intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiện trạng thực vật rừng cho lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho sinh kế của người Paco

Chia sẻ: Lê Viết Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

172
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phú Vinh là một xã miền núi nằm hai bên đường Hồ Chí Minh, cách trung tâm huyện lị 12km. Cộng đồng người dân tộc Paco ở xã Phú Vinh có nguồn gốc từ thôn Phong Lâm, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển đến theo chính sách di dân của Chính Phủ vào năm 1992. Do có diện tích rừng và đất rừng chiếm tới 77,4%, chứng tỏ đời sống của người dân nơi đây phụ thuộc chặt chẽ vào tài nguyên rừng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiện trạng thực vật rừng cho lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho sinh kế của người Paco

  1. hiện trạng thực vật rừng cho lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho sinh kế của người paco tại xã phú vinh, huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế ThS. Lê Thị Diên - Trường Đại học Nông Lâm Huế NCS. Ngô Trí Dũng - AIT Thái Lan (Le Thi Dien, Ngo Tri Dung (2004). In the The state of Nontimber forest products at service of livelihood of Paco people at Phu Vinh commune, A Luoi district, Thua Thien Hue province. Science & Technology Journal of Agriculture & Rural Development - No 10/2004, page 1438 - page 1440) I. đặt vấn đề Phú Vinh là một xã miền núi nằm hai bên đường Hồ Chí Minh, cách trung tâm huyện lị 12km. Cộng đồng người dân tộc Paco ở xã Phú Vinh có nguồn gốc từ thôn Phong Lâm, xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế chuyển đến theo chính sách di dân của Chính Phủ vào năm 1992. Do có diện tích rừng và đất rừng chiếm tới 77,4%, chứng tỏ đời sống của người dân nơi đây phụ thuộc chặt chẽ vào tài nguyên rừng. Mặc dù vậy, toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp của xã lại do lâm trường A Lưới quản lý, người dân ở đây không phải là chủ thực sự của nguồn tài nguyên đó, nên ý thức bảo vệ rừng của họ không cao. Tình trạng khai thác không bảo vệ, khai thác cạn kiệt diễn ra trong lịch sử lâu dài ở khu vực đã làm khan hiếm, làm mất đi nhiều loài cây cho lương thực, thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ,... vốn rất phong phú ở địa phương. Do quan niệm lâu nay của người dân, giá trị của rừng chỉ được xác định thông qua lâm sản gỗ mà không chú ý đến giá trị của những giống loài cho lâm sản ngoài gỗ (LSNG), thậm chí trong một khoảng thời gian dài LSNG chỉ được coi là một loại lâm sản phụ nên công tác quản lý rừng của các cấp, các ngành đối với nguồn tài nguyên này bị buông lỏng, thiếu định chế và cơ chế vận hành. Chính vì vậy, để phát huy được tiềm năng của thực vật rừng cho LSNG, làm cho chúng thực sự trở thành nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, thành yếu tố quan trọng góp phần bảo tồn và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và an toàn sinh thái ở khu vực thì trước hết cần phải làm rõ hiện trạng cũng như xu hướng phát triển của nguồn tài nguyên này, từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp để phát triển chúng trong tương lai. II. phương pháp nghiên cứu - Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Sử dụng bảng câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc. - Phương pháp PRA: Sử dụng công cụ thảo luận nhóm thông qua họp dân. - Phương pháp điều tra thu thập số liệu trên ô tiêu chuẩn điển hình có diện tích 2000m2. - Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng thống kê toán học dưới dạng bảng biểu để tổng hợp số liệu. III. Kết quả và thảo luận 1. Thực trạng thực vật rừng cho LSNG tại địa bàn nghiên cứu Rừng tự nhiên ở huyện A Lưới là rừng hỗn loài với kết cấu nhiều tầng tán, tính đa dạng loài rất cao. Kết quả điều tra các loài thực vật rừng cho LSNG trên các ô tiêu chuẩn ngoài thực địa sơ bộ đã thống kê được 76 loài thuộc 47 họ. Như vậy có thể thấy rằng thực vật rừng cho LSNG ở đây tương đối phong phú về thành phần loài, trong đó họ có nhiều loài nhất là họ cau dừa (Arecaceae), và các họ có số loài ít nhất là họ thông (Pinaceae), họ na (Annonaceae) và một số họ khác. Qua điều tra cho thấy, hầu hết các loài thực vật rừng cho LSNG tại khu vực đều phát triển mạnh trên đất bỏ hóa sau một vụ làm rẫy và phân bố khá rộng từ sườn đồi đến đỉnh đồi. 1
  2. Sự đa dạng về thành phần loài thực vật rừng cho LSNG tại địa bàn nghiên cứu sẽ kéo theo sự đa dạng về công dụng và giá trị kinh tế của rừng. Theo kinh nghiệm và mục đích sử dụng của người dân, chúng tôi tiến hành phân chia thực vật rừng cho LSNG thành 10 nhóm, kết quả được thể hiện ở bảng 01. 2
  3. Bảng 01. Phân chia thực vật rừng cho LSNG tại địa bàn nghiên cứu theo giá trị sử dụng Giá trị sử dụng Số loài Tỷ lệ % STT Thức ăn 1 41 53,9 C ủi 2 32 42,1 Dược liệu 3 21 27,6 Vật liệu xây dựng và đồ gia dụng 4 11 14,5 Chất béo 5 10 13,2 Tinh bột 6 9 11,8 Tinh dầu 7 8 10,5 8 Tanin 7 9,2 Làm cảnh 9 6 7,9 Thuốc nhuộm 10 3 3,9 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra. Từ số liệu ở bảng trên cho thấy, số lượng loài thực vật được người dân sử dụng vào mục đích làm thức ăn là lớn nhất, có tới 41 loài, chiếm 53,9% trên tổng số loài điều tra được. Trong nhóm những loài cây cho thức ăn thì các loại măng được người dân khai thác nhiều nhất. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày của người dân trong vùng, đồng thời còn được họ đem bán trên thị trường. Ngoài việc khai thác thực vật rừng làm thức ăn, người dân nơi đây còn sử dụng thực vật rừng làm nguồn nhiên liệu chính cung cấp chất đốt cho gia đình. Trong tổng số 76 loài thực vật rừng cho LSNG, có tới 32 loài được người dân sử dụng làm củi đun, chiếm tỷ lệ 42,1%. Hoạt động này nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tính đa dạng loài và chất lượng của rừng. Nhóm loài cây cho sản phẩm dược liệu có tới 21 loài với nhiều công dụng khác nhau. Cây thuốc là một loại LSNG được bà con các dân tộc sống ở miền núi sử dụng một cách rộng rãi. Ngoài ra, một số loài cây thuốc có giá trị cao và có thị trường tiêu thụ tốt đã tạo ra một khoản thu nhập đáng kể cho người dân như sa nhân, vằng đắng, hương nhu trắng,... Nhóm loài cây làm vật liệu xây dựng và đồ gia dụng có tổng số 11 loài, phần lớn là tre nứa và song mây. Ngoài việc được sử dụng trong gia đình, chúng còn là những loài có giá trên thị trường. Đây là một điều kiện tốt để phát triển nghề rừng, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, nhờ đó giảm được áp lực của họ và rừng tự nhiên. Ngoài những giá trị to lớn trên, thực vật rừng còn cung cấp cho người dân những giá trị khác như chất béo, tinh bột, tinh dầu, tanin và thuốc nhuộm. Ngoài giá trị vật chất, cây rừng còn mang lại cho người dân những giá trị tinh thần rất to lớn. Chính vì vậy, số loài cây rừng được người dân sử dụng làm cảnh có tới 6 loài, chiếm 7,9%. Như vậy, giá trị sử dụng của các loài thực vật rừng cho LSNG tại địa bàn nghiên cứu rất đa dạng. Tuy nhiên, chính những giá trị đó lại là nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên này một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, cần phải có ngay các giải pháp nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát triển các loài cây này trước khi chúng biến mất. 2. Quan hệ giữa sự đa dạng loài thực vật cho LSNG trong vườn hộ với nguồn thu nhập của hộ gia đình Trong những năm gần đây, do chính sách đóng cửa rừng, việc thực thi luật pháp ở địa phương được thắt chặt hơn, tình trạng khai thác rừng bừa bãi trên địa bàn hầu như không còn. Hơn nữa, nguồn thực vật cho LSNG ở trong rừng tự nhiên đã bị cạn kiệt do hiện tượng khai thác không bảo vệ trong quá khứ đã làm cho tính đa dạng của nguồn tài nguyên này bị suy giảm nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này, người Paco đã sử dụng vườn hộ là nơi lưu 3
  4. giữ, thuần hóa và phát triển các loài cây bị đe dọa để đảm bảo nguồn cung cấp cho gia đình và trao đổi trên thị trường. Họ thường sử dụng những vùng đất trống trong vườn để trồng những loài cây mà họ cho là có ích cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hiệu quả của việc làm này còn phụ thuộc chặt chẽ vào trình độ nhận thức cũng như mức sống của từng nhóm hộ. Kết quả điều tra trên 30 hộ gia đình Paco tại thôn Phú Thượng cho thấy: ở nhóm hộ khá là những hộ có tổng thu nhập lớn hơn hoặc bằng 20 triệu đồng/năm, tỷ lệ % thu nhập từ thực vật cho LSNG so với tổng thu nhập rất thấp, cao nhất chỉ chiếm 5,9%. Nguồn thu nhập của các hộ gia đình này chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi và trong gia đình đều có người là công nhân viên chức nhà nước, nên nhóm hộ này ít tác động đến rừng. Tuy nhiên, tổng số loài thực vật cho LSNG trong vườn của nhóm hộ này càng cao thì tỷ lệ % thu nhập từ thực vật cho LSNG so với tổng thu nhập của gia đình càng cao. Điều này chứng tỏ nhóm hộ này đã ý thức được việc trồng cây trong vườn để tận thu sản phẩm LSNG nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ngoài ra, Họ đã chú ý đến phát triển kinh tế vườn, bón phân, chăm sóc cây theo kỹ thuật mới nên kinh tế vườn của những nhóm hộ này tương đối phát triển. Khác với nhóm hộ khá, tỷ lệ % thu nhập được từ thực vật rừng cho LSNG so với tổng thu nhập của gia đình ở nhóm hộ trung bình và nghèo lại rất cao. Điều này cho thấy với những hộ nghèo và trung bình, sự phụ thuộc vào LSNG lớn hơn rất nhiều so với nhóm hộ khá. Tuy nhiên, số lượng loài thực vật cho LSNG được trồng trong vườn nhà của nhóm hộ này lại rất ít, chứng tỏ họ chủ yếu khai thác nguồn lợi này từ rừng. Mặt khác, những hộ này rất ít khi chăm lo đến mảnh vườn của gia đình mình. Vườn của họ chủ yếu là vườn tạp, thiếu phân bón, không chăm sóc, cộng thêm đất đai bị bạc màu, khô cằn sỏi đá là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả kinh tế của những loài cây trồng trong vườn còn thấp. Có một điều đáng lưu tâm là nhóm hộ nghèo chủ yếu nằm ở địa bàn xa nhất của vùng nghiên cứu, họ sống gần rừng núi hơn nên cuộc sống của họ cũng phụ thuộc vào rừng nhiều hơn. Hầu hết họ đều dành thời gian vào rừng khai thác các loại sản phẩm từ rừng đem về sử dụng hoặc trao đổi để nuôi sống gia đình qua ngày mà không biết phát triển chúng ngay trong vườn nhà. IV. Kết luận và kiến nghị Mặc dù thành phần loài thực vật rừng cho LSNG tại địa bàn nghiên cứu tương đối phong phú, nhưng trữ lượng thực tế của chúng trong rừng tự nhiên còn lại rất khiêm tốn. Cuộc sống của người dân nơi đây còn rất khó khăn, nên giá trị mà thực vật rừng cho LSNG đem lại rất có ý nghĩa đối với sinh kế của gia đình họ, đặc biệt là với nhóm người trung bình và nghèo. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này của người dân vẫn còn mang nặng thói quen tự cấp, tự túc. Phần lớn người dân ở đây vẫn coi tài nguyên rừng như một kho nguyên liệu sẵn sàng cung cấp mọi thứ cho cuộc sống của họ, nên ý thức bảo tồn và phục hồi tài nguyên rừng vẫn chưa được toàn bộ người dân trong thôn chú ý. Cũng có một số người dân ý thức được việc khai thác cạn kiệt tài nguyên rừng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ trong thời gian tới nên họ đã biết cách khai thác có bảo tồn kết hợp với trồng bổ sung những loài cây có giá trị phục vụ trực tiếp cho nhu cầu gia đình. Hiện nay, một số loài cây quý hiếm đã cạn kiệt, các loài cây còn lại thì hầu như giá trị sử dụng thấp và thị trường tiêu thụ khó khăn nên ít được người dân quan tâm, điều này đã làm giảm đáng kể một phần nguồn lợi từ rừng của người dân. Đây có thể là điều kiện, là cơ hội tốt để tuyên truyền, khuyến khích ý thức phục hồi rừng và phát triển thực vật rừng cho LSNG tại địa phương. Để tài nguyên thực vật rừng cho LSNG thực sự trở thành nguồn lực giúp người dân ở địa bàn nghiên cứu xóa đói, giảm nghèo, tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất của mình, chúng tôi có một số đề xuất sau: 4
  5. - Giao đất, giao rừng cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, đồng thời giúp họ các phương án tạo thu nhập từ rừng thông qua phát triển thực vật rừng cho LSNG; - Phát triển một số loài thực vật rừng cho LSNG có khả năng tiêu thụ lớn. Các loài cây được đề nghị bao gồm: Các loại tre, nứa, giang, lồ ô, song mật, mây, sa nhân, vằng đắng, ươi,...; - Xây dựng mô hình vườn hộ gia đình kinh doanh LSNG; - Tăng cường tập huấn để nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng về những vấn đề bảo vệ, phát triển, khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng gắn với việc phát triển thực vật rừng cho LSNG, đặc biệt chú ý đến nhóm hộ trung bình và nghèo;. - Cần xây dựng chính sách thị trường LSNG theo hướng tự do hóa thị trường, tập trung vào các loại hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng nguyên liệu tre nứa và song mây, các loại thuốc y học dân tộc. Giới thiệu và quảng bá những điểm có khả năng tiêu thụ nguồn LSNG sản xuất từ khu vực để tạo ra cây cầu nối kết giữa sản xuất với tiêu thụ, giảm được các chi phí trung gian. tài liệu tham khảo 1. Lê Thanh Chiến (1998): Dự án sử dụng bền vững LSNG để bảo tồn rừng và tài nguyên rừng, Tạp chí Lâm nghiệp 9/1998. 2. Phạm Văn Điển (1999): Kinh doanh các LSNG - Bài giảng cho sinh viên chuyên môn hóa kỹ thuật lâm sinh và quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, 1999. 3. D.A. Gilmuor và Nguyễn Văn Sản (1999): Quản lý vùng đệm ở Việt Nam. IUNC - Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế, Cục kiểm lâm, 1999. 4. Phạm Xuân Hoàn (1997): Đánh giá tình hình khai thác sử dụng và tiêu thụ sản phẩm ngoài gỗ tại khu vực Phia Đén - Nguyên Bình - Cao Bằng. Báo cáo gửi Dự án hỗ trợ phát triển LNXH - Helvetas, 12/1997. 5. Trần Ngọc Lân (1999): Phát triển bền vững vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên và vườn Quốc gia, NXB Nông nghiệp, 1999. SUMMARY CURRENT SITUATION PLANT-BASED NTFPs TO IMPROVE LIVELIHOOD OF PACO PEOPLE IN PHU VINH COMMUNE, ALUOI DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE Phu Vinh commune is located in mountainous area of Aluoi district, Thua Thien Hue province. The commune population were mainly reallocated followed Immigration Program of Vietnamese Government in 1992. Due to limitation of agricultural land, local livelihood are heavily dependant on forest resource. Preliminary estimation, plant-based NTFPs from natural forest areas of this commune include 76 species belonging to 47 families and can be classified into 10 groups by used purposes. Although these NTFPs are very abundant, harvest and utilization of this resource are still scattered and in unsystematic way. Only some better-off households know how to harvest combined with conservation activites such as planting some high-valued species for household direc consumption. Therefore, protection and development of this plant-based NTFPs resource in sustainable way is highly important for improving the Paco’s livelihood in the study area, especially those of medium and poor households. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1