Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non
lượt xem 7
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non" là tìm ra nhiều biện pháp giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức về những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi một cách nhẹ nhàng không gò bó; Tìm ra các biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 5 - 6 tuổi đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non
- MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài:“Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”. 1.Lý do chọn đề tài: Bác Hồ đã nói: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” Trẻ emlà nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là chủ nhân của đất nước trong tương lai, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc - xã hội chủ nghĩa. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Trong công tác giáo dục việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh sẽ tạo nên nhân cách cho trẻ, đó chính là con đường giúp trẻ lớn lên và phát triển toàn diện. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên nhưng lại mang nền tảng rất quan trọng đối với việc giáo dục sau này.Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng rất non nớt,rất trong sáng và dễ tiếp thu những cái tốt cũng như những cái xấu bên ngoài. Tuy nhiên ở lứa tuổi này nếu như không biết uốn nắn trẻ đến nơi thì sẽ gây khó khăn cho các bậc học sau này. Chính vì vậy người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ nhỏ Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy “ Không sạch sẽ thì bẩn, bẩn thỉu sinh bệnh tật”. Bác luôn mong muốn và đã kêu gọi mọi người phải chú ý giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước ta đã không ngừng quan chăm sóc thế hệ trẻ vì trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là thế hệ kế tục và phát triển sự nghiệp của cha ông. Để cho trẻ em có thể phát triển tốt về mọi mặt thì nhờ vào rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là yếu tố vệ sinh phòng bệnh vì trẻ em nói chung và trẻ mầm non nói riêng là lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất vì cơ thể trẻ còn yếu, sức đề kháng kém. Muốn trẻ em được phát triển toàn diện thì ngoài việc chú ý tới yếu tố vệ sinh phòng bệnh ra còn cần phải chú ý tới việc giáo dục những hành vi văn minh cho trẻ. Những hành vi của trẻ có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của trẻ đến môi trường xung quanh. Đối với trẻ thơ, việc hình thành những hành vi ban đầu có ý nghĩa vô cùng to lớn. Nhữngthói quen có hành vi văn minh lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con
- người, là hành vi văn hóa. Chính vì vậy mà ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, giáo dục từ cử chỉ, lời nói, hành động văn minh, lịch sự thì lớn lên trẻ mới trở thành người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Trên thực tế, trong xã hội hiện nay, các gia đình thường chú trọng đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến rèn luyện cho trẻ những thói quen tự phục vụ và những hành vi văn minh đẹp. Các bậc cha mẹ thường luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ trẻ, khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm đến người khác và các thói quen và hành vi của bản thân trong cuộc sống còn rất nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức,tình cảm của trẻ. Chính vì vậy mà người giáo viên cần áp dụng nhiều biện pháp để rèn luyện cho trẻ những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh, để tạo nền tảng vững chắc cho trẻ phát triển nhân cách về sau này. Từ những lý do trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”. 2. Mục đích nghiên cứu Để tìm ra nhiều biện pháp giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức về những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi một cách nhẹ nhàng không gò bó. Tìm ra các biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 5 - 6 tuổi đạt kết quả cao. 3. Đối tượng nghiên cứu Một số biện pháp rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non. 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm - Trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi A1 trong Trường mầm non Phú Cường - Số trẻ nghiên cứu là 26 trẻ 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tìm tài liệu - Phương pháp điều tra khảo sát - Phương pháp đàm thoại - Phương pháp so sánh - Phương pháp dùng lời giải thích - Phương pháp thu thập xử lý số liệu 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu: - Đề tài thực hiện và áp dụng tại trường mầm non Phú Cường - huyện Ba Vì - Hà Nội - Đề tài được thực hiện từ tháng 9 năm 2019 đến tháng 6 năm 2020
- PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1.Cơ sở lý luận của vấn đề: 1.1 Cơ sở lý luận: Ngay từ nhỏ trẻ cần được uốn nắn, dạy dỗ về những thói quen vệ sinh và có nhưng lời nói, cử chỉ văn minh lịch sự thì sau này mới trở thành những người có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Thói quen vệ sinh sạch sẽ giúp trẻ phòng chống được bệnh tật, còn thói quen có hành vi văn minh lịch sự là nền tảng đạo đức của mỗi con người, là hành vi văn hóa. Trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng, cơ thể trẻ còn yếu ớt, môi trường bên ngoài thì phức tạp. Trẻ ở độ tuổi này luôn hiếu động, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh. Do đó giáo viên cần rèn cho trẻ có những thói quen vệ sinh sạch sẽ và hành vi văn minh ngay từ nhỏ để trẻ có thể bảo vệ được cơ thể, hiểu được những phép tắc trong giao tiếp, biết cách ứng xử đẹp và văn minh mọi lúc mọi nơi từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách. Nhưng nhiều phụ huynh lại cho rằng ở lứa tuổi này con mình chưa đến tuổi phải học những điều này và làm thay con mọi việc, thì có nghĩa là cha mẹ đang lấy đi quyền được khám phá, học hỏi và cơ hội phát triển bản thân của trẻ. Trái lại, nếu trẻ được cha mẹ, cô giáo hướng dẫn và rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh từ sớm thì trẻ sẽ sớm tự lập, có nề nếp tốt trong cuộc sống, giúp trẻ hình thành nhân cách tích tực. Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách mới để đáp ứng với xu thế đổi mới và phát triển trên thế giới, là một phần không thể thiếu trong nội dung giáo dục trẻ. Việc rèn luyện những thói quen và hành vi văn minh cho trẻ là điều cần thiết, để tạo cho trẻ những thói quen tốt. Những thói quen này được lặp đi lặp lại hàng ngày và trở thành những kỹ năngđó là những kỹ năng tự phục vụ bản thân Tôi nhận thấy rằng việc rèn cho trẻ có những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ 5 - 6 tuổi hiện nay đang là vấn đề bức xúc, là việc làm cần thiết đóng vai trò to lớn trong việc giáo dục trẻ, không riêng gì bậc học mầm non mà còn nhiều bậc học khác nữa. Đây là vấn đề lớn của toàn xã hội,việc rèn cho trẻ có được những thói quen vệ sinh sạch sẽ và những hành vi ứng xử lịch sự sẽ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp,phát triển toàn diện theo nhân cách con người mới. Trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục, là một người giáo viên mầm non tôi nguyện góp sức nhỏ bé của mình vào việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhằm góp phần phát triển nhân cách ban đầu cho trẻ.
- 1.2. Cở sở thực tiễn: Ở các nước trên thế giới nói chung và ở nước Việt Nam chúng ta nói riêng, vào đầu năm 2020 đã xuất hiện một đại dịch có tên là Covid 19 - một chủng mới của virus Corona, gây viêm đường hô hấp cấp ở người và có khả năng lây lan từ người sang người. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, Bộ Y tế đã khuyến cáo và Thủ tướng đã ra chỉ thị yêu cầu mọi người hãy: Thường xuyên rửa tay ( Sử dụng xà phòng rửa tay hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn) Hạn chế ra ngoài và đến nơi đông người Nếu phải ra ngoài thì hãy đeo khẩu trang Khi ho, hắt hơi hãy che mũi và miệng bằng khuỷu tay hoặc khăn giấy Hãy đến cơ sở y tế nếu bạn bị sốt, ho và khó thở Thấy được sự nguy hiểm của dịch bệnh đang lây lan rất nhanh trong cộng đồng và muốn phòng chống dịch bệnh tốt nhất chúng ta cần tự chăm sóc và bảo vệ chính bản thân chúng ta. Điều mà tôi lo lắng ở độ tuổi chưa có khả năng phòng bệnh tốt nhất chính là trẻ em, đặc biệt là những trẻ mầm non khi mà trẻ em bây giờ được bố mẹ và gia đình bao bọc, nuông chiều, cho nên có rất nhiều trẻ chưa có những thói quen vệ sinh sạch sẽ và hành động văn minh trong cuộc sống. Nếu ngay từ nhỏ trẻ không có nề nếp vệ sinh tốt, cách ứng xử văn minh thì lớn lên rất khó rèn và tạo cho trẻ thói quen tốt. Tầm quan trọng của việc rèn luyện cho trẻ những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ em nói chung và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng là rất cần thiết . Điều đó giúp cho cơ thể trẻ phát triển tốt, chống đỡ được các bệnh tật, tránh được những dị tật, thích nghi được với điều kiện sống, hình thành những thói quen cơ bản để giúp trẻ có nhiều nề nếp tốt.Việc rèn luyện cho trẻ có những thói quen vệ sinh cá nhân thường xuyên không chỉ vào một thời gian nào đó mà cần phải rèn luyện hàng ngày một cách thường xuyên . Vì vậy việc rèn các thói quen cho trẻ chính là yếu tố cơ bản để quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 2.1. Thuận lợi: +Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo cấp trên, của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ba Vì và Ban giám hiệu nhà trường luôn chỉ đạo sát sao kiểm tra thường xuyên đến từng giáo viên, luôn tạo cơ hội cho giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn, tạo mọi điều kiện để giáo viên thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. + Lớp được chia đúng độ tuổi, trang trí môi trường học tập đẹp hấp dẫn đối với trẻ và lớp được phân công đủ hai giáo viên.
- + Đa số giáo viên đều thấy được vai trò của việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ, đây chính là con đường ngắn nhất và nhanh nhất để giáo dục nhân cách cho trẻ. Do đó tôi luôn tựtìm tòi và học hỏi các đồng nghiệp, qua sách báo, phương tiện thông tin đại chúng…để có thêm kiến thức dạy trẻ thông qua các hành vi vệ sinh và giao tiếp hàng ngày, lồng ghép vào các giờ hoạt động trên lớp. + Giáo viên trong lớp có tinh thần đoàn kết cao đã phối hợp với nhau trong công tác giảng dạy. + Bản thân tôi là một giáo viên rất yêu nghề mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng và được phụ huynh tin yêu. + Luôn luôn được sự ủng hộ, giúp đỡ các bậc phụ huynh trong công tác rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ, đã tạo động lực lớn về tinh thần cho giáo viên tiếp tục cố gắng. + Trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, trẻ đồng đều về lứa tuổi. + Trẻ đi học chuyên cần cao nên đảm bảo quá trình dạy và học của trẻ không bị gián đoạn. 2.2. Khó khăn + Trẻ còn nhút nhát,chưa mạnh dạn và tự tin trong các hoạt động. + Nhận thức của trẻ chưa đồng đều nên việc tiếp thu kiến thức của trẻ còn gặp nhiều khó khăn. + Cơ sở vật chất còn ít, chưa phong phú, đồ dùng phục vụ và phòng học còn chật hẹp gây khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động + Phụ huynh của lớp phần đông là làm ruộng không có thời gian để ý đến con cái nhiều. Một số phụ huynh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn cho trẻ có những thói quen vệ sinh sạch sẽ và có hành vi văn minh trong cuộc sống, phụ huynh còn nuông chiều trẻ, làm hộ trẻ mọi thứ dẫn đến các con luôn ỷ lại, mất đi khả năng tự phục vụ. 2.3. Khảo sát thực trạng: - Tổng số : 26 trẻ, trong đó : + Nam : 14 trẻ + Nữ : 12 trẻ Vào đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng thói quen vệ sinh và hành vi văn minh của trẻ, để nắm bắt được tình hình, tính cách, khả năng và mức độ đạt được ở trẻ, từ đó lên kế hoạch phù hợp tìm ra những biện pháp và đưa ra một số tiêu chí đánh giá trẻ cụ thể như sau: (Minh chứng 1: Bảng khảo sát chất lượng thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ lớp 5TA1 đầu năm học)
- 3. Những biện pháp thực hiện: 3.1.Nghiên cứu và lựa chọn những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ 3.2.Tạo môi trường sư phạm sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; giáo viên gương mẫu, thân thiện 3.3.Rèn những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi,khi tham gia các hoạt động trong ngày ở trường 3.4.Giáo viên luôn trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn 3.5.Phối hợp với phụ huynh cùng rèn luyện cho trẻ những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh 4. Biện pháp thực hiện (Biện pháp từng phần): 4.1. Nghiên cứu và lựa chọn những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ Tôi đã tìm hiểu và đọc nhiều tài liệu và thấy rằng với độ tuổi 5 - 6 tuổi thì trẻ bắt đầu có sự nhận thức và phát triển về mọi mặt, trẻ thường thể hiện chính kiến của mình và thường tỏ ra bướng bỉnh, ham chơi, hiếu động, kém tập trung…Vì vậytôi đã lựa chọn những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh đơn giản gần gũi, nhẹ nhàng để trẻ có thể tiếp thu nhanh và hiệu quả như: - Trẻ có thói quen vệ sinh tự phục vụ: + Trẻ tự rửa mặt, rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh + Trẻ biết chải tóc, đánh răng, xúc miệng nước muối, mặc quần áo gọn gàng, không nghịch bẩn… - Trẻ có hành vi văn minh, lịch sự trong trường, lớp: + Trẻ biết cảm ơn, xin lỗi, vâng lời, lễ phép khi giao tiếp với mọi người. +Trẻ biết chào hỏi lễ phép, đi lại nhẹ nhàng, biết mời cô, mời bạn trước khi ăn, không nói chuyện trong giờ ăn, biết dùng tay, khăn che miệng khi hắt hơi, ho, ngáp, ăn mặc phù hợp với thời tiết…. +Trẻ biết nhường nhịn, vui chơi đoàn kết với các bạn trong lớp và biết giúp đỡ nhau trong các hoạt động. +Trẻ có thói quen nề nếp trong học tập như giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. +Vệ sinhtrường lớp gọn gàng, sạch sẽ; biết sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng và cất đồ chơi đúng nơi quy định.….. + Trẻ có thói quen, hành vi bảo vệ môi trường, cây xanh như: không ngắt lá, bẻ cành, vứt rác bừa bãi..
- 4.2. Tạo môi trường sư phạm sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp; giáo viên gương mẫu, thân thiện *Đối với môi trường sư phạm: Để trẻ thấy mỗi ngày đến lớp thật thoải mái và vui vẻ thì hàng ngày tôi cần tạo ra một không gian trong và ngoài lớp thật sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Điều đó sẽ giúp cho trẻ có thể học hỏi và làm theo thói quen vệ sinh và hành vi mà tôi tạo ra ở lớp. Cụ thể là ở những góc chơi tôi sắp xếp gọn gàng ngăn nắp Ví dụ: + Góc kỹ năng: Tôi chuẩn bị cho trẻ những đồ dùng và đồ chơi như quần áo, giầy dép, gương, lược…để trẻ thoái mái chơi, được thực hành những thói quen tự phục vụ cho bản thân. + Góc văn học: Tôi thường xuyên thu thập, sưu tầm tư liệu: Sưu tầm các bài thơ, bài hát, câu chuyện… có nội dung giáo dục thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ điều đó không chi làm cho tiết học sôi nổi mà con mang tính chất giáo dục cao. Ngoài các góc chơi này ra thì ở các góc chơi khác tôi đều chuẩn bị thật nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn bắt mắt trẻ bởi trẻ thường bị thu hút bởi những đồ chơi lạ và đẹp mắt, điều đó khiến trẻ sẽ hứng thú hơn khi tham gia vào các hoạt động. Tôi luônbổ sung thêm đồ dùng mới như những đôi giày, cái áo, bàn chải đánh răng mới, …, trang trí và thay đổi đồ dùng theo các sự kiện ở các góc để tạo cảm giác mới lạ hấp dẫn trẻ để kích thích trẻ tham gia hoạt động vệ sinhvà thể hiện hành vi văn minh Thay đổi đồ dùng đồ chơi theo tháng gắn với các sự kiện và mỗi lần chuẩn bị các đồ dùng, đồ chơi thì tôi luôn cho trẻ thực hiện cùng. Ngoài ra tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ thi đua theo tổ như lau dọn kệ góc, sắp xếp đồ chơi gọn gàng. Từ đó hình thành cho trẻ thói quen gọn gàng, ngăn nắp (Minh chứng 2: Hình ảnh các góc được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ) *Đối với giáo viên : - Giáo viên cần ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo, hướng dẫn tận tình cho trẻ về những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh. - Cô giáo cần nắm rõ đặc điểm của từng trẻ trong lớp. - Do trẻ còn nhỏ, lúc nhớ lúc quên cho nên lời hướng dẫn của cô phải đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng - Trẻ con hay bắt chước theo người lớn cho nên cô giáo luôn phải tuân thủ lời nói đi đôi với việc làm, hàng ngày cô thực hiện đúng theo yêu cầu vệ sinh chung của nhà trường và theo thời gian biểu, kế hoạch đề ra, giờ nào việc ấy . Với những việc làm tốt được lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ thành thói quen tốt.
- - Ở lớp tôi luôn ứng xử công bằng, vô tư với các con; lời nói cử chỉ phải nhẹ nhàng. Lắng nghe ý kiến của trẻ, không ngắt lời của trẻ, khi trẻ chào cô thì cô chào lại bằng câu trọn vẹn :“ Cô chào con” để trẻ học tập. 4.3. Rèn những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi,khi tham gia các hoạt động trong ngày ở trường lớp Khi tham gia vào các hoạt động trong ngày của trẻ tôi quan sát thấy các con chưa có ý thức tự phục bản thân, còn nói trống không, lời nói chưa lễ phép, cho nên tôi đã sử dụng biện pháp này.Việc rèn những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi và khi tham gia các hoạt động trong ngày ở trường lớp là rất quan trọng bởi vì đó là hoạt động một ngày của trẻ. Việc dạy đan xen, lồng ghép vào các hoạt động trong một ngày của trẻ có ý nghĩa rất lớn để có thể tạo ra những thói quen và hành vi tốt ở trẻ. Điều đó được tôi thực hiện như sau: * Giờ đón trẻ: - Trước khi vào lớp cô nhắc trẻ phải chào bố mẹ, ông bà, chào cô rồi vào lớp, sau đó cô nhắc trẻ cất dép, cất ba lô đúng nơi quy định. - Dạy trẻ biết lễ phép chào khách khi tới thăm lớp - Giờ điểm danh cô dạy trẻ biết xưng hô lễ phép khi cô gọi tên, nói đầy đủ trọn vẹn câu, nếu trẻ sai cô nhẹ nhàng sửa cho trẻ. - Cô trò chuyện với trẻ về những việc con đã làm trước khi đến lớp bằng cách đặt câu hỏi: Sáng ngủ dậy con làm những công việc gì? Trước khi đi học con làm gì? Trẻ chia sẻ ý kiến của mình từ đó cô chỉnh sửa và dạy những trẻ chưa thực hiện được. (Minh chứng 3: Trẻ biết chào cô, chào bố mẹ, xếp dép đúng nơi quy định trước khi vào lớp) *Hoạt động thể dục sáng: Nhắc trẻ xếp hàng ngay ngắn, không tranh giành chạy khỏi hàng khi đi tập thể dục và khi tập thì tập đúng động tác theo cô không đùa nghịch xô đẩy bạn. Qua đó giáo dục trẻ chăm tập thể dục không chỉ ở lớp mà khi về nhà các con hãy tập thể dục thường xuyên để có cơ thể khỏe mạnh. ( Minh chứng 4: Hình ảnh trẻ biết xếp hàng ngay ngắn khi tập thể dục) *Hoạt động ngoài trời: Khi tham gia các tiết học ngoài trời thường gắn với các bài học, các sự kiện thì tôi luôn lồng ghép nhưng câu hỏi để giáo dục trẻ về ý thức vệ sinh và những hành vi văn minh: - Giáo dục trẻ biết yêu quý và bảo vệ môi trường và những cảnh đẹp thiên nhiên như không hái hoa, bẻ cành, vứt rác bừa bãi, nhặt lá vệ sinh sân trường,…. Ví dụ:
- - Khi cho trẻ quan sát cây bàng tôi đặt câu hỏi với trẻ: + Cây xanh có ích lợi gì ? + Để bảo vệ và chăm sóc cho cây, các con phải làm gì? - Khi cho trẻ quan sát thời tiết và đặt câu hỏi đàm thoại với trẻ: + Hôm nay thời tiết thế nào? + Với thời tiết hôm nay các con phải mặc trang phục như thế nào? Qua đó giáo dục, nhắc nhở trẻ phải mặc quần áo phù hợp với thời tiết. - Khi chơi nhắc nhở trẻ phải có hành vi đúng mực: Dạy trẻ đoàn kết khi chơi, nhường nhịn đồ chơi với bạn, biết chờ đến lượt khi tham gia chơi,…. (Minh chứng 5 :Hình ảnh trẻ biết chăm sóc cây xanh, vệ sinh sân trường và biết nhường nhịn đồ chơi với bạn ) *Hoạt động học: Vào các giờ hoạt động học trong ngày của trẻ tôi thường xuyên đan xen, lồng ghép việc giáo dục những thói quen và hành vi văn minh cho trẻ bằng cách đặt câu hỏi cho trẻ. Với trẻ nhỏ thì hoạt động vui chơi là chủ đạo, phải lấy trẻ làm trung tâm. Vì thế khi dạy trẻ về những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh thì tôi luôn phải đổi mới các hình thức, phương pháp thay vì dùng lời nói cứng nhắc bằng cách với mỗi bài học tôi sẽ lồng ghép dưới dạng trò chơi như vậy sẽ làm trẻ thấy hứng thú và thu hút nhiều trẻ tham gia hơn. Ví dụ: + Ở giờ khám phá khoa học: Làm thế nào để cơ thể khỏe mạnh? Thay vì dạy trẻ cứng nhắc tôi cho trẻ tham gia chơi trò chơi “ Ai thông minh”. Tôi yêu cầu trẻ chơi theo nhóm và tìm ra những thói quen vệ sinh tốt, những thực phẩm tốt cho cơ thể. Tôi chuẩn bị cả những hình ảnh về thói quen vệ sinh và thực phẩm không tốt cho cơ thể để trẻ tìm và phân biệt ra được đâu là những thói quen và thực phẩm tốt cho cơ thể. + Vào giờ tạo hình thì ngoài việc vẽ ra, tôi lồng ghép giáo dục trẻ thói quen vệ sinh và hành vi văn minh như không vẽ bậy lên vở, vẽ ra bàn, khi thực hiện xong bài tập thì lau tay, giữ gìn sách vở, biết cất đồ dùng đúng nơi qui định…. Khi học bài hướng dẫn trẻ tư thế ngồi và cách cầm bút đúng cách; biết chú ý lắng nghe ý kiến của người khác và đáp lại bằng cử chỉ; biết giơ tay khi phát biểu ý kiến ; không nói leo;… (Minh chứng 6:Hình ảnh khi học trẻ biết ngồi ngay ngắn, giơ tay khi phát biểu ý kiến) *Hoạt động góc:
- Trước khi trẻ về các góc chơi tôi giáo dục trẻ có hành vi đẹp khi chơi như: Lấy đồ chơi nhẹ nhàng; đoàn kết và nhường nhịn nhau trong khi chơi; chơi xong thì cất đồ chơi đúng nơi qui định. Trong quá trình chơi cô luôn bao quát trẻ, nhắc nhở trẻ khi chơi biết giúp đỡ nhau và xưng hô phù hợp với vai chơi của mình, có cách ứng xử đẹp trong mọi tình huống. Ví dụ: + Khi trẻ chơi ở góc phân vai, nhóm chơi bác sĩ dạy trẻ có hành vi lễ phép với bệnh nhân, chăm sóc bệnh nhân chu đáo, biết vệ sinh dụng cụ y tế sạch sẽ,….. + Tôi luôn giới thiệu những đồ dùng đồ chơi mà cô làm được tận dụng bằng những phế liệu. Mỗi chủ đề sự kiện đều lồng ghép những bài học rèn cho trẻ có được những thói quen và hành vi tốt. Ở các góc chơi khác cũng vậy tôi luôn chơi cùng trẻ và đưa ra những tình huống để giáo dục cho trẻ. (Minh chứng 7: Hình ảnh trẻ có hành vi ứng xử ân cần, chu đáo khi tham gia chơi ở nhóm chơi bác sĩ tí hon) *Giờ ăn trưa, ngủ trưa: - Giờ ăn trưa: + Kết hợp đọc bài thơ “ Giờ ăn cơm” để trẻ hiểu rõ hơn kĩ năng khi ăn cơm. + Tạo cho trẻ thói quen trước khi ăn phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ;khi ăn trẻ biết giúp cô bê cơm; lấy khăn và đĩa; mời cô và bạn trước khi ăn…. + Trong khi ăn tôi tạo cho trẻ thói quen tốt và vệ sinh sạch sẽ như: Cầm thìa và giữ bát đúng tay; xúc cơm nhẹ nhàng không làm đổ; nhặt cơm rơi vào đĩa khi làm rơi; khi ho, hắt hơi phải che miệng,…. + Sau khi ăn xong tạo thói quen cho trẻ lau miệng; xúc miệng nước muối; uống nước và đi vệ sinh trước khi ngủ; giúp cô lau dọn bàn ghế… Khi uống nước thì ưống từ từ và úp cốc đúng nơi quy định (Minh chứng 8:Hình ảnh những thói quen vệ sinh và hành vi tốt trong giờ ăn) - Giờ ngủ trưa: + Kết hợp cho trẻ đọc bài thơ “ Giờ đi ngủ” + Trước khi trẻ ngủ tôi kết hợp kể chuyện cho trẻ nghe, tôi sẽ chọn những câu chuyện giáo dục trẻ giữ vệ sinh và ứng xử văn minh trong cuộc sống như: Gấu con bị sâu răng; Tích chu; Thỏ con không vâng lời….Ngoài ra tôi hát ru cho trẻ nghe để tạo cho trẻ có cảm xúc về tình cảm + Khi trẻ ngủ tôi rèn cho trẻ giữ trật tự khi ngủ; không nói chuyện cười đùa; nằm duỗi thẳng chân…. *Hoạt động chiều:
- Cho trẻ lau dọn các góc và vệ sinh đồ dùng đồ chơi cùng với cô qua hình thức thi đua theo tổ, nhóm. Khi trẻ ăn bữa chiều xong luôn nhắc trẻ phải rửa tay trước khi ăn và khi ăn xong thì lau miệng, xúc miệng nước muối… Tôi thường xuyên đưa những hình ảnh về thói quen và hành vi đẹp và phân tích cho trẻ thấy được tác hại của việc khi không biết bảo vệ sức khỏe của cơ thể mình bằng những hình ảnh như : Hình ảnh người bị mắc dịch bệnh covid 19, môi trường bị ô nhiễm….Kết hợp giáo dục trẻ biết nói lời xin lỗi, cảm ơn. (Minh chứng 9: Hình ảnh trẻ lau dọn các góc chơi và vứt rác đúng nơi quy định) *Hoạt động nêu gương cuối ngày: Vào giờ nêu gương bình cờ cuối ngày tôi sẽ nhận xét và đánh giá nêu gương những trẻ có hành vi vệ sinh và lời nói văn minh tốt để các bạn trong lớp noi theo. Để khích lệ cho những hói quen và hành vi tốt tôi sẽ tuyên dương và cho trẻ cắm cờ.Với những trẻ chưa thực hiện được hay thực hiện chưa tốt thì tôi dùng lời lẽ nhẹ nhàng, ân cần với trẻ để động viên khích lệ trẻ thực hiện những thói quen và hành vi tốt hơn nữa. Tôi thường xuyên tạo thi đua giữa các bạn trong lớp phấn đấu cắm được nhiều lá cờ để cuối tuần sẽ nhận phiếu bé ngoan, sẽ đạt danh hiệu cháu ngoan của Bác. (Minh chứng10 : Hình ảnh nêu gương trẻ có hành vi tốt được cắm cờ) *Giờ trả trẻ: - Trước khi về tôi nhắc trẻ cất ghế đúng nơi quy định. - Khi về biết lễ phép chào cô, chào bố mẹ và chào các bạn khi ra về. - Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe, ý thức của trẻ ở lớp. (Minh chứng 11: Hình ảnh trẻ lễ phép chào bố mẹ, cô giáo khi ra về) Ngoài việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi cho trẻ khi tham gia các hoạt động trong ngày thì tôi còn rèn luyện cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Dạy trẻ biết lễ phép chào khách khi tới thăm lớp; biết nói lời xin lỗi, cảm ơn; biết tự chăm sóc bản thân mình hàng ngày….Từ đó giúp trẻ ý thức được phải biết tự phục vụ bản thân mình khi thực hiện những thói quen vệ sinh hàng ngày, không ỷ lại vào người lớn. Khi giao tiếp với mọi người xung quanh thì cần có những hành vi văn minh đẹp, ứng xử lịch sự. (Minh chứng 12: Hình ảnh trẻ ý thức rèn luyện bản thân và hành vi ứng xử tốt) 4.4. Giáo viên luôn trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn - Bản thân tôi luôn nhận thấy rằng muốn rèn luyện những thói quen và hành vi đẹp cho trẻ thì tôi cần phải có kiến thức thật chắc và đúng về những vấn đề này. Chính vì vậy mà tôi cần thường xuyên đọc các tài liệu trên internet, trong sách báo về việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ em nói chung và
- trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng để có thêm kiến thức dạy trẻ, khiến trẻ tiếp thu nhanh nhất và hiệu quả nhất. Cụ thể như cập nhật nhanh và chính xác nhất các bước rửa tay, rửa mặt…của Bộ Y tế và Phòng Giáo dục triển khai.Khi đã tìm hiểu và có tài liệu trong tay tôi cần nghiên cứu để lựa chọn ra thói quen và hành vi tốt nhất phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ. - Tham gia các buổi chuyên đề về rèn luyện thói quen và hành vi văn minh cho trẻ. Sau đó áp dụng vào trẻ lớp tôi đang dạy như lồng ghép tạo nhiều tình huống cho trẻ xử lý theo cách của trẻ ( Khách đến nhà; bỏ rác vào đâu; sức khỏe của bé…) bằng hình ảnh hoặc video, sưu tầm nhiều bài thơ, câu chuyện…. - Ngoài ra tôi còn cần học hỏi, tham khảo cũng như trao đổi và đi dự giờ các đồng nghiệp để bổ sung thêm kiến thức về các biện pháp, giúp cho bài dạyđạt kết quả cao, trẻ tiếp thu kiến thức nhanh nhất. ( Minh chứng 13:Giáo viênứng dụng công nghệ thông tin; đi tiếp thu, học hỏi đồng nghiệp) 4.5. Phối hợp với phụ huynh cùng rèn luyện cho trẻ những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh. Phụ huynh là cầu nối giữa gia đình và nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Để thực hiện tốt việc phối hợp đó tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ, để từ đó phụ huynh sẽ nhận thức được đúng đắn vai trò của mình trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ khi ở nhà, cụ thể như sau: + Khihọp phụ huynh đầu năm học tôi in một số tài liệu và phát cho phụ huynh xem và cùng thảo luận, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của phụ huynh. Do thời gian nghỉ dịch ở nhà cho nên tôi thường xuyên trao đổi vớiphụ huynh (kết hợp trẻ cùng tham gia) trên phần mềm zoom về việc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh trong mùa dịch để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. + Ở bảng những điều cha mẹ cần biết tôi làm 1 góc tuyên truyền những thông tin về chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dịch ( Tay, chân, miệng ; Cúm H5N1; Covid 19…) + Hàng ngày tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và những thói quen, hành vi của trẻ ở lớp để cùng bố mẹ rèn thêm cho các con ở nhà. Để phụ huynh có thể thấy được tầm quan trọng của những thói quen này, cùng phối hợp với cô giáo dục và dạy các con tốt hơn ở nhà. Với những gia đình bố mẹ đều có học vấn thấp, làm nghề nông không được tiếp cận với internet thì thường xuyên tôi sẽ in các tài liệu cho các phụ huynh tham khảo( Tài liệu có thể bằng văn bản hoặc hình ảnh). Do dịch bệnh nên trẻ phải nghỉ học ở nhà, để cho các con có những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh tốt cả khi ở nhà cho nên tôi đã lập nhóm Zalo và Facebook của lớp mình.
- Sau đó tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ qua phần mềm Zoom để có thể đưa ra những biện giáp rèn luyện cho trẻ tốt nhất trong thời gian các con nghỉ dịch ở nhà. (Minh chứng 14: Hình ảnh trao đổi, phối hợp với phụ huynh ở lớp và trên phần mềm zoom, tạo góc tuyên truyền ở lớp mình) 5. Kết quả đạt được: Nhờ có sự lựa chọn các biện pháp phù hợp và sử dụng các biện pháp trên một cách linh hoạt mà qua một năm thực hiện biện pháp rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ đến nay thì tỉ lệ phần trăm trẻ thực hiện tốt những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh đạt cao hơn so với đầu năm học, điều đó làm tôi thấy rất vui, tôi có nghị lực hơn trong sự nghiệp trồng người của mình. Kết quả mà tôi đạt được như sau: *Đối với giáo viên: - Kiến thức và sự hiểu biết về ý nghĩa của việc rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ được nâng lên - Thấy được tầm quan trọng của việc rèn những thói quen vệ sinh và hành vi tốt cho trẻ hàng ngày ở trên lớp là rất quan trọng để hình thành nhân cách cho trẻ. *Đối với trẻ: - Tỉ lệ phần trăm các con có kỹ năng tự phục vụ và có hành vi ứng xử văn minh ở nhà cũng như ở trường đạt kết quả cao. - Các con hứng thú tham gia vào các bài dạy của cô một cách tự nguyện không ép buộc, gò bó.kết quả đạt được như sau: *Đối với phụ huynh: Phụ huynh đã thay đổi quan điểm và suy nghĩ về việc rèn luyện thói quen và hành vi văn minh. Ngoài ra còn có thêm kiến thức trong việc rèn những thói quen tốt và hành vi văn minh lịch sự cho con của mình. Để minh chứng cho kết quả đạt được của trẻ rõ ràng hơn, dưới đây là: (Minh chứng 15:Bảng thống kê so sánh số liệu trước và sau khi thực hiện đề tài) 6. Bài học kinh nghiệm: Từ những kết quả đạt được như trên, tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm như sau: - Giáo viên phải năng động, linh hoạt sáng tạo trong giảng dạy, phải luôn tìm tòi sáng tạo, đổi mới hình thức dạy, các góc chơi luôn là góc mở, tạo sự mới lạ hấp dẫn trẻ.Giáo viên phải nắm được tâm sinh lý của trẻ mầm non, luôn tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ. - Các hoạt động trong ngày của trẻ phải thường xuyên lồng ghép nội dung rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ dưới hình thức trò chơi, các câu chuyện, bài thơ…Thường xuyên thực hiện giờ nêu gương cuối ngày
- - Làm tốt công tác tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh về việc chăm sóc giáo dục vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận Rèn luyện cho trẻ một số thói quen vệ sinh tự phục vụ bản thân và hành vi văn minh sẽ giúp trẻ hình thành một số thói quen và hành vi tốt. Để trẻ có thể thực hiện tốt các thói quen và hành vi đó thì cha mẹ và giáo viên cần luôn bên cạnh để khuyến khích động viên trẻ, tránh để mất thói quen tự phục vụ ở trẻ. Qua một năm học thực hiện theo các biện pháp đó tôi thấy đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Trẻ nhận thức rất nhanh và biết ứng dụng trong cuộc sống thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ. Từ đó, tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp; tự phục vụ bản thân mình mà không cần đến sự trợ giúp của người lớn 2. Khuyến nghị: *Đối Phòng giáo dục: Mở nhiều lớp tập huấn về giáo dục rèn thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ để giáo viên chúng tôi được học tập và áp dụng có hiệu quả hơn vào trong giáo dục các cháu tại trường. * Đối với nhà trường: Nhà trườngtiếp tục đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho học tập và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ.Luôn tạo điều kiện để tôi được
- tham gia dự giờ các đồng nghiệp trong trường để tôi học hỏi và tích lũy những kinh nghiệm để dạy các con tối ưu nhất. * Đối với lớp: - Các góc chơi trong lớp luôn là góc mở, đồ dùng trang trí sinh động, hấp dẫn, có sự lồng ghép các nội dung về những thói quen và hành vi ứng xử tốt. - Góc tuyên truyền luôn có nhiều bài viết để phụ huynh tham khảo Trên đây là một số biện pháp rèn luyện thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở trường mầm non. Tôi rất mong được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học để đề tài của tôi đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết không sao chép của người khác, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Phú Cường, ngày 20tháng6 năm 2020 Tác giả Trần Thị Hồng Thắm
- PHẦN THỨ TƯ: TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÀI LIỆU 1 Bộ sách dạy bé kỹ năng sống cho trẻ - Bộ sách 3D 2 Bách khoa tâm lý cho trẻ từ 0 - 5 tuổi - Sách của nước ngoài - Hà Hương dịch 3 Chương trình chăm sóc giáo dục mầm non 4 Tuyển tập thơ, truyện, bài hát cho trẻ từ 5 - 6 tuổi 5 Tâm lý giáo dục trẻ em (Lê Thị Ánh Tuyết). 6 Tạp chí giáo dục mầm non. 7 Cuốn sách giúp bé có kỹ năng tự phục vụ và hành vi ứng xử cho trẻ mầm non.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm sử dụng đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với toán
17 p | 1800 | 338
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp quản lý hồ sơ công tác chăm sóc bán trú trong trường mầm non Tuổi Hoa
16 p | 25 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ mầm non
11 p | 27 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong trường mầm non
19 p | 49 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số kinh nghiệm dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ nhà trẻ 24 - 36 tháng tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa - Long Biên - Hà Nội
10 p | 33 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 57 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục luật lệ an toàn giao thông đường bộ cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường mầm non Tuổi Hoa
11 p | 37 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp dạy trẻ 5-6 tuổi làm một số đồ dùng đồ chơi sáng tạo từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương
19 p | 22 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp giáo viên tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trường mầm non
16 p | 15 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Ứng dụng hướng tiếp cận Reggio Emilia trong trang trí môi trường lớp học tại trường mầm non
15 p | 28 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi
12 p | 32 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong trường mầm non
18 p | 18 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng, tránh ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non
12 p | 29 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non
12 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi trong trường mầm non Tuổi Hoa
20 p | 23 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục trẻ 3-4 tuổi cách phòng tránh tai nạn thương tích trong trường Mầm non Tuổi Hoa
14 p | 31 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non
16 p | 10 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn trong trường mầm non
16 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn