Hẹp van 2 lá
lượt xem 12
download
Van 2 lá nối liền nhĩ trái và thất trái, giúp máu di chuyển theo một hướng từ nhĩ xuống thất. Van 2 lá bao gồm 2 lá: lá van trước và lá van sau. Vào kỳ tâm trương, diện tích mở van (MVA: Mitral Valve Area) trung bình khoảng 4 – 6 cm2. Được coi là hẹp van 2 lá khi diện tích mở van (MVA)
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hẹp van 2 lá
- SIÊU ÂM TIM HẸP VAN HAI LÁ TS BS VÕ THÀNH NHÂN I. DẪN NHẬP Van 2 lá nối liền nhĩ trái và thất trái, giúp máu di chuyển theo một hướng từ nhĩ xuống thất. Van 2 lá bao gồm 2 lá: lá van trước và lá van sau. Vào kỳ tâm trương, diện tích mở van (MVA: Mitral Valve Area) trung bình khoảng 4 – 6 cm2. Được coi là hẹp van 2 lá khi diện tích mở van (MVA) < 2 cm2, hẹp van 2 lá nhẹ: 1.5 cm ≤ MVA < 2 cm2; hẹp 2 lá trung bình: 1cm2≤ MVA< 1.5 cm2 và hẹp 2 lá nặng khi 2 MVA < 1 cm2. Phần lớn hẹp van 2 lá là do thấp tim, một số rất nhỏ có thể do bẩm sinh (van 2 lá hình dù). Đôi khi hẹp van 2 lá có thể là biến chứng của lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp. Hẹp 2 lá cũng có thể do mảnh sùi lớn của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, vôi hoá nặng vòng van 2 lá, rối loạn biến dưỡng di truyền (bệnh Fabry). Tổn thương van 2 lá do thấp có thể dẫn đến: (1) dính mép van; (2) dính lá van; (3) dính dây chằng; (4) phối hợp cả 3 loại tổn thương trên. iI. SIÊU ÂM TIM KIỂU M HẸP VAN 2 LÁ 1. Mất dạng M và giảm độ dốc EF của lá trước van 2 lá Bình thường lá trước van 2 lá có dạng M trong thì tâm trương. Độ dốc EF (đóng van 2 lá đầu thì tâm trương thể hiện tốc độ làm trống nhĩ trái hoặc làm đầy thất trái. Bình thường, nhĩ trái được làm trống nhanh nên van 2 lá có khuynh hướng đóng lại giữa tâm trương, với EF có độ dốc khoảng 70 – 150 mm/s/ Trong hẹp van 2 lá, đổ đầy thất trái chậm hơn và van 2 lá vẫn mở do độ chênh áp giữa nhĩ trái và thất trái kéo dài, do đó độ dốc EF giảm và mất sóng A, làm cho lá van trước có vẻ đóng 1 thì và mất dạng M (hình 1 và 2). Hẹp 2 lá nặng có độ dốc EF < 10 mm/s. Giảm độ dốc EF không đặc hiệu cho hẹp van 2lá, còn có thể gặp trong các bệnh lý làm giảm độ chun giãn thất hoặc cung lượng tim. HEÏP 2 LAÙ BÌNH THÖÔØNG AML AML PML AML→ ← PML Hẹp 2 lá Bình thường Hình 1 1/7
- E F Hẹp 2 lá Bình thường Hình 2 2. Chuyển động nghịch thường của lá sau van 2 lá Bình thường, lá sau di chuyển ra sau và là hình ảnh soi gương của lá trước nhưng với biên độ di động nhỏ hơn. Trong hẹp van 2 lá, lá sau chuyển động nghịch thường ra phía trước, cùng chiều với lá trước (hình 1) Tuy nhiên, 10-17% trường hợp hẹp 2 lá vẫn có lá sau di chuyển ra sau trong thì tâm trương. 3. Lá van dày Bình thường bề dày lá van < 2mm. Trong hẹp van 2 lá, lá van dày và thường bị vôi hoá. III. SIÊU ÂM TIM 2 CHIỀU Siêu âm tim 2 chiều là phương tiện chính để khảo sát hình thái bộ máy van 2 lá. 1. Hình ảnh phình đầu gối của lá trước thì tâm trương Trong hẹp van 2 lá, mép van dính lại làm hạn chế cử động bìa van trong khi thân van còn mềm mại, tạo nên hình ảnh phình đầu gối (dạng vòm) của lá trước thì tâm trương (hình 3). Biên độ mở van giảm trong hẹp van 2 lá. Ở bệnh nhân có cung lượng tim thấp, van 2 lá vẫn mở kém nhưng nếu lá van bình thường thì không có hình ảnh phình đầu gối. Hình 3 2/7
- 2. Dính mép van (hình 4) HEÏP 2 LAÙ BÌNH THÖÔØNG Hẹp 2 lá Bình thường Hình 4 3. Đánh giá diện tích mở van 2 lá Mặt cắt trục ngang giúp đánh giá tốt diện tích mở van 2 lá, đo ở bờ tự do của lá van, vào giữa hay cuối tâm trương (hình 5). Tuy nhiên có mặt hạn chế do kỹ thuật trong những trường hợp như mặt cắt siêu âm không cắt trọn vẹn lỗ van 2 lá, độ phân giải của hệ thống siêu âm kém, van 2 lá biến dạng nhiều, để gain quá cao, không cắt ngang bờ tự do của van 2 lá. Mặc dù có các hạn chế trên, nhưng các hạn chế này có thể tránh được bằng cách siêu âm cẩn thận đúng kỹ thuật. MVA MVA = 0.6 cm2 Hình 5 IV. SIÊU ÂM DOPPLER Siêu âm Doppler giúp đánh giá huyết động trong hẹp van 2 lá. Dòng máu qua van 2 lá thường được ghi nhận từ vị trí đầu dò ở mỏm. 1. Doppler màu: dòng máu qua van 2 lá hình ngọn lửa hướng về mỏm thất trái, ở giữa màu xanh, phía ngoài màu lập thể và phía trên nhĩ màu đỏ cam. Dòng máu sẽ lệch một bên nếu có tổn thương nặng bộ phận dưới van. 2. Doppler xung: cửa sổ doppler đặt ngay dưới lỗ van 2 lá, nơi đây dòng máu thẳng trước khi trở thành dòng xoáy. Phổ doppler có đặc điểm sau: 3/7
- Giảm tốc độ dòng tâm trương sau điểm E (thời gian giảm tốc sóng E kéo dài). Vận tốc đỉnh cao hơn bình thường ( V > 2 m/s). Sóng A cao nhưng có thể giảm trong trường hợp hẹp 2 lá nặng và mất đi khi có rung nhĩ. Đánh giá độ chênh áp qua van 2 lá bằng phương trình Bernoulli giản lược. Đánh giá diện tích lỗ van theo PHT (Pressure Half Time: thời gian nửa áp lực). PHT là thời gian để độ chênh áp đỉnh qua van giảm còn phân nửa và có liên quan đến mức độ hẹp của van 2 lá. Diện tích lỗ van đo bằng doppler dựa vào công thức Hattle: MVO = 220 / PHT Tuy nhiên, PHT phản ánh độ chun giãn thất trái, nên chịu ảnh hưởng của độ chênh áp lực qua van 2 lá. Do đó đánh giá diện tích mở van theo PHT không còn chính xác trong các trường hợp: hẹp 2 lá kèm hở van ĐMC nặng, trong vòng 24-48 giờ sau nong van bằng bóng, nhịp nhanh xoang (làm sóng E và A nhập lại). Siêu âm Doppler bị hạn chế trong hẹp 2 lá kèm thông liên nhĩ (hội chứng Lutembacher) vì dòng máu từ nhĩ trái vừa qua van 2 lá vừa qua nhĩ phải nên độ chênh áp lực qua van không chính xác. V. CÁC TỔN THƯƠNG PHỐI HỢP TRONG HẸP VAN 2 LÁ 1. Lớn nhĩ trái và huyết khối trong nhĩ trái Nhĩ trái có thể dãn rất lớn (hình 6) trong trường hợp hẹp khít van 2 lá và kéo dài. Huyết khối thường ở trong tiểu nhĩ trái, nhưng cũng có ở nhĩ trái dọc thành nhĩ hoặc vách liên nhĩ (hình 7). Siêu âm qua thành ngực có thể thấy được huyết khối, nhưng độ nhạy < 50%. siêu âm qua thực quản có độ nhạy và độ đặc hiệu > 99% trong việc phát hiện huyết khối trong nhĩ và tiểu nhĩ trái. Hình 6 4/7
- Hình 7 2. Lớn thất phải và tăng áp động mạch phổi Siêu âm 2 chiều giúp thấy được thất phải dày và dãn (hẹp 2 lá nặng), chuyển động nghịch thường vách liên thất. Đánh giá áp lực ĐM phổi tâm thu (PAPs) bằng phương trình Bernoulli giản lược: Δ P = PAPs – RAP = 4 (VTR)2 → PAPs = RAP + 4 (VTR)2 Trong đó: RAP: áp lực nhĩ phải, VTR: vận tốc dòng hở 3 lá TR Hình 8 Ước lượng áp lực nhĩ phải bằng cách đo đường kính TM chủ dưới (mặt cắt dưới sườn) và sự thay đổi của nó theo hô hấp (Bảng 1). Bảng 1 ĐK TMC dưới (cm) Thay đổi theo hô hấp RAP Nhỏ ( 50% 5-10 mmHg Bình thường Giảm < 50% 10-15 mmHg Dãn (>2.5) Giảm < 50% 15-20 mmHg Dãn + dãn TM gan Không thay đổi > 20 mmHg 5/7
- VI. ĐÁNH GIÁ HÌNH THÁI BỘ MÁY VAN 2 LÁ THEO BẢNG ĐIỂM WILKINS BIÊN ĐỘ MỞ LÁ VAN ĐIỂM Van mở tốt, chỉ bị giới hạn ở mép van 1 Biên độ mở phần giữa và đáy của lá van bị giới hạn 2 2 lá van di chuyền về phía trước trong thì tâm trương, chủ yếu vùng 3 đáy Không hoặc có di chuyển rất ít các lá van về phía trước 4 ĐỘ DÀY LÁ VAN Gần bình thường (4-5 mm) 1 Dày phần giữa lá van, dày mép van 2 Dày toàn bộ lá van 3 Dày nhiều toàn bộ lá van (> 8-10 mm) 4 DÀY DƯỚI VAN Dày nhẹ các dây chằng ngay dưới lá van 1 Dày tới 1/3 chiều dài dây chằng 2 Dày tới 1/3 đoạn xa dây chằng 3 Dày nhiều và rút ngắn mọi dây chằng tới cơ trụ 4 VÔI HOÁ LÁ VAN 1 vùng duy nhất tăng sáng 1 Rải rác các vùng tăng sáng ở mép lá van 2 Vôi hoá tới phần giữa van 3 Vôi hoá nhiều ở gần khắp lá van 4 VII. CÁC BƯỚC SIÊU ÂM MẶT CẮT CẠNH ỨC TRỤC DỌC Phình đầu gối của lá van trước thì tâm trương Tính chất lá van: dầy, sợi hoá, vôi hoá Bề dày lá van Tính chất dây chằng Kích thước buồng tim, EF Chuyển động xoáy hoặc cục máu đông nhĩ trái MẶT CẮT CẠNH ỨC TRỤC NGANG NGANG VAN ĐMC Tính chất van ĐMC Khảo sát Doppler dòng máu qua van ĐMP Đo áp lực ĐM phổi trung bình và áp lực ĐM phổi tâm trương (dòng hở ĐM phổi) Cục máu đông nhĩ trái Ap lực ĐM phổi tâm thu (dòng hở 3 lá) MẶT CẮT CẠNH ỨC TRỤC NGANG NGANG VAN 2 LÁ Tính chất lá van, mép van Diện tích mở van 2 lá (planimetry) MẶT CẮT 4 BUỒNG TỪ MỎM 6/7
- Vận tốc dòng máu từ nhĩ trái xuống thất trái Diện tích mở van 2 lá theo PHT Tính chất van 2 lá và bộ máy dưới van Độ nặng hở 3 lá, PAPs Hở van 2 lá phối hợp Chuyển động xoáy hay cục máu đông nhĩ trái TÀI LIỆU THAM KHÀO 1. Harvey Feigenbaum. Echocardiography, 5th Edition, Lea & Febiger, 1994 2. Catherine M. Otto. Textbook of Clinical Echocardiography, 2th Edition, W.B.Saunders Company, 2000 7/7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hẹp van 2 lá
24 p | 307 | 84
-
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh bệnh van tim mắc phải - BS. Nguyễn Phú Khoáng, BS. Nguyễn Quang Trọng
135 p | 189 | 42
-
Bài giảng Siêu âm tim hẹp van hai lá
47 p | 188 | 23
-
Hẹp lỗ van hai lá ( Mitralvalve stenosis ) (Kỳ 3)
5 p | 128 | 17
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA HẸP VAN HAI LÁ (Kỳ 3)
4 p | 102 | 16
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA HẸP VAN HAI LÁ (Kỳ 2)
6 p | 112 | 12
-
ĐẶC ĐIỂM HẸP VAN 2 LÁ
18 p | 108 | 6
-
Khảo sát vai trò của siêu âm tim 3 chiều trong chẩn đoán hẹp van hai lá so với siêu âm tim qua thực quản
7 p | 72 | 3
-
ĐẠI CƯƠNG HẸP VAN HAI LÁ
12 p | 106 | 2
-
Phẫu thuật tim mạch trong thai kỳ: Một vài kinh nghiệm trong phẫu thuật tim hở trên phụ nữ có thai bị hẹp van 2 lá khít tại viện tim Thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 29 | 2
-
Phẫu thuật sửa vòng van ba lá trong thay van hai lá tổn thương do thấp
8 p | 33 | 2
-
Bài giảng Điện tâm đồ trong một số trường hợp - BS. Trần Viết An
45 p | 20 | 2
-
Bài giảng Bệnh van tim - Ts.Bs.Trần Kim Sơn
65 p | 31 | 2
-
Điều trị bệnh van tim: Phần 1
199 p | 25 | 2
-
Đặc điểm và kết quả phẫu thuật sửa chữa vỡ thất trái sau thay van hai lá
6 p | 16 | 2
-
Bài giảng Lý thuyết lâm sàng điều trị nội: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
105 p | 8 | 2
-
Bài giảng Hẹp vai hai lá - PGS.TS. Hoàng Anh Tiến
89 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn