Hồ Chí Minh tiếp cận, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội
lượt xem 3
download
Lý luận về chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một bộ phận quan trọng trong học thuyết Mác - Lênin, đáp ứng nhu cầu phát triển của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa trong thời đại mới. Bài viết đề cập tới những sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách tiếp cận CNXH so với chủ nghĩa Mác - Lênin.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hồ Chí Minh tiếp cận, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội
- Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam HỒ CHÍ MINH TIẾP CẬN, VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN SÁNG TẠO CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ThS. Nguyễn Khánh Ly ThS. Hoàng Nam Hưng Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Tóm tắt Lý luận về chủ nghĩa xã hội (CNXH) là một bộ phận quan trọng trong học thuyết Mác - Lênin, đáp ứng nhu cầu phát triển của các dân tộc, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa trong thời đại mới. Dưới ánh sáng của Cách mạng tháng Mười và Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin đã đưa Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm thấy con đường giải phóng dân tộc (GPDT). Tuy nhiên, cách tiếp cận của Người về CNXH cũng không hoàn toàn giống kiểu của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập tới những sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách tiếp cận CNXH so với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ khóa: Hồ Chí Minh, tiếp cận, sáng tạo, CNXH, Mác - Lênin. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong bối cảnh các dân tộc thuộc địa vùng lên thực hiện sự nghiệp giải phóng. Sứ mệnh lịch sử đặt lên vai Ngƣời là tìm đƣờng GPDT mình và các dân tộc thuộc địa. Để thực hiện cách mạng giải phóng dân tộc (CMGPDT), Hồ Chí Minh quyết tâm đi theo con đƣờng cách mạng vô sản (CMVS) nhƣng chƣa làm ngay cách mạng vô sản kiểu Cách mạng tháng Mƣời. Đồng thời, Ngƣời nhận thức rõ chỉ có CNXH, chủ nghĩa cộng sản (CNCS) mới cứu đƣợc các dân tộc khỏi ách nô lệ, mới đƣa con ngƣời tới hạnh phúc thật sự (nhƣng không thể thực hiện kiểu “quá độ trực tiếp”). Do điểm xuất phát của Hồ Chí Minh không giống với C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin nên cách tiếp cận của Ngƣời về CNXH cũng không hoàn toàn giống kiểu của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin… Những vấn đề này cần đƣợc lý giải thấu đáo không phải chỉ trong một vài công trình mà phải huy động sức mạnh tổng hợp của nhiều nhà khoa học. Nhận thức rõ vấn đề này, Đảng ta khẳng định “lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội còn một số vấn đề cần phải qua tổng |218
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận để tiếp tục làm rõ”1. Trong bài viết này, chúng tôi không tham vọng và không đủ sức giải quyết hết mọi vấn đề. Chúng tôi chỉ cố gắng làm rõ những sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách tiếp cận CNXH so với chủ nghĩa Mác - Lênin, nhƣng chắc chắn vẫn chƣa lý giải thấu đáo và lột tả hết những sáng tạo của Ngƣời. Chúng tôi hy vọng nhận đƣợc những góp ý và bổ sung quý báu về vấn đề này. II. NỘI DUNG 2.1. Cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội 2.1.1. Nghiên cứu sự phát triển của xã hội loài ngƣời, đặc biệt trên cơ sở phân tích mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tƣ bản (CNTB) - mâu thuẫn giữa sản xuất ngày càng mang tính chất xã hội, trong khi chiếm hữu lại mang tính chất tƣ nhân TBCN, C. Mác (1818 - 1883) và Ph. Ăngghen (1820 - 1895) đã phát hiện ra xu thế phát triển của xã hội loài ngƣời thông qua những kiến giải kinh tế, chính trị, xã hội. Đó là XHTBCN tất yếu sẽ bị thay thế bởi một xã hội mới mà các ông gọi là XHCSCN. Trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, C. Mác tập trung phân tích hình thái kinh tế - xã hội TBCN. Điều này giúp ông hiểu thấu đƣợc các hình thái kinh tế - xã hội trƣớc đó. Ông viết: “Xã hội tƣ sản là một tổ chức sản xuất phát triển nhất và đại diện nhất trong lịch sử. Vì vậy, các phạm trù biểu thị những quan hệ của xã hội đó, kết cấu của xã hội đó, đồng thời cũng cho ta cái khả năng hiểu thấu đƣợc kết cấu và các quan hệ sản xuất trên tất cả các hình thái xã hội đã diệt vong”2. Chính sự giải phẫu của C. Mác đối với xã hội tƣ bản và các quy luật vận động của nó đã cho phép ông dự báo một cách khoa học về xã hội tƣơng lai. Cũng theo C. Mác, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có tính chất quá độ và tính chất lịch sử, nghĩa là đều phải trải qua quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong để chuyển sang hình thái cao hơn. Bằng việc phân tích khoa học các giai đoạn của hình thái kinh tế - xã hội TBCN và những vấn đề gắn liền với nó, các nhà kinh điển Mác - Lênin đã cung cấp chìa khóa phƣơng pháp luận để tìm hiểu vấn đề phân kỳ kinh tế - xã hội CSCN. V.I. Lênin (1870 - 1924) đã vận dụng học thuyết Mác để giải quyết những vấn đề của CMVS trong thời đại chủ nghĩa đế quốc và bƣớc đầu xây dựng CNXH. Ông nhận 1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.67. 2 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.883. 219 |
- Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam định “tính quy luật chung của sự phát triển trong lịch sử toàn thế giới đã không loại trừ mà trái lại,còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang đặc điểm hoặc về hình thức hoặc về trình tự của sự phát triển đó”3. Theo quan điểm biện chứng, tất cả con đƣờng phát triển cụ thể của các nƣớc đều là con đƣờng riêng mà trong đó bao hàm những quy luật chung, những quá trình có tính phổ biến của sự phát triển xã hội. Trên cơ sở phân tích chế độ xã hội của nƣớc Nga đầu thế kỷ XX trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử thế giới đƣơng đại, V.I. Lênin đã kết luận về một cuộc CMVS có thể nổ ra và thắng lợi ở một nƣớc là khâu yếu nhất trong hệ thống TBCN. Đồng thời, ông đã cụ thể hóa quan điểm của C. Mác về thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH; về sự phát triển hai giai đoạn của CNCS và khả năng phát triển không trải qua giai đoạn TBCN. 2.1.2. Cống hiến của C. Mác và Ph. Ăngghen còn ở tƣ tƣởng nhân văn, nhân đạo, là lý tƣởng giải phóng con ngƣời và nhân loại, xây dựng một xã hội tốt đẹp không còn áp bức, bóc lột, tạo điều kiện cho con ngƣời và nhân loại, xây dựng một xã hội tốt đẹp không còn áp bức, bóc lột, tạo điều kiện cho con ngƣời có thể phát triển mọi khả năng sẵn có. Theo hai ông, mục đích của CNCS không phải xóa bỏ hoàn toàn mọi thứ sở hữu, không tƣớc bỏ quyền chiếm hữu sản phẩm xã hội của những ngƣời lao động mà chỉ tƣớc bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của ngƣời khác. Do đó, việc xóa bỏ những quan hệ sở hữu đã tồn tại trƣớc kia không phải là đặc trƣng vốn có của CNCS mà là xóa bỏ chế độ sở hữu tƣ sản. C. Mác viết: “sự giải phóng xã hội khỏi sở hữu tƣ nhân,… khỏi sự nô dịch, trở thành hình thức chính trị của sự giải phóng công nhân, vả lại vấn đề ở đây không chỉ là sự giải phóng của họ, vì sự giải phóng của họ bao hàm sự giải phóng toàn thể loài ngƣời” 4. Tiếp thu chủ nghĩa Mác, V.I. Lênin đã nhận thấy sự cần thiết phải xóa bỏ chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất. Ông viết: “Để thực sự giải phóng giai cấp công nhân, cần phải có một cuộc cách mạng xã hội, xuất phát một cách tự nhiên từ toàn bộ sự phát triển của phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ nghĩa, tức là phải thủ tiêu chế độ tƣ hữu về tƣ liệu sản xuất, chuyển các tƣ liệu đó thành sở hữu công cộng và thay thế nền sản xuất hàng hóa tƣ bản chủ nghĩa bằng việc tổ chức sản xuất sản phẩm theo lối xã hội chủ nghĩa”5. 3 V.I. Lênin, Toàn tập, tập 45, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.431. 4 C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.143. 5 V.I. Lênin, Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.518. |220
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 2.1.3. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định, chỉ có giai cấp vô sản là “giai cấp thực sự cách mạng” là “giai cấp nắm tƣơng lao trong tay” cùng với đội tiên phong của nó là Đảng của giai cấp vô sản mới có thể làm thay đổi một cách căn bản tình cảnh của giai cấp mình và các tầng lớp nhân dân lao động khác bằng một cuộc cách mạng toàn xã hội, bằng việc lật đổ ách thống trị của giai cấp tƣ sản và thiết lập một xã hội mới không có áp bức bóc lột. Tiếp thu tƣ tƣởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, V.I. Lênin khẳng định sự áp bức, bóc lột là tai họa lớn đối với ngƣời lao động. Sự thay thế các xã hội trƣớc CNXH chẳng qua chỉ là sự thay thế của các hình thức áp bức, bóc lột đối với ngƣời lao động. Chỉ có CNXH mới có khả năng giải phóng con ngƣời khỏi các hình thức bóc lột đó. Ông viết: “Chúng ta đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội, nghĩa là cho sự giải phóng hoàn toàn nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, không những chỉ ách áp bức chính trị mà cả ách áp bức kinh tế nữa. Chúng ta chỉ liên hợp vào trong đảng chúng ta những kẻ nào thừa nhận mục đích vĩ đại ấy và không phút nào quên chuẩn bị lực lƣợng để đạt tới mục đích ấy”6. Bên cạnh đó, V.I. Lênin cũng khẳng định, dƣới CNXH chƣa thể thực hiện đƣợc công bằng và bình đẳng hoàn toàn: Về mặt của cải còn sự chênh lệch, nhƣng tình trạng ngƣời bóc lột ngƣời thì không thể còn nữa bởi vì không ai có thể chiếm tƣ liệu sản xuất, công xƣởng, máy móc, đất đai làm của riêng đƣợc. Nhƣ vậy, theo các nhà kinh điển C. Mác - V.I. Lênin, CNXH luôn vì con ngƣời, coi sự giải phóng con ngƣời, giải phóng giai cấp bị áp bức là một quá trình lâu dài, gian khổ, đầy phức tạp, song nhất định đi đến thắng lợi cuối cùng. Quá trình đòi hỏi phải đƣợc thực hiện bằng một cuộc cách mạng xã hội, bằng việc lật đổ trật tự xã hội cũ và sáng lập ra một xã hội mới. 2.2. Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội 2.2.1. Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong bối cảnh CNTB chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ), với sự xuất hiện mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với CNĐQ. Mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt dẫn tới phong trào đấu tranh GPDT ở các nƣớc thuộc địa ngày càng phát triển, nhƣng chƣa nơi nào giành đƣợc thắng lợi. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mƣời, những tiền đề và điều kiện mới đã thúc đẩy phong trào GPDT ở các nƣớc, trong đó có Việt Nam phát triển nhanh chóng. 6 V.I. Lênin, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.132. 221 |
- Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam Trên cơ sở học thuyết C. Mác - V.I. Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, Hồ Chí Minh khẳng định con đƣờng tiến lên CNXH là quy luật vận động khách quan của lịch sử, “Từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tƣ bản, đến chủ nghĩa xã hội (cộng sản) - nói chung thì loài ngƣời phát triển theo quy luật nhất định nhƣ vậy” 7. Từ lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - giai cấp trung tâm của thời đại mới trong học thuyết C. Mác - V.I. Lênin, Hồ Chí Minh là ngƣời Việt Nam đầu tiên xác định vai trò, sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là lực lƣợng có khả năng lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên CNXH “Trong thời đại ngày nay chỉ có giai cấp công nhân là ngƣời có sứ mệnh duy nhất lãnh đạo cách mạng”. Hồ Chí Minh tiếp cận CNXH xuất phát từ hoàn cảnh một nƣớc thuộc địa mất độc lập, tự do. Từ khát vọng giải phóng dân tộc, trải qua nhiều năm khảo sát, tìm tòi, Ngƣời biết tới Cách mạng tháng Mƣời và Luận cƣơng về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin. Từ đó, Ngƣời tin theo V.I. Lênin, cũng tức là tiếp cận CNXH. Ngƣời khẳng định, chỉ có CMVS và CNXH mới có thể giải phóng các dân tộc một cách triệt để. Nhƣ vậy, với khát vọng, hoài bão ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, Ngƣời đã đến với CNXH. 2.2.2. Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của CNXH vừa ở mức sống vật chất cao, vừa ở giá trị đạo đức của xã hội, ở phẩm chất đạo đức của những ngƣời cộng sản ƣu tú. Ngƣời cổ vũ: “Có gì sung sƣớng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài ngƣời”8. Đối với Hồ Chí Minh, đạo đức cao cả là đạo đức cách mạng, đạo đức giải phóng dân tộc, giải phóng loài ngƣời. CNXH là một chế độ xã hội đƣợc xây dựng dựa trên chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất (TLSX) chủ yếu, đảm bảo cho sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và xã hội. Do đó, CNXH đối lập với chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cho nên, thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”9; “Muốn giữ gìn sự trong sáng chủ nghĩa Mác - V.I. Lênin thì trƣớc hết mình phải trong sáng. Muốn đánh thắng kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thắng lợi chủ 7 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.293. 8 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.612. 9 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.609. |222
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) nghĩa xã hội,thì trƣớc hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân”10. Bên cạnh đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh cũng rất chăm lo đến nhu cầu, lợi ích, đề cao năng lực, phẩm chất của mỗi cá nhân. Theo Ngƣời, “Không có chế độ nào tôn trọng con ngƣời, chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó đƣợc thỏa mãn bằng chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa”11. Ngƣời luôn khuyến khích lợi ích cá nhân chính đáng và đặt nó trong mối quan hệ thống nhất với lợi ích tập thể và xã hội “… lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể đƣợc bảo đảm… Nếu lợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạng đòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung của tập thể”12. Đây là một quan điểm đúng đắn và cách mạng. GPDT, tiến lên CNXH là bƣớc nhảy vọt trong lịch sử Việt Nam. Quyền lợi tối cao của Tổ quốc, lợi ích sống còn của nhân dân phải đƣợc đặt lên trên hết. Nhận thức đúng đắn điều đó sẽ là cơ sở để giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng. 2.2.3. Hồ Chí Minh còn tiếp cận CNXH từ truyền thống lịch sử, văn hóa và con ngƣời Việt Nam. Nghiên cứu giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh sớm khẳng định: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nƣớc”13. Khi nói đến chủ nghĩa yêu nƣớc, Ngƣời viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xƣa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nƣớc và lũ cƣớp nƣớc” 14. Truyền thống tốt đẹp của văn hóa, con ngƣời Việt Nam là một trong những cơ sở dẫn dắt Hồ Chí Minh đến với CNXH. Ngƣời từng nói: “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nƣớc, chứ chƣa phải chủ nghĩa cộng sản đã đƣa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ Ba” 15. Đối với Hồ Chí Minh, CNXH mang bản chất nhân văn, văn hóa cao đẹp, là giai đoạn phát triển cao hơn CNTB về mặt văn hóa và giải phóng con ngƣời. 10 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.468. 11 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.610. 12 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.610. 13 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.511. 14 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.38. 15 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.563. 223 |
- Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam 2.2.4. Bên cạnh truyền thống văn hóa Việt Nam, Hồ Chí Minh còn tiếp cận CNXH từ truyền thống văn hóa phƣơng Đông. Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nƣớc, Hồ Chí Minh am tƣờng Khổng giáo. Ngay từ những năm 20, Ngƣời đã bàn tới thuyết đại đồng của Khổng Tử (551 trƣớc Công nguyên). Thực chất, Ngƣời muốn gắn cuộc đấu tranh vì công bằng và bình đẳng với những nét đẹp của xã hội mới. Những vấn đề trong tƣ tƣởng Khổng, Mạnh mà Hồ Chí Minh nhắc lại nhƣ “sự bình đẳng về tài sản”, “Thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng”, “sự bảo vệ và phát triển lành mạnh của trẻ em, sự giáo dục và lao động cƣỡng bức đối với ngƣời lớn”, “sự lên án nghiêm khắc thói ăn bám, sự nghỉ ngơi của ngƣời già, việc thủ tiêu bất bình đẳng về hƣởng thụ, hạnh phúc không phải cho một số đông mà cho tất cả mọi ngƣời”,… đƣợc hiểu nhƣ những “lý do lịch sử cho phép chủ nghĩa cộng sản thâm nhập dễ dàng vào châu Á, dễ dàng hơn là ở châu Âu”. Đó là một cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về CNXH từ chất liệu văn hóa phƣơng Đông, mà ở thời đại Khổng Tử, có ngƣời gọi là “chủ nghĩa xã hội không tƣởng”. 2.2.5. Trải qua hành trình khảo sát chính trị vô cùng phong phú, Hồ Chí Minh có một bề dày kinh nghiệm và bản lĩnh cách mạng trong cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp, tích lũy đƣợc vốn tri thức dồi dào về chính trị, làm cơ sở vững chắc cho Ngƣời đi đến sự so sánh, chọn lựa đúng con đƣờng GPDT: Muốn cứu nƣớc và GPDT, không có con đƣờng nào khác con đƣờng cách mạng vô sản. Ngay trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Ngƣời khẳng định “chủ trƣơng làm tƣ sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” 16. Việc đặt CMGPDT nằm trong phạm trù CMVS, gắn độc lập dân tộc với CNXH đã khiến quan điểm GPDT của Hồ Chí Minh mang tính toàn diện và triệt để. Ngƣời khẳng định: “Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành đƣợc thắng lợi hoàn toàn”17. Logic lịch sử tự nhiên của sự vận động phong trào GPDT tất yếu dẫn tới CNXH do bản chất cách mạng triệt để của nó. Dƣới góc độ giải phóng, độc lập dân tộc mới chỉ là bƣớc đầu. Giải phóng về mặt chính trị, tự bản thân nó chƣa phải là một công cuộc giải phóng hoàn toàn. Hay nói cách khác, trong điều kiện Việt Nam, độc lập dân tộc là tiền đề để tiến lên CNXH, đi tới cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. 16 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.1. 17 Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.392. |224
- “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) Nhƣ vậy, Hồ Chí Minh đến với CNXH trên cơ sở của chủ nghĩa yêu nƣớc và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc kết hợp của nhiều nền văn hóa, thấm đƣợm truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị nhân văn của loài ngƣời. Đƣờng lối cách mạng do Ngƣời lựa chọn đã đáp ứng đƣợc nguyện vọng của quần chúng cần lao nƣớc ta và đáp ứng đòi hỏi khách quan trong sự phát triển của dân tộc Việt Nam. III. KẾT LUẬN Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của toàn Đảng, toàn dân ta. Nghiên cứu, làm rõ nội dung tƣ tƣởng của Ngƣời, nhất là những luận điểm sáng tạo của Ngƣời là một trong những nhiệm vụ cơ bản, có tầm quan trọng hàng đầu của công tác tổng kết lý luận nhằm đƣa cách mạng Việt Nam vƣợt qua thách thức, chớp lấy thời cơ, nhanh chóng vƣơn lên trong khu vực và trên thế giới. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã tiếp cận CNXH từ những kiến giải kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa nhằm mục tiêu giải phóng giai cấp công nhân và cả loài ngƣời. Trên cơ sở kế thừa chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tiếp cận CNXH từ khát vọng GPDT, từ phƣơng diện đạo đức, từ chủ nghĩa yêu nƣớc và truyền thống nhân văn, văn hóa dân tộc nhằm giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc Đại học chuyên ngành lý luận chính trị), Hà Nội. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. V.I. Lênin (2005), Toàn tập, tập 6, tập 12, tập 45, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 4. C. Mác và Ph. Ăng ghen, Toàn tập, tập 12, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 5. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, (15 tập), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 225 |
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xây dựng Nhà nước và công tác cán bộ - Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phần 2
480 p | 171 | 51
-
Góp phần tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
5 p | 441 | 46
-
Học tập văn hóa giao tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh
4 p | 94 | 11
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và đạo đức cán bộ, công chức với việc tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả
5 p | 103 | 11
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo
7 p | 93 | 10
-
Ebook Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Phần 2
180 p | 16 | 9
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và sự vận dụng quan điểm, tư tưởng của Người vào thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở Quảng Bình hiện nay
6 p | 73 | 9
-
Hồ Chí Minh và hành trình kết nối văn hóa Đông - Tây
13 p | 100 | 6
-
Ảnh hưởng Nho giáo trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp cận từ các chiều kích văn hóa
10 p | 19 | 5
-
Tìm hiểu phong cách giao tiếp, ứng xử của Chủ tịch Hồ Chí Minh
4 p | 9 | 5
-
Văn hóa soi đường cho quốc dân đi của Hồ Chí Minh: Phần 2
134 p | 69 | 4
-
Bước đầu tìm hiểu phương pháp xã hội học Hồ Chí Minh
0 p | 65 | 3
-
Cộng đồng giáo xứ của người Công giáo thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp cận tiểu văn hóa
25 p | 18 | 3
-
Vận dụng tư duy kinh tế Hồ Chí Minh vào giáo dục tư duy tài chính cho học sinh phổ thông
10 p | 8 | 2
-
Giá trị thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
18 p | 3 | 1
-
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh
14 p | 7 | 1
-
Từ phương pháp tự học ngoại ngữ của Hồ Chí Minh đến phương pháp nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội
3 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn