intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai và đề xuất giải pháp bảo tồn - phát triển

Chia sẻ: Diệp Nhất Thiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu xác định mức độ đa dạng sinh học của các loài thực vật thân gỗ tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng thực vật thân gỗ cho khu vực này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ: Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai và đề xuất giải pháp bảo tồn - phát triển

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------- NGUYỄN HƢƠNG TRÀM ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI PHÂN KHU PHỤC HỒI SINH THÁI THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN - PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng Mã ngành: 60520320 Mã ngành: 60520320 TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 06 năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------------------- NGUYỄN HƢƠNG TRÀM ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI PHÂN KHU PHỤC HỒI SINH THÁI THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN – VĂN HÓA ĐỒNG NAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN - PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng Mã ngành: 60520320 HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: Tiến sĩ Nguyễn Thị Hai TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 06 năm 2014
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ. Nguyễn Thị Hai Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại Công nghệ TP. HCM Ngày tháng năm 2014 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: STT Họ và tên Chức danh Hội đồng 01 GS.TSKH. Nguyễn Trọng Cẩn Chủ tịch 02 TS. Huỳnh Phú Phản biện 1 03 TS. Trịnh Hoàng Ngạn Phản biện 2 04 TS. Nguyễn Xuân Trường Ủy viên 05 TS. Nguyễn Hoài Hương Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc PHÒNG QLKH – ĐTSĐH TP. HCM, ngày tháng năm 2014 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Hương Tràm Giới tính: Nữ Ngày, tháng, năm sinh: 27/10/1988 Nơi sinh: Đồng Nai Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường MSHV: 1241810029 I- Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai và đề xuất giải pháp bảo tồn - phát triển. II- Nhiệm vụ và nội dung: - Điều tra, xây dựng danh lục thực vật thân gỗ theo loài, họ trong phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai. - Đánh giá mức độ đa dạng sinh học của các loài thực vật thân gỗ ở 7 trạm và cho cả phân khu. - Điều tra nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật thân gỗ tại phân khu này từ đó đề xuất các giải pháp giúp bảo tồn đa dạng sinh học có hiệu quả. III- Ngày giao nhiệm vụ: 07/08/2013 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ:01/06/2014 V- Cán bộ hƣớng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Hai CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH NGUYỄN THỊ HAI
  5. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Hương Tràm
  6. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ph ng Đào Tạo Sau Đại Học, quý thầy cô đã giảng dạy suốt thời gian đào tạo c ng với tập thể lớp 12SMT trong suốt thời gian học vừa qua. Đ c iệt, tôi xin t l ng kính trọng và iết ơn sâu s c đến Tiến Sĩ Nguyễn Thị Hai đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian làm luận văn này. Xin chân thành cảm ơn đến các ph ng an của Khu ảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực tế, cung cấp những số liệu, thông tin cần thiết trong quá trình làm luận văn. Tôi gửi lời tri ân sâu s c đến gia đình và ạn đã hỗ trợ, động viên rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Hương Tràm
  7. iii TÓM TẮT Đề tài "Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai và đề xuất giải pháp bảo tồn - phát triển" được tiến hành từ tháng 7 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014. Tác giả tiến hành điều tra 7 trạm, trong tổng số 11 trạm của phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai ( trong đó có 14 trạm quản lý bảo vệ rừng). Qua quá trình điều tra đo đếm các ô mỗi trạm, phát phiếu ph ng vấn cộng đồng người dân trong khu vực, tác giả thu được kết quả như sau: Đa dạng các loài thực vật Có 65 loài thuộc 33 họ thực vật thân gỗ được tìm thấy trong toàn khu vực nghiên cứu. Trong đó, có 11 loài nằm trong danh sách đ (red list) của IUCN và sách đ Việt Nam gồm là cầy (Irvingia malayana), dầu (Diptercarpus alatu), dẻ trung (Lithocarpus vestitus), gõ mật (Sindora siamensis ), lòng mức (Manilkara achras ), sao đen (Hopea odorata ), chò (Hopea recopei ), thành ngạnh (Cratoxylon formosum ), vên vên (Anisoptera costata ), xương cá (Canthium dicoccum ), giên (Xylopia pierrei ); 21 loài có số lượng cá thể < 5 gồm chiêu liêu xanh (Terminalia pierrei), dẻ núi đinh (Lithocarpus dinhensis), song nhào (Morindopsis capillaries), vừng (Careya sphaerica), côm (Elaeocarpus ), côm biên (Elaeocarpus limitanus), côm xoan (Elaeocarpus ovalis), liêm xẹt (Peltophorum pterocarpus), săng mã (Sterculia alata),vảy ốc(Phyllanthus welwitschianus), lôi (Crypteronia paniculata), ô dước (Lindera myrrha), sổ (Dillenia ovata), sổ bà (Dillenia indica), sao đen (Hopea odorata), cóc kèn s t (Derris ferruginea), chay (Palaquium obovatum ), trám (Canarium album), cà đuối tr ng (Cryptocarya ferrea), tàu muối (Vatica chevalieri), vấp (Mesua ferrea). Chỉ số IV cao nhất thuộc về loài cây chò (8,02) tiếp theo là trường (6,8%), cám (4,54 %), dầu (4,01 %), máu chó (3,88%), bằng lăng (3,4%), vàng v (3,2%), bình linh (3,19%), cầy (3,18%), bứa (2,97%), xuân thôn (2,82%), làu táu (2,75%), săng đen (2,6%), loài có chỉ số IV thấp nhất là song nhào (0,07%).
  8. iv Đa dạng họ thực vật Họ dầu có số cá thể tham gia cao nhất chiếm 24,05% trong tổng số các họ tham gia, tiếp theo là họ bồ hòn chiếm 18,31%, họ măng cụt chiếm 6,37%, và thấp nhất là họ lôi và họ chiếc có số cá thể tham gia chiếm 0,03 % trong trổng số họ tham gia, số lượng cá thể của các họ còn lại thay đổi từ 0,1% - 5,89 %. Đa dạng các quần xã thực vật + Chỉ số phong phú loài Margalef dao động từ 6,03 – 8,484, cao nhất là trạm Cù Đinh và thấp nhất là trạm Rang Rang, độ phong phú về loài của các quần xã trong các trạm nghiên cứu có sự biến động không nhiều, chỉ ở mức trung bình. + Chỉ số đồng đều thay đổi từ 0,786 – 0,875, trạm có chỉ số đồng đều thấp nhất là trạm Bà Cai và cao nhất là trạm àu Điền. Điều này cho thấy, số lượng loài trong các trạm tương đối đồng đều, không có sự khác biệt, biến động ít đến đa dạng sinh học. + Chỉ số đa dạng Shannon (H’) iến đổi từ 2,496 – 2,971, qua đó ta thấy chỉ số đa dạng quần xã các trạm tương đối thấp, những trạm có tính đa dạng cao là Bàu Điền, Cây Gùi, Rang Rang. Xác định đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến đa dạng sinh học + Nhận thức của người dân còn kém về vai trò của các tổ chức chính quyền và cộng đồng liên quan đến quản lý TNR. + Các hoạt động của người dân như: lấn chiếm đất rừng, đốt nương rẫy gây cháy rừng +Tình hình dư thừa lao động lúc nông nhàn, áp lực cao của thị trường đối với các sản phẩm từ rừng. + Thiếu hụt kiến thức cần thiết của người làm công tác bảo tồn. Từ các kết quả trên tác giả đã đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển, thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên , hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân địa phương phát triển kinh tế.
  9. v ASTRACT Thesis: “Assessment on the iodiversity situation of woody stems at ecological restoration zone in Dong Nai Culture and Nature Reserve and some recommendation for conservation and development” was conducted from July, 2013 to June, 2014. The author investigated at 7 stations of ecological restoration zone in Dong Nai Culture and Nature Reserve. According to investigation process and interview, we got some following outcomes: There are 65 species, belong to 33 families woody stems of plant, which was discovered in the research approach. Some of these are in the IUCN Red List and Vietnam’s Red Data Book, included Irvingia malayana, Lithocarpus vestitu, Diptercarpus alatu, Manilkara achras , Sindora siamensis , Hopea odorata , Hopea recopei , Cratoxylon formosum , Anisoptera costata , Canthium dicoccum , Xylopia pierrei The index of IV was ranked from the highest to the lowest Xerospermun noronhianun , Parinari ananmensis, Diptercarpus alatus, Lagerstroemia crispa - Analysis of various plant families They have some fish oil can participate in the highest occupied 24.05% of their total participants, followed by the Portuguese island they occupied 18.31%, accounting for 6.37% of mangosteen them, and they pulled the lowest and they have a number of individuals engaged in representing 0.03% of them participated, the number of individuals of their remaining changes from 0.1% - 5.89%. - Analysis of the diverse plant communities + Margalef species richness index ranged from 6.03 to 8.484, the highest and lowest detection stations are stations Rang Rang, the species richness of communities in the research station there is not much variation only moderate. + The uniform changed from 0.786 to 0.875, uneven station index is the lowest and the highest station is Ms. Cai Bau Fill station. This shows the number of species in a relatively uniform stations, no difference, less fluctuation in biodiversity.
  10. vi + Shannon diversity index (H ') varies from 2.496 to 2.971, which shows just some of the diverse communities of relatively low station, the station has high diversity Fill Bau, Tree sender, Rang Rang. + The activity of people such as forest encroachment, milpa burning. + The situation of abundant labor in agricultural leisure, the high pressure of market in forest products. + Forest rangers lack of knowledge relevant to conservation work. From these above results, the author suggest some recommendations in order to conserve, develop, promote, regenerate forest and support local people’s economic.
  11. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI C M N ........................................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................................ iii ASTRACT ..................................................................................................................v MỤC LỤC ............................................................................................................... vii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................x DANH SÁCH CÁC B NG BIỂU .......................................................................... xi DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... xiii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1 2. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................ 2 3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 CHƯ NG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4 1.1. Trên thế giới ...................................................................................................... 4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu điều tra xây dựng danh lục, đánh giá tính đa dạng của loài .................................................................................................................4 1.1.2. Nghiên cứu điều tra nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật, đề xuất biện pháp bảo tồn .................................................................................................6 1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................................... 7 1.2.1. Tình hình nghiên cứu điều tra xây dựng danh lục, đánh giá tính đa dạng của loài .................................................................................................................7 1.2.2.Nghiên cứu điều tra nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật, đề xuất biện pháp bảo tồn. ..............................................................................................17 1.3. Đ c điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................ 18 1.3.1. Sơ lược về lịch sử hình thành Khu Bảo tồn .............................................18 1.3.2. Vị trí, ranh giới, diện tích .........................................................................19 1.3.2.1. Vị trí địa lý .........................................................................................19
  12. viii 1.3.2.2. Phạm vi ranh giới ..............................................................................19 1.3.2.3. Diện tích quản lý ................................................................................20 1.3.3. Đ c điểm địa hình, thổ nhưỡng ................................................................21 1.3.3.1. Địa hình..............................................................................................21 1.3.3.2. Thổ nhưỡng ........................................................................................21 1.3.4. Khí hậu, thời tiết, thủy văn .......................................................................21 1.3.4.1. Khí hậu, thời tiết ................................................................................21 1.3.4.2. Thủy văn .............................................................................................22 1.3.5. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp ...........................................................23 1.3.6. Đ c điểm kinh tế - xã hội .........................................................................24 1.3.6.1. Đặc điểm dân cư và tình hình sử dụng đất trong lâm phận ..............24 1.3.6.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng .....................................................................30 CHƯ NG 2: QUI TRÌNH KH O SÁT THỰC ĐỊA – PHƯ NG PHÁP LIỆT KÊ DANH LỤC VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT THÂN GỖ ................................................................................................................32 2.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 32 2.2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................32 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................32 2.2.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu .....................................................32 2.3. Xử lý số liệu .................................................................................................... 34 CHƯ NG 3: KẾT QU VÀ TH O LUẬN .........................................................37 3.1. Thành phần các loài thân gỗ có trong khu vực nghiên cứu ............................ 37 3.1.1. Thành phần loài và mức độ phổ biến của cây thân gỗ có trong khu vực nghiên cứu ..........................................................................................................37 3.1.2. Danh sách các loài quý hiếm tại khu vực nghiên cứu ..............................40 3.1.2.1. Các loài trong danh sách đỏ thế giới và sách đỏ Việt Nam ..............40 3.1.2.2. Các loài có số lượng ít cần phải lưu ý bảo vệ ...................................41
  13. ix 3.2. Kết quả đánh giá đa dạng sinh học thực vật thân gỗ của phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai ............................. 43 3.2.1. Kết quả đánh giá đa dạng sinh học của 7 trạm nghiên cứu ......................43 3.2.1.1. Trạm Cây Gùi.....................................................................................43 3.2.1.2. Trạm Bà Cai .......................................................................................46 3.2.1.3. Trạm Cù Đinh ....................................................................................48 3.2.1.4. Trạm Suối Trau ..................................................................................51 3.2.1.5. Trạm Bàu Điền ...................................................................................53 3.2.1.6. Trạm Rang Rang ................................................................................55 3.2.1.7. Trạm Khu Ủy ......................................................................................57 3.2.2. Chỉ số đa dạng thực vật thân gỗ của toàn phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai ........................................60 3.3. Kết quả điều tra về nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học các loài thực vật thân gỗ ở khu vực nghiên cứu .......................................................................... 67 3.3.1. Đ c điểm cộng đồng liên quan đến quản lý tài nguyên ĐDSH ...............67 3.3.2. Hoạt động của người dân v ng ven và v ng đệm liên quan đến quản lý tài nguyên đa dạng sinh học ....................................................................................69 3.3.3. Yếu tố kinh tế cản trở công tác bảo tồn ....................................................71 3.3.4. Yếu tố xã hội làm cản trở công tác bảo tồn ..............................................72 3.4. Đề xuất biện pháp bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ............................. 78 3.4.1. Giải pháp thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên ................................................78 3.4.2. Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng ..........................78 3.4.2.1.Giải pháp kinh tế .................................................................................79 3.4.2.2.Giải pháp xã hội thúc đẩy cộng đồng tham gia bảo tồn .....................80 3.4.2.3.Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng .............................83 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ....................................................................................84 1. Kết luận .............................................................................................................. 84 2. Kiến nghị............................................................................................................ 84 TÀI LIỆU THAM KH O ......................................................................................85
  14. x DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND Ủy Ban Nhân Dân ĐDSH Đa dạng sinh học Ctv Cộng tác viên DTSQ Dự trữ Sinh Quyển CBCNV Cán bộ công nhân viên QLBVR Quản lý bảo vệ rừng PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế SĐVN Sách đ Việt Nam KBT Khu bảo tồn TNR Tài nguyên rừng LSNG Lâm sản ngoài gỗ BTTN Bảo tồn thiên nhiên TNTN Tài nguyên thiên nhiên
  15. xi DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ảng 1.1: Tình hình quản lý sử dụng đất trong lâm phận. ........................................26 ảng 1.2: Tình hình sang nhượng và sử dụng đất trong lâm phận Khu bảo tồn ......27 ảng 1.3: Tình hình xây dựng nhà ở và các công trình trên đất lâm phận Khu bảo tồn ..............................................................................................................................28 ảng 3.1: Thành phần loài cây thân gỗ có m t tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai ........................................................37 ảng 3.2: Các loài quý hiếm có tên trong sách đ ....................................................40 ảng 3.3: Danh sách các loài có số lượng ít tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu bảo tồn ...............................................................................................................42 ảng 3.4: Chỉ số IV của các loài có giá trị cao ở trạm Cây Gùi ...............................44 ảng 3.5: Đa dạng sinh học quần xã trạm Cây Gùi ..................................................45 ảng 3.6: Chỉ số IV của các loài có giá trị cao ở trạm Bà Cai .................................46 ảng 3.7: Chỉ số đa dạng quần xã trạm Bà Cai ........................................................47 ảng 3.8: Chỉ số IV của các loài có giá trị cao ở trạm C Đinh ...............................49 ảng 3.9: Chỉ số đa dạng quần xã C Đinh ..............................................................50 ảng 3.10: Chỉ số IV của các loài có giá trị cao ở trạm Suối Trau ..........................51 ảng 3.11: Chỉ số đa dạng quần xã trạm Suối Trau .................................................52 ảng 3.12: Chỉ số IV của các loài có giá trị cao ở trạm àu Điền ...........................54 ảng 3.13: Chỉ số đa dạng quần xã trạm àu Điền ..................................................55 ảng 3.14: Chỉ số IV của các loài có giá trị cao ở trạm Rang Rang ........................56 ảng 3.15: Chỉ số đa dạng quần xã trạm Rang Rang ..............................................57 ảng 3.16: Chỉ số IV của các loài có giá trị cao ở trạm Khu Ủy..............................58 ảng 3.17: Chỉ số đa dạng quần xã thực vật trạm Khu Ủy.......................................59 ảng 3.18: Chỉ số IV của các loài có giá trị cao ở 7 trạm nghiên cứu......................61 ảng 3.19: Đa dạng họ thực vật trong 7 trạm nghiên cứu ........................................62 ảng 3.20: Chỉ số đa dạng sinh học trong các trạm nghiên cứu ...............................66 ảng 3.21: Thu nhập trung bình của người dân tương ứng với tình trạng khai thác sản phẩm....................................................................................................................68
  16. xii ảng 3.22: Tổ chức CBCNV của Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai ...72 ảng 3.23: Tỷ lệ (%) số hộ đồng ý ho c không đồng ý với các câu h i ..................74 ảng 3.24: Nhận thức của người dân về vai trò của rừng và các quy định của KBT ...................................................................................................................................75 ảng 3.25: Tình hình vi phạm tài nguyên đa dạng sinh học trong khu bảo tồn .......77
  17. xiii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: ản đồ vị trí Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai ....................19 Hình 1.2: ản đồ các trạm nghiên cứu trong phân khu ............................................20 Hình 3.1: Tỷ lệ( %) số cá thể của các họ điều tra được ở các trạm nghiên cứu .......65
  18. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tài nguyên rừng có ý nghĩa vô c ng quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của loài người. Rừng là cái nôi của sự sống, là lá phổi xanh của nhân loại và có giá trị to lớn trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước, chống xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho con người, rừng có vai tr đ c biệt quan trọng đối với con người và sự phát triển của mỗi quốc gia. Rừng không những cung cấp của cải cho nền kinh tế của đất nước mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, cải thiện môi trường và đ c biệt là cân bằng sinh thái. Trong những năm vừa qua diện tích rừng tự nhiên của chúng ta ngày càng giảm sút cả về số lượng lẫn chất lượng vì nhiều lý do như khai thác rừng trái phép, lấn đất rừng làm nương rẫy… Từ đó gây ra xói m n, hạn hán, ô nhiễm môi trường nước, không khí. Rừng chứa đựng giá trị đa dạng sinh học vô cùng to lớn. Hiện nay nhà nước ta vừa ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, càng khẳng định thêm sự quan trọng của đa dạng sinh học nói chung và của rừng nói riêng. Tỉnh Đồng Nai là tỉnh công nghiệp phát triển nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của các tỉnh phía Nam, với quan điểm phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Đến nay, Đồng Nai là một trong ít địa phương c n giữ được diện tích rừng tự nhiên rộng lớn với hơn 150.000 ha rừng liền mạch, nơi đã được các nhà khoa học đánh giá là điểm nóng về đa dạng sinh học của khu vực và quốc tế. Đ c biệt, đây là diện tích đất rừng mưa ẩm nhiệt đới cuối cùng ở miền Nam Việt Nam với rất nhiều loài động thực vật quí hiếm đang ị đe dọa tuyệt chủng. Các hệ sinh thái rừng ở đây đ c biệt quan trọng có chức năng ổn định nguồn nước, cung cấp nước ngọt vào m a khô và điều tiết luc lụt vào m a mưa cho hạ lưu sông Đồng Nai, Đây là tài sản quí giá của quốc gia, là tiềm năng phát triển kinh tế xã hội bền vững.
  19. 2 Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, nằm trong hệ thống rừng đ c dụng và di sản văn hóa Việt Nam với diện tích quản lý 100, Đây là một trong những khu bảo tồn có tài nguyên động thực vật rừng đa dạng, phong phú, trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm, đ c hữu. Khu bảo tồn giữ vai trò rất quan trọng trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, điều hòa nguồn nước cho nhà máy thủy điện Trị An, chống xói lở, bảo vệ đất, khu dân cư sống ven khu rừng và bảo tồn các giá trị di tích lịch sử nhân văn. Khu ảo tồn được thành lập với mục tiêu khôi phục lại đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cây tự nhiên thuộc lưu vực sông Đồng Nai và vùng miền Đông Nam ộ. Nhiệm vụ này chỉ được thực hiện trong phạm vi của phân khu Phục hồi sinh thái với diện tich 52.964ha (chiếm >50% diện tich của khu Bảo tồn). Trong phân khu phục hồi sinh thái, ưu tiên áp dụng các biện pháp bảo vệ, bảo tồn diễn thế tự nhiên, kết hợp tái sinh tự nhiên với trồng các loài cây bản địa và các biện pháp lâm sinh. M c khác trong rừng, thì thực vật, đ c biệt các loài thực vật có chồi trên m t đất, cây gỗ rừng có chiều cao từ 8m trở lên đó là các loài thực vật thân gỗ (Raunkiaer C, 1953) (dẫn bởi Ngô Tiến Dũng, 2003) đóng vai tr quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, có tính chất quyết định sinh thái trong một vùng. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn và thực hiện đề tài "Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học thực vật thân gỗ tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai và đề xuất giải pháp bảo tồn - phát triển" nhằm đóng góp một phần nh kết quả nghiên cứu phục vụ cho công tác bảo tồn cho khu rừng đ c dụng Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai. 2. Ý nghĩa của đề tài Đề tài góp phần cung cấp thêm cơ sở dữ liệu, phục vụ cho công tác bảo tồn ĐDSH cho khu rừng đ c dụng Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai.
  20. 3 3. Mục tiêu nghiên cứu Xác định mức độ ĐDSH của các loài thực vật thân gỗ tại phân khu phục hồi sinh thái thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai làm cơ sở đề xuất các biện pháp bảo tồn đa dạng thực vật thân gỗ cho khu vực này. 4. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tại 7 trạm thuộc phân khu phục hồi sinh thái gồm Cây Gùi, Bà Cai, C Đinh, Suối Trau, àu Điền, Rang Rang, Khu Ủy thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2