intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giúp trẻ từ bỏ thói quen đổ lỗi

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

100
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé An đang đi thì vấp phải chiếc gậy nhỏ khiến bé té ngã. Như thói quen lâu nay, bé nằm lăn xuống đất, khóc ăn vạ Bà Thiên – bà ngoại của bé vội chạy đến bế bé, rồi đánh liên tiếp vào cái gậy: “Chừa này, chừa này, ai cho làm cháu bà đau. À, à, nín nào, bà đánh cái gậy hư rồi…” Lập tức bé An nín bặt. Thói quen đổ lỗi ở trẻ Những câu chuyện như trên không thiếu trong cuộc sống hàng ngày ở các gia đình Việt Nam có con nhỏ, dù...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giúp trẻ từ bỏ thói quen đổ lỗi

  1. Giúp trẻ từ bỏ thói quen đổ lỗi
  2. Bé An đang đi thì vấp phải chiếc gậy nhỏ khiến bé té ngã. Như thói quen lâu nay, bé nằm lăn xuống đất, khóc ăn vạ Bà Thiên – bà ngoại của bé vội chạy đến bế bé, rồi đánh liên tiếp vào cái gậy: “Chừa này, chừa này, ai cho làm cháu bà đau. À, à, nín nào, bà đánh cái gậy hư rồi…” Lập tức bé An nín bặt. Thói quen đổ lỗi ở trẻ Những câu chuyện như trên không thiếu trong cuộc sống hàng ngày ở các gia đình Việt Nam có con nhỏ, dù là ở nông thôn hay thành phố. Vấp một cái que, các bé nằm lăn ăn vạ. Tự mình làm nổ quả bóng bay đồ chơi, các bé cũng òa khóc chờ người đến giỗ. Lâu dần, các bậc cha mẹ thấy con thường xuyên nói dối và đổ lỗi khi tự mình làm hư hỏng việc gì đó. Bé vô tình làm vỡ bình hoa, bé nói với mẹ là con mèo làm vỡ. Bé không may đá phải cái phích khiến phích bị bể, bé liền đổ lỗi cho con chó chạy qua….Thậm chí có bé lấy trộm tiền của mẹ, lại đổ cho cô giúp việc, có bé đánh bạn, lại đổ cho bạn đánh mình trước…
  3. Bạn hãy tưởng tượng với thói quen đổ lỗi ấy, các bé lớn lên sẽ thành người thế nào? Nhưng trẻ em sinh ra như tờ giấy trắng, những vết đen sau này ấy có phải tự bé làm nên? Nguyên nhân Có một nguyên nhân rất lớn đã dẫn đến thói đổ lỗi ở trẻ, đó chính là thói quen giáo dục của gia đình, cộng đồng, quan niệm tình yêu bao bọc. Tôi rất thấm thía một câu chuyện của một người mẹ kể về sự khác nhau giữa cách giáo dục con cái của người Việt và người Nhật. Người mẹ ấy kể rằng cô có con nhỏ, cứ mỗi lần bé ngã, là cô lại phải chạy lại, đánh vào những vật cản làm bé ngã và mất chục phút dỗ dành, nâng nựng bé cho dứt cơn ăn vạ. Rồi cô sang Nhật công tác theo chương trình phái cử của cơ quan. Tại đây, cô chứng kiến cảnh những em bé Nhật khi ngã, người mẹ chỉ đứng ở xa, nhìn, mỉm cười động viên và giơ tay chờ bé tự đứng dậy. Những đứa trẻ ấy cũng khóc khi chúng vừa ngã, nhưng chúng nhanh chóng nín và tự mình tìm cách đứng dậy, chạy đến vòng tay của mẹ. Điều đó đã khiến
  4. người phụ nữ Việt Nam ấy bừng tỉnh về cách dạy con của mình. Khi trở về nước, cô thay đổi hẳn chiến lược dạy con. Cô để con tự đứng dậy sau mỗi lần ngã, và giơ tay đón con vào lòng khi con đã đứng dậy. Lâu dần, con cô trở nên rất tự giác, không còn chờ mẹ “trừng phạt” những thứ đồ vô tri vô giác quanh đó nữa. Đó là một ví dụ cho thấy nguyên nhân hình thành thói quen đổ lỗi ở trẻ. Trẻ vấp ngã là do bản thân các bé thiếu kĩ năng quan sát, nhưng các bà, các mẹ lại thường lôi cái que, cái bàn, cái cánh cửa ra để đổ lỗi cho việc bé bị ngã. Lâu dần, trẻ trở nên quen thuộc với sự đổ lỗi. Thậm chí hai đứa trẻ chơi và tranh giành đồ chơi, một đứa bật khóc, bà mẹ đứng ngay cạnh đó cũng sẵn sàng đến bên và dỗ dành rằng: “ À nín nào, tại bạn Tí tranh đồ chơi làm con mẹ khóc. Để tí nữa mẹ sang mẹ mách cô Hoàn (Cô Hoàn là mẹ bé Tí)”. Người lớn đổ lỗi cho hoàn cảnh như vậy, nhưng khi các bé hư, nói dối thì lại trách bé không trung thực. Phải chăng ta đã vô tình làm hỏng trẻ mà không hay? Đổ lỗi nhiều lần sẽ hình thành nên thói quen đổ lỗi trong trẻ. Sự đổ lỗi giúp chúng cân bằng não và cảm thấy an toàn, thấy mình tốt đẹp và được yêu thương. Không chỉ ở trẻ em, với người lớn cũng vậy, khi chúng ta đổ lỗi
  5. cho người khác, cho hoàn cảnh, chúng ta thấy mình an toàn, cân bằng. Nhưng sự cân bằng này chỉ có tác dụng tích cực hiện thời, còn hậu họa về sau là cực kì nguy hiểm. Nhất là với trẻ em, thói quen đổ lỗi sẽ đi liền với thói quen nói dối. Thói quen đổ lỗi dễ khiến con bạn khi lớn lên trở thành một người nhu nhược, có trường hợp trở thành hư hỏng, phạm tội do không có ý thức tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Giải pháp Một thói quen ra đời bao lâu thì cần bấy nhiêu thời gian để chúng biến mất hoàn toàn. Khi đã nhận thức ra và muốn thay đổi một thói quen nào đó, người ta chỉ có thể dung lí trí để loại bỏ nó, nhưng nó vẫn sẽ còn rơi rớt cho đến khi nào thời gian bạn thay đổi thói quen bằng thời gian bạn đã sinh ra thói quen. Chính vì thế, hãy giúp con bạn xây dựng thói quen tốt, loại bỏ thói quen đổ lỗi, vì tương lai của chính con bạn. Mỗi khi trẻ mắc lỗi, hãy để trẻ tự nhận lỗi về mình, đừng giúp trẻ đổ lỗi lên các đồ vật, các hoàn cảnh và những người xung quanh. Đối với trẻ đã quen đổ lỗi, cần áp dụng nghệ thuật hỏi, tư duy ngược. Hãy hỏi chúng những câu hỏi như: “Tại sao con bị ngã?”. Nếu bé trả lời:
  6. “Tại cái que chắn đường!”, bạn có thể nói với con: “Nhưng cái que có nhìn thấy con để tránh con không? Chỉ có con nhìn thấy cái que để tránh nó thôi. Lần sau con cẩn thận quan sát kĩ hơn nhé!” Không nên chỉ trích trẻ, chỉ nên đưa ra giải pháp cho trẻ bằng việc chỉ ra tác hại của việc đổ lỗi. Tạo lập thói quen sẽ liên quan đến thành công, thất bại, hạnh phúc, khổ đau của trẻ sau này. Thói quen tốt thì gieo mầm thành công. Thói quen xấu gieo mầm bất hạnh. Khi biết tự nhận lỗi trước sai phạm về mình, trẻ sẽ không bị sốc trước những khó khăn của cuộc sống, khả năng cân bằng, tự lập và ý chí phấn đấu cao hơn. Bạn nên thật chú ý điều này trong quá trình giáo dục trẻ thành người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2