, tác động nhất định đến việc phạm tội như: + Tính ích kỉ; + Tính hám lợi; + Tính ham ăn chơi, lười lao động và học tập; + Tính hận thù; + Có sở thích không lành mạnh (như thích xem phim khiêu dâm trẻ em); * Nhóm các đặc điểm về văn hoá - xã hội, nghề nghiệp có thể ảnh hưởng đến việc phạm tội. Ví dụ: người mù chữ hoặc có trình độ văn hoá thấp thường chiếm tỉ lệ phạm tội cao trong các tội xâm phạm sở hữu. Để làm sáng tỏ ba nhóm dấu hiệu trên của người phạm tội, người nghiên cứu thường sử dụng phương pháp nghiên cứu mẫu, đặc biệt là nghiên cứu tuổi thơ và thời kì bắt đầu trưởng thành của người phạm tội. Từ việc nghiên cứu những vụ án có tính chất điển hình sẽ rút ra những kết luận có tính qui luật chung hoặc lặp đi lặp lại ở số lượng người đáng kể, từ đó, đưa ra được giải pháp phòng ngừa tội phạm hiệu quả, sát với thực tế. 4. TÌNH HUỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÌNH HUỐNG TRONG CƠ CHẾ CỦA HÀNH VI PHẠM TỘI 3.1. Khái niệm tình huống Tình huống là cơ hội hoặc hoàn cảnh cụ thể đã trực tiếp ảnh hưởng đến việc phát sinh tội phạm của người phạm tội vào thời điểm nhất định. Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò như là một nguyên nhân phát sinh tội phạm. 3.2. Phân loại tình huống * Căn cứ vào mức độ phức tạp của tình huống và khả năng giải quyết của chủ thể thì có thể chia thành: + Tình huống căng thẳng, phức tạp kéo dài được chủ thể cảm nhận bế tắc, không lối thoát. Ví dụ người chồng thường xuyên ngày này qua ngày khác có hành vi ngược đãi, đánh đập tàn nhẫn người vợ trong gia đình làm người vợ luôn phải sống trong tình trạng bức xúc, căm thù người chồng, đến thời điểm nào đó, hành vi này lại lặp lại dẫn đến việc người vợ không kiềm chế được đã phản kháng lại và có hành vi giết chết người chồng. + Tình huống diễn ra nhanh chóng, chớp nhoáng. Ví dụ người phạm tội đi công tác 75
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0