intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và một số hàm ý quản trị

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

19
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo này hướng đến phân tích thực trạng doanh nghiệp tại TP.HCM và đưa ra hàm ý quản trị dựa trên số liệu quản lý thuế doanh nghiệp của cơ quan thuế. Kết quả nghiên cứu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp năm 2017 tại TP.HCM cho thấy trong tổng số 329.983 doanh nghiệp hạch toán độc lập do Thành phố quản lý chỉ có thực tế 59% doanh nghiệp có mã số thuế đang kích hoạt, 37% doanh nghiệp phát sinh doanh thu, 16% doanh nghiệp có lãi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh và một số hàm ý quản trị

  1. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ HÀM Ý QUẢN TRỊ Nguyễn Văn Hậu ThS.GV Đại học Công nghệ Tp.HCM Email: haunv310783@gmail.com TÓM TẮT Bài báo này hướng đến phân tích thực trạng doanh nghiệp tại TP.HCM và đưa ra hàm ý quản trị dựa trên số liệu quản lý thuế doanh nghiệp của cơ quan thuế. Kết quả nghiên cứu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp năm 2017 tại TP.HCM cho thấy trong tổng số 329.983 doanh nghiệp hạch toán độc lập do Thành phố quản lý chỉ có thực tế 59% doanh nghiệp có mã số thuế đang kích hoạt, 37% doanh nghiệp phát sinh doanh thu, 16% doanh nghiệp có lãi. Kết quả này đang đặt ra câu hỏi về nền tảng tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp trong dài hạn và những thách thức đối với chính doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước của TP.HCM trong thời gian tới Từ khóa: Hiệu quả hoạt động, doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, TP.HCM. 1. GIỚI THIỆU TP.HCM là chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước, số dân chiếm hơn 9% dân số cả nước, song Thành phố đóng góp gần 22% GDP và khoảng 28% tổng thu ngân sách cả nước. Tăng trưởng kinh tế thành phố trong 30 năm đổi mới bình quân đạt 10,7%/năm, gấp 1,6 lần bình quân cả nước. Năng suất lao động của thành phố gấp 2,7 lần năng suất lao động bình quân cả nước và có số lượng doanh nghiệp nhiều nhất nước (chiếm 34% tổng số doanh nghiệp cả nước) (Tấn Anh, 2018). Tuy đạt được những kết quả tích cực về phát triển kinh tế nhưng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Thành phố đang cho thấy sự thiếu bền vững và suy giảm nguồn thu ngân sách trong dài hạn. 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI TP.HCM Năm 2017 có 41.598 doanh nghiệp thành lập mới trong đó doanh nghiệp tư nhân chiếm áp đảo với 98,1%. Bảng 1 cũng cho thấy, trong các doanh nghiệp thành lập mới thì doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 87,5%, doanh nghiệp vừa chiếm 9,5%, và doanh nghiệp lớn chiếm 3,0% (bảng 1). Trong bảng cho thấy vốn đăng ký của doanh nghiệp có sự chênh lệch lớn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ngoài nước, giữa doanh nghiệp lớn so với doanh nghiệp vừa, và doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Tổng số doanh nghiệp được cơ quan thuế quản lý theo thống kê năm 2017 là 329.983 doanh nghiệp (bảng 2), trong số doanh nghiệp này thì doanh nghiệp có mã số thuế đang kích hoạt chiếm chỉ 59% còn lại 41% là có mã số thuế nhưng đã đăng ký tạm ngưng trong năm này chiếm 2% (5.849 doanh nghiệp); giải thể nhưng chưa khóa mã số thuế chiếm 14% (46.524 doanh nghiệp); bỏ địa điểm kinh doanh chiếm 25% (81.434 doanh nghiệp). 635
  2. Bảng 1. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập năm 2017 Tiêu chí Số Tỷ Vốn đăng Vốn đăng ký bình quân doanh (Đvt: Doanh nghiệp/tỷ đồng/%) lượng trọng ký nghiệp Theo loại hình doanh nghiệp 41.598 100% 659.828 15,9 Doanh nghiệp nhà nước 65 0,2% 201 3,1 Doanh nghiệp nước ngoài 703 1,7% 20.393 29,0 Doanh nghiệp tư nhân 40.808 98,1% 639.206 15,7 Hợp tác xã 22 0,1% 28 1,3 Theo quy mô 41.558 100% 659.828 15,9 Doanh nghiệp Lớn 1.250 3,0% 488.195 390,6 Doanh nghiệp Vừa 3.935 9,5% 80.224 20,4 Doanh nghiệp Nhỏ và siêu nhỏ 36.373 87,5% 91.409 2,5 Nguồn: Trung tâm tích hợp & lưu trữ thông tin người nộp thuế, 2017 Bảng 2. Số lượng doanh nghiệp đang được cơ quan thuế TP.HCM quản lý Tiêu chí Số lƣợng doanh nghiệp năm 2017 Tỷ trọng Tổng số doanh nghiệp được cơ quan thuế đang quản lý2 329.983 100% Trong đó: Số doanh nghiệp có mã số thuế đang kích hoạt 196.176 59% Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng hoạt động 5.849 2% Số doanh nghiệp giải thể chưa khóa mã số thuế 46.524 14% Số doanh nghiệp không tồn tại (bỏ địa điểm kinh doanh) 81.434 25% Nguồn: Trung tâm tích hợp & lưu trữ thông tin người nộp thuế, 2017 Các doanh nghiệp có mã số thuế đang kích hoạt của TP.HCM nhiều nhất thuộc về ngành bán buôn, bán lẻ chiếm 38%; đứng thứ hai là công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 13%; xây dựng có số lượng doanh nghiệp đứng thứ 3 với 12% và thứ tư là khoa học, công nghệ chiếm 10%. Bốn nhóm ngành nghề kinh doanh này chiếm 73% tổng số doanh nghiệp đang kích hoạt mã số thuế tại TP.HCM. Phân tích sâu hơn về số doanh nghiệp có mã số thuế đang kích hoạt là 196.176 doanh nghiệp thì số doanh nghiệp đã đăng ký phát hành hóa đơn chiếm 82% tương đương 161.106 doanh nghiệp, nhưng số doanh nghiệp báo cáo đã sử dụng hóa đơn chỉ chiếm 63%, tương đương 123.660 doanh nghiệp so với tổng doanh nghiệp có mã số thuế đang kích hoạt (bảng 3). 2 Doanh nghiệp đề cập trong nghiên cứu này là doanh nghiệp hạch toán độc lập. Doanh nghiệp hạch toán độc lập nghĩa là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và tự quyết toán thuế, chi nhánh này có dấu và mã số thuế. 636
  3. Bảng 3. Số lượng doanh nghiệp TP.HCM có đăng ký hóa đơn và phát sinh doanh thu So với tổng Số doanh So với số doanh số doanh Tiêu chí nghiệp nghiệp có mã số nghiệp cơ năm thuế đang kích quan thuế 2017 hoạt đang quản lý Tổng số doanh nghiệp cơ quan thuế đang quản lý 329.983 100% Số doanh nghiệp có mã số thuế đang kích hoạt 196.176 100% 59% Trong đó: Doanh nghiệp đã đăng ký phát hành hóa đơn 161.106 82% 49% Số doanh nghiệp sử dụng hóa đơn trong 9 tháng năm 123.660 63% 37% 2017 Doanh nghiệp nộp thuế TNDN năm 2016 có phát sinh 54.366 28% 16% lãi Số doanh nghiệp phát sinh doanh thu trong 11 tháng 127.990 65% 39% năm 2017 Nguồn: Trung tâm tích hợp & lưu trữ thông tin người nộp thuế, 2017 Trong bảng 3 cũng cho thấy số doanh nghiệp có phát sinh doanh thu trong 11 tháng đầu năm 2017 là 65%, điều này có nghĩa là 35% doanh nghiệp đang kích hoạt chỉ hoạt động trên danh nghĩa chứ thực tế không có hoạt động. Điểm đáng lưu ý, số doanh nghiệp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2016 thì số lượng doanh nghiệp có lãi chỉ chiếm 28% trong tổng doanh nghiệp đang kích hoạt, còn lại 72% là không có lãi hoặc lỗ, và nếu so với tổng số doanh nghiệp đang được cơ quan thuế quản lý mã số thuế thì tỷ lệ doanh nghiệp có lãi là 16%. Trong bảng 4, có 68.186 doanh nghiệp kích hoạt nhưng không phát sinh doanh thu trong 11 tháng năm 2017, chiếm 35%. Trong các doanh nghiệp không phát sinh doanh thu này thì doanh nghiệp tư nhân chiếm 97,2%, đứng thứ hai là doanh nghiệp nước ngoài chiếm 2,6%. Phân loại theo quy mô doanh nghiệp thì số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ không phát sinh doanh thu chiếm 95,3%, doanh nghiệp vừa chiếm 2,9%. Như vậy, đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa thì số doanh nghiệp chiếm 98,2% trong tổng doanh nghiệp không phát sinh doanh thu. Đáng chú ý là doanh nghiệp quy mô lớn có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm so với doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng tỷ lệ doanh nghiệp không phát sinh doanh thu chiếm tới 1,8% tương đương 1.258 doanh nghiệp. Bảng 4. Số doanh nghiệp có mã số thuế đang kích hoạt nhưng không phát sinh doanh thu trong 11 tháng năm 2017 Số doanh nghiệp có mã số thuế kích hoạt Số doanh nghiệp có mã nhưng không phát sinh doanh thu trong 11 Tiêu chí số kích hoạt năm 2017 tháng 2017 Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Theo hình doanh nghiệp 196.176 100% 68.186 100% Doanh nghiệp nhà nước 335 0,2% 89 0,1% Doanh nghiệp nước ngoài 5.048 2,6% 1.741 2,6% Doanh nghiệp tư nhân 190.452 97,1% 66.302 97,2% 637
  4. Số doanh nghiệp có mã số thuế kích hoạt Số doanh nghiệp có mã nhưng không phát sinh doanh thu trong 11 Tiêu chí số kích hoạt năm 2017 tháng 2017 Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Hợp tác xã 341 0,2% 54 0,1% Theo quy mô 196.176 100% 68.186 100% Doanh nghiệp Lớn 3.956 2,0% 1.258 1,8% Doanh nghiệp Vừa 9.059 4,6% 1.951 2,9% Doanh nghiệp Nhỏ và siêu nhỏ 183.161 93,4% 64.977 95,3% Theo năm thành lập 68.186 100% Doanh nghiệp dưới 1 tuổi 28.905 42,4% Doanh nghiệp 1 tuổi 10.489 15,4% Doanh nghiệp 2 tuổi 6.614 9,7% Doanh nghiệp từ 3 đến 8 tuổi 16.032 23,5% Doanh nghiệp trên 8 tuổi 6.146 9,0% Nguồn: Trung tâm tích hợp & lưu trữ thông tin người nộp thuế, 2017 Số doanh nghiệp không phát sinh doanh thu thường rơi vào những doanh nghiệp có thâm niên thành lập ít, số doanh nghiệp thành lập từ 1 năm trở xuống chiếm tới 57,8% tổng số doanh nghiệp không phát sinh doanh thu trong năm 2017. Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp này tiếp cận thị trường cạnh tranh sẽ khó khăn nên việc có sự chuẩn bị thích ứng trước cạnh tranh của doanh nghiệp rất cần thiết, bên cạnh đó sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước tại TP.HCM là rất quan trọng để nuôi dưỡng doanh nghiệp trong giai đoạn đầu này. Số doanh nghiệp TP.HCM ngừng hoạt động năm 2017 là 28.381 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp tư nhân ngừng hoạt động chiếm 98,7%, chỉ 1,3% là các loại hình doanh nghiệp khác. Trong các doanh nghiệp ngừng hoạt động trong năm này thì số lượng doanh nghiệp không kinh doanh tại trụ sở chiếm 44,6%, doanh nghiệp giải thể chiếm 36,9% (bảng 5). Phân loại doanh nghiệp ngừng hoạt động năm 2017 theo năm thành lập thì doanh nghiệp từ 1 tuổi trở xuống chiếm 29,2%, nếu tính số doanh nghiệp từ 2 tuổi trở xuống thì số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động là 44,3%. Các doanh nghiệp có số năm thành lập từ 3 đến 8 tuổi tuy chiếm tỷ trọng khác cao 41,17% nhưng nếu tính bình quân cho mỗi năm thì chỉ 6,9%/năm. Bảng 5. Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động năm 2017 Tiêu chí Số lƣợng doanh nghiệp Tỷ trọng Theo loại hình doanh nghiệp 28.381 100% Doanh nghiệp nhà nước 22 0,1% Doanh nghiệp nước ngoài 310 1,1% Doanh nghiệp tư nhân 28.021 98,7% Hợp tác xã 28 0,1% 638
  5. Tiêu chí Số lƣợng doanh nghiệp Tỷ trọng Theo tình trạng pháp lý 28.381 100% Doanh nghiệp không kinh doanh tại trụ sở 12.661 44,6% Doanh nghiệp giải thể 10.477 36,9% Doanh nghiệp tạm ngưng 5.243 18,5% Theo năm thành lập 28.381 100% Doanh nghiệp dưới 1 tuổi 2.498 8,8% Doanh nghiệp 1 tuổi 5.795 20,4% Doanh nghiệp 2 tuổi 4.292 15,1% Doanh nghiệp từ 3 đến 8 tuổi 11.825 41,7% Doanh nghiệp trên 8 tuổi 3.971 14,0% Nguồn: Trung tâm tích hợp & lưu trữ thông tin người nộp thuế, 2017 Tóm lại: TP.HCM có số lượng doanh nghiệp cao nhất nước với khoảng 34%, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp có kích hoạt mã số thuế chỉ bằng 59%, số lượng doanh nghiệp có lãi chỉ bằng 16% so với số doanh nghiệp đang được cơ quan thuế quản lý cho thấy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đang rất thấp. Kết quả này sẽ ảnh hưởng đển khả năng phát triển của doanh nghiệp của Thành phố và kéo theo đó là khả năng đóng góp vào ngân sách của Thành phố trong dài hạn sẽ suy giảm nếu không có sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý cũng như sự đổi mới quản trị trong chính doanh nghiệp. 3. HÀM Ý QUẢN TRỊ Hàm ý đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc TP.HCM TP.HCM là đô thị đặc biệt và tăng trưởng kinh tế địa phương luôn cao hơn tăng trưởng bình quân cả nước nhưng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thành phố ngày càng bị tụt hạn, năm 2018 với hạng 10/63 tỉnh thành (bảng 7). Các chỉ số thành phần của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Thành phố đều xếp hạng rất thấp, ngoại trừ dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đứng đầu vì Thành phố lớn nên thu hút được nhiều dịch vụ này. Các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động thấp là nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó cụ thể hơn là nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ có nhiều khó khăn nhất nhưng lại là doanh nghiệp có số lượng lớn nhất. Đây là nhóm doanh nghiệp có nền tảng quản trị yếu, tiềm lực tài chính hạn chế vì vậy Thành phố cần cải thiện các chỉ số này trong đó chú trọng vào đào tạo lao động, tính năng động, chi phí không chính thức, gia nhập thị trường. Bảng 6. Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của TP.HCM giai đoạn 2013-2018 Chỉ số xếp hạn các thành phần năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Gia nhập thị trường 52 61 62 57 49 37 Tiếp cận đất đai 43 57 55 47 42 62 Tính minh bạch 30 4 17 14 46 29 Chi phí thời gian 40 49 48 44 17 23 639
  6. Chỉ số xếp hạn các thành phần năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Chi phí không chính thức 42 42 54 51 42 47 Cạnh tranh bình đẳng 35 51 51 56 52 28 Tính năng động 48 50 51 54 38 41 Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 1 1 1 1 1 1 Đào tạo lao động 6 5 6 7 10 11 Thiết chế pháp lý 50 56 52 57 57 62 Xếp hạng PCI 10 4 6 8 8 10 Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), 2013-2018 Hàm ý đối với doanh nghiệp Bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước thì tính năng động của doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự hiệu quả trong hoạt động của mình. Các doanh nghiệp cần chú ý là để tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững, các doanh nghiệp không những chỉ đầu tư và các yếu tố hữu hình như công nghệ sản xuất và sản phẩm mà cần phải tập trung vào các yếu tố vô hình bao gồm: (1) định hướng kinh doanh, (2) định hướng học hỏi, (3) đáp ứng thị trường, (4) nội hóa tri thức, và (5) chất lượng mối quan hệ. Hơn nữa, các yếu tố vô hình sẽ là những yếu chính để tạo nên năng lực cạnh tranh động, nghĩa là phải thỏa mãn các tiêu chí VRIN là (1) có giá trị, (2) hiếm, (3) khó thay thế, (4) khó bị bắt chước (Nguyễn Đình Thọ and Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp cần đánh giá mức độ định hướng kinh doanh, định hướng học hỏi, phản ứng thị trường, khả năng nội hóa tri thức, và chất lượng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh (khách hàng, nhà cung, các kênh marketing trung gian …) để nhận ra mức năng động của mình Trên cơ sở phân tích tính năng động của mình, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư để phát hiện, cải thiện và phát triển chúng, biến chúng thành văn hóa kinh doanh của đơn vị để mọi thành viên hiểu rõ chúng cũng như vai trò, trách nhiệm của họ trong việc duy trì và phát triển năng lực động doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008). 'Năng lực động của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập'. Tạp chí phát triển Kinh tế, 2/2008(208). [2] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2018). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2013- 2018. Hà Nội. [3] Tấn Anh (2018). Xứng tầm trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước [online], viewed ngày 20 tháng 05 năm 2019, from: . [4] Trung tâm tích hợp & lưu trữ thông tin người nộp thuế (2017), Thông tin tổng quan hiện trạng doanh nghiệp, TP. Hồ Chí Mính. 640
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1