Hình ảnh biểu trưng của thành ngữ
lượt xem 222
download
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong kho tàng từ vựng của một ngôn ngữ. Thành ngữ hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc. Cùng với từ, nó phục vụ rộng rãi việc giao tiếp chung một cách phong phú, đa dạng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hình ảnh biểu trưng của thành ngữ
- Chương I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THÀNH NGỮ VÀ HÌNH ẢNH BIỂU TRƯNG CỦA THÀNH NGỮ 1.1. Thành ngữ Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong kho tàng từ vựng của một ngôn ngữ. Thành ngữ hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của tiếng nói dân tộc. Cùng với từ, nó phục vụ rộng rãi việc giao tiếp chung một cách phong phú, đa dạng. Theo định nghĩa của tác giả Hoàng Văn Hành thì: “Thành ngữ là một tổ hợp cố định, bền vững về hình thái – cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt trong khẩu ngữ” (Thành ngữ học Tiếng Việt). Thành ngữ bám sát tâm tư và tư duy cũng như hoàn cảnh lịch sử, địa lý các dân tộc nên cùng một câu mô tả hình thức sản xuất nhưng khác nhau vì rẫy khác, nội dung lại phụ thuộc vào từng loại canh tác nương rẫy khác nhau, mô tả nam nữ lại phụ thuộc vào nội dung và biểu hiện của chế độ phụ hệ hay mẫu hệ, do đó người đọc muốn hiểu rõ ý tứ của một câu tục ngữ, buộc phải hiểu dân tộc đó.Tuy nhiên trong thành ngữ, tục ngữ Thái, Mường, Dao...có nhiều câu giống nhau ở những nhận xét, đánh giá về các quy luật, hiện tượng thiên nhiên, rừng núi. Thành ngữ có tính đa nghĩa, trong đó nghĩa bóng mang những hình ảnh biểu trưng có tầm quan trọn hơn cả. Nghĩa này không chỉ có tính khái quát, tượng trưng cho toàn bộ tổ hợp nhưng lại không phải là nghĩa của các thành tố cộng lại. Hầu hết những dẩn tộc có tiếng nói của riêng mình cũng có những thành ngữ để làm bóng bẩy thêm về ý nghĩa trong câu nói. 1.2. Hình ảnh biểu trưng của thành ngữ. Trong cách nhìn của văn hóa học, ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải và lưu giữ những di sản của văn hóa dân tộc. Và trong đó có thể kể đến vốn thành ngữ là một kho báu lưu giữ những “trầm tích văn hóa” (Hoàng Văn Hành) đặc sắc của văn hóa dân tộc. Ở đây, những nét, những dấu ấn cũng là những giá trị về văn hóa của dân tộc được lưu giữ ở thành ngữ không phải bao giờ cũng hiển minh, dễ thấy, mà thường tàng ẩn kín, bị bao phủ bởi “lớp bụi thời gian”. Trong đó thành ngữ là loại định danh đơn vị bậc hai, nghĩa là nội dung của thành ngữ không nhắc đến trong nghĩa đen của các từ ngữ, mà gợi ý điều gì đó suy ra từ chúng. Đó là bóng bẩy hay ý nghĩa biểu trưng được hình thành nhờ quá trình biểu trưng hóa. Có hai loại biểu trưng hóa: - Biểu trưng hóa dựa vào quan hệ tương thích giữa âm và nghĩa là giá trị biểu trưng hóa ngữ âm. - Biểu trưng hóa dựa vào quan hệ tương đồng và tương cận trong quá trình liên hội ngữ nghĩa gọi là giá trị biểu trưng hóa ngữ nghĩa. Hình thái liên hội ngữ nghĩa theo quan hệ tương đồng là so sánh. Và nghĩa của thành ngữ tiếng Việt thường là kết quả hai hình thái biểu trưng hóa: hình thái tỉ dụ (so sánh), hình thái ẩn dụ (so sánh ngắn). Chương II: KHÁI QUÁT VỀ CÁC DÂN TỘC VÀ THÀNH NGỮ DÂN TỘC 2.1. Dân tộc Việt và thành ngữ tiếng Việt Người Việt là một dân tộc có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam. Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng gần 90% dân số Việt Nam và được chính thức gọi là dân tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam. Ngôn ngữ chính sử dụng là tiếng Việt. Tổ tiên người Việt từ rất xa xưa đã định cư chắc chắn ở Bắc bộ và bắc Trung bộ. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam, người Việt luôn là trung tâm thu hút và đoàn kết các dân tộc anh em xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nông
- nghiệp lúa nước đã được hình thành và phát triển ở người Việt từ rất sớm. Trải qua bao đời cày cấy, ông cha ta đã tổng kết kinh nghiệm làm ruộng rất sâu sắc: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Chăn nuôi lợn, gia súc, gia cầm, thả cá... cũng rất phát triển. Người Việt nổi tiếng "có hoa tay" về nghề thủ công nghiệp, phát triển bách nghệ - trăm nghề mà nghề nào dường như cũng đạt đến đỉnh cao của sự khéo léo tài hoa. Không ít làng thủ công đã tách khỏi nông nghiệp. Cơm tẻ, nước chè" là đồ ăn, thức uống cơ bản hàng ngày của người Việt. Về mặc, xưa kia, đàn ông thường mặc quần chân què, áo cánh nâu (Bắc bộ), màu đen (Nam bộ), đi chân đất; ngày lễ tết mặc quần trắng, áo chùng lương đen, đội khăn xếp, đi guốc mộc. Ðàn bà mặc váy đen, yếm, áo cánh nâu, chít khăn mỏ quạ đen (Bắc bộ). Phụ nữ ngày lễ hội hè mặc áo dài. Mùa đông, cả nam và nữ thường mặc thêm áo kép bông. Người Việt thường ở nhà trệt. Trong khuôn viên thường được bố trí liên hoàn nhà - sân - vườn - ao. Ngôi nhà chính thường có kết cấu ba gian hoặc năm gian và gian giữa là gia trang trọng nhất, đặt bàn thời gia tiên. Ðại bộ phận người Việt sinh sống thành từng làng, dăm ba làng họp lại thành một xã. Gia đình của người Việt hầu hết và những gia đình nhỏ gồm 2 thế hệ theo chế độ phụ quyền nhưng phụ nữ vẫn giữ vai trò quan trọng, thường là người quản lý kinh tế trong gia đình. Văn học dân gian với nhiều thể loại phong phú: truyện cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ ... phản ánh toàn bộ mọi mặt cuộc sống của dân tộc. Văn học dân gian góp phần to lớn vào việc giữ gìn bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, thành ngữ tiếng Việt nằm trong không gian chung của văn hóa, cũng phản ánh một phần không chỉ những nếp sinh hoạt của người Việt, mà qua đó còn thể hiện những nét đẹp trong văn hóa. Tiếng Việt là một ngôn ngữ lớn so với các ngôn ngữ dân tộc ít người. Không chỉ vốn từ vựng phong phú mà còn có sự đa dạng trong cách thể hiện, ngữ pháp chặt chẽ logic trong cách trình bày. Thành ngữ cũng là một sản phẩm chứa đựng trong đó cả một nền văn hóa, lịch sử xã hội của mỗi dân tộc. Nếu đặt lên bàn cân so sánh thì đó quả là khập khiễng thế nhưng nhìn ở góc độ nào đó thì tiếng Việt hay ngôn ngữ của một dân tộc ít người nào dù nhỏ bé đến đâu cũng có chỗ đứng ngang nhau xét về mặt đóng góp cho sự đa dạng chung của ngôn ngữ một đất nước nói riêng và của kho thành ngữ nói riêng. 2. 2. Dân tộc Tày và thành ngữ tiếng Tày Dân tộc Tày có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, có thể từ nửa cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Người Tày sinh sống ở vùng núi thấp miền núi và vùng trung du Bắc Bộ, nhưng đông nhất là ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh. Họ thích sống thành bản làng đông đúc, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Người Tày là cư dân nông nghiệp có truyền thống làm ruộng nước, từ lâu đời đã biết thâm canh và biết áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng. Ngoài lúa nước, người Tày còn trồng lúa nương, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp. Chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng cách thả rông cho đến nay vẫn còn khá phổ biến. Các nghề thủ công gia đình được chú ý; nổi tiếng nhất là nghề dệt thổ cẩm với nhiều loại hoa văn đẹp và độc đáo. Bộ y phục cổ truyền của người Tày làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không có thêu thùa trang trí. Phụ nữ mặc váy hoặc quần, có áo cánh ngắn ở bên trong và áo dài ở bên ngoài. Nhóm Ngạn mặc áo ngắn hơn một chút, nhóm Phén mặc áo màu nâu, nhóm Thu Lao búi tóc, quấn khăn thành chóp nhọn trên đỉnh đầu, nhóm Pa Dí đội mũ hình mái nhà còn nhóm Thổ mặc như người Thái ở
- Mai Châu (Hoà Bình). Tục lệ cưới xin, ma chay thường tổ chức linh đình, khá tốn kém. Người Tày chủ yếu thờ cúng tổ tiên, ngoài ra còn thờ Thổ Công, Vua bếp, Bà Mụ. Đó là những nét văn hóa từ bao đời nay của người Tày nó ăn sâu vào nếp nghĩ và sinh hoạt của họ. Bên cạnh đó, ngôn ngữ Tày cũng chịu ảnh hưởng của các dân tộc lân cận, họ có ngôn ngữ và chữ viết riêng cho mình. Chữ Nôm Tày xây dựng trên mẫu tượng hình, gần giống chữ nôm Việt ra đời khoảng thế kỷ XV được dùng để ghi chép truyện thơ, bài hát, bài cúng... Dân tộc Tày cũng như bao dân tộc trong cộng đồng Việt, họ có văn hóa, có ngôn ngữ, tín ngưỡng riêng của mình. Đặc biệt thành ngữ của Tày. Thành ngữ của dân tộc Tày khá đa dạng, những câu nói rất gần gũi xuất phát từ thế giới xung quanh họ, từ con chó, con mèo. Các đức tính gắn liền với lao động như làm ăn thật thà, tiết kiệm, lo xa. Phương pháp tư duy khách quan, xử lí phù hợp với hoàn cảnh khách quan, nhìn sự vật trong sự phát triển của nó đều in dấu trong thành ngữ người Việt cũng như các dân tộc thiểu số anh em. Giao tiếp, cách ăn ở, nói năng, đi lại cũng là một yêu cầu lớn của nếp sống văn hoá mà người Việt Nam, dù đa số hay thiểu số đều quan tâm rèn luyện. Nói là ngôn ngữ, là cái vỏ của tư duy, cho nên đã nói thì phải suy nghĩ, nói thường đi đôi với nghĩ, biểu hiện so sánh, ví von rất cụ thể, thành ngữ của Tày còn thể hiện ở bản chất lao động cần cù; về đạo đức hướng thiện; về giao tiếp, nếp sống, dựa trên tinh thần đoàn kết, hoà đồng. Trong các nội dung về nhân cách và rèn luyện nhân cách, thành ngữ của dân tộc Việt cũng như các dân tộc thiểu số anh em trong đó có dân tộc Tày nổi lên tinh thần hiếu học, với những quan điểm về học tập mọi nơi, mọi lúc, việc gì cũng cần phải học, học suốt đời, học đến lúc chết, trên hai mặt cơ bản là trí (học “khôn”) và đức (học “nết”) để lao động và sống trong quan hệ với bản thân, gia đình và xã hội. Cũng như các thành ngữ của người Việt và các dân tộc thiểu số khác, thành ngữ Tày thể hiện mối quan hệ với thiên nhiên, quan hệ xã hội “đại đồng”. Như vậy, thành ngữ Tày cũng như thành ngữ Việt đều nói đến những khía cạnh của đời sống con người, về thiên nhiên, nòi giống, về gia đình và những sinh hoạt thường nhật của họ. Tuy nhiên, cách thể hiện trong lời nói, qua ngôn ngữ có phần khác biệt so với thành ngữ tiếng Việt, đặc biệt ở hình tượng biểu trưng. 2.3. Dân tộc Chăm và thành ngữ tiếng Chăm Dân tộc Chăm cư trú chủ yếu ở tỉnh Ninh Thuận và một phần nhỏ ở An Giang, Tây Ninh, Ðồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, tây nam Bình Thuận và tây bắc Phú Yên...Người Chăm chủ yếu theo đạo Hồi (nhóm Bà Ni và nhóm Ixlam) và đạo Bà La Môn (chiếm 3/5 dân số). Duy trì chế độ mẫu hệ, con gái theo họ mẹ. Nhà gái cưới chồng cho con, con trai ở rể. Con gái được thừa kế tài sản, con gái út phải nuôi dưỡng bố mẹ. Các lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu của người Chăm đó là: lễ hội Katê (tưởng niệm đấng cha - lễ hội lớn nhất, vui nhất của người Chăm theo đạo Bà La Môn) ; lễ hội Ramưwan - lễ hội điển hình nhất về lễ nghi ở thánh đường của người Chăm theo đạo Hồi; lễ hội Tháp Bà (tưởng niệm nữ thần Mẹ Xứ sở); lễ mừng sức khỏe, lễ múa tống ôn đầu năm, lễ cưới... Trang phục Chăm, vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Lúa là cây lương thực chính. Nghề phụ là buôn bán và dệt vải. Tiếng Chăm là ngôn ngữ của người Chăm ở Đông Nam Á, trước đây là ngôn ngữ của Vương quốc Chăm Pa ở miền Trung Việt Nam. Đây là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai-Polynesia của hệ ngôn ngữ Nam Đảo.
- Trong lịch sử hình thành và phát triển của nền văn hóa Việt Nam đa dân tộc, văn hóa của người Chăm chiếm một vị trí đáng chú ý. Bởi vì văn hóa của người Chăm không những chỉ được coi như một biểu hiện độc đáo về tính đa dạng của văn hóa Việt Nam, mà còn góp phần tạo nên một sắc thái riêng trong văn hóa của người Việt và một vài tộc người khác nữa. Nhiều tư liệu quí về văn hóa của người Chăm đã được công bố và đánh giá, trong đó có những tư liệu về văn học, chủ yếu là văn học dân gian. Sự phong phú về thể loại folklore ngôn từ như sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, thành ngữ, câu đố… .Giữa tục ngữ, thành ngữ, câu đố của người Chăm và người Việt vừa có những nét tương đồng và có những nét khác biệt, và do đó có thể gợi ý một sự nghiên cứu so sánh văn hóa dân gian hai dân tộc, trên các phương diện lối sống, lối nghĩ và lối nói. Theo Inrasara nhà nghiên cứu văn hóa Chăm thì thành ngữ là “đơn vị giáp ranh” giữa từ và câu nhưng ranh giới này chưa được phân định một cách dứt khoát. Ông dựa vào hai đặc tính chính để xác định thành ngữ tiếng Chăm là: 1. Về hình thức: nghĩa là mặt cơ cấu hình thái, thành ngữ Chăm thuộc loại cụm từ cố định: Rwai đơm o pah (Ruồi bu không đuổi) Kaik lithun kaik liya (Cắn hành ngậm gừng) Nhưng đôi lúc nó cũng có những biến thái nhất định Tuh ia akauk ada (Nước đổ dầu vịt) Tuh ia hala nhiơm bwa (Nước đổ lá môn) 2. Về ngữ nghĩa: đại đa số thành ngữ tiếng Chăm thường mang nghĩa bóng: Bbơng glai mưtah (ăn rừng sống –ngoại tình) Papauh tapai ka urang pok (xua thỏ cho người ta bắt- khờ khạo) Tuy nhiên không vì thế mà nghĩa đen, nghĩa thực bị mờ hẳn đi Yamưn yơu saradang (Ngọt như đường) Rilauw taprah (Máu đổ thịt rơi) Từ những đặc tính trên ,Inrasara không kể vào vốn thành ngữ tiếng Chăm những đặc ngữ (thường bị nhận nhầm là thành ngữ) như: Haluh ilimo (suốt kiến thức –thông thái) Tamư kađaung (vào thừa –thụ thai) Hay những cụm từ mà kết cấu lỏng lẻo như: Bơng sa ia ta mưh (Quê hương đất nước) Nha saung gơp (Dính với nhau- trai gái) Nói chung chúng ta thường gặp hơn cả các trường hợp một thành ngữ tiếng Chăm được cấu tạo bằng:
- - Ba từ rời: Bbơng bu pađiak (ăn cháo nóng- cơ hội): Yut klauh hatai( bạn nối khố) - Bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp Ba tamư labang mưtai (Mang xuống tuyền đài) mưđa akauk laman takai (Trẻ người non dạ) - Năm từ trở lên O khin gauk bilơu takai (Không dám đụng lông chân) Arauk crah canar di/ngauk saban (Cóc xếp thành bệ trên cao) - Láy ghép bằng phương thức láy của thành ngữ (không giống với láy tư của từ) Bbơng klaik bbơng savah (Ăn bớc ăn hốt) Mưtưh mưin mưtưh biak (Nửa đùa nửa thật) Ngoài ra, Inrasara còn xếp vào thành ngữ Chăm các cấu trúc so sánh, có so sánh đủ cả hai vế: Gila yơu kabaw (Ngu như trâu) Limưk yơu Katwơc bhik (Béo như tượng Phật) Lẫn so sánh giản lược Yơu mưyaw bboh takuh (Như mèo thấy chuột) Yơu hanrwai yơu taba (Như điên như dại) Chương III. ĐỐI CHIẾU NHỮNG HÌNH ẢNH BIỂU TRƯNG CỦA THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ THÀNH NGỮ TIẾNG TÀY, TIẾNG CHĂM Trong sự giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung mô tả và đối chiều về hình ảnh biểu trưng của thành ngữ tiếng Việt và thành ngữ tiếng Chăm, tiếng Tày trên các bình diện: Động vật, thực vật, lao động sản xuất, tình yêu, hôn nhân, nguồn gốc lịch sử dân tộc, văn hóa đạo đức. 3.1. Hình ảnh biểu trưng về động vật trong thành ngữ tiếng Việt đối chiếu với thành ngữ dân tộc. Tiếng Việt có kho thành ngữ đồ sộ về số lượng và đa dạng trong cách thể hiện hơn so với thành ngữ dân tộc Chăm hay Tày. Nhưng điều được ghi nhận là ở thành ngữ Chăm hay Tày sự thể hiện của họ rất độc đáo, mộc mạc như chính bản sắc dân tộc họ. Có những cách ví von so sánh rất sáng tạo đặc sắc đôi khi hấp dẫn hơn so với thành ngữ tiếng Việt. Dù là tục ngữ hay ca dao thì hình tượng biểu trưng trong đó là rất quan trọng, với những nhận định ngắn gọn được thể hiện ở vài câu chữ thì dùng hình ảnh biểu trưng cho điểu muốn nói là cách nhanh nhất và hiệu quả nhất truyền đạt ý nghĩa trọn vẹn nhất. Do vậy, thành ngữ đã sử dụng rất nhiều hình ảnh biểu trưng cho mình, từ những hình ảnh quen thuộc giản dị đến những hình tượng kiêu sa cao quí. Tất cả đều hòa vào dòng điệu của những cách so sánh, ví von nhẹ nhàng mà sâu lắng.
- Nét tương đồng thấy rõ nhất giữa viêc dùng thành ngữ tiếng Việt với tiếng Chăm và tiếng Tày là ở chỗ hình ảnh được sử dụng ở đây gần như là giống nhau. Nhất là hình ảnh lấy từ cuộc sống hàng ngày là những con vật nuôi gắn bó với cuộc sống của họ từ chó, mèo, chuột đến những con bò con trâu mà hàng ngày theo họ ra đồng…những con vật ấy được đưa vào thành ngữ rất giản dị và người ta đã võ đoán cho nó những đặc điểm tốt hay xấu. Mỗi một dân tộc thì có cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, cách tri nhận khác nhau một phần do văn hóa lối sống của chính họ. Với người kinh thì coi khinh chó hay bò, thế nhưng với người Chăm hay người Tày thì lại khác họ trân trọng chúng và với họ luôn có những cái nhìn trìu mến đối với chúng. Điều này được thể hiện trong thành ngữ họ thì trâu hay bò đều có những đặc tính tốt đẹp: Ví dụ thành ngữ Tày có câu: Vàu lảm lảng, giáng khoen kho Trâu buộc trong chuồng, gươm treo trên nóc Thành ngữ Chăm: Anưk tacauw limauw kabaw Con cháu trâu bò =con cháu hậu sinh Hay : Một bên trâu một bên bò= kẻ chín lạng người nửa cân Để xem xét cụ thể hơn ta sẽ đi sâu vào từng đặc điểm của thành ngữ mỗi dân tộc trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng việt. 3.1.1 Đối chiếu hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ Việt – Chăm. Tiếng Chăm có sự gần gũi với tiếng Việt hơn tiếng Tày, có thể là do nguyên nhân về lịch sử nên sự giao thoa mạnh hơn. Biểu hiện rõ nhất là trong thành ngữ tiếng Chăm có sự tương đồng rất lớn với tiếng Việt, có những câu thành ngữ gần như giống hoàn toàn. Xét về mặt biểu trưng với những hình ảnh động vật được dùng thì hầu như là trùng lặp. Ví dụ: - Akhar yơu mưnuk prah - Tuh ia akauk ada Chữ như gà bươi Nước đổ đầu vịt. - Ia mưta biya - Nhal yơu litah. Nước mắt cá sấu Dai như đỉa. - Takuh laik tamư khang brah - Yơu asơu saung mưyaw. Chuột sa chĩnh gạo Như chó với mèo Ngoài những câu thành ngữ giống nhau hoàn toàn thì thành ngữ Chăm cũng có những sự khác biệt rất đặc sắc. Một bộ phận nào đó của thành ngữ của hai ngôn ngữ này có sự giao thoa chưa trọn vẹn dẫn đến việc thành ngữ đó về cơ bản giống nhau về ý nghĩa, hình thức chỉ duy nhất về hình ảnh động vật được sử dụng là khác nhau, hoặc nếu dùng hình ảnh giống nhau thì cách lí giải cũng có sự khác biệt. Thành ngữ Việt Thành ngữ Chăm Chửi chó mắng mèo Đánh chó đánh mèo Ataung asơu rơw mưnuk Đánh chó đuổi gà. Ông nói gà bà nói vịt. Ong đom limauw, muk lac kabaw Ông nói bò , bà nói trâu. Mạnh như hổ Khơng yơu kabaw Mạnh như trâu.
- Sở dĩ người Chăm thường sử dụng hình ảnh con trâu trong thành ngữ của mình là vì cuộc sống của họ coi trọng nhất là con trâu, đời sống nông nghiệp buộc họ gắn liền với con trâu cái cày. Xét về hình ảnh động vật được dùng trong thành ngữ thì thành ngữ tiếng Việt phong phú đa dạng hơn, các con vật được sử dụng nhiều hơn. Ở thành ngữ Chăm chỉ sử dụng một vài hình ảnh con vật thân thuộc nhất với đời sống người Chăm như con trâu con bò, hổ, chuột, rắn.. trong khi thành ngữ tiếng Việt có đưa vào những con cá rô, con cáy, vọ, rươi, phượng…Tuy nhiên thành ngữ Chăm có nét đặc sắc ở chỗ họ dùng những hình ảnh con vật mà người Việt không biết được những con ruồng cốt, hay dùng những hình ảnh lạ như con thằn lằn,dơi, bồ câu, trứng gà so… Sự khác biệt giữa thành ngữ Chăm và Việt được thể hiện rõ nét ở cách dùng hình ảnh con vật khác nhau, ở cách diễn đạt khác nhau của cùng một vấn đề. Cụ thể: Thành ngữ Việt Thành ngữ Chăm Chó cắn áo rách Kathaut ula laik, mưđa kalaut tahla gauk mưh Nghèo rắn lại cắn thêm, giàu bóc vỏ cây được vàng Khổ như thân trâu ngựa Kho yơu asơu mưtai Khổ như chó chết. Làm trâu làm ngựa = Ngap asơu ngap mưyaw(làm dơi làm chuột) Chim sổ lồng Ciim klah di habai, tapai klah d icing Chim sổ giỏ, thỏ sổ chuồng. Lúng túng như gà mắc tóc Ciim klah di habai, nai klah di cei. Chim thoát khỏi giỏ, cô thoát khỏi chú. Thơk dơw yơu asơu gauk raywak Rối bong như chó vướng lưới. Lẩn quẩn như gà mắc đẻ = yơu mưnuk pajwak thruh (lẩn quẩn như gà dọn ổ) Ngàn cân treo sợi tóc Jamauk đơm take kabaw(muỗi đậu sừng trâu) Hổ thả về rừng Yơu urang tiap kabaw palau hamu garaung = như trâu thả về rừng. Mật ngọt chết ruồi Rwai đơm ò pah = ruồi bu không đuổi (khờ khạo) Nhát như thỏ đế Hwơc chai ciim Nhát như chim Câu thành ngữ chỉ bụng dạ xấu xa của kẻ hiểm độc, người Viêt dùng hình ảnh “sói”, “lang” còn người Chăm dùng hình ảnh “rắn hổ mang” - Tung tian ula paravak Bụng dạ rắn hổ mang. Trong thành ngữ Chăm hình ảnh con vật được ví von rất ngô ngê, giản dị : - Nau yơu asơu pâch akauk Đi như con chó nứt đầu(đi như con chó điên)
- - Thun katrow cauh bauh Năm bồ câu mổ trứng (mất mùa) Thành ngữ Việt dùng hình ảnh nọc rắn để chỉ người thâm độc trong khi người Chăm dùng hình ảnh cụ thể rắn hổ mang “nọc rắn miệng rắn”. Những hình ảnh con vật trong thành ngữ Việt mà thành ngữ Chăm không dùng tới như: Bán bò tậu ễnh ương Bỏ con săn sắt bắt con cá rô Ăn ốc nói mò Những hình ảnh ốc, săn sắt hay ễnh ương chỉ có thành ngữ Việt dùng đối với tiếng Chăm thì hoàn toàn xa lạ và ngược lai. 3.1.2. Đối chiếu hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ Việt – Tày Tày là dân tộc ở miền núi phía bắc cho nên những hình ảnh động vật biểu trưng trong thành ngữ của dân tộc mình có những độc đáo khác hẳn so với thành ngữ Việt. Những con chim con thú miền núi cao sẽ không thể có được trong thành ngữ Việt và ngược lại. Nét tương đồng giữa thành ngữ Việt và Tày tuy không nhiều như Chăm nhưng không phải là không có. Mặc dù sự giao thoa không đáng kể nhưng cũng có những thành ngữ mà cả hai dân tộc đều sử dụng như nhau và giống nhau hoàn toàn. Ví dụ như: - Băng ma cắp mèo. - Ma xe phải khát. Như chó với mèo. Chó cắn giẻ rách. - Bặng vỏ mẻ đoi (sự xa cách của đôi - Pioi sưa mứa pù. trẻ yêu nhau) Thả hổ về rừng. Như vợ chồng Ngâu. - Bấu thua bấu thắng Không đầu không đuôi. Sự khác biệt giữa thành ngữ Việt và Tày được thể hiện khá rõ rêt. Cùng một câu có ý nghĩa như nhau nhưng cách thể hiện của người Tày khác xa đối với người Việt. Điều này thể hiện sự khác biệt về tư duy lối tri nhận của mỗi dân tộc, ngoài nguyên nhân về lối sống, môi trường cư trú còn kể đến truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc dẫn đến sự khác biệt này. Cụ thể như sau: Thành ngữ Việt Thành ngữ Tày Đếm ngược đếm xuôi Án mò án mạ Đếm bò đếm ngựa(người ta muốn làm gì thì làm, bất chấp việc làm của người khác) Dở dở ương ương Bấu súc bấu đíp (không chín không sống) Bí rì rì Bí xu khiêm (bí như lỗ trôn kim khâu) Thẳng cánh cò bay Ca bân tốc, nốc bân thai (quạ bay qua sẽ gẫy cánh rơi xuống, chim bay qua sẽ kiệt sức lộn cổ mà chết) Ham sống sợ chết Gàm cón sửa dằng, gàm lăng sủa bắc (bước trước sợ hổ gầm, bước sau sợ hổ vồ) Lo bò trắng răng Giau cooc mò vần khỉa(lo sưng bò mắc sâu khoàng) Cổ cao ba ngấn, thắt đáy lưng ong Gò tặng rặng kíu (người con gái đẹp có
- duyên) Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội Hất bặng hân, kín bặng sưa (làm việc thì sông như con cáo mà an thì như con hổ) Rùa rụt cổ Kho bặng phiẳm (co lại như con phiăm) Bình chân như vại Ma háu bố nhò thua (chó sủa không nhấc đầu) Nổi gai ốc Năng thua thỉu (da đầu xách lên) Đàn gảy tai trâu Pấu pí xu vài( thổi kèn vào tai trâu) Ông nói gà bà nói vịt Phuối gằn nà, lòa kha cáy(nói chuyện bên bờ ruộng lại nói chuyện quật chân gà) Trứng khôn hơn vịt Pi khen cải quá pi khai (bắp tay lớn hơn bắp chân) Châu chấu đá xe Tảm tác đè gò pất (bọng tre đè cổ vịt) Đỉa phải vôi Lình pét khỉ cáy Khỉ dây cứt gà Nhìn chung thành ngữ Tày và thành ngữ Việt dù tỉ lệ giống nhau hoàn toàn trong việc dùng hình ảnh biểu trưng là động vật thế nhưng tỉ lệ thành ngữ giống hình thúc đến ý nghĩa là đáng kể. Điểm khác biệt là thành ngữ Tày đã sáng tạo ra nhiều hình thúc mới vỡi những hình ảnh ví von độc đáo. Ở mỗi câu thành ngữ dù cùng dùng hình ảnh những con vật gắn liền với đời sống của dân tộc mình nhưng nét khác biệt là ở chỗ người Tày cũng dùng hình ảnh đó nhưng cách so sánh lại lạ lẫm. Chẳng hạn trong câu”chó sủa không nhấc đầu” để nói về việc “bình chân như vại”, đó chính là nét khác lạ, hay như câu “quạ bay qua sẽ gẫy cánh rơi xuống, chim bay qua sẽ kiệt sức lộn cổ mà chết” để nói sự bao la rộng lớn của cánh đồng. Trong thành ngữ Tày thì việc dùng nhiều hình ảnh con vật chỉ ở miền núi cũng là điểm khác so với thành ngữ Việt và ngược lại. Người Việt sẽ không thể biết đến con Phiăm, hay con rúi trong câu thành ngữ “đeng đăng ổn (đỏ mũi như con rúi).Và ngược lại người Tày sẽ khó quen thuộc với con loan con phượng, con cà con kê.. Ở mỗi một vùng miền thì có một đặc trưng riêng và điều này thấm vào lời ăn tiếng nói hàng ngày, thấm vào lối sống và đời sống văn hóa của họ. Thành ngữ Tày còn có những nét khác biệt hoàn toàn so với thành ngữ VIệt có những câu thành ngữ rất độc đáo. Ví dụ như: -Đi théc Mật vỡ (giận dữ cao độ) -Đăm băng bẻ bót Tối mù mịt như con dê bị mù ( dốt nát thiếu tri thức). - Liêng nốc soa cáy thướn Đem trứng chim trĩ, gà lôi về ấp (công việc vô ích) - Lình ké tốc đán Khỉ già rơi vách đá ( hiện tượng ngẫu nhiên bởi chủ quan, sơ suất) 3. 2. Hình ảnh biểu trưng về thực vật trong thành ngữ tiếng Việt đối chiếu với thành ngữ dân tộc. Việc sử dụng thực vật làm chất liệu ngôn từ trong các loại hình nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, âm nhạc cho đến văn thơ…. Thực vật còn được con người đưa vào
- trong những câu ca dao, thành ngữ và tục ngữ, nhằm bộc lộ những tâm tư tình cảm của con người, đồng thời thể hiện nếp sống, văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc, nó tạo nên sự phong phú và đa dạng, đa màu sắc. Trong thành ngữ tiếng Việt, tiếng Chăm và tiếng Tày cũng không phải là ngoại lệ. thực vật sử dụng trong thành ngữ các ngôn ngữ này được xem như một hình ảnh biểu trưng. Tuy nhiên so với thành ngữ tiếng Viêt, thì viêc sử dụng thực vật làm hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ tiếng Chăm và tiếng Tày là rất ít, chỉ tồn tại một số câu, hầu như là có hình thức và nội dung giống với thành ngữ tiếng Việt. 3.2.1. Sử dụng thực vật làm hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Tày. Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Tày đều lấy những loại cây rất quen thuộc, gắn liền với đời sống con người để đưa vào thành ngữ. Đây chủ yếu là những cây lương thực ngắn ngày, được dùng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân. Điều này cũng thể hiện phần nào tính cách hiền lành, chất phát của người nông dân Việt Nam, họ lấy những cái thực tế, gắn bó với mình, và một cách đơn giản, họ tạo ra những câu có vần , có điệu thật mộc mạc. Chẳng hạn, để chỉ một người hay một nhóm người làm hay hiểu một vấn đề gì đó mà nhiều lần vẫn không hiểu, hoăc lâu hiểu, thường là việc học, thì cả thành ngữ tiếng Việt và tiếng Tày đều có câu: Tiếng Việt : Nước đổ lá khoai/ Nước đổ lá môn Tiếng Tày : Phuối tông năm roảt toong. – nước đổ lá khoai Trong nhận thức của người Việt và người Tày cũng không có gì khác về vấn đề này. Cả hai đều sử dụng khoai làm chất liệu chủ đạo của câu nói. Khoai được sử dụng ở đây là một hình ảnh ẩn dụ phi đối xứng, lấy khoai để ngụ ý chỉ người. Nhằm giúp cho người nói nói một cách dễ dàng hơn mà không sợ người nghe phật ý. Bởi khi nói đến câu này, chúng ta đều tri nhận theo cách đơn giản nhất đó là : ( ngu như) nước đồ lá khoai. Có thể nói đây là một cách nói gián tiếp. Hay để chỉ cảm giác ngọt: Thành ngữ Việt: Ngọt như đường Thành ngữ Tày: - Pác van văn thương ỏi Ngọt như mía lùi - Van hơn thương căp ỏi Ngọt hơn đường ăn với mía Nghĩa của đường ở đây là chất ngọt, như đường thốt nốt, còn mía là một loại cây ăn được, có vị ngọt, dùng để làm ra đường và mật. Ở đây người Việt đã dùng đường – một sản phẩm lấy từ mía, sử dụng ngôn từ một cách gián tiếp. Còn người Tày thì dùng mía một cách trực tiếp. Như đã nói ở trên, việc sử dụng thực vật làm hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ tiếng Tày là rất ít, vì vậy mà không thể so sánh với nhiều thành ngữ thực vật trong tiếng Việt được. Ví dụ: Để chỉ một câu chuyện có đầu có đuôi thì tiếng Việt nói: Ra môn ra khoai nhưng trong tiếng Tày không có. Hay câu: Canh chua khế cũng chua; Ngậm hột thị; Nghèo rớt mùng tơi; Mượn gió bẻ măng…. 3.2.2. Sử dụng thực vật làm hình ảnh biểu trưng trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Chăm
- Giống như thành ngữ tiếng Tày, thành ngữ thực vật trong tiếng Chăm cũng rất ít. Để có một lời chức mùa màng bội thu, người Chăm sử dụng cây lúa, cây lau, cây bầu, lá sả để tạo ra câu thành ngữ mà tiếng Việt không có như: Juk yơu kabauw, thran yơu lamưlaw, dah dlaw yơu plơng. (lúa) trời xanh như cây lau, đâm rễ như chum bầu, trổ cành như lá sả. Cây lúa,lau, bầu, sả đều là ba loại cây gắn liền với cuộc sống của con người, đặc biệt là cây lúa – thể hiện văn hóa truyền thống lúa nước của người Việt Nam. Nói lên hoàn cảnh khổ cực, tủi nhục khi phải chịu đựng một điều gì đó thì người Chăm có câu: Kailk lithun kaik liya - cắn hành ngậm gừng. Tương đương với tiếng Việt là : Ngậm đắng nuốt cay. Hành và gừng là hai loại củ khi ăn sống rất cay, thường thì ít khi người ta ăn sống củ hành và gừng, có chăng thì cũng đã qua sơ chế như muối. Vì nó khó ăn, hành và gừng chủ yếu được dùng làm gia vị cho bữa ăn mà thôi. Nhưng chính việc nhờ vào vị cay của hai loại củ này mà người Chăm đã tri nhận một cách trực tiếp, mộc mạc, không có sự gọt giũa về ngôn từ và đã đưa chúng vào thành ngữ. Ta có thể thấy thấp thoáng vẻ ngây thơ, chân thành của con người nơi đây. 3.3. Hình ảnh biểu trưng về lao động sản xuất trong thành ngữ tiếng Việt đối chiếu với thành ngữ dân tộc. Như đã phân tích ở trên, thành ngữ được cấu tạo từ những cụm từ mang nghĩa cố định, hoàn chỉnh, phản ánh các mặt của đời sống. Bên cạnh việc phản ánh các quan hệ xã hội, những vật thể xung quanh,… thì thành ngữ với chức năng của nó đã thể hiện một cách sâu sắc khía cạnh lao động sản xuất của con người. Con người đã sử dụng thành ngữ để làm cho cuộc sống của mình thêm sinh động, sắc màu hơn. Bởi lẽ, thành ngữ được đúc kết từ những kinh nghiệm cuộc sống vừa khái quát lại vừa cụ thể những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, trong ứng xử, mà tiêu biểu hơn cả là trong hoạt động lao động sản xuất. 3.3.1. Mối tương quan giữa thành ngữ Tày- Việt: Dân tộc Tày cũng giống như bao dân tộc khác, họ cũng đã tự tạo cho mình những ngôn ngữ vừa ngắn gọn, súc tích, vừa mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Họ rút ra từ trong chính cuộc sống những hình ảnh lao động sản xuất thân thuộc, bình dị nhưng có sức tạo hình, lôi cuốn, hấp dẫn. Có thể nói như vậy tại vì, thành ngữ Tày đã phản ánh khá đầy đủ các khía cạnh nhỏ thuộc lĩnh vực lao động sản xuất. Tuy nhiên, chúng ta không thể hoàn toàn phủ nhận sự khác nhau giữa thành Tày và thành ngữ Việt. Có khi, chúng giống nhau gần như trọn vẹn. Để giới thiệu không gian lao động sản xuất, thành ngữ Tày nói: - Ca bân tốc, nốc bân thai (Quạ bay qua sẽ gãy cánh rơi xuống, chim bay qua sẽ kiệt sức lộn cổ mà chết). - Phiêng lít phiêng lí ( Phẳng phiu thẳng tắp) Ta có thể thấy được một không gian mênh mông, rộng lớn, bát ngát. Tương tự, thành ngữ Việt tương ứng: “ Cò bay thẳng cánh”. Trong lao động sản xuất, một đòi hỏi tất yếu cho mọi người đó là phải siêng năng. Vì vậy, người Tày đã truyền với nhau: - Đăm khảu dạu oóc
- (Tối mới về nhà, vừa sáng đã ra cửa) Tương ứng là câu thảnh ngữ Thức khuya dậy sớm của người Việt. Nỗi lo của người nông dân cũng được thể hiện thông qua hình ảnh: - Nả đăm thâu cáy ( Mặt đen như cái mề gà) - Nả đăm nả mẩy ( Mặt đen như mặt cháy) Lối so sánh vừa dung dị, bình dân vừa khác lạ, nhân nỗi lo tăng lên gấp bội phần. Có những công việc hết sức có ý nghĩa, nhưng lại không ít công việc vô ích mà họ bắt gặp. Họ luôn lên tiếng, luôn phản đối những hình ảnh: - Nòn gai thả mác đứa ( Nằm ngủ há mồm, chờ sung rụng để ăn) - Tăm bố tỏong, toong khân từng. Đăm bố biai, giai hom rửng ( Không đăm không giã bụng căng phình, không cấy không làm cỏ hưởng hương thơm phưng phức ) Tương đương với câu Há miệng chờ sung trong tiếng Việt để phê phán, chỉ trích những con người với những thói hư tật xấu, không lo làm ăn mà chỉ ngồi chờ đợi, ỷ lại vào người khác, chỉ thích ngồi mát ăn bát vàng. Bên cạnh đó, người Tày còn phê phán, chỉ trích những công việc vô ích, không phục vụ cho nhu cầu nào của xã hội. - Thảng rầy nắm ót cổn ( Đơm đó không bịt trôn) - Thảng rầy piai mạy ( Đơm đó ngọn cây) - Tháp năm tó bó ( Gánh nước về mỏ nước) Ngoài ra, họ còn phê phán những người làm không đến nơi đến chốn, để rồi kết quả cũng chẳng đâu vào đâu cả: - Hất cón tả lăng ( Làm việc trước bỏ việc sau) - Hất khoái bầu rải đây ( Làm nhanh, không được tốt mấy) Chúng ta thường bắt gặp nhiều nhất trong thành ngữ Tày là hình ảnh con trâu. Con trâu gắn liền trong cuộc sống của họ, giúp họ nhiều nhất trong lao động sản xuất. Thế nên, con trâu đã đi vào thành ngữ như một sự tất yếu: - Vài lảm lảng ( Trâu buộc trong chuồng) - Vài nhẳm dưởc ( Trâu dẫm thừng) Họ luôn biết được kinh nghiệm: - Vài cải khỉ cải ( Trâu to bãi phân lớn) Bao hình ảnh thân quen trong chính cuộc sống mà hằng ngày con người đã tiếp xúc đi vào trong thành ngữ với bao đường nét, sắc màu. Cuộc sống lao động của con người tuy vất vả, khổ cực nhưng cuối cùng cũng chỉ là : - Rườn đó mở khoen pha
- ( Nhà nghèo nồi treo vách) 3.3.2. Mối tương quan giữa thành ngữ Chăm- Việt: Thành ngữ Chăm cũng đã tạo dựng nhiều hình ảnh về lao động sản xuất. Trong số đó nổi lên hình ảnh cần cù, chịu khó trong lao động của con người. Ta nhận ra chu trình khép kín của công việc, luôn bận bịu, tất bật: Thành ngữ Việt Thành ngữ Chăm Đầu tắt mặt tối - O hu herai ha, o hu jala klah ( Chẳng có một ngày hở, chẳng có một bữa rãnh) - Akauk trun takai tagok ( Đầu xuống chân lên) Đầu đội vai mang Akauk đwa bíra anaurg ( Đầu đội vai gánh) Đồng tâm hiệp lực Sa tangin sa takai” ( Đồng tâm hiệp lực) Một lòng một dạ Sa tung sa hatai” ( Một lòng một dạ) Sự vất vả, lam lũ, cần cù, siêng năng của những con người ham mê lao động, nhiệt tình đi tìm nguồn sống được thể hiện qua những công việc cụ thể: - Kauh paga rơp lanaung ( Chặt cây làm sàn) - Kwa pabbuk truk pataum ( Cào dồn vun đống) Họ làm bất chấp mọi điều, quên đi thân xác của mình: - Ngap bbơng hak rup - Ngap yơu ciim cauh ( Làm như xẻ cả thân mình) ( Làm như chim mổ) Sự lao động cực khổ giữa đất trời: - Dan di pađiak, riak di hajan ( Phơi ngoài nắng, nấu ngoài mưa) Rồi cuối cùng cũng mang lại cho họ những thành quả lao động cao. Họ đã tạo cho cuộc sống mình nhiều: - Ahar crih bauh bingi - Adauh yỏu anủk halak ( Bánh lạ quả ngon) ( Gạo trộng như con sâu) Bên cạnh những con người say mê trong công việc, bỏ công sức lao động của mình để thu lại kết quả cao thì lại có những con người chỉ làm cho có làm với mọi người mà không có kết quả gì trong lao động. Họ luôn bị xã hội và mọi người lên án, phê phán: - Ngap pabak drei jan - Ngap mưin bbơng biak ( Làm cho có) ( Làm chơi xơi thiệt) - Ngap yơu urang pauh blah ( Làm như ăn cướp) Tất yếu sẽ đến với họ là cái đói, nghèo: - ỏk đong talang - Asơn kaih klaih iku” ( Đói trơ xương) ( Khố rách áo ôm) Hay:
- Tóm lại, lao động sản xuất đã đi vào trong thành ngữ một cách đặc sắc như vậy đó. Nó tồn tại như một sự vĩnh hằng, trường tồn theo thời gian. Lối so sánh giản dị, giàu hình ảnh, người dân lao động đã thể hiện những khía cạnh trong hoạt động sản xuất. Tất cả được người dân nhận thức và thể hiện như một cái gì đó tất yếu phải có. Để rồi, trong cuộc sống vất vả ấy, họ vẫn tươi cười để chúc nhau: “ Ngap hamu hu padai, nau raglai hu jiên” ( Làm ruộng được mùa, đi buôn được bạc) 3.4. Hình ảnh biểu trưng về hôn nhân trong thành ngữ tiếng Việt đối chiếu với thành ngữ dân tộc. Hôn nhân là cái gì cao đẹp về tinh thần, cái gì hòa hợp của tình yêu giữa trai gái, vợ chồng. Từ xa xưa thành ngữ Việt Nam và các dân tộc thiểu số đã nói nhiều về lĩnh vực hôn nhân như quan niệm về hôn nhân, ý thức sống chung của đôi trai gái, ước vọng tạo lập gia đình, gây dựng sự nghiệp, hay hôn nhân hạnh phúc, hôn nhân bất hạnh cũng như phong tục thách nhau trong hôn lễ, tập quán, lễ giáo hôn nhân,quan niệm hiếu đạo và bổn phận làm con... Như trong thành ngữ tiếng Việt có: Dựng vợ gả chồng (cưới vợ, gả chồng cho con). Phải duyên vừa lứa. Phải duyên phải số. Trai tài gái sắc (trai gái xứng đôi). Chồng loan vợ phượng (vợ chồng đẹp đôi, đằm thắm hạnh phúc). Đồng cam cộng khổ (trong mọi hoàn cảnh đều có bên nhau). Con bế con bồng (cảnh gia đình có nhiều con nhỏ). Con đàn cháu đống. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Già kén kẹn hom (kén chọn kỹ quá,cuối cùng vẫn không được như ý). Tiếng Chăm có những thành ngữ về lĩnh vực hôn nhân như: Haitai bà yava twei (tim dẫn hồn theo): khi bọn trẻ đã yêu nhau, mặc dùng không thuận nhưng cha mẹ cũng phải chiều theo con cái. Akauk thu bbuk pathah (đầu khô tóc ướt): ngoài sự chịu đựng nỗi cơ cực của người mẹ trong việc nuôi nấng đàn con. Thành ngữ này còn biểu thị sự che chở của chồng đối với vợ. Ikak tian ralan hwa (thắt lưng buộc bụng): tình yêu thương gắn bó của người phụ nữ (người vợ, người mẹ) với chồng con khiến họ quên mình, vừa chịu lao động vất vả, thắt lưng buộc bụng và đôi khi còn lòn lõi kẻ giàu có để chồng con được yên ấm. Hadơm oh muwda kaik, amraik oh muwda duc (kiến chẳng hề đốt, bồ nhọt chẳng hề châm): sự chăm sóc, nuôi dưỡng kĩ lưỡng đầy lòng hi sinh cao cả của người mẹ đối với con cái. 3.6. Hình ảnh biểu trưng về văn hóa đạo đức trong thành ngữ tiếng Việt đối chiếu với thành ngữ dân tộc Từ bao đời nay, văn học dân gian nói chung và thành ngữ nói riêng luôn là một kho tàng lưu giữ những giá trị của mỗi dân tộc. Đó có thể là những khái niệm đơn thuần nhằm định danh sự vật và cũng có khi là những giá trị truyền thống riêng biệt.
- Ông bà ta có câu “Học ăn học nói, học gói học mở”, dù rằng việc ăn việc nói rất đỗi bình thường, quá quen thuộc đối với mọi người nhưng ông cha ta vẫn có lời nhắc nhở. Từ lúc bé cho tới khi trưởng thành mỗi con người chúng ta đều phải “học nói”. Trong cuộc sống hằng ngày, nói giữ vai trò rất quan trọng trong giao tiếp. Thông qua cách nói năng, cách ứng xử của một người ta có thể đánh giá được con người đó. “Nói” là một hoạt động rất đa dạng và “cách nói” cũng rất khác nhau. Chính vì vậy từ ngày xưa ông bà ta đã nhận thấy và để lại cho con cháu qua rất nhiều câu thành ngữ. Mỗi dân tộc có một cách ứng xử riêng, chúng ta thử đi tìm hiểu cách ứng xử, giao tiếp của ba dân tộc: Việt, Chăm, Tày qua những câu thành ngữ còn lưu giữ Nội dung Tiếng Việt Tiếng Chăm Tiếng Tày Nói không Ông nói gà bà nói Ong đom limauw, muk lac Phuối gằn nà, lòa kha đúng chủ đề, vịt kabaw- ông nói bò, bà nói cấy- nói chuyện bên bở hai người có trâu ruộng lại nói chuyện thể hiểu hai quật chân gà vấn đề khác nhau Nói thẳng, Ăn ngay nói Đom sà bauh klauh sà Phuối đây xây vần rại- nói thật, nói thẳng pajien – nói một lời đi đứt nói điều tốt xoay ra giận đúng bản Nói thẳng thừng một đồng dỗi chất sự vật Mất mặn mất Đom gan ngáp gan- nói nhạt ngay nói thẳng Nói xạo, nói Thùng rỗng kêu Đom ngauk patuk rik- nói Phuối khoang phuối bốc nói phét, to trên sao rua khoáy- nói ngang nói dọc nói năng Nói nhăn nói cuội Đom ngauk lingik ngauk Tài vá pố mì pổn- nói không đúng Nói thánh nói tathik- nói trên trời dưới khoác không cần có vốn chỗ tướng biển (bán trời không văn tự) Nói hươu nói Đom nau đom mai- nói đi Cáy khăn lông- chỉ trích vượn nói lại người cậy có tài nhưng Nói trên trời dưới Đom nau jang hù, đom mai phát biểu không đúng chỗ đất jang jiơng- nói đi cũng gây cho người nghe khó Gà gáy lạc chỗ được, nói lại cũng xong chịu chê cười. Đom pagak đom pagan- Cả nhúc cả nhác- vừa nói nói ngang nói ngược vừa cười không nghiêm Đom pab lơk đom pađang- túc, vô duyên, không đâu nói ngửa nói nghiêng vào đâu. Đom lingik đom tathik- nói Rụ khin bố rụ phuối- trời nói biển (nói thánh nói biết ăn không biết nói thần) Phuối tông phuối sây- nói Patauk đì đom đì pwơc- nhảm nói nhí dại mồm dại miệng Cả nhoóc cả nhéc- thiếu đứng đắn, nói năng không đúng mực Pấu lồm mốc pống- tự thổi gió vào bụng Pác làu rựa rẻo- mồm liếng thoắt chúa ma mãnh
- Pác mậu xẩu nghé đang- mốm xoen xoét thân nghèo rớt mồng tơi Pác ôm kim-người nói năng khoác loác, vô nghĩa, tự cao tự đại (mồm ngậm vàng) Pác quẻ quẻ băng bẻ gà ri- mồm nói huyên thuyên như con dê bị mắc ở bờ dậu kêu cứu Tiếng chửi Đồ chó má Asơu mưtai po- chó chết Tha nả ma- mắt mặt chó Vô giáo dục chủ Trời đánh thánh Anưk mưtai amaik- con vật chết mẹ Tuyệt nòi mất Ia hapuh bah- chổi chà giống quét (bỏ) Katal klak kamak blah- trời đánh sấm chẻ Glơh tơmpah, tayah bimong yang- mất khí sắc, đổ đáp thần Jaguk nhuk ia habai – quân xâm lược vục đầu nồi canh Nhưk nhwơr tapwơl agha- tuyệt nòi mất giống Luc puc luc gan- tuyệt nòi mất giống Laik rơm pađơm apwei- tắt lửa tàn đời Lời chúc Mưa thuận gió Kajap tangin khơng takai- hòa chân cứng tay vững Chân cứng đá Ngap hamu hu padai,nau mềm raglai hu jien – làm ruộng Thuận buồm được mùa, đi buôn được xuôi gió bạc Juk yơu kabaw, thrauw yơu lamưlan, lah dhan yơu plơng – lúa tươi xanh như cây lau,đâm rể như chùm bầu, trổ cành như bụi sả Diip sa rituh, yuh sa ribơw- sống trăm tuổi, thọ ngàn năm Nau tơl cơk vơk tơl sang,
- nau tơl glai mai tơl sang- đi đến núi đến rừng, về tận nhà tận cửa Đom ywơn ywơn, đom cam cam anit- nói như người chăm,người chăm mến (Nói với người kinh, người kinh thương) Pơh bauk klau. Urang caung kacaw brei – mở miệng thốt thì người muốn hốt cho (mở miệng cười thì người muốn bóc cho) Rituh thun tahà, đwà bbuk batih – trăm năm đầu bạc Lời khen, lời Ngậm ngọc nhả Yamưn yơu saradang- Van hơn thương cắp ỏi – nói hay làm châu ngọt như đường ngọt hơn đường ăn với mát tai người (Nói) ngọt như Panwơc đom tabiak jien mía nghe (văn mía lùi tabiak padai – lời nói ra Pác van văn thương cắp hóa ứng xử), tiền ra thóc ỏi- lời ngọt như đường cách nói Hù bbơng nhù pwơc, hù và mía năng làm vừa nauh krwơc bà nau sang- ý người cùng có ăn có nói có thêm trái nói bưởi mang về
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Slide bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000 - Ngữ văn 8
35 p | 1621 | 135
-
Tiết 109 CÂY TRE VIỆT NAM (Thép mới) I / Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Hiểu
7 p | 461 | 53
-
So sánh Tnú và Việt - Cụ Mết và chú Năm
6 p | 243 | 25
-
Tìm hiểu bài KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN HẾT THẾ KỈ XIX
7 p | 235 | 20
-
Giáo án bài 9: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
6 p | 217 | 11
-
Giáo án bài 9: Từ đồng Nghĩa - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
6 p | 185 | 7
-
Giáo án bài 8: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
5 p | 216 | 6
-
Tài liệu tham khảo: 'Câu - cá' trong ca dao Nam Bộ
8 p | 86 | 5
-
Tài liệu: Chất hóm hỉnh trong Ca dao tình yêu Nam Bộ
9 p | 83 | 4
-
Giáo án bài Chương trình địa phương ( phần văn) - Ngữ văn 8
4 p | 508 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn