Hà Giang - 30 năm tái lập qua những con số thống kê
lượt xem 4
download
Nội dung chính của cuốn sách "Hà Giang - 30 năm tái lập qua những con số thống kê" bao gồm: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển; Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang sau 30 năm tái lập; Một số hạn chế và tồn tại; Một số vấn đề cần tập trung phát triển trong giai đoạn 2021 - 2030; Số liệu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu qua 30 năm tái lập; Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2015 - 2020.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hà Giang - 30 năm tái lập qua những con số thống kê
- Chỉ đạo biên soạn: Trần Vĩnh Nội Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Hà Giang Tham gia biên soạn: Nguyễn Công Thọ Trưởng phòng Thống kê Tổng hợp Vũ Thị Thanh Xuân Trưởng phòng Thống kê Xã hội Bùi Thị Hương Trang Chuyên viên Phòng Thống kê Tổng hợp Nguyễn Thị Phương Chuyên viên Phòng Thống kê Kinh tế CỤC THỐNG KÊ TỈNH HÀ GIANG
- LỜI NÓI ĐẦU Nhân dịp kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh (1891 - 2021); 30 năm tái lập tỉnh Hà Giang (01/10/1991 - 01/10/2021), Cục Thống kê tỉnh Hà Giang biên soạn và phát hành cuốn “Hà Giang - 30 năm tái lập qua những con số thống kê”. Nội dung chính của cuốn sách bao gồm: Phần I: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển. Phần II: Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang sau 30 năm tái lập. Phần III: Một số hạn chế và tồn tại. Phần IV: Một số vấn đề cần tập trung phát triển trong giai đoạn 2021 - 2030. Phần V: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu qua 30 năm tái lập. Phần VI: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2015 - 2020. Để hoàn thành cuốn sách, chúng tôi đã tham khảo nhiều tài liệu, tư liệu, ấn phẩm giới thiệu về đất và người Hà Giang. Đặc biệt là Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Giang; Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang qua các kỳ Đại hội; Niên giám thống kê từ năm 1991 đến nay; Địa chí Hà Giang xuất bản năm 2020; Lịch sử Bưu điện tỉnh Hà Giang; Tổng hợp kết quả từ các cuộc Tổng điều tra lớn của ngành Thống kê như: Tổng điều tra dân số và nhà ở (1999, 2009, 2019); Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (1993, 2001, 2006, 2011, 2016, 2020); Tổng điều tra các cơ sở kinh tế, HCSN (2002, 2007, 2012, 2017); Điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình định kỳ 02 năm từ 2002 đến nay;... Tuy đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót, Cục Thống kê tỉnh Hà Giang rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để những ấn phẩm thống kê ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng thông tin. CỤC THỐNG KÊ TỈNH HÀ GIANG |3
- MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Phần I: Sơ lược quá trình hình thành và phát triển 7 I. Sơ lược lịch sử tỉnh Hà Giang 7 II. Điều kiện tự nhiên 10 Phần II: Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang sau 30 năm tái lập 17 I. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 17 II. Sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế chủ yếu 26 III. Các lĩnh vực xã hội đạt được thành tựu quan trọng 77 Phần III: Một số hạn chế và tồn tại 103 1. Về phát triển kinh tế 103 2. Về phát triển các vấn đề xã hội 105 Phần IV: Một số vấn đề cần tập trung phát triển trong giai đoạn 2021 - 2030 107 1. Về phát triển kinh tế 107 2. Về phát triển các vấn đề xã hội 114 Phần V: Số liệu thống kê kinh tế - xã hội chủ yếu qua 30 năm tái lập 119 Phần VI: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2015 - 2020 187 |5
- PHẦN I SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN I. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ TỈNH HÀ GIANG Hà Giang là tỉnh miền núi vùng biên giới, nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, là vùng đất có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa. Đây cũng là vùng đất gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, có vị trí là “trọng trấn”, “phên dậu” của Tổ quốc Việt Nam. Trước đây, vùng đất Hà Giang có tên gọi là Hà Dương và được mang tên Hà Giang vào năm 1705 (thời hậu Lê). Theo dòng lịch sử với các tên gọi khác nhau: Bộ, Châu, Phủ, Sứ, Hạt,… Ngày 20/8/1891, Hà Giang chính thức có tên trên bản đồ theo đơn vị hành chính là một tỉnh của nước Việt Nam. Kể từ khi tỉnh Hà Giang được thành lập đến nay đã hơn một thế kỷ, đó là cả một quá trình phấn đấu đầy gian khổ và hy sinh, đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang vừa phải kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bọn phản động tay sai của thực dân phong kiến, vừa phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để phát triển kinh tế. Những thành tích chiến công của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang qua các thời kỳ như giải quyết tận gốc nạn Thổ phỉ (1947 - 1962); cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc (1979 - 1989) đã góp phần và tô đẹp thêm vào thắng lợi chung của cả dân tộc Việt Nam. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân các dân tộc Hà Giang thường xuyên phải chống lại các đội quân xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc và chống lại quan quân triều đình suy thoái ra sức bóc lột, đàn áp, đẩy nhân dân vào con đường cùng khổ. Các thế hệ nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã không tiếc máu xương góp phần bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc, bảo vệ độc lập của dân tộc và sự bình yên của quê hương, đất nước. HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ |7
- Năm 1887, thực dân Pháp xâm lược Hà Giang. Mặc dù kẻ địch là đội quân viễn chinh được trang bị vũ khí tối tân, hiện đại nhưng ngay từ những ngày đầu chúng đã vấp phải sự chống cự quyết liệt, nổ ra ở khắp nơi của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, dưới ánh sáng cách mạng của Đảng, tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc Hà Giang như được tiếp thêm sức mạnh, đã bùng lên mạnh mẽ, nhiều cơ sở cách mạng được hình thành, lực lượng cách mạng nhanh chóng phát triển. Ngày 25/12/1945, Đảng bộ tỉnh được thành lập, đánh dấu một mốc son quan trọng trong chặng đường lịch sử của nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, ra sức phát triển kinh tế, văn hóa, tăng cường xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang, thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, chi viện sức người, sức của cho cuộc kháng chiến, góp phần vào đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Đất nước thống nhất, cả nước tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, ngày 27/12/1975 thực hiện quyết định của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hà Giang và Tuyên Quang được sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Từ đây, nhân dân các dân tộc Hà Tuyên đã đoàn kết một lòng, đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, mặt trận Hà Tuyên là một trong những chiến trường trọng điểm đánh phá của đối phương, tại chiến trường này đã có hàng chục sư đoàn và nhiều đơn vị bộ đội địa phương của các tỉnh bạn cùng với bộ đội địa phương và dân quân tự vệ tỉnh Hà Tuyên tham gia chiến đấu, giành giật với địch từng chiến hào, từng điểm cao. Bước sang đầu những năm 90 của thế kỷ XX, trước xu thế hội nhập ngày càng phát triển, đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đã 8 | HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ
- tạo luồng sinh khí mới trong đời sống xã hội. Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII đã quyết định chia tách tỉnh Hà Tuyên thành 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang; ngày 01/10/1991, tỉnh Hà Giang chính thức được tái thành lập. Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, với truyền thống đoàn kết, dũng cảm trong đấu tranh; cần cù, kiên nhẫn trong lao động sản xuất, nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã và đang từng ngày lập lên những kỳ tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, xã hội, bản sắc văn hóa của 19 dân tộc được phát huy; đặc biệt du lịch Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, những năm gần đây hình ảnh về vùng đất, con người Hà Giang ngày càng ấn tượng hơn trong lòng nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Khi tái lập, tỉnh Hà Giang có diện tích tự nhiên 7.831 km2, dân số thời điểm 31/12/1991 là 500.678 người, gồm 10 đơn vị hành chính (Thị xã Hà Giang và 09 huyện); thực hiện Nghị định 146/NĐ-CP ngày 01/12/2003 của Chính phủ, huyện Quang Bình được thành lập với 15 đơn vị hành chính cấp xã (12 xã tách ra từ huyện Bắc Quang; 02 xã tách ra từ huyện Hoàng Su Phì; 01 xã tách ra từ huyện Xín Mần); ngày 27/9/2010, thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ thành lập Thành phố Hà Giang thuộc tỉnh Hà Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của Thị xã Hà Giang. Tính đến 31/12/2020, tỉnh Hà Giang có 7.927,55 km2, dân số 877.888 người với 11 đơn vị hành chính cấp huyện, tăng 01 đơn vị so với thời điểm mới tách tỉnh; 193 đơn vị hành chính cấp xã. Thành phố Hà Giang (05 phường, 03 xã) là trung tâm hành chính của tỉnh; huyện Đồng Văn (02 thị trấn, 17 xã); huyện Mèo Vạc (01 thị trấn, 17 xã); huyện Yên Minh (01 thị trấn, 17 xã); huyện Xín Mần (01 thị trấn, 17 xã); huyện Bắc Quang (02 thị trấn, 21 xã); huyện Quản Bạ (01 thị trấn, 12 xã); huyện Vị Xuyên (02 thị trấn, 22 xã); huyện Bắc Mê (01 thị trấn, 12 xã); huyện Hoàng Su Phì (01 thị trấn, 23 xã); huyện Quang Bình (01 thị trấn, 14 xã). HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ |9
- II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý Hà Giang là tỉnh miền núi vùng cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực Bắc của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 7.927,55 km2. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, với chiều dài biên giới đất liền 277,56 km (việc phân giới cắm mốc trên đất liền thuộc địa phận tỉnh Hà Giang đã hoàn thành với 358 mốc chính, 84 mốc phụ); phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Tỉnh có giới hạn về vị trí địa lý từ 22011’08’’ đến 23013’00’’ vĩ độ Bắc và 104024’05’’ đến 105030’04’’ kinh độ Đông. Cực bắc của tỉnh Hà Giang cũng là cực bắc của Tổ quốc, cách đỉnh cột cờ Lũng Cú khoảng 03 km về phía Đông có vĩ độ 23013’00’’. Tỉnh Hà Giang có 04 tuyến quốc lộ chạy xuyên suốt dọc toàn tỉnh và theo hành lang biên giới, đó là quốc lộ 2, quốc lộ 34, quốc lộ 4C, quốc lộ 279. 2. Đặc điểm tự nhiên và các tiềm năng phát triển 2.1. Thời tiết khí hậu Hà Giang có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành hai mùa rõ rệt: mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều; mùa Đông lạnh, ít mưa. Do nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh vùng Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh vùng Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,30C, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động khá cao, trên 200C và trong ngày cũng từ 60C - 70C. Độ ẩm bình quân hàng năm khoảng 82,4% và có biên độ dao động không lớn. Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bình khoảng 7,5/10) và tương đối ít nắng (cả năm có 1.427 giờ nắng, tháng nhiều khoảng 181 giờ, tháng ít khoảng 74 giờ). 10 | HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ
- Lượng mưa trong tỉnh khá phong phú nhưng phân bổ không đồng đều theo không gian và thời gian (bị chi phối mạnh bởi điều kiện địa hình và hoàn lưu gió mùa). Tổng lượng mưa trung bình/năm dao động trong khoảng khá rộng từ 1.260 mm ở những vùng thung lũng thấp lên đến 2.410 mm ở những vùng cao có địa hình đón gió thuận lợi. Mùa mưa trùng với mùa gió mùa Hè, kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến hết tháng 10 với tổng lượng mưa chiếm trên 80% tổng lượng mưa trong năm. Cực đại của lượng mưa vào tháng 7 hoặc tháng 8 (khoảng 350 mm đến 400 mm/tháng). Mùa ít mưa bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 hàng năm, tháng 12 và tháng 01 có lượng mưa ít nhất (thường chỉ xấp xỉ 10 mm đến 20 mm/tháng). 2.2. Đất đai và địa hình Địa hình Hà Giang phức tạp, đồi núi chiếm khoảng 70% diện tích tự nhiên, có nhiều dãy núi cao, trong đó có những đỉnh cao trên 2000 m như Tây Côn Lĩnh (2.418 m), Pu Ta Kha (2.274 m)... Sông suối có nhiều thác ghềnh, độ dốc lớn. Địa hình chia cắt thành các tiểu vùng mang nhiều đặc điểm khác nhau về độ cao, khí hậu, thời tiết. Toàn tỉnh có thể chia thành 3 tiểu vùng sinh thái: + Vùng cao núi đá phía Bắc: Gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với diện tích tự nhiên toàn vùng là 2.344,7 km2, chiếm 29,57% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Khu vực này có địa hình hiểm trở, độ cao trung bình từ 1.000 m đến 1.600 m, thiếu nước trầm trọng, các thung lũng hẹp, nhiều hang động Kaster, mạch nước ngầm sâu có cốt từ 600 m đến 2.418 m. Đất phần lớn là sản phẩm của quá trình phong hóa đá vôi. Là vùng có khí hậu mát mẻ (nhiệt độ trung bình năm từ 15 - 170C) thích hợp cho phát triển các loại cây như mận, đào, lê, táo và các loại cây dược liệu quý như đỗ trọng, huyền sâm, ý dĩ, thảo quả. Cây lương thực ở vùng này chủ yếu thích hợp với cây ngô, rau chủ yếu là cây họ đậu, chăn nuôi chính là gia cầm, bò, ngựa, dê... + Vùng cao núi đất phía Tây: Gồm 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần nằm ở độ cao 900 m đến 1.000 m với diện tích tự nhiên 1.219,4 km2, chiếm HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ | 11
- 15,38% diện tích tự nhiên của tỉnh. Dân cư chủ yếu là người H’Mông và Dao. Vùng này đất rộng, người thưa, núi cao đi lại khó khăn, khí hậu thích hợp cho việc trồng các loại cây ôn đới, thuận lợi cho việc phát triển nghề rừng, nuôi ong lấy mật và trồng một số cây công nghiệp lâu năm như chè, thông, trẩu... đặc biệt giống chè Shan làm nguyên liệu cho sản xuất chè vàng là loại chè đang được thị trường thế giới ưa chuộng. Cây công nghiệp hàng năm, phù hợp cho việc phát triển cây đậu tương. Cây lương thực chính ngoài ngô còn có lúa. Chăn nuôi chính là trâu, ngựa, dê. + Vùng thấp: Gồm Thành phố Hà Giang và các huyện còn lại, nằm ở thung lũng Sông Lô, Sông Bạc với độ cao trung bình từ 50 m đến 100 m. Diện tích tự nhiên là 4.365,4 km2, chiếm 55,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đây là vùng có nhiều mưa nhất, do đó thuận lợi để trồng lúa nước, phát triển nghề rừng và thích hợp trồng các loại cây nhiệt đới, các loại cây ăn quả có múi và cây công nghiệp như cam, chanh, dâu tằm, chè, trẩu. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, ngựa, dê, gà, vịt. Thuỷ sản có điều kiện phát triển như cá, ba ba. Vùng này có tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến, khai thác khoáng sản đồng thời vừa là cửa ngõ, vừa là trung tâm kinh tế - văn hoá của tỉnh, lại là vùng có Cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ, thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu kinh tế - văn hoá, phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ giữa Hà Giang và các tỉnh phía sau với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Quỹ đất có khả năng sử dụng để phát triển nông, lâm nghiệp toàn tỉnh khoảng 38 vạn ha, chiếm 60% so với tiềm năng. Tuy vậy, diện tích có thể trồng lương thực, đặc biệt là trồng lúa rất hạn chế. Đất đai manh mún không bằng phẳng và không liền mảnh, khó khăn cho việc cơ giới hoá và thuỷ lợi hoá để hình thành các vùng sản xuất tập trung. Đất đồi núi đá không có khả năng khai thác chiếm tỷ trọng khá lớn. Nguồn nước phân bố không đồng đều, có nơi mưa nhiều như Bắc Quang nhưng lại có nơi thiếu nước trầm trọng như các huyện vùng cao núi đá. Nhìn chung nguồn nước của Hà Giang khó khăn cho phát triển sản xuất và phục vụ sinh hoạt của dân cư. 12 | HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ
- Với địa hình và điều kiện tự nhiên như vậy, có thể nói Hà Giang có nhiều khó khăn và hạn chế hơn là thuận lợi để phát triển kinh tế, thể hiện trên các mặt sau: Thứ nhất: Về đất đai và nguồn nước của Hà Giang không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực và rất khó tổ chức các vùng sản xuất chuyên canh lớn. Tài nguyên khoáng sản ít và phân tán nên cũng không thuận lợi để phát triển công nghiệp khai khoáng. Thứ hai: Ngoại trừ thành phố Hà Giang và các huyện vùng thấp, các huyện còn lại địa hình gồ ghề, khúc khuỷu, giao thông trở ngại, giao lưu hàng hoá khó khăn. Thứ ba: Hà Giang nằm xa châu thổ sông Hồng, đặc biệt là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh là các trung tâm kinh tế lớn. Vì vậy, ít có điều kiện để tận dụng những ảnh hưởng phát triển kinh tế, thương mại của các trung tâm kinh tế lớn này. Thứ tư: Mặc dù có cửa khẩu quốc tế nhưng so với các cửa khẩu khác trên cùng tuyến biên giới Việt - Trung như: Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị (Lạng Sơn), Lào Cai (Lào Cai) thì vị thế của cửa khẩu Thanh Thuỷ hạn chế hơn nhiều. Buôn bán, giao lưu hàng hoá giữa Hà Giang và các tỉnh phía sau Hà Giang với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu Thanh Thuỷ không thể thuận lợi bằng các cửa khẩu này. Điều này một mặt do sự cản trở về vị trí địa lý, điều kiện giao thông nhưng mặt khác còn do tiềm lực phát triển kinh tế ở hai phía cửa khẩu. Tuy vậy, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Hà Giang cũng có những thuận lợi nhất định: Thứ nhất: Về giao thông, tuy ở xa Hà Nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng nhưng tuyến quốc lộ 2 từ Hà Nội lên tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho giao lưu hàng hoá ra vào Hà Giang đi Vân Nam và các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ | 13
- Thứ hai: Vân Nam là tỉnh đất rộng, người đông, kinh tế đang trên đà phát triển, là một thị trường lớn mà Hà Giang và các tỉnh khu vực phía Bắc có thể khai thác. Thứ ba: Đất đai Hà Giang còn rộng, khí hậu và thổ nhưỡng cho phép có thể phát triển kinh tế trang trại, vườn đồi, chăn nuôi gia súc lấy thịt. Ngoài ra, địa hình dốc thuận lợi phát triển các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ. 2.3. Tài nguyên khoáng sản Về tài nguyên khoáng sản của Hà Giang, theo số liệu hiện có là nghèo. Một số loại có thể khai thác, chế biến công nghiệp như Quặng antimon đã phát hiện được 07 điểm mỏ, trong đó: Huyện Yên Minh (03 điểm), huyện Đồng Văn (01 điểm), huyện Mèo Mạc (02 điểm), huyện Bắc Mê (01 điểm); Quặng vàng đã phát hiện 08 điểm mỏ (05 điểm quặng gốc, 03 điểm sa khoáng) phân bố chủ yếu tại 02 huyện Bắc Quang và Bắc Mê; Quặng sắt đã phát hiện 20 điểm mỏ, trong đó có 14 điểm mỏ có giá trị công nghiệp tập trung chủ yếu trong dải Tùng Bá - Bắc Mê; Quặng Man gan đã phát hiện được 07 điểm, trong đó, phân bố tập trung tại các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên (05 điểm), còn lại 02 điểm tại huyện Quản Bạ và Bắc Mê; Quặng chì - kẽm đã phát hiện được 15 điểm mỏ, phân bố chủ yếu ở 03 vùng: Cao Mã Pờ (04 điểm), Minh Sơn (06 điểm), Ao Xanh (02 điểm) và 03 điểm độc lập; Quặng Bauxit và alit đã phát hiện được 20 điểm mỏ, tập trung chủ yếu ở 02 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc; Quặng arsen chứa thiếc đã phát hiện được 07 điểm quặng phân bố chủ yếu tại xã Ngọc Minh huyện Vị Xuyên và xã Thượng Bình huyện Bắc Quang;... Ngoài ra, còn có các khoáng chất công nghiệp như Serpentin; Kaolin; Felspat; Thạch anh tinh thể; Mi ca; đá, cát, sỏi, đất làm gạch có thể khai thác quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ. Hà Giang có khá nhiều các điểm nước khoáng, đến nay đã xác định được 09 điểm nước khoáng, phân bố tập trung tại phía Tây Nam tỉnh Hà Giang (huyện Vị Xuyên 02 điểm; Bắc Quang 04 điểm; Xín Mần 02 điểm; Hoàng Su Phì 01 điểm). 14 | HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ
- 2.4. Dân số lao động Dân số toàn tỉnh có đến 31/12/2020 là 877.888 người với 18 dân tộc cùng sinh sống, đông nhất là dân tộc H’Mông 302.552 người, chiếm 34,5%; dân tộc Tày 196.872 người, chiếm 22,4%; dân tộc Dao 130.125 người, chiếm 14,8%; dân tộc Kinh 107.957 người, chiếm 12,3%; dân tộc Nùng 83.481 người, chiếm 9,5%; dân tộc Giấy 17.796 người, chiếm 2,02%;... Một số dân tộc khác có dân số trên dưới 1000 người như: Lô Lô; Bố Y; Cờ Lao; Phù Lá; Pu Péo;... Cấu trúc dân số Hà Giang trẻ, số người tuổi dưới 20 chiếm gần 50% dân số toàn tỉnh. Lực lượng lao động ước tại thời điểm 31/12/2020 toàn tỉnh có 529.363 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, trong đó, 524.426 người có việc làm (thành thị 78.431 người; nông thôn 445.995 người) và 2.138 người thất nghiệp. Trong tổng số lực lượng lao động của tỉnh: Lao động ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản 406.528 người, chiếm 77,52; lao động ngành công nghiệp - XDCB 39.637 người, chiếm 7,56%; lao động ngành dịch vụ 78.261 người, chiếm 14,92%. 2.5. Tiềm năng du lịch Tỉnh Hà Giang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành công viên địa chất UNESCO đầu tiên của Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á được công nhận vào ngày 03/10/2010; năm 2014 và năm 2019, UNESCO tiếp tục tái công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO giai đoạn 2015-2018 và giai đoạn 2019-2022. Đánh giá cao giá trị của Cao nguyên đá, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn 2030. Ngoài ra, do là vùng đất có lịch sử văn hóa lâu đời với nhiều dân tộc cùng sinh sống, nên có nhiều di tích lịch sử có giá trị, có nhiều lễ hội phong phú đậm đà bản sắc dân tộc như: Lễ hội Lồng Tồng của Dân tộc Tày, đây là lễ hội dân gian truyền thống được HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ | 15
- tổ chức vào những ngày đầu tháng giêng hàng năm của người dân địa phương để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ; Lễ hội Gầu Tào của người Mông; Lễ hội cầu Trăng hết sức độc đáo của đồng bào Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định huyện Bắc Mê; Lễ Cấp sắc hay lễ Lập tịnh của người Dao; Lễ hội chợ tình Khâu Vai mỗi năm một lần duy nhất vào dịp 27/3 (âm lịch); Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn; Tết của người Lô Lô;… Toàn tỉnh hiện nay đã nhận diện được 370 di sản phi vật thể, trong đó có 17 di sản thuộc nhóm loại hình tiếng nói chữ viết; 71 di sản thuộc nhóm loại hình ngữ văn dân gian; 6 loại hình thuộc nhóm loại hình trình diễn dân gian; 240 di sản thuộc nhóm loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng; 12 di sản thuộc nhóm lễ hội truyền thống; 16 di sản nghề thủ công truyền thống; 8 di sản thuộc nhóm tri thức dân gian. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển và thu hút khách du lịch với các loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá, du lịch tâm linh. 16 | HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ
- PHẦN II THÀNH TỰU KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG SAU 30 NĂM TÁI LẬP Với vị trí và đặc điểm địa lý tự nhiên có nhiều khó khăn hơn là thuận lợi để phát triển kinh tế. Để phát huy tiềm năng, khắc phục hạn chế vốn có của một tỉnh miền núi, biên giới. Tỉnh Hà Giang đã xây dựng quy hoạch phát triển tổng thể, quy hoạch phát triển vùng, ngành đối với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh một cách khoa học. Sau 30 năm tái lập, tỉnh đã khai thác các tiềm năng, phát huy lợi thế, tranh thủ các nguồn lực và sự trợ giúp từ các Bộ, ngành ở Trung ương để xây dựng và phát triển, đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội. I. TĂNG TRƢỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 1. Kinh tế tăng trƣởng liên tục với tốc độ khá Ngay trong năm đầu tiên thực hiện mục tiêu kế hoạch 4 năm (1992- 1995), Đảng bộ tỉnh đã xác định sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, với chủ trương đó Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã huy động mọi nguồn lực cho phát triển sản xuất, để đảm bảo tăng trưởng cả về sản lượng và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi, hướng tới mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực. Trong giai đoạn này, các cấp chính quyền đã chỉ đạo các đoàn thể tích cực vận động nhân dân các huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh không trồng cây thuốc phiện, đây là một chủ trương lớn của cấp ủy, chính quyền và được người dân đồng tình cao. Cùng với việc vận động xóa cây thuốc phiện, các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh thâm canh, bố trí mùa vụ và cơ cấu cây trồng hợp lý, cũng như bước đầu có những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ | 17
- hiệu quả. Bên cạnh đó, ngành lâm nghiệp của tỉnh tập trung phát huy tiềm năng và lợi thế của các thành phần kinh tế trong khai thác và chế biến lâm sản. Đồng thời, Hà Giang cũng tập trung nguồn lực hợp lý để phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đối với các lĩnh vực xã hội, trong những năm đầu, tỉnh tập trung chỉ đạo sắp xếp lại mạng lưới giáo dục, y tế; đẩy mạnh chất lượng và xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục và y tế... Sau 30 năm tái lập tỉnh, bức tranh kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang được tô điểm nhiều điểm sáng. Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) đạt khá, có nhiều giai đoạn tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tính chung giai đoạn 1991 - 1995, tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh đạt 7,5% (tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước trong cả giai đoạn này đạt 8,2%); giai đoạn 1996 - 2000, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,35% (cả nước tăng trưởng 7,6%); giai đoạn 2001 - 2005, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,55% (cả nước tăng trưởng bình quân 7,34%); giai đoạn 2006 - 2010, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,25% (cả nước tăng trưởng 6,32%); trong các năm tiếp theo, do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khủng hoảng nợ công 2010, Chính phủ đã triển khai quyết liệt giải pháp thắt chặt chi tiêu công, vì vậy, đã ảnh hưởng tới tình hình phát triển kinh tế của các tỉnh, trong đó có Hà Giang, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 đã chậm lại, nhưng mức tăng trưởng bình quân cho cả giai đoạn vẫn đạt 6,35% (cả nước tăng trưởng 5,9%); giai đoạn 2016 - 2020, những năm đầu kinh tế có mức tăng trưởng khá, cao hơn mức bình quân của giai đoạn trước, nhưng năm 2020 dịch Covid-19 xảy ra và lan rộng ra toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt của đời sống xã hội, sản xuất bị đứt gãy, mặc dù tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, nhưng tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2020 đạt thấp (tăng 1,7%), là mức tăng thấp nhất kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, do vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh trong cả giai đoạn chỉ đạt 5,65% (cả nước tăng trưởng 5,95%). 18 | HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ
- Tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn Hà Giang và cả nƣớc % 14,00 12,25 12,00 10,35 10,55 10,00 8,20 7,50 7,60 7,34 8,00 6,32 6,35 5,90 5,95 5,65 6,00 4,00 2,00 0,00 Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn Giai đoạn 1991-1995 1996-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2020 Hà Giang Cả nƣớc Như vậy, trong cả chặng đường 30 năm tái lập tỉnh, mức tăng trưởng kinh tế hai con số được duy trì trong nhiều năm từ 1997 đến 2010, kinh tế tăng trưởng cao có sự đóng góp quan trọng của thời kỳ “Đại công trường xây dựng 1998 - 2003”. Sau đại công trường xây dựng, cơ sở hạ tầng của tỉnh được đầu tư tăng đột biến, đồng thời đã tạo cho tỉnh một năng lực sản xuất mới vượt trội, tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tiếp theo 2004 - 2010, cũng trong giai đoạn này, tỉnh đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất cho đồng bào các dân tộc 04 huyện vùng cao phía Bắc. Từ năm 2010 trở lại đây, tăng trưởng kinh tế của tỉnh tuy có chậm lại, nhưng đều do những nguyên nhân khách quan như đã đánh giá. 2. Quy mô kinh tế tăng nhanh, cơ cấu dịch chuyển đúng hƣớng Sau nhiều năm tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng trưởng cao nên quy mô kinh tế của tỉnh tăng nhanh. Năm 2000, sau 10 năm tái lập tỉnh, quy mô HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ | 19
- GRDP của tỉnh tính theo giá hiện hành đạt 1.061,3 tỷ đồng, bằng 4,28 lần so với năm 1991; năm 2010, quy mô GRDP tính theo giá hiện hành đạt 7.923 tỷ đồng, tăng 7,47 lần so với năm 2000 và tăng 31,95 lần so với năm 1991; năm 2020, quy mô GRDP tính theo giá hiện hành đạt 25.736 tỷ đồng, tăng 3,25 lần so với năm 2010 và tăng 103,77 lần so với năm 1991. Tổng sản phẩm bình quân đầu người của tỉnh năm 2020 đạt 29,53 triệu đồng/người/năm, tăng 2,75 lần so với năm 2010; tăng 17,1 lần so với năm 2000; tăng 58,6 lần so với thời điểm tái lập tỉnh, tháng 10/1991. Quy mô tổng sản phẩm giai đoạn 1991 - 2020 25.736 2019 24.153 22.038 2017 19.971 18.002 2015 16.218 15.554 2013 13.677 11.991 2011 10.506 7.923 2009 4.582 3.673 2007 2.958 2.435 2005 2.122 1.808 2003 1.592 1.363 2001 1.202 1.061 1999 921 798 1997 618 533 1995 448 367 1993 316 268 Tỷ đồng 1991 248 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 So sánh GRDP (giá hiện hành) theo từng giai đoạn so với giai đoạn 1991 -1995: giai đoạn 1996 - 2000 tăng 2,39 lần; giai đoạn 2001 - 2005 tăng 4,91 lần; giai đoạn 2006 - 2010 tăng 12,76 lần; giai đoạn 2011 - 2015 tăng 38,55 lần; giai đoạn 2016 - 2020 tăng 63,44 lần so với giai đoạn 1991 - 1995. 20 | HÀ GIANG – 30 NĂM TÁI LẬP QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Khoa học Quản lý đại cương - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐH Quốc gia Hà Nội
187 p | 677 | 151
-
Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 1 khái niệm luật dân sự việt nam
7 p | 387 | 98
-
Bài giảng Luật kinh doanh - TS. Nguyễn Nam Hà
126 p | 290 | 71
-
Bài giảng Quy trình và phương pháp lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm và hàng năm - TS. Nguyễn Thị Phú Hà
19 p | 216 | 59
-
CH NG ƯƠ V KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN , BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRÊN MỖI VÙNG LÃNH THỔ.
24 p | 128 | 20
-
Bài giảng Bài 1: Tài chính và tăng trưởng - Huỳnh Thế Du
33 p | 117 | 13
-
Bài giảng Tổ chức và quản lý cơ bản: Chương 1 - TS. Hà Thúc Viên
73 p | 82 | 13
-
Bài giảng Chính sách Thuế mới 2015 quyết toán thuế 2014 - Cục Thuế TP Hà Nội
162 p | 88 | 12
-
Bài giảng Thực trạng triển khai và phát triển hệ thống giao thông thông minh tại Hà Nội
21 p | 47 | 8
-
Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất tại khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
12 p | 24 | 8
-
Bài giảng “Mô hình giảm nghèo” tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam (Nghiên cứu trường hợp tại Hà Giang, Nghệ An và Đăk Nông)
26 p | 61 | 8
-
Bài giảng Kinh tế số và liên hệ với Việt Nam: Chương 1 - Hà Quang Thụy
8 p | 20 | 7
-
Bài giảng Toán kinh tế - Phùng Thị Thu Hà
120 p | 29 | 7
-
Bài giảng môn Pháp luật đại cương - Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
118 p | 25 | 5
-
Bài giảng Hội nghị tuyên truyền pháp luật năm 2014 lĩnh vực bưu chính viễn thông - Vũ Hữu Thắng
11 p | 109 | 5
-
Đánh giá khả năng tổn thương do tai biến trượt lở đất đến sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hà Giang
9 p | 60 | 5
-
Bài giảng Chiến lược định vị quốc tế cho ngành công nghiệp của Hà Nội
32 p | 58 | 5
-
Bài giảng Tài trợ dự án: Chương 1 - Lê Hoài Ân
35 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn