intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Góc nhìn văn hóa về nghi lễ tang ma của người Sán Dìu: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Nghi lễ tang ma của người Sán Dìu từ góc nhìn văn hóa" phần 1 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: khái quát về người Sán Dìu ở Việt Nam; Nghi thức trong tang lễ của người Sán Dìu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Góc nhìn văn hóa về nghi lễ tang ma của người Sán Dìu: Phần 1

  1. \M THỈ PHƯONG THÁI (Chủ biên) c k ĨỎ "6Òỗ64968 ' NGUYÊN thỉ m ù i - v ũ THỈ MÙI "Ổ ỈUYẺN LIỆU Từ góc nhìn văn hóa NHÀ XUÃT BÁN ĐẠI HỌC THẢI NGUYÊN
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ Đ Ầ U ................................................................................................... 5 Chưong 1. Khái quát về ngưòi Sán Dìu ở Việt N am ............................. 8 1.1. Nguồn gốc và địa bàn cư trú.................................................................... 8 1.11. Nguồn g ố c .......................................................................................... 8 1.1.2. Địa bàn cư trú ...................................................................................11 1.2. Vài nét văn hóa tộc người Sán Dìu.......................................................13 1.2 1. Tổ chức xã hội................................................................................. 14 1.2 2. Nhà ở và trang phục truyền thống................................................ 15 1.2.3. Hát Soọng c ô ...................................................................................20 1.3. Văn hóa cùa người Sán Dìu dưới góc độ tín ngưỡng tâm lin h ............21 1.4. Vị trí của tang ma trong chu kì vòng đời............................................. 27 Chưoìig 2. Nghi thức trong tang lễ của ngưòi Sán Dìu.......................30 2.1. Những nghi thức chung ừong tang ma của nguời Sán D ìu.............. 30 2.1.1. Nghi lễ tắm rửa cho người chết (sáy sin bi sý láo nh ìn )...........30 2.1.2. Lễ báo tang, phát tang (bạo hạo, vạt h ạ o ).................................. 31 2.1.3. Nghi lễ đón thầy cúng (tánh say h u )............................................32 2 .1.4. Nghi lễ cúng áo quan (nam còn s o i) ............................................33 2.1.3. Nglii lẽ khâm liệm (hộc liệm ) ......................................................... 34 2.1.6. Nghi lễ đưa ma ra đồng (sụt cúi)...................................................34 2.1.7. Nghi lễ hạ huyệt (hạ hoẹt)..............................................................36 2.1.8. Nghi lễ làm ma (chụ cúi)................................................................37 2.2. Cách thức tiến hành làm ma cho từng trường h ợ p ............................ 41 2.2.1. Nghi lễ làm ma cho người học th ầ y ............................................. 41 2.2.2. Nghi lễ làm ma cho phụ nừ có c o n .............................................. 55 2.2.3. Nghi lễ làm ma cho người chết bất thường.................................57
  3. 2.2.4. Nghi lễ tang ma của người không học th ầ y ................................. 59 2.2.5. Nghi lễ tang ma của trẻ e m .............................................................62 Chương 3. Nét đặc sắc trong nghi lễ tang ma ngưòi Sán D ìu ............ 65 3.1. Tính hỗn dung tôn giáo - tín ngưỡng thông qua hệ thống tranh thờ......66 3.1.1. Tranh thờ trong tín ngưỡng dân gian các dân tộc thiểu số' Việt N am .......................................................................................................... 66 3.1.2. Tranh thờừong tang ma người Sán D ìu .......................................69 3.1.3. Biểu hiện tính hỗn dung của tôn giáo - tín ngưỡng bản địa thông qua hệ thống tranh thờ..........................................................................80 3.2. Dấu ấn Phật giáo qua lễ giải oan phá ngục ứong tang lễ của ngườri phụ nữ Sán D ìu................................................................................................ 86 3.2.1. Trình tự tiến hành việc phá ngục....................................................87 3.2.2. Dấu ấn Phật giáo ữong lễ phá n g ụ c .............................................. 91 3 .3. Hành trang của người chết mang về thế giới bên kia......................... 96 3.3.1. Con dao cùn...................................................................................... 97 3.3.2. Niêu đ ấ t...........................................................................................1100 3.3.3. Luơng chĩnh - gánh nước............................................................ ]102 KÉT LU Ậ N .................................................................................................. ]106 PHỤ L Ụ C ..................................................................................................... 1109 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 1126 4
  4. LỜI MỞ ĐÀU 1. Hành trình nhân sinh của đời người là một chặng đường dài mà trên đó, có những đoạn, những khúc, những ngã rẽ và những trạm nghỉ chân nối tiếp. Từ khi ơ cữ, đầy tháng, thôi nôi, đặt tên, cúng m ụ... đến lúc “tam thập nhi lập” tính chuyện “tậu trâu - cưới vợ - làm nhà”, rồi khao vọng, vinh quy, làm cai, lên lão, mừng thọ, trăm tuổi, thay áo, đoạn tang... Mỗi đoạn đường lại được đánh dấu bằng một nghi lễ nhất định. Trong hệ thống những nghi lề vòng đời đó, đám tang là điểm dừng chân cuối cùng, kết thúc chặng đường nhân sinh, khởi đầu cho hành trình phiêu du của linh hồn về với tổ tiên, lên mường trời hay xuống mường ma, địa phu. Nghiên cứu văn hóa tộc người không thể bỏ qua đặc trưng nghi lễ vòng đời với ba cột mốc quan trọng: sinh đẻ, cưới, tang ma. Khó lòng phân biệt trọng khinh, chính th ứ ... Song có thể nhận định rằng, ở hầu hết các tộc nguời, nghi lễ tang ma luôn có vai tro quan ữọng hàng đầu gắn với những nghi thức kéo dài và phức tạp. Nguyên nhân không phải chì ở tâm lí ứng xử đạo đức “ngliĩa tử lá nghĩa tận” mà còn bởi quan niệm tâm linh khi cho rằng nghi thức đám tang sẽ quyết định vận mệnh của người ra đi và tiền đồ của những người ở lại. Tang ma là một trong những yếu tố cấu thành diện mạo văn hóa. Thời gian có phủ mờ lèn vạn vật, làm thay đồi nhiều giá trị vật chất, tinh thần nhưng vai ừò của đám tang thì dường như vẫn còn nguyên vẹn ý nghĩa truyền thống bời nó bắt nguồn từ căn nguyên đạo đức thiện lương và những quan niệm tín ngưỡng bền chặt. Nếu như sức khỏe của sản phụ 5
  5. và em bé là mục đích hàng đầu của những quy ước, phong tục trong s sinh đè, hạnh phúc lúa đôi và thái độ đánh giá của cộng đồng khiến nhà. titrai, nhà gái làm đúng phong tục hôn nhân thi yếu tố đạo đức - tín ngưỡmgg lại là nguyên nhân chủ yếu để gia đình tang chú và người đến viếng tuâm 1 thu nghiêm ngặt nghi thức đám ma. Họ tin rằng, nếu đám ma không tkheo đúng lệ tục, để xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện thì người chtếtẳt sẽ không được đù đầy, thoải mái, khó siêu thoát, vất vưởng, bơ vơ, ccòn nguời ở lại thì mãi sống trong áy náy, có thể gặp rủi ro, vận hạn. 2. Văn hóa tang ma với đầy đủ nguyên tắc và kiêng kị là vùng tqụuan tâm của nhóm nghiên cứu chúng tôi. Giải mã những bí ẩn trong đám títang sê giúp chúng ta thấu hiểu hơn vấn đề về văn hóa tộc người, từ tqquan niệm vũ trụ đến nhận thức tín ngưỡng và triết lý nhân sinh. Trong; cquá trình tiếp cận văn hóa dân tộc từ hiện tượng cụ thể ấy, những vỉa tầầng văn hóa sẽ dần được phát lộ rõ hơn. Trên địa tầng văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc,, \văn hóa tang ma là một mảng màu đa sắc. Giữa những cái chung ứong cqiiuan niệm linh hồn bất tử, vai trò đặc biệt của đội ngũ thầy cúng, niềm tiinn sự tác động cùa cái chết đến đời sống cộng đồng... là vô số những đặc trruưng riêng mang dấu ấn của mỗi tộc người Một đám ma lộng lẫy cờ phiuướn của người Mông ở Sừ Pa Phin - Lào Cai, 12 đêm mo huyền bí với llễ- têt quạt trước quan tài độc đáo của người Muờng, màn hóa trang và 'irmúa dầu lâu dặm chất phồn thực và dấu ấn hiến tế cùa người Lô Lô, chìếíc; túi thu hồn theo sát thầy tào Sán Chỉ... tất cả đã làm nên diện mạo đặc; ‘ Sắc cho bức ứanh văn hóa tang ma của các dân tộc thiểu số trên những tíhuung lũng và rẻo cao phía Bắc Việt Nam. 3. Nghiên cứu nghi lễ tang ma của các tộc người thiểu số hấp 'ddẫn, song không ít những gian nan. Nếu như việc sinh đẻ có kì, có cữ, chiuyyện cưới xin, cấp sắc phải tính kĩ ngày tháng cụ thể, rõ ràng thì sự chết cchhóc là việc do ông Trời sắp đặt. Có những đám tang chúng tôi may mắn cBuược 6
  6. chứng kiến từ đầu đến cuối, nhưng cũng có những lần mà nhóm nghiên cứu tới nơi cũng chi kịp vái người mất một lần rồi hạ huyệt. “Phục kích” để tìm hiểu phong tục tang ma một cách trực tiếp là một công việc khá vất vả, đòi hỏi sự kiên tri vượt qua mọi khó khăn từ nhiều phiền phức của chung tôi. Và cuối cùng, công trình của chúng tôi được hoàn thành sau những chuyến điền dã trên nhiều địa bàn cư trú cùa tộc người Sán Chỉ, với sự chưng kiến trực tiếp một số đám tang tương ứng với ba trường hợp: người chết là đàn ông không học thầy, người chết là người phụ nữ đã qua sinh nở, người chết là người học thầy cúng. Chúng tôi nhận thấy rằng, người Sán Dìu đặc biệt coi trọng cách thức tổ chức tang ma, bời tang ma không chỉ là công việc tiễn đưa một linh hồn về thế giới bên kia mà còn thể hiện cách ứng xừ truyền thống gắn vói những quan niệm tộc ngirời về thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan. Nghi lễ tang ma của người Sán Dìu diễn ra với nhiều khâu đoạn, các bước tiến hành riêng biệt mang đặc trưng của tộc người, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Taig chế cùa người phụ nữ có con, hệ thống tranh thờ và những vật thiéng người mất mang theo chính là nét đặc sắc nhất trong nghi lễ tang ma của người Sán Dìu, chứa đựng tính thiêng và nhiều ẩn số văn hóa. Đó cũrg là điểm mà chúng tôi hướng tới trên con đường khám phá nét đẹp văt hóa của tộc người này. Cuốn sách chuyên khảo của chúng tôi có sự kế thừa kết quả nghiên cín. và ý kiến góp ý của nhiều nhà khoa học và đặc biệt là sự hợp tác, giíp đỡ nhiệt thành của các cộng tác viên ừên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, V ũh Phúc, Thái N guyên... Rất mong nhận được ý kiến chia sẻ, đóng gój cùa độc giả gần xa để lần tái bản, bổ sung sau được hoàn thiện hơn. NHÓM TÁC GIẢ 7
  7. Chương 1 KHÁI Q U Á T VÊ NG Ư Ờ I SÁN DÌU Ở VIỆ T NAM 1.1. Nguồn gốc và địa bàn cư trú / . / ẽ/ ề Nguồn gốc Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, Sán Dìu là một tộc nguời i có nguồn gốc di cư từ vùng Quàng Đông - Trung Quốc. Người Sán Dìu hhay còn biết đến với cái tên tự nhận - Sán Déo Nhìn (phiên âm Hán V iệtt là Sơn Dao Nhân - người Dao sống trên núi). Từ tên gọi này, có thể ị giả thiết tộc người Sán Dìu là một nhánh của tộc người Dao - Trung Quuốc (khảo sát thành phần dân tộc Trung Quốc, trong 56 dân tộc không có t tên gọi Sán Dìu). Vậy cái tên Sán Dìu xuất hiện từ khi nào? Phải chăng đóó là cách phiên âm Việt hóa của tên gọi Sán Déo thành Sán Diu trong qquá trình tộc người này định cư tại Việt Nam. Bên cạnh tên gọi Sán EDÌU thông dung, tộc ngucri này còn được biết đến với những tên g ọi khhác (Trại Đất, Mán Quần Cộc, Mán Váy x ẻ , Sán Nhiều, Slán Dao, DDÌU Miền, Kiềm Miền, M án...). Trong suốt một thời gian dài, người Sán DDÌU và nhóm Cao Lan - Sán Chay nằm trong một sự đồng nhất về văn hóa \ và tính chất tộc người do vấn đề tộc danh và địa vực cư trú quy định. Tfuy nhiên đến nay, vấn đề này đã được minh định rõ ràng hơn. Các nhhà nghiên cứu thống nhất xếp Sán Diu thuộc ngữ hệ Hán - Tạng (Hoa, Thnái, Sán Dìu). 8
  8. Theo một số tài liệu của các nhà nghiên cứu (Lê Quý Đôn, Bùi Đìnl, Ma Khánh Bằng, Diệp Trung Bình, Trần Mạnh Thường, Trần Quố; Hùng...), gốc gác tổ tiên người Sán Dìu là một nhánh của tộc ngưn Dao cư trú ở khu vực tinh Quảng Đông - Trung Quốc. Già thuyết khen học cho ràng, từ rất xa xưa, tộc người Dao (Trung Quốc) bị những ngươi Hán phía Bắc xâm lấn, thống trị nên đã phân tán thành các nhóm nhỏ. mỗi nhóm một nơi. Một nhánh tộc người này cư trú tại Quảng Đông và ciính họ là tổ tiên của người Sán Dìu. Do những điều kiện địa lý, văn hóa ;ùa khu vực định cư, bộ phận người Dao - Quảng Đông này đã hình thàm những đặc trưng về tổ chức cộng đồng, tính cách văn hóa có nét phâi biệt với tộc người Dao tiền thân. Quàng Đông thuộc vùng văn hóa Hoa Nam, địa hình mang tính chất bán sơn địa (đồng bằng Hoa Nam ở giữa phía Bắc là dãy Ngũ Lĩnh, phía Nam là núi rừng trùng điệp), khí hậu ầm ướt mang tính cận nhiệt đới. Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc Bách Việt, mang đậm yếu tố văn hóa gốc nông nghiệp. Do vậy, tính chất nông nghiệp đã ăn sâu vào phong tục, tập quán, tín ngưỡng cùa ngư»i Sán Dìu. Có lẽ do những tirơng đồng về các mặt điều kiện khí hậu, cảnl quan môi trường... giữa khu vực Quàng Đông với các tình trung du m iềi núi phía Bắc Việt Nam nên trong quá trình di thực, tộc nguời Sán Dìu đã lựa chọn các tỉnh Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thá Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn. .. là điểm dừng chân, xây dựng cuộc sóng. Qua tìm hiểu gia phả các dòng họ, truyện dân gian người Sán Dìu tron* quá trình điền dã, kết hợp các tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trưóc, có thể xác định người Sán Dìu đã lưu tán vượt biên giới Việt - Truig, có mặt và trở thành một bộ phận cùa cộng đồng dân tộc Việt Nam từ kioảng cuối thế ki XVII - đầu thế ki XVIII. Trong tác phẩm Kiến văn tiếu lục, Lê Quý Đôn (1723 - 1782) đề cập đến tộc người Son Man (có thể Ị>hóng đoán đây chính là Sơn Dao tức Sán Diu) có nguồn gốc ở vùng 9
  9. Lĩnh Bắc thuộc Bách Việt di cư về Lĩnh Nam (Việt Nam) từ hơn 300 năm nay. Sự xác tín về mặt nguồn gốc còn được thể hiện qua các truiyện dân gian lưu truyền rộng rãi trong tộc người Sán Dìu nhu truyện thcơ Vũ Nhi, truyền thuyết Vua C óc... Trong các truyện, địa danh như Tân Clhâu, Linh Sơn, Hà Nam . .. được nhiều lần nhắc đến như một sự nhấn mạnlh về khởi nguyên địa lý của tộc người này. Theo gia phả của gia đình ô n g Lê Hữu Nhất, xã Dân Chủ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tổ tiên h(ọ xa kia có nguồn gốc tại thôn Phong Lưu, xã Bách La, huyện Phương Thỉành, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Vào đời Càn Long (triều Thanh) dii cư sang Việt Nam, đến nay đã 13 đời (trên dưới 300 năm). Theo gia phả cùa dòng họ Lê này, người đầu tiên dẫn con cháu di cư đến Việt Nam là
  10. Thoa đâ tước đầu khẳng định sự tương đồng giữa ngôn ngữ Sán Dìu và thồ ngữ Hin Quảng Đông ứên cơ sở tương ứng về mặt ngữ âm giữa ngôn ngữ Sán Diu và phương ngữ Khách Gia - Quàng Đông, có thể xảy ra ờ âm đầu, âm chính hay phần cuối cùa âm tiết. Với tổng số từ được SO sánh là 212 tư, có 66,03% từ có hình thức ngừ âm tương ứng với phương ngữ Khách Gia. Tuy có nguồn gốc và nói tiếng Quảng Đông nhung người San Diu đã định cư lâu đòi, đirợc công nhận là một thành viên không thể thiếu trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam. Nhu vậy, có thế hình dung ràng, tộc người Sán Dìu vốn cư trú lâu đời ở nuớc ta hiện nay có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, thuộc hệ ngôn ngữ Hán - Tạng. Từ khoảng thế kỷ XVII - XVIII đã di cư sang Việt Nam và trớ thành một thành phần các dân tộc Việt Nam. 1.1.2. Địa bàn cư trú Nguời Sán Dìu cư trú rải rác ở các tinh thuộc khu vực đất liền Việt Nam, trong đó chủ yếu quần cư ở phía Bắc, là một dân tộc chiếm ti lệ khá đông đảo trong cộng đồng thiểu số Việt Nam. Theo tổng điều tra dân số và nhà ớ ngày 01 tháng 04 năm 2009, người Sán Diu ờ Việt Nam có dân số 146.821 người (chiếm 0,171% dân số cả nước), trong đó: Thái Nguyên (44.131 người), Vĩnh Phúc (36.821 người), Bắc Giang (27.283 nguời), Quảng Ninh (17.946 người), Lâm Đồng (622 người), Đắk Nông (617 người). Theo nhà nghiên cứu Diệp Trung Bình, khu vực trung du miền núi Bắc Bộ mà người Sán Dìu đang sinh sống là một vòng cung nở lớn ở phía Tây và nhỏ dần về phía Đông, giống như cái “lưỡu rìu xéo”. “Lưỡi rìu” này nằm ữên đất cùa các tinh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh; bao gồm các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Kim Anh, Đa Phúc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ); Yên Sơn, Sơn Dương (Tuyên Quang); Định Hóa, Đại Từ, Phú Luơng, Đồng Hỷ (Thái Nguyên); Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, 11
  11. Sơn Động (Bắc Giang). Sự phân bố dân cư này cho thấy tộc người Sán Dìu lựa chọn phía tả ngạn con sông Hồng và các bình địa trung du làm địa bàn sinh sống chủ yếu. Chọn đất để lập làng, người Sán Dìu chú ữọng đến những yếtu tố địa lý tự nhiên vừa thuận lợi cho phương kế mưu sinh, vừa chịu sự ảnh hưởng của thuật phong thủy Trung Hoa. Nơi ở của họ thường gần các nguồn nước tự nhiên, lung dựa vào đồi núi, phía trước nhìn ra thiung lũng. Chọn thêm được địa hình hai bên là có “tay ngai” và phía trướcc có “án” đều là trái núi, gò đồi thì đó là địa vượng, đại cát, an phú. Người Sán Dìu thường cư trú trên những bình địa thoải, khu 'Vực đồi núi thấp, là địa bàn chuyển tiếp giữa vùng đồng bàng, thung lũmg - địa bàn cư trú của nguời Kinh, Tày, Thái, M ường... với vùng rẻo caao - nơi sinh sống của tộc người Mông, Dao. Do nầm trên đuờng biên ttiếp giáp giừa hai khu vực trên, đời sống sàn xuất, văn hóa, tín ngưỡrng, phong tục tập quán của người Sán Dìu mang đặc trưng vùng thung lĩũng và vùng rẻo cao. Họ canh tác lúa nuomg, lúa nước, ngô, kê, sắn, các Uoại rau, khoai, đỗ, mía, lạc, bầu, bí kết hợp cả chăn nuôi và khai thác líâm sản... Tuy nhiên, theo nhận định của chúng tôi, ảnh hưởng của khu \vực thung lũng đến tộc người này rõ nét hơn. Điều này được thể hiện ở trìình độ canh tác của họ không khác nhiều SO với dân tộc Kinh, Tày - Nìung. Nếu như thổ canh hốc đá là kỹ thuật canh tác đinh cao của người Môìng trên các cao nguyên dá Hà Giang thi việc khai hóa các soi bãi, gò đồi wen sông suối, thung lũng thành những thừa ruộng lại là thế mạnh của ngurời Sán Dìu. Kinh nghiệm sản xuất lâu năm tạo cho họ sự nhạy bén trcnng việc chế tạo và sử dụng những công cụ lao động chủ yếu như cái cày, (.cái bừa đôi, lưỡi hái hay những phương tiện vận chuyển nông sản... Có thể nói, việc định cư trên khu vực bán sơn địa rộng lớn đã ttạo cho người Sán Dìu một diện mạo văn hóa phong phú với các giá trị túnh thần đặc sắc và phương thức canh tác đa dạng. Sự lựa chọn khu trúi ở
  12. phía Bắc với mật độ dân số chủ yếu để càng về sau di trú về Tây Nguyên như một thái độ thích ứng với môi trường tự nhiên của tộc người Sán Diu. Điều đó lý giải vi sao văn hóa của tộc người này luôn có sự giao thoa, tiếp biến thậm chí không ngừng đồi mới ừong quá trinh định cư và phát triển theo bề rộng và cả chiều sâu. l ể2ỄVài nét văn hóa tộc ngưòi Sán Dìu Như đã trình bày ở mục 1.1, người Sán Dìu có nguồn gốc từ Quáng Đông (Trung Quốc) di thực, định cu và trờ thành thành viên của đại gia đình dân tộc Việt Nam đã trên dưới 300 năm. Khởi nguyên từ khu vực văn hóa Hoa Nam (Trung Quốc) - khu vực điến hình văn hóa nông nghiệp, sống cận kề bên tộc người Hán phương nam, với sự linh hoạt ừong giao lưu, tiếp biến văn hóa, đời sống, phong tục, tập quán, tín nguỡng người Sán Dìu đã có sự ảnh hưởng của văn hóa Hoa Hán. Theo giới nghiên cứu ngôn ngữ học, dân tộc học thì ngôn ngữ cùa người Sán Dìu thuộc ngữ hệ Hán - Tạng. Họ dựa vào chữ Hán để tạo ra chữ Hán - Nôm Sán Dìu. Hệ thống chữ Nôm Sán Dìu đủ khả năng ký âm chuyển tải thông tin cho hệ thống tiếng nói của họ. Dấu ấn này hiện vẫn còn tồn lưu ừong các bộ sách cúng, bài hát Soọng cô và bài thuốc cổ truyền của dân tộc Sán Dìu. Trong quá trình sinh tồn, vì những lý do nhất định (chiến tranh, áp bírc, chủ động tìm kiếm vùng đất m ớ i...), ngirời Sán Dìu đã lựa chọn con đường di thực xuống phương nam nhu một quy luật tất yếu. Sự phù hợp về cảnh quan, khí hậu, sự tương đồng nhất định trong khuôn khổ văn hóa nông nghiệp là nguyên nhân để tộc nguời này lựa chọn Việt Nam, đặc biệt khu vực trung du miền núi phía Bấc. Khi đến nước ta, người Sán Dìu m ột lần nữa làm mới mình trong sự giao thoa văn hóa với các tộc người anh em (Kinh, Tày, Thái, Dao, M ông...) và từ đây họ chính thúc ứở thành người Sán Diu cùa dân tộc Việt Nam. 13
  13. 1.2.1. Tồ chức xã hội Là một thành viên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, văn Ihóa, tín nguỡng, phong tục tập quán, tổ chức xã hội của người Sán DÌUI thể hiện sự phong phú, đa dạng. Bên cạnh những nét tương đồng, gặp gỡ, văn hóa Sán Dìu cũng thể hiện những màu sắc riêng khu biệt với các dân tộc khác. Những tiền đề về địa bàn cư trú, tổ chức cộng đồng, kinh tế - xã hội, đời sống tâm linh... là những yếu tố căn cốt đã chi phối và )làm nên nét đặc sắc về văn hóa của nguời Sán Dìu. v ề phương diện tổ chức cộng đồng, do xuất thân gốc nông nghiiệp, các dòng họ người Sán Dìu sớm quần tụ trong những ngôi làng, bản mhỏ. Nhà cửa được bố trí theo kiểu mật tập, địa giới cùa mỗi gia đinh điuợc xác định rõ ràng. Ý thức cộng đồng của nguời Sán Dìu rất cao, được thề hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng, đặc biệt tục thờ Thíành Hoàng làng. Trưởng bản là những người già có uy tín, có tiếng nói trrong thôn bản. Trong quan hệ xã hội và sinh hoạt giữa các thành viên trcong làng xã, người Sán Dìu lấy tình đoàn kết, tương thân, tương ái làm gốtc. Do ảnh hưởng của văn hóa Hán, gia đình người Sán Dìu đã từng tồn tại hình thức tứ đại, ngũ đại đồng đường. Tuy nhiên, sau Cách mạng thiáng Tám, gia đình người Sán Dìu chuyển sang chế độ gia đình nhỏ phụ qu\yền Người cha, người chồng và người con trai trưởng có vị trí cao, làm trụ < cột, có quyền quyết định mọi việc lớn nhỏ trong gia đình. Theo quy định tthừa kế, chỉ có con ữai mới được thừa hường gia tài cha để lại. Địa vị của người phụ nữ thấp kém. Giữa bố chồng - con dâu, anh chồng - em dâm có những cấm kỵ nghiêm ngặt. Đây chính là hệ quả tiếp thu tư tưởng INho giáo của người Sán Dìu trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữ a tộc người này với người Hán (Trung Quốc) và nguôi Kinh (Việt Nam). Nguời Sán Dìu có nhiều họ: Bàng, Đặng, Thăng, Dương, Hoààng, Diệp, Ninh, Trương, Lê, Hân, T rần... Trong một làng, phần lớn có qiuan hệ anh em, họ hàng. Tinh thần gia tộc của đồng bào Sán Dìu tồn tại miạnh 14
  14. mẽ. Nét nồi bật trong quan hệ này là mỗi dòng họ còn giừ được một hệ thống tên đệm riêng: 7, 9 và có khi 12 tên đệm. Những người trong họ dựa vào hệ thống tên đệm để phân thứ bậc. Trong quan hệ gia đình, người lớn tuổi hơn sẽ là anh, chị. Họ không phàn biệt là con chú hay con bác khi nói về vai vế. So với các dân tộc thiêu số khác, người Sán Dìu có quan niệm hôn nhân tiến bộ. Nếu như hôn nhân cận huyết là phổ biến với các tộc người Sán Chỉ, Chút, Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Ê Đê, Chu Ru, Si La, Pu Péo, Mông, Brâu. .. thi tinh trang này không xảy ra với tộc người Sán Dìu. Người Sán Dìu quy định, những người cùng họ, nhất là những người cùng hệ thống tên đệm không được lấy nhau, không có hôn nhân anh chị em vợ, anh em chồng. Lệ tục nghiêm ngặt này xuất phát từ quan niệm của người Sán Dìu. Họ cho rằng, trước kia, các dòng họ cùng một địa bàn cư trú, cùng một ông tổ chung. Nhưng do biến động lịch sử, họ phải di chuyển và lưu tán nhiều nơi khác nhau. Khi gặp nhau, nếu cùng họ, cùng tên đệm thi nhận anh nhận em và hệ thống tên đệm sẽ là căn cứ để phân thứ bậc. 1.2.2. Nhà ở và trang phục truyền thống * Nhà ở Nhà ở là một phương diện thể hiện đời sống kinh tế, nét văn hóa vật chất của tộc người. MỎI dan tọc đèu có kién trúc nhà ở khác nhau, l uy nhiên nhìn một cách tổng quát, cơ bản có hai loại nhà: nhà sàn (Mường, Tày, Thái, Nùng, Sán Chi, Êđê, BaNa, Brâu, Hrê, Cơtu, Giarai, Tà Ôi, Xơ Đ ăng...); nhà trệt (Kinh, Mông, Dao, Hà Nhì, Lô Lô, Si L a...), c ấ u trúc nhà ở của người Sán Diu là nhà ứệt, nhìn bên ngoài có nhiều nét tương đồng với nhà của người Kinh. Đối với người Sán Dìu, dựng nhà là việc hệ trọng. Nó liên quan, thậm chí có tính chất quyết định đến vận mệnh, sự hưng vong, may rủi 15
  15. của gia đinh cùng các thành viên. Vì thế, trước khi làm nhà, việc đầu tiên họ chọn hướng dựng nhà rất kỹ lượng và cẩn ứọng. Người Sán Dìu có lệ tục chọn đất làm nhà bàng cách “bói thóc”. Khi chọn được mành đất ưng ý, gia chủ sẽ phát quang khoảng đất rộng chừng lm 2, rồi bỏ vài hạt thóc vào trong một cái bát, úp xuống đất và cầu khấn Thổ công xin được làm nhà trên phiến đất đó. Họ sẽ nhận được câu trả lòi của Thổ thần qua giấc mộng. Ngay đêm đó, nếu gia chù mơ thấy hoa nở, chim hót, tiếng suối reo... thì đó là điềm lành. Nếu mộng thấy thú dữ, cây đổ, lừa c h á y ... là điềm dừ. Tín hiệu lành, dữ sẽ là căn cứ đầu tiên quyết định việc chọn hay không chọn mảnh đất dựng nhà. Sáng sớm hôm sau, chủ nhà lật bát úp ra, nếu mấy hạt thóc còn đủ và nguyên vị trí là đất tốt. Họ sẽ không chọn mảnh đất đó, nếu như số bị thóc thiếu hay bị xê dịch. Sau khi đã quyết định chọn đất, sẽ mời thầy cúng, thầy địa lý tìm hướng. Hướng lý tưởng nhất, trước hết phải hợp với tuổi của chủ nhà, lưng tựa núi và nhìn ra cánh đồng. Họ rất kị hướng ữông ra bãi đất, núi cao, lùm cây, sông h ồ ... có hình thù quái lạ án ngữ, trực diện cửa nhà. Theo những ghi chép ừong chuyên khảo cúa Boniíacy A .c (công bố trong Revue Indochinoise, số 10 tháng 11 năm 1904), nhà ở của người Sán Dìu được mô tả như sau: Nhà được cất trên mặt đất, khung nhà bằng gổ, tường vách bằng tre đan, ít khi bằng đất ép, mái bằng rơm rạ. Nhù chính thường cú 2 gian nhô ru, bên trát là bép. Hat giun này chiếm hết bể rộng của nhà, nhưng gian chính giữa được cắt theo chiểu dài bằng 1 tấm liếp. Như vậy, người ta tạo ra một hành lang và người ta vào bằng lối bếp và phòng của người chù gia đình. Hành lang này được ngăn cho tới khoang giữa cùa bề rộng thành những ngăn buồng nho đê cho các con trai, con gái, con dâu, và đầy tớ nằm. Hiện nay, kiểu nhà này vẫn còn nếu khác thì nhiều nhà vách tre được thay bằng tường trình hoặc xây bằng gạch mộc [27]. Nguời Sán Dìu thương chọn nơi xây nhà 16
  16. ở chân đồi hay ven rừng, gần ruộng nương, gần nguồn nước, mặt quay hướng đông hoặc đông nam. Hệ thống đương làng trước đây chủ yếu là đường đất và trên mặt đường có rãnh dọc chạy song song để thuận lợi cho việc sứ dụng xe quệt làm phương tiện vận chuyển. Làng của người Sán Dìu được phân biệt với làng người Việt chính ở đặc điểm này. Nhà cổ truyền của người Sán Dìu thường là nhà đất được dựng bởi nguyên liệu gỗ, tre, nứa, trát vách hoặc thưng vách, lợp bàng cỏ gianh, rơm, lá hoặc ngói, c ấ u trúc 5 gian hoặc 3 gian, có chái hoặc không có chái. Nhà có một cửa ra vào ờ gian chính giữa và 2 cửa sổ ở 2 bên. Gian chính giữa, chỗ sát vách sau là nơi để bàn thờ tổ tiên. Gian kế bên phải kê giường dành cho con trai hoặc khách nam. Gian kế bên trái đặt giường của chủ nhà. Ba gian chính giữa làm thụt vào. Hai gian đầu hồi hai bên nhô ra. Bên phải là nơi sinh hoạt của con dâu. Bên trái là nơi ở cùa bà chủ hoặc con gái. Như vậy, cấu trúc nhà ở của người Sán Dìu ít nhiều có nét tuơng đồng với ngôi nhà truyền thống của người Kinh. Chẳng hạn như cách bố cục gian lè (1, 3, 5 gian 2 chái), lựa chọn gian chính giữa là nơi thờ cúng và hướng nhà thường là hướng đông hoặc đông nam. Kiểu kết cấu này là điển hỉnh cùa văn hóa nông nghiệp lúa nước kết hợp với sự chi phối thuyết âm - dương và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Điều này cho thấy, dù ớ VỊ tri duờng biên giữa van hóa đồng bàng và van hóa rẻo cao tlil I i g ư ù i Sán Dìu vẫn có thiên hướng đi xuống, chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa đồng bằng của dân tộc Kinh. Đây là một lựa chọn tất yếu cho quá trình sinh tồn của họ. Trải qua thời gian, do sự giao lưu và tiếp biến văn hóa, phát triển kinh tế - xã hội, vết dấu những ngôi nhà truyền thống của người Sán Dìu đang dần bị mai một bởi sự thay thế cùa những ngôi nhà ngói khang trang, hiện đại với nhà mái bằng, hoặc nhà tầng kiên cố.
  17. * Trang phục Y phục thường nhật của người đàn ông Sán Dìu khá đon giản. Họ mặc áo ngắn, may theo kiểu bà ba, quần ống rộng - có lẽ được cải biến từ kiểu quần truyền thống chân què lá tọa, thuận lợi với địa hình đồi núi. Trước đây, nam giới để tóc dài, búi sau gáy, cài trâm làm bằng bạc hoặc xương nai. Hiện nay, họ thường để đầu trần hoặc chít thêm chiếc khăn kiểu đầu rìu bàng vải chàm. Trong dịp lễ hội, lễ phục của họ là quần trang, áo dài quá gối. Trong áo màu trắng, bên ngoài áo màu đen, thân chia năm, cổ cao, có hò cài khuy bên phải, thân áo trong có túi để đựng tiền, thuốc lào, ống tay hẹp và đi hài mũi xéo. Bộ nừ phục Sán Dìu được thiết kế phong phú hơn. Y phục ngày thường gồm chiếc quần hoặc váy ngắn, áo tứ thân dài đến đầu gối, cổ cao, nẹp trơn không đơm khuy, bên trong nẹp đáp thêm dải vải màu trắng để khi mặc thì lộn ra ngoài, chân quấn xà cạp, đầu vấn khàn mỏ quạ, yếm đỏ, có thắt lưng màu. Cách mặc cũng có sự khác nhau giữa già và ữẻ. Người già mặc áo vạt ứái vắt phủ lên vạt phải rồi dùng thắt lưng màu hoa lý, tím hay đỏ thắt lại. Người trẻ thì mặc riguợc lại. Khi ở ưong nhà, nhất là với những phụ nữ có con nhỏ thì mặc áo ngắn, may kiểu năm thân, không cài khuy mà chỉ dùng dây vải để buộc. Nét độc đáo trong trang phục của người phụ nữ Sán Dìu là chiếc váy nhiều mảnh. Váy được tạo bởi 2, 4 hay nhiều mảnh vải, chi đính vào cạp váy, giữa các mảnh không có đường may, mảnh nọ chồng lên mảnh vải kia chừng 10 đến 15 cm. Khi mặc, một mảnh ở phía trước, một mảnh phía sau, tạo thành hai khe hở dọc hai bên thân. Theo các bậc cao niên, váy cùa phụ nữ Sán Dìu xưa nhiều mảnh hom, từ 6 đến 8, thậm chí nhiều hơn nữa. Chính vi vậy mà loại váy này có tên gọi là “xệch khúm ” tức , váy lá. Mán Váy x ẻ - một kiểu gọi tên khác của người Sán Dìu, có lẽ có căn nguyên từ đó. Kiểu “thiết kế” như vậy, thuận lợi cho sự vận động, đi 18
  18. lại cùa người phụ nữ Sán Dìu nhưng cũng khiến họ luôn phải giữ gin, ý tứ ứong lao động và giao tiếp. Phụ nữ Sán Dìu vấn tóc và chít khăn màu đen (gần giống khăn mở quạ của ngirời Kinh). Tuy nhiên, có nét riêng, ờ bốn góc có trang trí hoa văn, có các tua rua vải. Người Sán Diu cũng có thói quen ít dùng đồ trang sức như các loại vòng, nhẫn, dây chuyền, hoa tai. Vào những dịp nghi lễ và cưới xin thì phụ nữ mới đeo vòng bạc, dây xuyến ở thắt lưng, nhẫn . .. Cũng giống người Kinh, người Sán Dìu có tục ăn ữầu. Do vậy chiếc túi đựng trầu {loi thoi), con dao bổ cau là vật bất ly thân, thứ trưng diện của người phụ nữ Sán Dìu xưa. Neu như biếu tượng cho sự tinh tế của người con gái Mường là chiếc cạp váy, cùa người phụ nữ Thái là khàn piêu, người Tày là xà tích ... thì sự duyên dáng của phụ nừ Sán Dìu thể hiện qua chiếc túi đựng trầu luôn mang theo bên mình. Túi đựng trầu dài khoảng 15 cm, cắt hình múi bưởi, được may và thêu một cách công phu, ti mi. Miệng túi thêu nhiều họa tiết, hoa văn trang trí đẹp, dây đeo được tết bằng chi màu xanh đỏ trang trí thêm những tua màu và đồng xu. Túi đựng trầu thường đuợc quàng vào cổ để phía trước ngực, bên cạnh còn có thêm con dao têm trầu và miếng vỏ gỗ chạm khắc rất công phu. Nhìn chung, trang phục truyền thống tộc người Sán Dìu khá đơn giản, màu sác, hoa vãn giản dị. Không sặc sỡ, nliiẻu hoa văii như tiang phục các tộc người vùng rẻo cao (Mông, Pà Thèn, Lô Lô hoa...), ứang phục Sán Dìu mang nét giản dị gần gũi với trang phục của các tộc ngurời cư trú vùng thấp, thung lũng (Mường, Tày, Thái, K inh...). Ngày nay, do nhu cầu thẩm mỹ hiện đại, cũng như sự hòa nhập chung sống với người Kinh, người Sán Diu chi còn sử dụng trang phục truyền thống ữong các dịp nghi lễ, hội hè. Trong sinh hoạt, lao động đời thuờng, họ ăn vận trang phục theo xu hướng hiện nay.
  19. 1.2.3. Hát Soọttg cô Là một tộc người có lịch sử phát triển lâu đời, lại có điều kiện tiếp xúc với những vùng văn hóa phát triển, từ rất sớm, người Sán Dìu đã hình thành kho tàng văn hóa tinh thần phong phú bao gồm thần thoại (Dựng đất mở trời; Vua Cóc ở M an Cay Cooc; Slún nghi. ..), truyện cổ tích, truyện thơ (Truyện chàng Cóc; Vì sao người Sán Dìu phải đi tìm nơi ở mới', Vũ Nhi', Vì sao thầy cúng không ăn thịt chó...), các điệu múa, làn điệu dân c a .... Trong đó, hát Soọng cô là sàn phẩm văn hóa tinh thần đặc sắc và không thể thiếu ừong sinh hoạt cộng đồng của người Sán Dìu. Theo tiếng Sán Dìu, “soọng” nghĩa là “hát”, “cô” nghĩa là “ca” . Soọng cô được biết đến như một thể loại dân ca trữ tinh. Phần lớn các bài hát Soọng cô là những sáng tác dân gian truyền miệng theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Tùy không gian, hoàn cảnh diễn xướng mà người hát lựa chọn cách hát Coóng (hát không sử dụng âm phụ luyến láy) hay hát Ênh (sử dụng âm phụ luyến láy chầm chậm, ngân nga). Người Sán Dìu được biết Soọng cô từ thuở nằm nôi, năm 1 2 - 1 3 tuổi được học hát và cho đến khi bước vào tuổi cập kê thì những làn điệu ngọt ngào này đã thấm vào máu thịt, tâm hồn. Cũng giống như Sli, Lượn của người Tày - Nùng, Sình ca của người Cao Lan, các điệu hò, hát ghẹo, hát xoan, quan họ của người K inh..., Soọng cô chính là tiếng nói tâm tình nhớ nhung, da diết, tủi hờn cùa những đôi lứa ycu nhau nơi triền đồi trăng sáng, là dòng sữa ngọt ngào, êm ái của mẹ bên cánh nôi đưa, lời chúc tụng mến yêu trong những dịp cưới hỏi, đầu xuân, là bài ca lao động lãng mạn, yêu đời, là niềm tự hào về quê hương bản quán... Những câu hát Soọng cô không bị giới hạn không gian, môi trường diễn xuớng, người ta có thể hát ừong nhiều khoảnh khắc, không gian. Hát trong các nghi lễ cộng đồng, hát nơi bờ suối, góc ruộng, triền đồi, vạt nương, hát từ đêm này sang đêm khác bên ánh lửa bập bùng... Từ những câu hát 20
  20. Soọng cô, nhân sinh quan, thế giới quan của người Sán Dìu được bộc lộ khá sâu sắc; nhiều tính chất giáo huấn luân lý tiến bộ, và một phần phong tục tập quán, cách giải thích về lịch sử, về nguồn gốc con người, về một số hiện tượng thiên nhiên của dân tộc Sán Dìu cũng được hé lộ. Tất cả đã tạo nên nét đặc trưng và vị trí của Soọng cô trong đời sống của người Sán Dìu. 1.3. Văn hóa của ngưòi Sán Dìu dưói góc độ tín ngirõng tâm linh Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giái thích thế giới và mang lại sự bình an cho cộng đồng. Tín ngưỡng được khởi sinh và dung tụ nhiều nhất trong các nghi lễ vòng đời người. Ngay từ thời nguyên thủy, để giao tiếp và cầu nguyện đấng thần linh tối cao, con người đã biết tạo ra nghi lễ dựa ữên các hoạt động lao động sản xuất của minh và từng buớc tạo thành một hệ thống. Sau nhiều thiên niên kỷ phát triển và tích hợp văn hóa, hệ thống nghi lễ bao gồm nhiều hỉnh thức khác nhau, như: hệ thống nghi lễ nông nghiệp, hệ thống nghi lễ ngư nghiệp, hệ thống các nghi lễ theo tín ngưỡng tổ nghề và hệ thống các nghi lễ vòng đời. Xem xét nghi lễ vòng đời như một hệ thống điển hinh để cắt nghĩa các quan niệm về tâm linh trong tang ma của người Sán Dìu, chúng tôi quan tâm đến thuyết “chết là sự tái sinh” trong dòng mạch văn hóa nguyỔ11 tliùy. Hơn thế, V iệt Nnrn năm ở vị trí giao điểm của các nền văn hóa. Do vậy, ngay từ rất sớm, nền văn hóa của dân tộc ta đã có sự giao lưu với văn hóa của Trung Hoa và các nước trong khu vực Đông Nam Á. v ề cơ bàn, tín ngưỡng tâm linh của người Sán Dìu là sự dung tụ của hai lóp văn hóa: Lớp văn hóa bàn địa (xuất hiện từ rất sớm, từ buổi bình minh của nhân loại, và mang đậm tính chất của xã hội nguyên thủy), Lớp văn hóa ngoại sinh (được hình thành trong quá trinh giao lưu với Trung Hoa và khu vực được hình thành qua hai giai đoạn đó là giai đoạn văn 21
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2