HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
lượt xem 71
download
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT I. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT: * thứ nhất, dưới góc độ 1 “ dòng họ PL”: hệ thống PL dùng để chỉ tập hợp các HTPL của 1 số nước có nét tương tự nhau nhất định do
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
- HỆ THỐNG PHÁP LUẬT I. KHÁI NIỆM HỆ THỐNG PHÁP LUẬT: * thứ nhất, dưới góc độ 1 “ dòng họ PL”: hệ thống PL dùng để chỉ tập hợp các HTPL của 1 số nước có nét tương tự nhau nhất định do cung dựa trên 1 nền tảng PL, Ctrị, Tư tưởng hoặc văn hóa chung * thứ hai, dưới góc độ HTPL của 1 quốc gia: HTPL là tống thể các quy phạm PL, các nguyên tắc, định hướg và mục đích của PL có mối liên hệ nội tại và thống nhất vs nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định luật được thể hiện trong các hình thức PL. _ ngành luật: tổng thể các QPPL điều chỉnh 1 hoặc 1 số quan hệ xã hội có tính chất giống nhau phát sinh trong 1 lĩnh vực hoạt động của đời sống bằng những phương pháp điều chỉnh nhất định _ chế định PL: 1 nhóm QPPL điều chỉnh 1 nhóm quan hệ xã hội có đặc điểm chung, có mối liên hệ mật thiết vs nhau thuộc cùng 1 loại II. CÁC TIÊU CHÍ CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THIỆN CỦA HTPL: 1. Tính toàn diện của HTPL: thể hiện ở khả năng bao quát đời sốg xh của nó, bảo đảm tất cả các lĩnh vực of đời sống xh cần điều chỉnh bằng PL đều có PL để điều chỉnh 2. Tính đồng bộ của HTPL: thể hiện ở chỗ các quy định của PL phải thống nhất vs nhau, ko mâu thuẫn, trùng lặp, chồng chéo hoặc loại bỏ lẫn nhau. Việc đảm bảo tính đồng bộ rất khó khăn bởi PL do nhiều cơ quan NN ban hành ở những thời điểm khác nhau và ở lĩnh vực khác nhau 3. Tính phù hợp của HTPL vs các điều kiện hiện hữu: _ HTPL được hình thành do nhu cầu điều chỉnh các QHXH, hướng chúng phát triển theo hướng NN muốn mục đích này đạt được khi HTPL phù hợp vs các đkiện cụ thể of XH trong mỗi gđoạn lsử nhất định _ biểu hiện : ở sự phù hợp, sự tương thích giữa các quy định of PL vs trình độ phát triển của KTXH, chế độ CT, trình độ dân chủ,phong tục tập quán... đa số dân thực hiện, tính khả thi, hiệu quả cao 4. Tính ổn định và minh bạch: _ giúp cho các chủ thể dễ dàng tìm được và hiểu đúng yêu cầu of các quy định PL liên quan đến hành vi of mìh chủ thể đủ điều kiện tính toán, cân nhắc trước khi chọn và thực hiện 1 hành vi nào đó _ đặc điểm này liên quan mật thiết và tương quan tỉ lệ vs tính đồng bộ, phù hợp, khả thi of nó 5. Yêu cầu về kỹ thuật lập pháp: _ là tổng thể các phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hóa PL, chứa đựng các nguyên tắc, quy tắc khoa học nhằm đảm bảo cho PL đủ khả năng điều chỉnh có hiệu quả các QHXH _ tòan bộ quá trình lập pháp thực hiện bởi 1 hệ thống các phương pháp mang tính công nghệ _ thể hiện ở việc xác định đúng nhu cầu điều chỉnh PL, các nguyên tắc xây dựng PL được xác định là tối ưu... 1
- III. CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 1.Căn cứ để phân định HTPL thành các ngành luật: a. Đối tượng điều chỉnh: của 1 ngành luật là những QHXH có tính chất giống nhau và phát sinh trong 1 lĩnh vực of đời sống và được các quy phạm PL of ngành luật ấy tác động tới b. Phương pháp điều chỉnh of PL: là cách thức mà NN dùng PL để tác động lên các QHXH, tức là tác động lên cách xử sự of các chủ thể tham gia vào các QHXH đó nhằm điều chỉnh các QHXH theo mục đích NN _ PP mệnh lệnh-phục tùng: xác lập sự bất bình đẳg giữa các chủ thể tham gia QHPL trong đó 1 bên có quyền nhân danh NN bắt bên kia thực hiện hoặc chấp thuận mệnh lệnh of bên này ( đchỉnh các quan hệ quản lý) _ PP bình đẳng-thỏa thuận: xác nhận sự độc lập, bình đẳng giữa các bên chủ thể tham gia QHPL ( QH dân sự...) == PP điều chỉnh: là căn cứ bổ trợ cho đối tượng đchỉnh mà ko thể coi là căn cứ độc lập để phân định ngành luật vì nhiều ngành luật có phương pháp điều chỉnh giống nhau. 2. Các ngành luật trong hệ thống PL Việt Nam hiện nay: a. Luật hiến pháp ( luật NN): ngành luật chủ đạo,điều chỉnh các QHXH quan trọng nhất gắn vs việc xđịnh chế độ CT,KT,VH,XH... b. Luật hành chính: tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính của cơ quan NN. c. Luật dân sự: điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa,tiền tệ và 1 số quan hệ nhân thân phi tài sản trên cơ sở bình đẳng,độc lập, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó d. Luật hình sự: tổng thể các QPPL xác định những hành vi bị coi là phạm tội và quy định hình phạt e. Luật tố tụng dân sự: điều chỉnh các quan hệ tố tụng phát sinh giữa tòa án vs những người tham gia tố tụng trong quá trình tóa án giải quyết các vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp of NN và người dân f. Luật tố tụng hình sự: tổng thể các QPXH phát sinh trong hoạt động khởi tố,điều tra vụ án hình sự g. Luật kinh tế: điều chỉnh quan hệ KT phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất-kinh doanh giữa các doanh nghiệp vs nhau và vs các cơ quan quản lý NN về KT h. Luật lao động: tổng thể các QPPL điều chỉnh các quan hệ lao động i. Luật hôn nhân và gia đình: điều chỉh quan hệ về nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái.. j. Luật tài chính: tổng thể các QPPL đchỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình hình thành và phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của các chủ thể thực hiện hoạt động phân phối của cải dưới hình thức giá trị k. Luật ngân hàng: điều chỉnh QHXH phát sinh trong quá trình NN tổ chức và quản lý hoạt động ngân hàg l. Luật đất đai: tổng thể các QPPL điều chỉnh QHXH phát sinh trong quá trình chiếm hữu, SD, quản lý số phận pháp lý của đất đai 2
- * Công pháp quốc tế: tổng thể các QPPL hình thành trên cơ sở sự thỏa thuận tự nguyện và bình đẳng giữa các quốc gia, tổ chức liên chính phủ, phong trào giải phóng DT để điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể này trong quá trình đấu tranh và hợp tác vs nhau * Tư pháp quốc tế: ngành luật điều chỉnh quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự phát sinh giữa các pháp nhân và công dân của các nước khác nhau trong quá trình giao tiếp vs nhau IV. XÂY DỰNG PHÁP LUẬT: 1. Khái niệm XD PL: là quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục do PL quy định nhằm ban hành ra các QPPL để điều chỉh QHXH theo mục đích của NN Đặc điểm: _ là hoạt động of cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành PL _ hoạt động XDPL được tiến hành theo những trình tự và thủ tục do PL quy định _ kết quả of hoạt động XDPL là hình thành các QPPL để điều chỉnh QHXH theo mục đích của NN 2. Yêu cầu đối với việc XD PL: a. Đảm bảo tính khách quan of PL: các QPPL được XD phải phù hợp vs trình độ phát triển kt-xh,phong tục tập quán...từ đó tạo tính khả thi, ổn định cho PL chủ thể có thẩm quyền nghiên cứu sâu sắc hiện tượng kt,ct,vh,tt...của thực tại KQ, thực trạng ý thức PL... b. Đảm bảo tính hợp pháp về ND và hình thức của PL: _ ND: ko được trái hiến pháp, ko mâu thuẫn hoặc loại trừ nhau... _ HT: được XD và ban hành đúng căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền hoạt động của chủ thể ban hành... c. Việc ban hành PL phải kịp thời: _ các quy định của PL phải được ban hành để đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của csống, có đủ PL để đchỉnh QHXH d. Đảm bảo tính minh bạch của HTPL: _ tính nhất quán: các quy định thống nhất vs nhau, ngôn ngữ phổ thông _ tính công khai: XD, ban hành và thực hiện PL công khai, tạo điều kiện cho xh bảo vệ và cân bằng lợi ích _ tính có thể tin cậy được và dự đoán trước: các quy định PL phải đáng tin cậy, là đại lượng đặc trưng cho công bằng, lẽ phải và sự hợp lý. Việc XD, ban hành, thực thi PL ko gây ngạc nhiên vs đối tượng áp dụng. e. Về kĩ thuật xây dựng PL: 3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khái niệm hệ thống luật
3 p | 2285 | 201
-
Bài giảng Hệ thống pháp luật - Phan Đặng Hiếu Thuận
15 p | 527 | 81
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế: Chương 2 - ThS. Phạm Thị Diệp Hạnh
15 p | 339 | 69
-
Bài giảng Luật tài chính - Chương 1: Luật tài chính trong hệ thống pháp luật Việt Nam
14 p | 350 | 64
-
Bài giảng Chuyên đề 7: Hệ thống pháp luật
24 p | 229 | 17
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 8: Hình thức và Hệ thống pháp luật
70 p | 85 | 13
-
Bài giảng Chuyên đề 1: Hệ thống pháp luật về đấu thầu
13 p | 127 | 10
-
Bài giảng Nhà nước và Pháp luật đại cương – Chương 4.1: Những vấn đề cơ bản về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật Hiến pháp Việt Nam)
10 p | 64 | 10
-
Bài giảng Nhà nước và Pháp luật đại cương – Chương 4.2: Những vấn đề cơ bản về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật Hình sự Việt Nam)
26 p | 68 | 9
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 6 - ĐH Kinh tế Đà Nẵng
7 p | 60 | 8
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 8: Hệ thống pháp luật và các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
83 p | 43 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - Hệ thống pháp luật (cấu trúc của hệ thống pháp luật)
30 p | 14 | 6
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
18 p | 16 | 4
-
Bài giảng Luật học so sánh: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa - 1
31 p | 27 | 4
-
Bài giảng Luật học so sánh: Hệ thống pháp luật châu Âu lục địa - 2
54 p | 24 | 4
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên): Chương giới thiệu – ThS. Ngô Minh Tín
11 p | 8 | 3
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 5
118 p | 8 | 2
-
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật: Chương 4 - ThS. Bùi Huy Tùng
80 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn