intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

36
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này đưa ra một số biện pháp giúp bản thân linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ lớp tôi giúp trẻ tham gia tích cực, có thêm sự hiểu biết về phương tiện giao thông, luật lệ giao thông từ đó hình thành cho trẻ các thói quen ban đầu khi tham gia giao thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp Giáo dục an toàn giao thông đường bộ cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non

  1. 1. PHẦN MỞ ĐẦU: 1.1. Lý do chọn đề tài: "Bảo vệ  trẻ  em khỏi tai nạn giao thông chính là bảo vệ  tương lai của đất  nước” đó như lời nhắc nhở với mọi người khi tham gia giao thông hãy chấp hành  luật giao thông để  đem lại an toàn và hạnh phúc cho trẻ  thơ, cho mình cũng như  toàn xã hội. Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối đang được xã hội quan tâm và  trở thành mối hiểm họa đối với bất kì ai khi tham gia giao thông. Trên thực tế hiện  nay tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ  và có thể  cướp đi mạng  sống của con người bất cứ lúc nào, trong đó có những nạn nhân là trẻ  em vô tội.   Đối với bản thân tôi, là một giáo viên tôi chắc rằng không muốn điều đó xảy ra  với mọi người đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Vậy tại sao an toàn giao thông lại khó  đến vậy? Nguyên nhân là do đâu? Và làm thế nào để phòng tránh được tai nạn giao  thông? Để  trả  lời các câu hỏi đó, theo tôi chúng ta phải tiến hành giáo dục kiến  thức và hình thành thói quen, ý thức về chấp hành đúng luật giao thông cho tất cả  mọi người nói chung và trẻ em nói riêng là vấn đề quan trọng hàng đầu giúp tránh   được những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Giáo dục an toàn giao thông là vấn đề  thiết thực của toàn xã hội nói chung,   đối với trẻ em những chủ nhân tương lai của đất nước nói riêng. Giáo dục cho trẻ  có kiến thức về an toàn giao thông là một trong những nội dung không thể thiếu ở  các trường mầm non. Vì ở lứa tuổi này trẻ dễ tiếp thu từ đó hình thành, cung cấp   cho trẻ  những kiến thức đơn giản, nề  nếp thói quen tạo cơ  sở  ban đầu cho việc  hình thành nhân cách trẻ sau này, góp phần cho trẻ hiểu biết luật lệ giao thông từ  đó trẻ  nhận thức được tầm quan trọng của những luật lệ  giao thông. Đó là hành  trang để khi trưởng thành các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc   chấp hành pháp luật về an toàn giao thông. Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là  một trong những biện pháp tích cực đem lại hiệu quả  lâu dài trong công cuộc   phòng chống các tai nạn xảy ra, giảm thiểu các vụ  tai nạn đáng tiếc. Đây là một   chủ đề lớn trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ cũng là một nhiệm vụ mang   tầm quan trọng mà tất cả chúng ta phải thực hiện tốt.  Thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục an toàn giao thông  cho trẻ mầm non, bản thân tôi là một giáo viên mầm non, tôi đã mạnh dạn đưa ra  một số  biện pháp "Giáo dục an toàn giao thông đường bộ  cho trẻ  5­6 tuổi trong   trường mầm non” nhằm góp phần không nhỏ  giúp giảm thiểu tai nạn giao thông  trước mắt và lâu dài cho trẻ. * Điểm mới của đề tài: 1
  2. Đề  tài này đưa ra một số  biện pháp giúp bản thân linh hoạt, sáng tạo hơn   trong việc giáo dục an toàn giao thông đường bộ  cho trẻ lớp tôi giúp trẻ  tham gia  tích cực, có thêm sự hiểu biết về phương tiện giao thông, luật lệ giao thông từ đó  hình thành cho trẻ các thói quen ban đầu khi tham gia giao thông. 1.2. Phạm vi áp dụng: Đề tài được đưa vào ứng dụng trong việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ  mẫu giáo nói chung và trẻ mẫu giáo 5­6 tuổi nói riêng ở trường mầm non tôi đang   công tác và có thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non trên khắp cả nước. 2. NỘI DUNG 2.1. Thực trạng của vấn đề Năm học 2019­2020 tôi được phân công dạy lớp Mẫu giáo Lớn với số lượng  30 trẻ, trong đó hầu hết các cháu là con gia đình nông dân thuần tuý, xã tôi đang  công tác là một xã thuần nông, đường xá đi lại còn nhỏ, chật hẹp. Xã có hai con  đường liên xã nên mật độ  xe qua lại khá đông, đường xuống cấp, nhiều loại xe   hạng nặng như xe tải, xe khách, có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua thường   xuyên. Ở lớp đa số trẻ lớp tôi vẫn chưa có những nhận thức về việc chấp hành an   toàn giao thông. Một số trẻ thường xuyên chơi đùa dưới lòng lề đường, không chú   ý khi đi ngang qua đường sắt, đi ra đường một mình... điều đó rất nguy hiểm. Bên   cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ chỉ mang   tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả cao.   Quá trình thực hiện đề  tài tại đơn vị, tôi nhận thấy có được những thuận lợi   và gặp phải một số khó khăn sau: a. Thuận lợi Đội ngũ trong nhà trường có tinh thần đoàn kết cao, hổ trợ, học hỏi và chia sẻ  nhiều kinh trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm mua sắm, bổ sung một số trang thiết   bị, đồ  dùng đồ  chơi cho các hoạt động giáo dục và đặc biệt là giáo dục an toàn  giao thông cho trẻ. Bản thân là một giáo viên trẻ  luôn nêu cao tinh thần học hỏi và sáng tạo,  nhiệt tình yêu nghề mến trẻ  có trách nhiệm cao trong việc. Luôn tham gia dự giờ  các tiết dạy, các buổi tập huấn chuyên môn do nhà trường, cụm tổ chức để  từ  đó  học hỏi rút kinh nghiệm cho bản thân. Các trẻ ngoan, tích cực tham gia các hoạt động. Các bậc phụ  huynh học sinh  đã quan tâm hơn trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. b. Khó khăn 2
  3. Bản thân có tuổi nghề còn trẻ nên việc tổ  chức các hoạt động còn chưa linh   hoạt, mềm dẻo. Việc lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông vào  chương trình giáo dục chưa hợp lý. Mặc dù trong những năm qua nhà trường đã đầu tư trang cấp khá nhiều về đồ  dùng, đồ  chơi, tranh  ảnh. Song để  đáp  ứng nhu cầu giáo dục an toàn giao thông  vẫn còn thiếu. Môi trường để giáo dục về an toàn giao thông còn nghèo nàn. Số cháu trong lớp có cùng độ tuổi nhưng có cháu sinh đầu năm, cháu lại sinh   cuối năm nên sự  tiếp thu của các cháu không đồng đều, có nhiều cháu nhút nhát,   thiếu tự tin. Trường có một điểm trường, số  lượng học sinh đông, cổng trường chật hẹp  gây ùn tắc giao thông đặc biệt là thời gian đón, trả trẻ. Phụ huynh phần lớn là lao động nông thôn, một số người đi làm ăn xa gửi con   cho ông bà nên việc quan tâm đến trẻ còn có phần hạn chế. Qua khảo sát chất lượng trẻ  về  việc “chấp hành an toàn giao thông đường  bộ” đầu năm kết quả như sau: Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Nắm kiến thức cơ bản về ATGT 14/30 46,7% 16/30 53,3% Có   kỹ   năng   thực   hành,   trải   nghiệm   về  15/30 50% 15/30 50% ATGT Trẻ nhận biết được một số hành vi đúng,  13/30 43,3% 17/30 56,7% sai khi tham gia giao thông Trẻ   nhận   biết   được   ký   hiệu   đơn   giản  10/30 33% 20 67% của một số biển báo giao thông. Từ những cơ sở và thực trạng trên tôi đã đưa ra một số  biện pháp cụ  thể  để  giáo dục “An toàn giao thông đường bộ cho trẻ 5­6 tuổi” ở lớp mình phụ trách như  sau: 2.2. Các biện pháp:  2.2.1. Xây dựng lồng ghép kế hoạch giáo dục “An toàn giao thông đường   bộ” của lớp. Như chúng ta biết, ở trường mầm non nơi mà không chỉ đơn giản là quá trình  dạy học mà còn là quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Xây dựng kế hoạch là một  biện pháp chủ yếu để giúp giáo viên hình dung rõ ràng và chủ động trong mọi công   việc. Mặt khác, còn giúp cho người giáo viên chủ động để tổ chức các hoạt động  cho trẻ nhằm đạt mục tiêu đề ra. Việc trẻ tham gia giao thông đường bộ là thường   xuyên, mọi lúc, mọi nơi, nhưng trong chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu  3
  4. giáo 5 tuổi thì nội dung giáo dục về an toàn giao thông thường chỉ có 1 chủ đề. Vì  thế để giúp trẻ có kiến thức, kỹ năng và hình thành ý thức về an toàn giao thông thì   đòi hỏi tôi phải linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng lồng ghép kế  hoạch của  lớp. Vì vậy, tôi đã xây dựng lồng ghép kế hoạch giáo dục của lớp như sau: Vào đầu năm học, tôi xây dựng kế  hoạch phối hợp với phụ  huynh để  cùng  giáo dục trẻ về thực hiện an toàn giao thông qua các cuộc họp phụ huynh của lớp  tôi đưa ra các yêu cầu đối với phụ  huynh như  đội mũ bảo hiểm cho trẻ, không  được chở 3­4 trẻ, đến trường phải để xe ngăn nắp... Đối với các chủ  đề  trong năm học, tôi dựa trên đặc điểm nhận thức của trẻ  mà tôi đã tiến hành lồng ghép các nội dung như sau: + Đối với chủ đề trường mầm non tôi lồng ghép nội dung: Cái mũ bảo hiểm  của bé, Con đến trường bằng cách nào? + Đối với chủ đề “Gia đình” tôi lồng ghép nội dung: Gia đình bé tham gia giao   thông. + Đối với chủ đề “Nghề nghiệp” tôi đưa nội dung về một số nghề: Nghề lái  xe, Công việc chú cảnh sát giao thông  ở  ngã tư  đường... để  dạy trẻ  biết cách đi  qua ngã tư, cách điều khiển người đi đường của chú cảnh sát, các luật lệ khi tham   gia giao thông. + Đối với chủ đề  “Tết và mùa xuân” tôi lồng ghép nội dung: An toàn cho bé  đi chơi tết. + Đối với chủ đề  “Quê hương – Đất nước – Bác Hồ”: Bé giữ  an toàn khi đi  tham quan, dã ngoại. + Đối với chủ đề “Trường tiểu học”: Đi đường bé nhớ! Đặc biệt, trong 3 tháng vừa qua vì đại dịch Covid ­19 mà trẻ  phải nghỉ  học  nhưng với phương châm “Dừng đến trường nhưng không dừng học”, bản thân tôi   đã tiến hành xây dựng kế hoạch đưa ra một số nội dung về an toàn giao thông để  thông qua các phương tiện thông tin như  zalo, messenger, facebook tiến hành trao   đổi với phụ huynh giáo dục, nhắc nhở trẻ  trong thời gian  ở nhà không được đi ra   ngoài một mình, hạn chế  ra đường khi đi phải có người lớn đi kèm, không được  chơi ở lòng lề đường, trên đường sắt... để tránh xảy ra tai nạn giao thông. Việc lựa chọn và xây dựng những kế hoạch cụ thể và phù hợp đã góp phần  không nhỏ trong việc cung cấp, củng cố kiến thức và hình thành thói quen, ý thức   chấp hành an toàn giao thông cho trẻ. 2.2.2. Giáo dục kiến thức, kỹ năng về an toàn giao thông qua việc tổ chức   các hoạt động cho trẻ. 4
  5. Như  chúng ta đã biết đặc điểm của trẻ  “học bằng chơi, chơi mà học” nên  việc giáo dục an toàn giao thông không thể tách ra thành một hoạt động riêng biệt   mà cần lồng ghép một cách hợp lý vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Việc   hướng dẫn an toàn giao thông cho trẻ đòi hỏi bản thân phải sáng tạo và linh hoạt,   biến những kiến thức khô khan trở thành những tiết học sôi nổi, sinh động, liên hệ  và dẫn chứng thực tiễn thông qua hình ảnh trực quan. Việc làm này giúp trẻ phát  huy được tính tích cực chủ động, ham học hỏi, nhanh nhẹn trong mọi hoạt động.   Từ  đó trẻ sẽ tiếp tục được kiến thức nhanh hơn và ghi nhớ  lâu hơn. Do vậy, khi   cung cấp kiến thức về  an toàn giao thông tôi tổ  chức trong các hoạt động khác  nhau: Hoạt động đón, trả  trẻ: Tôi trò chuyện với trẻ về việc nhắc nhở trẻ đội mũ  bảo hiểm: Ai đưa con đi học? Bố  chở  con bằng gì? Khi ngồi trên xe máy các con   phải làm gì? Với những câu hỏi đơn giản nhưng đã góp phần giúp trẻ  biết được  khi ngồi trên xe phải đội mũ bào hiểm, ngồi ngay ngắn... Hoạt động học: Thông qua các tiết học như làm quen với tác phẩm văn học,  khám phá môi trường xung quanh, âm nhạc... Ví dụ  1:  Ở  tiết học làm quen với văn học chủ  đề  “Giao thông” tôi dùng bài  thơ “Đèn giao thông” để dạy trẻ. Thông qua bài thơ này giáo dục trẻ về luật lệ an  toàn giao thông đơn giản như đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi giúp trẻ có ý thức   chấp hành luật lệ an toàn giao thông.  Ví dụ  2: Tiết âm nhạc: Khi dạy bài hát “Đi đường em nhớ” tôi nhấn mạnh  cho trẻ biết đâu là vỉa hè, đâu là lòng đường, người đi bộ phải đi trên vỉa hè còn xe  cộ phải chạy dưới lòng đường... Ví dụ 3: Tiết môi trường xung quanh: Trò chuyện về một số luật lệ khi tham   gia giao thông, qua tiết học tôi giáo dục trẻ  phải chấp hành luật lệ  giao thông,   không chơi đùa trên đường sắt, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe, không thò đầu,  thò tay qua cửa sổ khi ngồi trên tàu, xe. Hoạt động ngoài trời: Hoạt động khám phá ngoài những lúc trò chuyện tôi có  thể tổ chức những buổi thực hành củng cố kiến thức cho trẻ. Ví dụ: Tôi tổ  chức các trò chơi, cho trẻ  được trải nghiêm chơi trên mô hình   ngã tư đường phố và điều khiển xe đi đúng phần đường qui định khi chơi tham gia  giao thông.  Hoạt động góc: Hướng dẫn trẻ  xây bến xe, xây ngã tư  đường phố, sắp xếp  các phương tiện giao thông và người khi tham gia giao thông trên đường. Sưu tầm  các bài thơ câu chuyện có nội dung giáo dục luật lệ và an toàn giao thông cho trẻ  5
  6. xem tại góc. Cho trẻ  tập làm sách và trang trí sách làm tranh  ảnh về  phương tiện  giao thông và quy định giao thông... Hoạt động chiều: Cho trẻ  xem hình  ảnh, video về  giao thông, từ  đó trẻ  biết   được những hành vi nào đúng, sai khi tham gia giao thông. Củng cố  kiến thức về  an toàn giao thông qua các câu hỏi, đố vui... Hoạt động tham quan dã ngoại:  Đây là một hoạt động mà trẻ  rất hứng thú  tham gia, thu hút được sự chú ý của trẻ. Để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, tôi  đã tổ chức cho trẻ đi tham quan đi bộ hoặc bằng ô tô. Việc trẻ được trải nghiệm   thực tế, sẽ giúp cho trẻ ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn kiến thức về giao thông. Ví dụ: Tổ  chức cho trẻ  đi tham quan đường làng. Trên đường đi trò chuyện  với trẻ về một số luật lệ an toàn giao thông như: ở nông thôn người đi bộ phải đi   sát mép đường  ở  bên phải,  ở  thành phố  thì phải đi trên vỉa hè. Khi tham gia giao  thông phải đội mũ bảo hiểm, phải chấp hành đèn tín hiệu giao thông...  2.2.3. Thiết kế môi trường, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động. Như chúng ta đã biết, trẻ mẫu giáo rất dễ nhớ nhưng lại dễ quên.Trẻ chỉ khó  quên những gì thật sâu sắc, hấp dẫn và nhắc đi nhắc lại. Nắm được những đặc  điểm tâm lí trên của trẻ, để  đưa việc giáo dục an toàn giao thông đến với trẻ, tôi  đã chủ động thiết kế, trang trí tạo môi trường, làm đồ dùng, đồ chơi ở lớp tôi đầy   đủ, phong phú, đa dạng. Căn cứ  vào điều kiện thực tế  của lớp, các nội dung cần giáo dục trẻ  về  an   toàn giao thông, tôi tiến hành tạo môi trường trong và ngoài lớp học mang tính mở  để cho trẻ hoạt động. Ở  trong lớp học: Tôi lựa chọn các nội dung về  giáo dục an toàn giao thông  phù hợp với trẻ lớp tôi, các hình ảnh trang trí phải tươi sáng rõ nét để gây sự chú ý  cho trẻ như hình ảnh ở bài tập mở: Trẻ có thể gạch bỏ những hành vi sai ở trong  bức tranh, nhìn vào tranh trẻ  biết những người tham gia giao thông nào đi đúng  luật... Ví dụ: Khi đến chủ đề “Phương tiện giao thông”, tôi đã trang trí lớp học đẹp   và phù hợp với chủ  đề: Trang trí một số  biển báo đơn giản dưới có ghi tên biển  báo. Trang trí theo chủ đề. Tạo một số góc phố có ý đi đúng luật ở trong lớp. Ở  ngoài lớp học: Tôi tiến hành làm các biển báo về  an toàn giao thông, tạo  sân chơi an toàn giao thông để trẻ được trải nghiệm. Ngoài ra, tôi đề nghị với Ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ  dùng dạy học như: Tranh  ảnh, lô tô, cột đèn tín hiệu, các loại phương tiện giao  thông đường bộ có kích thước lớn, nhỏ khác nhau; xây dựng mô hình ngã tư đường   phố trên sân trường; cung cấp băng đĩa về an toàn giao thông...  6
  7. Tôi vận động các bậc phụ  huynh hổ  trợ  các nguyên vật liệu, trang  ảnh, họa   báo, phế thải, tre, nứa... để tôi làm các đồ dùng dạy học như ô tô, các đèn tín hiệu,   các biển báo, mũ bảo hiểm...  Với bản thân, tôi rất tích cực trong việc chuẩn bị đồ dùng để giáo dục trẻ về  an toàn giao thông cho trẻ. Tôi đã tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có  ở  địa   phương gồm vải vụn, vỏ hộp, tre, nứa, họa báo củ... cùng hướng dẫn trẻ làm ô tô,  làm đoàn tàu từ  bìa để  trẻ  ngồi vào lái khi thực hành, xây dựng mô hình ngã tư  đường phố, làm rào chắn khu vực đường có tàu hỏa đi ngang. Trẻ được làm, được   trải nghiệm trên các đồ  dùng tự  tay trẻ  tạo ra nên rất hứng thú, đam mê vào các  hoạt động có nội dung về an toàn giao thông. Mặt khác, tôi cũng thường xuyên sưu  tầm các hình ảnh động cho trẻ được khám quá qua màn hình ti vi, nên dù không có  điều kiện đến tận nơi nhưng trẻ  vẫn được tận mắt nhìn thấy quá trình tham gia   giao thông của mọi người  ở  các vùng, miền khác nhau (thành phố, nông thôn,  đường làng, đường quốc lộ, các ngã tư có đèn hiệu giao thông, ngã tư không có cột   đèn (hướng dẫn người đi đường là chú cảnh sát), những hình  ảnh vi phạm giao   thông trên thực tế và hậu quả để lại để giáo dục trẻ. Nhờ vậy, hiệu quả giáo dục   mang lại rất thiết thực. 2.2.4. Thiết kế  các trò chơi, các hình thức khác nhau để  giúp trẻ  được   thực hành. Việc tổ  chức các trò chơi nhằm tạo hứng thú cho trẻ  kích thích sự  tò mò tư  duy của trẻ, giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh. Trẻ được tự mình trải nghiệm qua   các tình huống khi tham gia giao thông và biết được một số luật lệ giao thông đơn   giản. Các trò chơi càng mới lạ, càng sinh động, thì  lại càng hấp dẫn trẻ hơn. Mà  trò chơi đó lôi cuốn trẻ thì điều tất yếu là mục tiêu đề ra sẽ đạt được.  Sau đây là một số trò chơi mà tôi đã sử dụng mang lại hiệu quả:  Trò chơi 1: Đèn tín hiệu giao thông. + Mục đích giúp trẻ  nhớ  được ý nghĩa của đèn hiệu giao thông, rèn luyện   phản xạ nhanh, chú ý cho trẻ. + Chuẩn bị: 10 đèn đỏ, 10 đèn xanh, 10 đèn vàng bằng xốp hoặc bìa có tay   cầm. + Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ một đèn tín hiệu xanh, đỏ hoặc vàng.  Cách 1: Khi cô hô đèn nào được đi. Những trẻ  có đèn xanh sẽ  giơ  cao và cả  lớp cùng nói “đèn xanh”. Tương tự: Chuẩn bị ­ “đèn vàng”, Dừng lại ­ “đèn đỏ”. Cách 2: Chơi ngược lại : Khi cô giơ  đèn xanh trẻ  nói “được đi”. Tương tự:  Đèn đỏ ­ “Đứng lại”, Đèn vàng ­ “Chuẩn bị”. 7
  8. Trò chơi 2: Ghép biển báo. + Mục đích: Trẻ biết được 1 số biển báo quen thuộc. Trẻ hiểu được ý nghĩa  của các biển báo đó. Rèn tính nhanh nhẹn cho trẻ. + Chuẩn bị: 2­ 4 bảng được gắn các biển báo báo chưa hoàn chỉnh. Các mảnh  còn lại của các biển báo. + Cách chơi: Cách 1: Trẻ đứng tại bàn. Khi có hiệu lệnh, trẻ phải thật nhanh nhặt các chi   tiết gắn vào biển báo sao cho thành biển báo có ý nghĩa. Sau khi ghép xong, lần  lượt từng trẻ  của từng đội sẽ  lên giới thiệu về  biển báo mà mình vừa ghép. Đội  nào ghép nhanh, chính xác, giới thiệu đúng các biển báo đội đó sẽ chiến thắng. Cách 2: Trên bảng cô gắn rất nhiều các biển báo chưa được hoàn thiện. Khi   có hiệu lệnh, trẻ phải nhảy bật qua 3 vòng và lên nhặt các chi tiết gắn thành biển  báo có ý nghĩa. Sau đó, lần lượt từng trẻ  của từng đội sẽ  lên giới thiệu về  biển   báo mà mình vừa ghép. Đội nào ghép nhanh, giới thiệu đúng biển báo hơn đội đó  sẽ chiến thắng. Ngoài ra, tôi còn tổ chức cho trẻ 1 số trò chơi khác như: người tài xế giỏi, ô tô  và chim sẻ, đi đúng luật, thuyền về  bến, về  đúng đường, vòng quay giao thông,   người lái xe điện hoa, tín hiệu…Các trò chơi được tổ chức vào các hoạt động học,  hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời.   Trẻ  rất hứng thú tham gia, thông qua các trò chơi không chỉ  giúp trẻ  nắm  được một số quy định giao thông cơ bản mà còn rèn luyện cho trẻ khả năng chú ý,   phản ứng nhanh nhẹn. * Tổ chức ngày hội giao lưu “An toàn giao thông vì nụ cười trẻ thơ” Đối với trẻ, được tự mình thực hành, khám phá và trải nghiệm các hoạt động  thực tế dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp trẻ cũng cố lại những hiểu biết và   cách ứng xử những hành vi, thói quen ban đầu trong chấp hành an toàn giao thông.  Qua đó giúp trẻ  rèn luyện tính tự  tin, hoạt bát, khích lệ  niềm vui khi đến trường,   góp phần phát triển trí tuệ, hình thành kỹ  năng sống tích cực cho trẻ. Mặt khác  thông qua giao lưu giúp bản thân tôi cũng như các giáo viên thực hiện tốt nội dung  giáo dục an toàn giao thông được lồng gép trong chương trình giáo dục mầm non,   nâng cao nhận thức, ý thức của phụ huynh đối với việc giáo dục an toàn giao thông  cho trẻ. Do vậy, tôi đã mạnh dạn đề xuất với đồng chí tổ trưởng chuyên môn, xin  ý kiến ban giám hiệu nhà trường cho trẻ khối mẫu giáo lớn được giao lưu về nội  dung “An toàn giao thông vì nụ  cười trẻ  thơ". Được ban giám hiệu cho phép, sự  8
  9. đồng tình ủng hộ của đồng chí tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên dạy trẻ lớp   mẫu giáo 5 tuổi, tôi đã xây dựng kế hoạch và triển khai buổi giao lưu như sau: Đối tượng: Trẻ, giáo viên, phụ huynh Nội dung giao lưu rất đơn giản: gồm 4 phần Phần 1: Giao lưu cùng đội bạn: Các đội chơi sẽ  cùng nhau giao lưu các tiết  mục văn nghệ, tiểu phẩm đo các đội chơi chuẩn bị. Phần 2: Chung sức (toàn đội). Trả lời câu hỏi có nội dung về an toàn giao thông: Ban tổ chức sẽ đưa ra các  câu hỏi, nhiệm vụ của mỗi đội là sẽ trả lời câu hỏi (theo hình thức ai đưa tín hiệu  trước sẽ giành quyền trả lời). Phần 3: Giành cho khán giả: Trả lời các câu hỏi về an toàn giao thông do ban   tổ chức đưa ra. Phần 4: Trải nghiệm (dành cho trẻ): Thực hành đi qua ngã tư  đường phố;  Chọn biển báo theo yêu cầu. Trong một thời gian ngắn tổ chức nhưng hiệu quả mang lại khá cao, tạo nên  sự hào hứng, sôi nổi cho cô, trẻ và phụ huynh. 2.2.5. Tuyên truyền, phối kết hợp với gia đình để giáo dục trẻ: Phương pháp giáo dục kết hợp giữa gia đình và nhà trường là phương pháp  quan trọng. Cho dù thực hiện phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ theo hướng nào  nếu như  chỉ  có nhà trường và giáo viên nỗ  lực cố  gắng mà không có sự  phối kết   hợp với gia đình và các bậc phụ huynh về cách chăm sóc giáo dục trẻ thì hiệu quả  giáo dục sẽ  không cao. Đặc biệt là nội dung giáo dục an toàn giao thông lại càng   cần thiết và quan trọng. Bởi vì khi ở trường trẻ chỉ được thực hành mô phỏng đơn  giản còn ở nhà trẻ sẽ được cùng bố mẹ  tham gia giao thông hằng ngày. Nếu phụ  huynh không có kiến thức, ý thức tham gia giao thông tốt thì không thể hình thành   cho trẻ  những kiến thức, kỹ  năng đơn giản về  an toàn giao thông.  Chính vì thế,  việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ   luôn đòi hỏi sự  phối hợp, kết hợp chặt  chẽ, đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình.  Đầu năm học nhà trường tổ chức họp phụ huynh phổ biến “Một số quy định  của trường” và tuyên truyền tới các bậc phụ  huynh nội dung “Giáo dục an toàn  giao thông” cho trẻ  về  “Một số  nguyên nhân gây tại nạn giao thông” đặc biệt tai   nạn giao thông đối với trẻ nhỏ. Từ đó giúp cho phụ huynh thấy được sự cần thiết   giáo dục an toàn giao thông cho trẻ  đồng thời có được sự  phối kết hợp chặt chẽ  giữa gia đình, nhà trường và xã hội để làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông   cho trẻ trong trường Mầm non. 9
  10. Tổ  chức cho phụ  huynh ký cam kết việc chấp hành an toàn giao thông như:  đưa đón trẻ đúng giờ, đội mũ bảo hiểm và chở đủ số người; Tuyệt đối không cho  trẻ  cầm theo đồ  ăn hoặc đồ  chơi  khi ngồi yên sau; Nắm chặt tay trẻ  khi qua  đường; Khi đón trẻ để  xe trật tự, đúng nơi quy định, tránh gây ùn tắc trước cổng   trường.  Khi  ở  nhà không cho trẻ  tự  đi chơi một mình hoặc chơi đùa giữa lòng  đường; Không cho trẻ vứt vỏ hộp sữa, chai nước... ra đường vì dể gây tai nạn giao   thông. Thông qua các giờ đón, trả trẻ, tuyên truyền cho phụ huynh biết giáo dục an  toàn giao thông cho trẻ nên bắt đầu từ những điều đơn giản nhất và cách dạy cho   trẻ hữu hiệu nhất là phải kết hợp giữa “nói” và “thực hiện”. Tôi hướng dẫn phụ  huynh cần tập cho trẻ thói quen quan sát, cách xử lý tình huống khi đi đường, cùng   trẻ đi về phía phải, nếu đi bộ phải đi bên lề đường, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên  xe gắn máy... nhắc nhở  trẻ  cẩn thận vì những hậu quả  của việc bất cẩn có thể  xảy ra tai nạn giao thông. Tôi sắp xếp bố trí, xây dựng góc tuyên truyền về an toàn giao thông của lớp;  lựa chọn hình ảnh phù hợp với nội dung, điều kiện thực tế của  lớp mình: Những  hình ảnh về hành vi đúng, sai khi tham gia giao thông, các nguyên nhân dẫn đến tai  nạn giao thông, các biển báo giao thông... nội dung được tôi thay đổi thường xuyên  để gây sự chú ý đối với phụ huynh nhằm nhắc nhở họ luôn ghi nhớ và thực hiện   đúng để  đảm bảo an toàn cho bản thân, cho trẻ  và mọi người khi tham gia giao  thông. Qua biện pháp này phụ  huynh cùng phối hợp với giáo viên, với nhà trường   dạy trẻ biết một số luật lệ an toàn giao thông đơn giản mà cần thiết. Bản thân các  bậc phụ  huynh cũng nắm được, ý thức và hiểu biết hơn để  tham gia giao thông   trên đường phố, cần thực hiện đúng luật nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy  ra. 2.3. Kết quả đạt được: Qua việc thực hiện các biện pháp trên cùng với sự nổ lực phấn đấu của bản   thân sau một năm học tôi thấy việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ đã mang lại   hiệu quả thiết thực. Cụ thể:  Đối với trẻ: Đạt Chưa đạt Nội dung khảo sát SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Nắm kiến thức cơ bản về ATGT 28/30 93,3% 2/30 6,7% Có   kỹ   năng   thực   hành,   trải   nghiệm   về  29/30 96,7% 1/30 3,3% ATGT 10
  11. Trẻ  nhận biết được một số  hành vi đúng,  29/30 96,7% 1/30 3,3% sai khi tham gia giao thông Trẻ  nhận biết được ký hiệu đơn giản của  27/30 90% 3/30 10% một số biển báo giao thông. Đối với phụ huynh: 100% phụ huynh nắm và thực hiện tốt các quy định về an   toàn giao thông đường bộ: Phụ  huynh và trẻ  luôn đội mũ bảo hiểm khi đi trên  đường, để  xe đúng quy định khi đưa đón trẻ, quản lý trẻ  tốt trong thời gian trẻ   ở  nhà... Đối với bản thân: Sau một năm thực hiện đề  tài này bản thân tôi đã rút ra cho mình được rất   nhiều bài học quý giá như: Kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ  được nâng cao rõ rệt đặc biệt là tổ  chức  giờ chơi, hoạt động ngoài trời cho trẻ          Có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc xây dựng kế hoạch, thiết kế nội dung   hoạt động cho trẻ. Biết sử  dụng tối đa nguyên vật liệu sẵn có  ở  địa phương để  làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các giờ hoạt động cho trẻ, biết tận dụng sản phẩm   của trẻ để trang trí, tạo môi trường một cách phù hợp.  Có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác phối kết hợp với phụ  huynh để  tạo cho trẻ cơ hội phát triển toàn diện về mọi mặt.  Đạt được kết quả  như  vậy, ngoài việc nắm chắc nội dung, phương pháp,   hình thức tổ chức cho trẻ nắm kiến thức về an toàn giao thông đường bộ, chuẩn bị  tốt các điều kiện trước khi lên lớp, bên cạnh đó còn có sự đóng góp không nhỏ của  Ban giám hiệu nhà trường trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, bổ sung cơ sở vật chất,   trang thiết bị; các bậc phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu, tranh ảnh, sách báo để  hổ  trợ  cho tôi làm đồ  dùng đồ  chơi trong việc thực hiện giáo dục an toàn giao  thông cho trẻ. 3. PHẦN KẾT LUẬN: 3.1. Ý nghĩa của đề tài “Hạnh phúc đơn giản là an toàn trên đường tới trường”   Đúng như  vậy,  việc thực hiện quá trình nghiên cứu đề  tài sáng kiến kinh  nghiệm trên đã cho thấy việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ 5 tuổi đã đem lại   hiệu quả cao. Trẻ đã nắm và thực hành được các kiến thức cơ  bản, cần thiết về  an toàn giao thông. Trẻ tự tin, mạnh dạn hơn khi tham gia giao thông và các hoạt   động tập thể; môi trường giáo dục ở trường, ở lớp ngày càng đầy đủ, phong phú.  Mặt khác khi áp dụng các giải pháp trên đã hạn chế  được tình trạng tai nạn   giao thông  ở  trẻ  mầm non, tránh được sự  ùn tắc giao thông trước cổng trường  11
  12. trong những giờ đón, trả trẻ và còn nâng cao nhận thức, ý thức của phụ huynh về  giáo dục an toàn giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông.  Với những kết quả được như hôm nay, tôi rất phấn khởi và tự tin hơn khi tổ  chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Từ  những giải pháp trên   tôi rút ra những bài học kinh nghiệm sau: Là giáo viên mầm non trước hết phải yêu nghề  mến trẻ, có sự  say mê với   nghề  nghiệp. Cần phải đầu tư  thời gian tìm tòi, nghiên cứu tài lệu, tự  trau dồi   kiến thức chuyên môn, cần sáng tạo nhiều trong phương pháp đặc biệt là phương   pháp dạy “Lấy trẻ  làm trung tâm”; áp dụng nhiều hình thức dạy học mới, sáng   tạo, sinh động, hấp dẫn trẻ, nhằm nâng cao kết quả  cho trẻ  nắm vững các kiến   thức nói chung, kiến thức về an toàn giao thông nói riêng. Xây dựng kế  hoạch giáo dục đảm bảo, linh hoạt, sáng tạo và có sự  điều   chỉnh cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ trong lớp, trong từng thời điểm. Làm tốt công tác xây dựng cơ  sở  vật chất, trang thiết bị, đồ  dùng, đồ  chơi,   chuẩn bị môi trường, điều kiện để  tổ  chức giờ  hoạt động cho trẻ. Bởi vì đối với  trẻ tư duy trực quan đang chiếm  ưu thế, nếu có đủ  điều kiện cơ  sở  vật chất, đồ  dùng, đồ chơi và các điều kiện khác; tạo môi trường hấp dẫn, gần gũi, thân thiện   sẽ lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động để đạt mục tiêu đề ra. Làm tốt công tác phối hợp với phụ  huynh, phối kết hợp với các ban ngành   trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ  nói chung và giáo dục an toàn giao thông  đường bộ cho trẻ nói riêng.  Cần tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông bằng nhiều hình thức,   môn học khác nhau như  trò chơi, trải nghiệm, hội thi... để phát huy hết khả năng,   tính tích cực của trẻ mới đạt mục tiêu đề ra. Các biện pháp giáo dục của cô giáo, nhà trường, sự kết hợp của phụ huynh đã  góp phần mang lại hiệu quả cao cho việc giáo dục an toàn giao thông.  3.2. Kiến nghị, đề xuất: Có thể  nói rằng giáo dục an toàn giao thông cho trẻ   ở  trường Mầm non là  việc làm thực sự  cần thiết và quan trọng nhưng cũng gặp phải những khó khăn  nhất định. Vì vậy tôi xin có một vài đề xuất nhỏ như sau: * Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo. Cần hỗ trợ các phương tiện đồ dùng, đồ chơi, thực hành cho nhà trường trong  việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ. Tăng cường mở các lớp tập huấn về an toàn giao thông trong trường học. * Đối với nhà trường:  12
  13. Ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên về  Tham   mưu tích  cực  với  lãnh  đạo các  ban  ngành,  đoàn  thể   để  nhằm  tăng  trưởng cơ sở vật chất, trang thiết bị  cho trường mầm non nhằm đáp ứng yêu cầu  giáo dục trong giai đoạn hiện nay. *  Đối với giáo viên:  Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ, chuyên môn, nhiệp vụ. Giáo viên phải trang bị  cho mình những kiến thức về  an toàn giao thông.   Gương mẫu, đi đầu trong việc chấp hành an toàn giao thông. Chấp hành luật giao thông chính là bảo vệ bản thân và gia đình. Hãy là những   tấm gương sáng để trẻ noi theo. Vì tương lai của đất nước hãy nghiêm chỉnh chấp  hành luật lệ an toàn giao thông. Trên đây là “Một số biện pháp giáo dục an toàn   giao thông đường bộ cho trẻ trong trường mầm non ” mà bản thân đã thực hiện  trong thời gian qua. Trong quá trình tích lũy kinh nghiệm và viết đề tài không tránh  khỏi những khiếm khuyết, hạn chế rất mong được sự  góp ý hội đồng khoa học   các cấp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn./.                                                       13
  14. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1