Hồ sơ thuyết minh đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
lượt xem 16
download
Mục tiêu cụ thể: Nghiên cứu các phân vùng sinh thái, môi trường thuộc thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Xác định các đặc tính của các hệ sinh thái thuộc thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Xác định nguồn tài nguyên sinh học có giá trị kinh tế, hiện trạng khai thác trên địa bàn thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hồ sơ thuyết minh đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
- UBND TỈNH TRÀ VINH VIỆN HÀN LÂM KH & CN VIỆT NAM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI HỒ SƠ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC SINH THÁI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG THỊ XÃ DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Sinh học Nhiệt đới Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Tú Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh Biểu B1-2a-TMĐTCN Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2016
- THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 Tên đề tài 1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển) Nghiên cứu cơ sở khoa học sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 2 Thời gian thực hiện: 24 tháng 3 Cấp quản lý (Từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2018) Quốc gia Bộ Tỉnh Cơ sở 4 Tổng kinh phí thực hiện: 949,571 triệu đồng, trong đó: Nguồn Kinh phí (triệu đồng) - Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học 949,571 - Từ nguồn tự có của tổ chức - Từ nguồn khác 5 Phương thức khoán chi: Khoán đến sản phẩm cuối cùng Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: ………………….....triệu đồng - Kinh phí không khoán: ………….….triệu đồng 6 Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số: Thuộc dự án KH&CN Độc lập Khác 7 Lĩnh vực khoa học Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp; Kỹ thuật và công nghệ; Y dược. 8 Chủ nhiệm đề tài Họ và tên: Nguyễn Văn Tú Ngày, tháng, năm sinh: 11/04/1979 Giới tính: Nam / Nữ: 1 Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4, sử dụng chữ Times New Roman, cỡ chữ 14 1
- Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ: Phó Viện Trưởng Điện thoại: Tổ chức: 08.39320030 Nhà riêng: 0988370989 Mobile: 0988370989 Fax: 08.39325995 E-mail: nvtu.itb@gmail.com Tên tổ chức đang công tác: Viện Sinh học Nhiệt đới – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Địa chỉ tổ chức: 9/621 xa lộ Hà Nội, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh Địa chỉ nhà riêng: 158 Đường số 1, KDC Nam Hùng Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, Tp. HCM 9 Thư ký đề tài Họ và tên: CN. Lương Đức Thiện Ngày, tháng, năm sinh: 02/05/1985 Nam/ Nữ: Nam Học hàm, học vị/Trình độ chuyên môn: Cử nhân quản lý tài nguyên Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ: Không Điện thoại: Tổ chức 08.39320030 Nhà riêng: 0972452256 Mobile: 0972452256 Fax: 08.39325995 E-mail: ducthien38@yahoo.com Tên tổ chức đang công tác: Viện Sinh học Nhiệt đới – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Địa chỉ tổ chức: 9/621 xa lộ Hà Nội, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh Địa chỉ nhà riêng: 94 Đường 3/2 Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh 10 Tổ chức chủ trì đề tài Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Sinh học Nhiệt đới – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Điện thoại: 08.38978794 Fax: 08.38978791 Website: http://www.itb.ac.vn Địa chỉ: 9/621 xa lộ Hà Nội, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS. Hoàng Nghĩa Sơn Số tài khoản: 102010001007112 Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Chi nhánh Đông Sài Gòn 11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có) 1. Tổ chức 1: Phòng Kinh tế thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Tên cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Điện thoại: 0743832031 Fax: 0743832031 Địa chỉ: Khóm 1, phường 1, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Trung Cang 2
- Số tài khoản: 734.10.00.023225.5 Ngân hàng: Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Duyên Hải 12 Các cán bộ thực hiện đề tài (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký) Thời gian làm việc Họ và tên, Tổ chức Nội dung, TT cho đề tài học hàm học vị công tác công việc chính tham gia (Số tháng quy đổi2) 1 TS. Nguyễn Văn Viện SHNĐ Chủ nhiệm đề tài, chủ trì thực Tú hiện một số chuyên đề và phối 5,64 hợp thực hiện với các thành viên khác 2 CN. Lương Đức Viện SHNĐ Thư kí đề tài, viễn thám, bản 4,86 Thiện đồ, Phân tích mô hình. 3 TS. Nguyễn Mạnh Viện NC Thủy Thủy sản, nguồn lợi, mô hình 6,41 Hùng Sản 2 thủy sản, bản đồ 4 TS. Nguyễn Thị Phân viện Sinh thái học, Môi trường Kim Lan KHTV & 4,41 BĐKH 5 TS Đặng Văn Sơn Viện SHNĐ Điều tra thực vật, Sinh thái 2,18 6 TS. Trần Thị Thu ĐH KHTN Môi trường, xử lý số liệu 0,45 Dung 7 NCS. Phan Doãn Viện SHNĐ Động vật, các mô hình sản xuất 2,64 Đăng 8 Ths. Lê Thị Trang Viện SHNĐ Thực vật, Tảo, Rong, Thủy sản 2,32 9 Ths. Nguyễn Viện SHNĐ Điều tra động vật, nguồn lợi, 1,64 Xuân Đồng kinh tế 10 CN. Trần Văn Viện SHNĐ Kinh tế - xã hội, Đa dạng sinh 1,41 Tiến học, tổng hợp và xử lý số liệu điều tra II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 13 Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng) Mục tiêu tổng quát: Cung cấp cơ sở sinh thái học cho việc định hướng và phát triển nông nghiệp một cách bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu của thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu các phân vùng sinh thái, môi trường thuộc thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. - Xác định các đặc tính của các hệ sinh thái thuộc thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. - Xác định nguồn tài nguyên sinh học có giá trị kinh tế, hiện trạng khai thác trên địa bàn thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. 2 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng 3
- - Xác định các mô hình sản xuất Nông – Ngư nghiệp hiệu quả của thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. - Đề xuất phương án sử dụng, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và phát triển các mô hình nông nghiệp thích hợp cho thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. 14 Tình trạng đề tài Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả Kế tiếp nghiên cứu của người khác 15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài 15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó) Vùng ven biển được xem là một trong những vùng địa lý đặc thù với sự thuận lợi trong phát triển kinh tế nhưng cũng có nhiều thách thức trong bảo vệ tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học. Khu vực này gồm rất nhiều hệ sinh thái tự nhiên xen lẫn các hệ sinh thái nhân tạo được hình thành trong quá trình khai phá và phát triển kinh tế. Ở vùng Đông Nam Á, nhiều khu vực ven biển có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp và thủy sản như các nước Thailand, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Việt Nam (FAO 1998). Trước những năm 1970, các nghiên cứu về tài nguyên chủ yếu tập trung vào việc điều tra, đánh giá khả năng khai thác, sử dụng hơn là nghiên cứu vai trò của tài nguyên trong hệ sinh thái, điểm tới hạn, đặc tính của tài nguyên cho sự phát triển bền vững. Điều này cũng được thấy rõ trong các học thuyết kinh tế hiện đại vào những năm 1950 và 1960, trong đó tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa được xem xét đến (Toman 2012). Nhận thức về môi trường và tài nguyên thiên nhiên như là nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế được chấp nhận rộng rãi vào những thập niên 1970. Các nhà kinh tế học tự nhiên và môi trường quan tâm tới các vấn về giới hạn của sự phát triển kinh tế, các nhà kinh tế học phát triển cũng đã thấu hiểu được các chính sách về kinh tế vĩ mô sẽ không hoàn thiện khi không quan tâm tới các chính sách môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các chính sách phát triển kinh tế bền vững phụ thuộc vào mức độ, chất lượng hoạt động quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tái sinh hoặc không tái sinh và hiện trạng môi trường. Hiện trạng môi trường phụ thuộc lần lượt vào việc phát triển dân số, các dòng chất thải, và sự đồng hóa tự nhiên của sự ô nhiễm bởi môi trường hoặc các chi phí làm sạch môi trường (Clouston 2012, Toman 2012). Hiểu biết và vận dụng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế, giúp cân bằng lợi ích tài nguyên môi trường và nhu cầu của phát triển kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường được chứng minh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững qua các nghiên cứu của Sachs and Warner (1997) và Barbier (2003). Trong tổng thể của các yếu tố tác động sự phát triển của một vùng, gồm cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh, có các yếu tố tác động trực tiếp và cũng có các yếu tố tác động gián tiếp lên sự phát triển. Các yếu tố liên quan đến động thái vận chuyển vật chất và năng lượng của một vùng địa lý như sinh vật/hệ sinh thái là những yếu tố hữu sinh quan trọng chi phối sự phát triển bền vững và đặc tính, lợi ích kinh tế của chính vùng địa lý đó (Pearce 1993, Turner R K, van den Bergh et al. 2000). Hiện nay, cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội được chú trọng xây dựng và sử dụng rộng rãi. Trong đó các cơ sở dữ liệu về tính đa dạng sinh học được quan tâm nhiều bởi các tổ chức như WWF, IUCN; các dữ liệu về kinh tế, môi trường và phát triển được thu thập và phổ biến rộng rãi bởi World Bank, FAO, UNDP. Ngoài ra, các tổ chức hoạt động khoa học chuyên ngành cũng nhận được tài trợ và xây dựng cơ sở dữ liệu mang tính toàn cầu cho chuyên ngành của mình 4
- như cơ sở dữ liệu về cá – Fishbase, cơ sở dữ liệu về rạng san hô – Reefbase, cơ sở dữ liệu về rong, tảo – Algaebase,… và rất nhiều cơ sở dữ liệu của tổ chức và vùng khác đều là nguồn tài nguyên quan trọng hỗ trợ cho việc nghiên cứu về đa dạng sinh học, quản lý, bảo vệ, bảo tồn và khai thác hợp lý tài nguyên, quy hoạch phát triển kinh tế. Các kĩ thuật mới như quản lý dữ liệu dựa vào ứng dụng thông tin địa lý (GIS), xây dựng bản đồ các hệ sinh thái phục vụ cho quản lý và phát triển bền vững cũng được áp dụng rộng rãi (Egoh, Reyers et al. 2008, Petter, Mooney et al. 2012). Quy hoạch và dữ liệu của các hệ sinh thái đã có những ứng dụng tích cực trong bản đồ hóa các chức năng hệ sinh thái nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá dịch vụ môi trường và sử dụng đất (Sachs and Warner 1997, Petter, Mooney et al. 2012, Sumarga and Hein 2014). Tuy vậy, cách tiếp cận về quản lý tổng hợp với phương thức quản lý kết hợp gồm tài nguyên, chính sách, hệ sinh thái và các hoạt động kinh tế khác là cách thực hiện phổ biến và rộng rãi hiện nay (Young and Potschin 2011). Các tiếp cận quản lý tổng hợp được các tổ chức quốc tế như FAO, UN, IUCN, OECD, CBD, World Bank …quan tâm đầu tư trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là các vùng kinh tế ven biển (FAO 2008, Suominen & Cullinan 1994). Phát triển bền vững, vì lẽ đó, cần hiểu rõ về tài nguyên, cấu trúc và chức năng các hệ sinh thái, diễn biến môi trường, biến đổi khí hậu để giảm thiểu tác động tới các hệ sinh thái đặc thù của các vùng địa lý. Trong các hệ sinh thái, các loài sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu tác động mạnh mẽ khi có sự thay đổi về môi trường, nhất là các hệ sinh thái thủy vực biển ven bờ, các hệ sinh thái cửa sông ven biển (Frederick et al. 2006). Nhiều phương thức thích ứng về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ven biển đã được nghiên cứu triển khai, gồm các phương thức thích ứng trong nông nghiệp được đề xuất bởi Howden et al. (2007); cách thức giảm thiểu ảnh hưởng đến nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản Young (2007) và Naeem (1999). Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài mà các cán bộ tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó) Trà Vinh là một trong 7 tỉnh ven biển của Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng đất Trà Vinh hàng năm đón lượng phù sa lớn đổ về từ sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. Thị xã Duyên Hải nằm về phía Đông Nam của tỉnh Trà Vinh với tổng diện tích đất tự nhiên là 17.710 ha. Dân số 56.000 người, gồm các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Thị xã Duyên Hải có địa hình mang tính chất của vùng đồng bằng ven biển rất đặc thù với những giồng cát hình cánh cung chạy dài theo hướng song song với bờ biển. Các giồng cát tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc của thị xã như: Giồng Long Hữu, giồng Rạch cạn và rải rác ven theo bờ biển. Nhìn chung địa hình thị xã Duyên Hải khá thấp và tương đối bằng phẳng với cao trình bình quân phổ biến là 0,4m đến 1,2m. Các nghiên cứu cơ sở dữ liệu cho việc hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội ngày nay đang được áp dụng một cách rộng rãi. Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cơ sở dữ liệu địa phương cũng như quốc gia. Các cuộc điều tra về kinh tế - xã hội cho thấy một bức tranh toàn vẹn về nguồn lực lao động, cơ cấu nghành nghề, hiện trạng sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản của từng địa phương (Tổng cục thống kê 2015). Với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam xác định đầu tư và phát triển cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, vốn là các hợp phần, đối tượng có vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Về quan điểm phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) đã khẳng định: “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 Khoá IX (2/2002) về đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn với quan điểm: Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Hiện nay và nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, 5
- nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng; phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất cao, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch, phấn đấu tăng giá trị tăng thêm trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 3-3,2%/năm. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền, góp phần ổn định chính trị - xã hội”. Để cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá X) đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”. Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cơ cấu ngành nghề và định hướng phát triển Duyên Hải (gồm thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải), đến năm 2020, phấn đấu 50% số xã hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong việc phát triển nông nghiệp, thủy sản của huyện như: Công tác quy hoạch, nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như thủy lợi, điện, đường,…phục vụ sản xuất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tốc độ tăng trưởng hiện tại của ngành nông nghiệp, thủy sản chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tổ chức lại sản xuất còn chậm. Do đó, muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển và phát triển bền vững trên lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản thì cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào các Tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất trên tất cả các lĩnh vực (UBND Duyên Hải 2014, Nguyễn Như Triển 2013). Đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu được thực hiện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên địa bàn duyên hải tỉnh Trà Vinh gồm: “Đánh giá tổng thể điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ khai thác và nuôi trồng các loài nhuyễn thể phát triển kinh tế khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh” chủ trì bởi Viện Địa lý Tài nguyên; “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân suy thoái môi trường vùng nuôi trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng nuôi (ứng dụng cụ thể cho các huyện Duyên Hải và Cầu Ngang)” chủ trì bởi Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ nông và Cấp nước; “Đánh giá ô nhiễm và suy thoái môi trường nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh” chủ trì bởi Trường Đại học Công nghiệp; “Tổng hợp các điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường và tài nguyên địa chất vùng biển ven bờ (0-30m nước) phục vụ phát triển bền vững đới duyên hải tỉnh Trà Vinh, tỷ lệ 1/200.0000” Chủ trì bởi Liên đoàn Địa chất Biển; “Tập huấn kỹ thuật cho nông dân và hỗ trợ thực hiện quy trình VietGAP cho vùng trồng dưa hấu tại xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, Trà Vinh” chủ trì bởi Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam và một số đề tài liên quan đến các lĩnh vực khác trên địa bàn. Các nghiên cứu, triển khai về tổ chức sản xuất ở quy mô địa phương của một số nghề hay sản phẩm bước đầu cho kết quả đáng khích lệ, như các mô hình trồng rừng chia sẻ lợi ích, nuôi thủy sản kết hợp, tổ chức hợp tác xã nuôi trồng khai thác nghêu ở Trà Vinh, Bến Tre (IUCN 2014). Mô hình kinh tế cụm hộ gia đình được nghiên cứu và đánh giá là phù hợp với xu thế đa dạng hóa các nguồn lực kinh tế trong cơ chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta hiện nay (Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền 2013). Sản xuất theo cụm hộ gia đình là cách tiếp cận với mục tiêu duy trì bền vững hệ sinh thái, môi trường vùng sản xuất, tạo ra được sản phẩm với số lượng lớn, đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng và xuất xứ hàng hóa lưu thông thị 6
- trường nội địa cũng như hướng tới xuất khẩu. Đánh giá hiệu quả sản xuất thông qua tính toán các chỉ số đầu tư và lợi nhuận một cách tổng thể là phương thức đơn giản nhất được áp dụng rộng rãi. Tuy vậy, các sản phẩm và ngành hàng thường trải qua rất nhiều khâu mới đến sản phẩm cuối cùng, mỗi khâu trong sản xuất kinh doanh thường là một biến số có thể điều chỉnh để có được kết quả đầu tư, sản xuất hiệu quả nhất. Trong chuỗi các hoạt động tạo ra sản phẩm cuối cùng được gọi là chuỗi giá trị, các hoạt động quan hệ với nhau rất chặt chẽ với nhau, chính vì vậy cần phải đánh giá tổng thể chuỗi giá trị mới phân tích được tiềm năng của đầu tư sản xuất và khả năng cải thiện hiện trạng sản xuất, kinh doanh. Chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản được quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây (Huỳnh Văn Hiền & cs 2011, Lê Xuân Sinh 2012, Lê Xuân Sinh & cs 2011, Trương Hoàng Minh & cs 2014). Thông tin từ chuỗi giá trị một số ngành hàng nông nghiệp - thủy sản hứa hẹn là cơ sở cho địa phương đánh giá hiệu quả, thúc đẩy đầu tư, xây dựng chính sách và quản lý nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế và phát triển bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nghiên cứu so sánh về hiệu quả của các mô hình trên cơ sở đánh giá các chỉ số đầu tư và hiệu quả kinh tế cũng đã được áp dụng tại Đồng bằng Sông Cửu Long (Đỗ Văn Xê 2010, Đặng Hoàng Xuân Huy & cs 2013, Trương Hoàng Minh & cs 2014). Trên cơ sở các dữ liệu thu thập, các nghiên cứu cũng đã thực hiện đánh giá, đề xuất các giải pháp cho quy hoạch và sử dụng bền vững cho thủy sản (Nguyễn Kim Lợi & cs 2010, Võ Thành Danh 2015, Trần Văn Việt 2015). Tiếp cận sinh thái học trong việc nghiên cứu quy hoạch các vùng kinh tế, ngành nghề sản xuất, đối tượng sản xuất đã và đang là hướng đi thích hợp và cần thiết trong bối cảnh phát triển kinh tế phái đảm bảo được bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và bền vững của hệ sinh thái. Trong đó một số nghiên cứu theo cách tiếp cận về sinh thái học nhằm cung cấp tư liệu cho quy hoạch, phát triển các vùng nông - lâm - thủy sản một cách hợp lý cũng đã có những kết quả tích cực (Lê Sâm & cs 2008, Lê Huy Bá 2010). Để xây dựng định hướng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, nguồn lực con người, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và xã hội luôn được xem xét một cách cân đối và hài hòa nhất. Dù vậy, mỗi địa phương thường có các đặc thù riêng, để vận dụng được các thế mạnh, đặc thù của mỗi địa phương cần có các cơ sở dữ liệu khoa học và thông tin vững chắc. Phương diện phát triển sản xuất nông nghiệp – thủy sản thường gắn kết chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất đai, tài nguyên – môi trường, giống, kĩ thuật sản xuất, phương thức quản lý và thị trường tiêu thụ. Trong tổng hòa các mối tương tác tự nhiên và xã hội, hệ sinh thái được xem xét như là cách làm đảm bảo được tính bền vững và vì mục tiêu phát triển chung của địa phương. 15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của đề tài Trà Vinh và Bến Tre là 02 tỉnh được dự báo sẽ chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo các kịch bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trong đó các địa phương ven biển như thị xã Duyên Hải, huyện Duyên Hải, huyện Bình Đại, huyện Ba Tri, huyện Thạnh Phú là những địa phương bị tác động mạnh mẽ nhất. Trong xu thế phát triển chung, hướng phát triển kinh tế bền vững, thân thiện mới môi trường và hệ sinh thái đang được quan tâm đặc biệt. Trên cơ sở hiểu biết về điều kiện tự nhiên, tài nguyên sinh học, hệ sinh thái và đặc thù kinh tế - xã hội các giải pháp phát triển kinh tế địa phương được đề xuất sẽ hợp lý và thuyết phục hơn trong việc theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững. Với mục tiêu nâng cao chất lượng ngành hàng Nông – Lâm – Thủy sản, thị xã Duyên Hải cần được quy hoạch phát triển vùng canh tác và nuôi trồng hợp lý, đẩy mạnh phát triển các đối tượng kinh tế, mô hình kinh tế hiệu quả cao phù hợp với điều kiện của địa phương, nhằm khai thác được tiềm năng, thế mạnh của vùng đất này. Thị xã Duyên Hải hiện cũng đang thúc đẩy cải thiện các tiêu chí về kinh tế, xã hội, môi trường cho mục tiêu xây dựng nông thôn mới, hướng tới sự phát triển bền vững theo mục tiêu phát triển của tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 định hướng đến năm 2030. Theo quy hoạch tổng thể tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, ngành Nông - Lâm - Thủy sản vẫn chiếm vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất của tỉnh (chiếm khoảng 30-38% GDP). Trong đó Nông nghiệp và Thủy sản sẽ được đẩy mạnh theo hướng tăng giá trị hàng hóa dịch vụ, năng suất, sản lượng nhưng phải đảm bảo phát triển gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí 7
- hậu. Thị xã Duyên Hải có 17.709,64 ha diện tích tự nhiên, 56.241 người và 07 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 02 phường: Phường 1, phường 2 và 05 xã: Dân Thành, Hiệp Thạnh, Long Hữu, Long Toàn, Trường Long Hòa (Nghị quyết số 934/NQ-UBTVQH13). Do các điều kiện phát triển kinh tế - xã hội chung, ngành Nông nghiệp – Thủy sản của thị xã Duyên Hải vẫn sẽ đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thị xã trong ít nhất 10 năm tới. Theo quy luật của sự phát triển, cơ cấu các ngành nghề cũng như phân bố lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất, trình độ sản xuất có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu kinh tế - xã hội chung. Sự phát triển bền vững của một vùng có rất nhiều tiêu chí, trong đó có các tiêu chí về bảo vệ tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái là các tiêu chí then chốt đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững trên phương diện tổng thể. Sự phát triển thị xã Duyên Hải trong tương lai cần đảm bảo được sự hài hòa về phát triển kinh tế gắn với sự ổn định về đời sống, xã hội cho bộ phận dân cư sản xuất nông nghiệp thông qua việc quy hoạch, hỗ trợ thúc đẩy các mô hình nông nghiệp thích hợp nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng, giá trị của các sản phẩm đáp ứng được sự hội nhập trong nền kinh tế thị trường. Chính vì lẽ đó đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh” được đặt ra như là một vấn đề thiết yếu cho sự phát triển bền vững thị xã Duyên Hải. Trên cơ sở mục tiêu đặt ra, các nội dung sau cần được thực hiện nhằm cụ thể hóa kết quả của đề tài gồm: Nội dung 1 “Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội” sẽ cung cấp các thông tin, dữ liệu cơ sở nền để thực hiện các nội dung 2, nội dung 4 và nội dung 5; nội dung 2 “Khảo sát, đánh giá các mô hình sản xuất Nông – Ngư nghiệp” và nội dung 3 “Khảo sát, đánh giá tài nguyên sinh học có tiềm năng kinh tế, đề xuất sử dụng khai thác hợp lý” sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu về sinh học và các mô hình kinh tế nông nghiệp chính hiện có ở thị xã Duyên Hải để kết hợp với nội dung 4 “Đánh giá cơ sở sinh thái học và môi trường” và Nội dung 5 “Cơ sở dữ liệu phát triển sản xuất cụm hộ gia đình và khu vực một cách bền vững” nhằm cung cấp thêm các luận cứ và xác định các mô hình phù hợp cho định hướng phát triển nông nghiệp bền vững Thị xã Duyên Hải. 16 Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan (Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố, chỉ nêu những danh mục đã được trích dẫn để luận giải cho sự cần thiết nghiên cứu đề tài). Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường 2012. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam. NXB Viện KTTV. 96 trang. 2. Đặng H. X. Huy, V. Đ. Quyết, H. G. T. Hải and N. T. H. Anh 2013. So sánh lợi nhuận cho hộ nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) tại tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa. Tuyển tập Hội nghị Khoa học Sinh Học Trẻ: 653-660. 3. Đỗ Văn Xê 2010. So sánh hiệu quả kinh tế của 2 mô hình canh tác nông nghiệp tại huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Cần Thơ 13: 120-125. 4. Lê Huy Bá 2010. Phân vùng sinh thái nuôi trồng thủy sản tám tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ ISSN 1859-0128, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Lê Xuân Sinh 2012. Phân tích chuỗi giá trị tôm sú ở đồng bằng Sông Cửu Long. Thương Mại Thủy Sản 148. 6. Lê Xuân Sinh, N. T. K. Quyên 2011. Tiêu dùng thủy hải sản của hộ gia đình ở đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị Khoa học Thủy Sản lần 4: 431 - 439. 7. Lê Sâm, Nguyễn Văn Lân, Nguyễn Đình Vượng 2008. Phân vùng sinh thái, cở sở khoa học để nghiên cứu xây dựng hồ sinh thái ở miền trung. Tuyển tập kết quả khoa học công nghệ. Viện Khoa học Thủy Lợi Miền Nam. Tr. 21 – 32. 8
- 8. Huỳnh Văn Hiền, Lê Xuân Sinh 2011. Phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi giá trị nghêu trắng (Meretrix lyrata, Sowerby, 1851) ở tỉnh Trà Vinh. Tuyển tập Hội nghị Khoa học Thủy Sản lần 4: 406-415. 9. Mai Thị Thanh Xuân, Đặng Thị Thu Hiền 2013. Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 29(3): 1-9. 10. Nguyễn Chu Hồi và CS 2013. Kỷ yếu hội thảo áp dụng quy hoạch không gian biển và vùng bờ ở Việt Nam – Cách tiếp cận Quản lý dựa vào hệ sinh thái. Gland, Thụy Sĩ: IUCN. 89 trang. 11. Nguyễn Như Triển 2013. Thực trạng và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trung tâm nghiên cứu kinh tế Miền Nam. 12. Nguyễn Kim Lợi, V. L. Tuấn 2010. Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ thích nghi đất đai phát triển nuôi chuyên canh tôm sú tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Kỷ yếu Hội thảo ứng dụng GIS toàn Quốc NXB. Nông Nghiệp: 33-40. 13. Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bằng Sông Cửu Long do Viện Chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/07/2012. 14. Tổng cục thống kê, 2012. Kết quả điều tra nông thôn, nông nghiệp, thủy sản. NXB Thống kê, Hà Nội. 96 trang 15. Trần Văn Việt 2015. Ứng dụng GIS đánh giá tình hình nuôi cá thác lác còm (Chitala ornata GRAY, 1831) ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Tạp chí Khoa học Trường ĐH Cần Thơ (Nông nghiệp, Thủy sản và Công nghệ Sinh học) 38(1): 109-115 16. Trương Hoàng Minh, T. H. Tuấn and T. T. Tân 2013. So sánh hiệu quả sản xuất của hai mô hình tôm sú-lúa luân canh truyền thống và cải tiến ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Cần Thơ 28: 143-150. 17. Trương Hoàng Minh, T. P. T. H. Vân 2014. Phân tích chuỗi giá trị tôm sú (Penaneus monodon) sinh thái ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Cần Thơ 31: 136-144. 18. Võ Thành Danh 2015. Đánh giá năng lực thích nghi đối với xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp tại các vùng ven biển tỉnh Trà Vinh. Tạp chí Khoa học ĐH Cần Thơ 36: 64-71. Tài liệu tiếng nước ngoài 19. Barbier, E. b. 2003. The role of natural resources in economic development. Australian economic papers, Blackwell Publishing 254-272. 20. Clouston, E. M. 2012. Linking the ecological and economic values of wetlands: a case study of the wetlands of Moreton Bay. Griffith University, Brisbane, Australia 21. Boelaert-Suominen, S. and Cullinan, C., 1994. Legal and institutional aspects of integrated coastal area management in national legislation, FAO Legal Office, Rome, 118 pp. 22. Cassandra De Young, Doris Soto, Tarub Bahri, David Brown 2007. Building resilience for adaptation to climate change in the fisheries and aquaculture sector. Fisheries and Aquaculture Department, FAO 23. Egoh, B., B. Reyers, M. Rouget, D. M. Richardson, D. C. Le Maitre and A. S. van Jaarsveld 2008. Mapping ecosystem services for planning and management. Agriculture, Ecosystems & Environment 127(1–2): 135-140. 24. FAO 1998. Integrated coastal area management and agriculture, forestry and fisheries. FAO guidelines, Rome. 9
- 25. Frederick J. Wrona, Terry D. Prowse, James D. Reist, John E. Hobbie, Lucie M.J. Le´vesque and Warwick F. Vincent 2006. Climate Change Effects on Aquatic Biota, Ecosystem Structure and Function. Ambio 35 (7): 359 – 369. 26. Haines-Young, R. and M. Potschin 2011: Integrated Coastal Zone Management and the Ecosystem Approach. CEM Working Paper No 7, 17pp. 27. Naeem, S., F.S. Chapin III, R. Costanza, P.R. Ehrlich, F.B. Golley, D.U. Hooper, J.H. Lawton, R.V. O’Neill, H.A. Mooney, O.E. Sala, A.J. Symstad, and D. Tilman 1999. Biodiversity and Ecosystem Functioning: Maintaining Natural Life Support Processes. Ecology 4: 2-11. 28. Pearce, D. 1993. Economic values and the Natural World. Earthscan Publications Ltd, London. 29. Petter, M., S. Mooney, S. M. Maynard, A. Davidson, M. Cox and I. Horosak 2012. A methodology to map Ecosystem functions to support ecosystem services assessments. Ecology and Society 18(1): 31. 30. S. Mark Howden, Jean-François Soussana, Francesco N. Tubiello, Netra Chhetri, Michael Dunlop and Holger Meinke 2007. Adapting agriculture to climate change. PNAS 104 (50): 19691–19696 31. Sachs, J. D. and A. M. Warner 1997. Natural resource abundance and economic growth. Center for International Development and Harvard Institute for International Development, Harvard USA: 50pp. 32. Sumarga, E. and L. Hein 2014. Mapping ecosystem services for land use planning, the case of central Kalimantan. Environmental Management 54(1): 84-97. 33. Toman, M. 2012. The roles of the environment and natural resources in economic growth analysis. Resources for the Future: 35pp. 34. Turner R K, van den Bergh, Soderqvist T, Barendregt A, van der Straaten J, Maltby E and v. I. E. C. 2000. Ecological-economic analysis of wetlands: scientific integration for management and policy. Ecological Economics 35: 7-23. 17 Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện Nội dụng 1. Thu thập thông tin, tư liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội - Thông tin về thổ nhưỡng. - Thông tin về khí tượng thủy văn. - Thông tin về hải văn và môi trường. - Thông tin về hiện trạng kinh tế - xã hội (cơ cấu ngành nghề, văn hóa, hoạt động sản xuất canh tác, thu nhập…) - Thông tin về quy hoạch, chính sách liên quan đến nông nghiệp – thủy sản Nội dung 2. Khảo sát, đánh giá các mô hình sản xuất Nông – Ngư nghiệp + Thu thập thông tin từ cán bộ quản lý - kĩ thuật (nhóm KIP) Thu thập thông tin chung về đối tượng nuôi trồng, loại hình sản xuất, đặc điểm canh tác, mùa vụ, hiệu quả mô hình/phương thức sản xuất. + Điều tra nông hộ về mô hình Trồng trọt - Thông tin về loại cây trồng. 10
- - Diện tích canh tác, kĩ thuật canh tác. - Chi phí sản xuất (giống, vật tư, công lao động). - Tình hình sản xuất và tiêu thụ. - Các nguồn thu từ mô hình. - Vấn đề lao động. - Kế hoạch phát triển sản xuất. - Hiệu quả kinh tế và nguồn lực đầu tư. + Điều tra nông hộ về mô hình Chăn nuôi - Thông tin về loài vật nuôi. - Số lượng đàn, kĩ thuật chăn nuôi. - Chi phí sản xuất (giống, vật tư, công lao động). - Tình hình sản xuất và tiêu thụ. - Các nguồn thu từ mô hình. - Vấn đề lao động. - Kế hoạch phát triển sản xuất. - Hiệu quả kinh tế và nguồn lực đầu tư. + Điều tra nông hộ về mô hình nuôi trồng Thủy sản - Thông tin về loài thủy sản nuôi. - Diện tích, sản lượng nuôi trồng, kĩ thuật nuôi. - Chi phí sản xuất (giống, vật tư, công lao động). - Tình hình sản xuất và tiêu thụ - Các nguồn thu từ mô hình. - Vấn đề lao động. - Kế hoạch phát triển sản xuất. - Hiệu quả kinh tế và nguồn lực đầu tư. + Điều tra nông hộ về mô hình canh tác kết hợp - Thông tin về đối tượng/loài nuôi kết hợp. - Phương thức nuôi kết hợp (Nông, Lâm, Ngư nghiệp) - Diện tích, số lượng đàn, sản lượng nuôi trồng, - Chi phí sản xuất (giống, vật tư, công lao động). - Các nguồn thu từ mô hình. - Kế hoạch phát triển sản xuất. - Hiệu quả kinh tế và nguồn lực đầu tư. + Đánh giá tổng hợp về các hoạt động, mô hình Nông – Lâm - Ngư nghiệp - Tổng hợp số liệu theo đối tượng và phân theo các đơn vị hành chính/ấp/cụm hộ gia đình. - Phân tích thống kê số liệu điều tra. - Đánh giá so sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình 11
- Nội dung 3. Khảo sát, đánh giá tài nguyên sinh học có tiềm năng kinh tế, đề xuất sử dụng khai thác hợp lý. a) Khảo sát, đánh giá về tài nguyên Động vật - Khảo sát, đánh giá các đối tượng động vật nuôi có tiềm năng kinh tế. - Khảo sát, đánh giá tài nguyên Nhuyễn thể. - Khảo sát, đánh giá tài nguyên Giáp xác. - Khảo sát tài nguyên Cá. - Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp về hiện trạng tài nguyên sinh học động vật b) Khảo sát, đánh giá về tài nguyên tài nguyên Thực vật - Khảo sát, đánh giá các đối tượng thực vật trồng có tiềm năng kinh tế. - Khảo sát, đánh giá tài nguyên Thực vật. - Khảo sát, đánh giá tài nguyên Rong – Tảo. - Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp về hiện trạng tài nguyên sinh học thực vật. c) Hiện trạng khai thác và tiềm năng khai thác các đối tượng kinh tế - Nghiên cứu đánh giá hiện trạng khai thác các đối tượng kinh tế. Đánh giá các đối tượng được khai thác, vùng khai thác, sản lượng khai thác.. - Nghiên cứu, đánh giá về khả năng khai thác bền vững và hợp lý các loài động vật và thực vật bản địa. Đánh giá giới hạn khai thác một số đối tượng kinh tế, phương án khai thác, sử dụng, mùa vụ khai thác hợp lý, vùng khai thác phù hợp.. d) Đề xuất sử dụng khai thác hợp lý tài nguyên sinh học và các mô hình canh tác Nông – Lâm – Ngư nghiệp bền vững - Dự báo về sự biến động nguồn lợi khai thác tự nhiên của một số loài thủy sản có giá trị kinh tế trong bối cảnh biến đổi khí hậu (nghêu, sò huyết) - Đề xuất các mô hình và phương thức khai thác, canh tác hợp lý Nội dung 4. Khảo sát, đánh giá cơ sở sinh thái học và môi trường a) Các phân vùng sinh thái ở thị xã Duyên Hải, Trà Vinh - Phân vùng theo hiện trạng canh tác – sản xuất - Phân vùng theo địa lý tự nhiên và chức năng sinh thái Dựa vào cấu trúc, chức năng sinh thái, các dữ liệu khí hậu, thủy văn, môi trường, thổ nhưỡng. - Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái. b) Hiện trạng môi trường và các yếu tố tác động - Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường các thủy vực/khu vực chính của thị xã Duyên Hải. - Phân tích, đánh giá các nguyên nhân và tác động của môi trường lên hệ sinh thái và phát triển bền vững. Khảo sát đánh giá, phân tích các yếu tố tác động gây ô nhiễm môi trường thủy vực, tác động các công trình ven biển lên môi trường và hệ sinh thái, vấn đề ô nhiễm và phát triển bền vững thị xã duyên hải - Bản đồ tổng hợp hiện trạng môi trường nước mặt. 12
- Nội dung 5. Cơ sở dữ liệu phát triển sản xuất cụm hộ gia đình và khu vực một cách bền vững. - Khảo sát dữ liệu kinh tế 03 cụm hộ gia đình gồm các thông tin: Thông tin dân số, lực lượng lao động, trình độ văn hóa, năng lực sản xuất, phương thức sản xuất, nguồn vốn, hiệu quả kinh tế, thu nhập theo hộ, hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sản xuất. (quy mô cụm hộ khoảng 10 hộ gia đình/cụm) - Phân tích tính bền vững của các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị. - Xác định các khó khăn trở ngại trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp bền vững ở địa phương. - Phân tích, đánh giá, xác định các mô hình - phương thức sản xuất có thể nhân rộng ra cộng đồng. Nội dung 6. Hội thảo tổng kết và đánh giá phát triển Nông nghiệp bền vững - Tổ chức hội thảo báo cáo kĩ thuật đề tài được tổ chức tại Sở KHCN Trà Vinh với sự tham gia của UBND thị xã Duyên Hải và các sở ban nghành liên quan. (Quy mô dự kiến: 20 đại biểu) - Hội thảo phổ biến mô hình cho các đơn vị cấp xã, phường, cộng đồng dân cư, các cơ quan quản lý địa phương liên quan được tổ chức tại thị xã Duyên Hải về các mô hình hiệu quả (Quy mô dự kiến: 30 đại biểu tham dự) 18 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng (Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài) 18.1 Cách tiếp cận: Đề tài là một nghiên cứu tổng hợp với nhiều nội dung thực hiện mang tính liên ngành. Trên cơ sở đó các cách tiếp cận được vận dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu như sau: a) Tiếp cận tư liệu lịch sử: Trên nguyên tắc kế thừa các thông tin, tư liệu lịch sử giúp cho việc định hướng điều tra, khảo sát theo các đối tượng cần nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và vùng nghiên cứu một cách chính xác. Các dữ liệu thu được trong các đề tài, dự án đã thực hiện trước đây sẽ được thu thập, phân tích, sử dụng để xây dựng hệ cơ sở dữ liệu chung. b) Tiếp cận cộng đồng: Dữ liệu kinh tế hộ và cụm hộ gia đình và tài nguyên sinh học cần được thu thập một cách chính xác, các thông tin được kết nối thông qua điều tra trực tiếp (số liệu sơ cấp), số liệu - tư liệu lịch sử và hơn hết thông tin từ cộng đồng là nguồn thông tin quan trọng góp phần vào việc hoạch định thời gian, đối tượng và phương án điều tra, thu thập dữ liệu. Nghiên cứu thực tế địa phương theo cách tiếp cận thông tin cộng đồng sẽ đảm bảo được tính thống nhất, và đầy đủ về đối tượng và dữ liệu vùng nghiên cứu. c) Tiếp cận sinh học loài: Các đặc tính sinh học loài rất quan trọng cho việc xác định phương thức điều tra, khảo sát, thời gian, mùa vụ thu thập dữ liệu. Cách tiếp cận sinh học loài rất cần thiết và phù hợp để thực hiện các nội dung theo đúng yêu cầu của nhiệm vụ xác định tiềm năng và đánh giá các mô hình sản xuất – nuôi trồng có tính khả thi cao. d) Tiếp cận sinh thái học: Trong bức tranh tổng thể, cấp độ hệ sinh thái được xem xét nghiên cứu để đảm bảo tính tổng thể, đồng nhất về thông tin của vùng. Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường rất chặt chẽ trong hệ sinh thái, các hệ sinh thái thường có tính đặc thù riêng. Quy hoạch và phát triển các tài nguyên sinh học 13
- phải đáp ứng được tính đồng nhất về hệ sinh thái hay sinh cảnh. e) Tiếp cận liên ngành: Giải pháp nghiên cứu mang tính tổng hợp đa ngành thực hiện tập trung vào trọng điểm từng đối tượng nghiên cứu hoặc hệ sinh thái cho phép khắc phục được các tồn tại của các nghiên cứu riêng rẽ và tạo ra cơ sở khoa học tin cậy nhằm mục tiêu đánh giá nguyên nhân, mức độ suy thoái và dự báo xu thế biến động của các đối tượng nghiên cứu và hệ sinh thái vùng thị xã Duyên Hải. f) Tiếp cận chuỗi giá trị ngành hàng Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng. g) Tiếp cận chi phí lợi ích Phân tích chi phí lợi ích (CBA), nhằm tính toán và so sánh lợi ích dự kiến, nhằm lượng hóa giá trị lợi ích của việc đầu tư, trên cơ sở đó để đánh giá hiệu quả đầu tư. 18.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: 18.2.1. Điều tra, thu thập thông tin tư liệu + Thông tin về điều kiện tự nhiên, khí tượng thủy văn, hải văn và môi trường, được thu thập thông qua nguồn tài liệu của UBND thị xã Duyên Hải, Viện KTTV và BĐKH, Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ, Sở TNMT tỉnh Trà Vinh. + Thu thập thông tin tư liệu về kinh tế - xã hội, cơ cấu nghành nghề, lao động, văn hóa, hoạt động sản xuất - canh tác, các mục tiêu và kết quả đạt được của thị xã Duyên Hải dựa trên các nguồn: - UBND tỉnh Trà Vinh - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Sở Lao động – Thương binh và Xã hội - Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch. - Cục thống kê Trà Vinh - UBND thị xã Duyên Hải và báo cáo từ các xã/phường: Phường 1, Phường 2, Hiệp Thạnh, Long Hữu, Trường Long Hòa, Dân Thành, Long Toàn. + Tham khảo các tài liệu, các số liệu, các đề tài – dự án, các công trình, bài báo khoa học công bố kết quả nghiên cứu trên địa bàn thị xã Duyên Hải và các đối tượng nghiên cứu có liên quan từ các nguồn: - Sở Khoa học & Công Nghệ Trà Vinh - Thư viện các Cơ quan, Tổ chức, trường Đại học - Nguồn internet. 18.2.2. Điều tra, đánh giá các mô hình sản xuất Nông – Ngư nghiệp + Thu thập thông tin từ cán bộ quản lý, kĩ thuật (nhóm KIP) Điều tra thông tin chung về đối tượng nuôi trồng, loại hình sản xuất, đặc điểm canh tác, mùa vụ, hiệu quả mô hình/phương thức sản xuất qua phỏng vấn cán bộ quản lý cấp huyện, xã/phường, ấp, hợp tác xã; Cán bộ kỹ thuật thuộc các Sở, ngành, địa phương (Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư, Phòng Kinh tế hạ tầng, Trạm Khuyến nông khuyến ngư Duyên Hải). Tổng số cán bộ được phỏng vấn là 30. + Thu thập thông tin từ các hộ sản xuất - Tổ chức điều tra thực tế tại hiện trường, sử dụng phiếu điều tra nông hộ để thu thập thông 14
- tin. Phiếu điều tra được thiết kế đặc thù cho các mô hình gồm: Mô hình trồng trọt, mô hình chăn nuôi, mô hình nuôi trồng thủy sản và mô hình canh tác kết hợp. z 2 ( p.q) - Cỡ mẫu điều tra được xác định theo công thức: n e2 Trong đó giá trị phân phối với độ tin cậy 95% (z), sai số cho phép ±5% (e), tỉ lệ ước tính của tổng thể 98% (p). - Số phiếu điều tra cho ước tính cho mỗi đơn vị hành chính cấp xã/phường là 120 phiếu (4 mô hình x 30 hộ/mô hình), tổng số phiếu ước tính điều tra các hộ gia đình là 840 phiếu (7 xã phường x 4 mô hình x 30 hộ/mô hình). + Tổng hợp và phân tích số liệu - Sử dụng phần mềm SPSS V.20 để tổng hợp và phân tích thống kê định lượng và định tính dữ liệu điều tra. - Áp dụng phương pháp phân tích hệ thống canh tác để đánh giá và lựa chọn các phương thức và mô hình canh tác phù hợp trong đó các phương pháp và kĩ thuật sau được sử dụng kết hợp: Sử dụng PRA để khảo sát và thu thập các thông tin về thực trạng các mô hình sản xuất. Phần mềm Stella 9.0 mô hình hóa và dự báo sinh diễn biến sinh lượng, sản lượng các đối tượng kinh tế. 18.2.3. Điều tra, đánh giá tài nguyên sinh học có tiềm năng kinh tế, đề xuất sử dụng khai thác hợp lý + Điều tra Nhuyễn thể - Phương pháp điều tra thành phần loài nhuyễn thể được thực hiện theo hướng dẫn của Quy phạm điều tra biển Việt Nam (1981). - Các mẫu vật thu thập được ghi hình bằng máy KTS Nikon D200 và xử lý bằng cồn 70 %. Các mẫu vật tiền xử lý được đưa về phòng thí nghiệm Viện Sinh học Nhiệt đới làm tiêu bản phân tích và định loại. - Thông tin địa lý vùng khảo sát và phân bố của loài được ghi nhận bằng GPS Garmin 76CSx. Giá trị kinh tế được xác định dựa vào khả năng sử dụng, sản lượng khai có thể khai thác, tiềm năng nuôi trồng, thị trường tiêu thụ. - Điều tra thu thập thông tin về hoạt động nghề khai thác nhuyễn thể ở các cơ quan địa phương, từ cộng đồng đánh bắt trực tiếp và các điểm thu mua trong vùng, các chợ trong khu vực. - Phân tích định danh các loài nhuyễn thể theo các tài liệu phân loại của Habe (1964), Banner and Banner (1975), Dai and Yang (1991), Gurjanova (1972), Holthuis (1980, 1993, 2002), Đặng Ngọc Thanh và cs (1980), Nguyễn Văn Chung (1971, 2003), Nguyễn Văn Chung và cs (2000), Phạm Ngọc Đẳng (1994), Poore Gary (2004). Kalo Pakoa et al. (2014) + Điều tra nhóm Cá - Phương pháp thu thập mẫu vật các loài thủy sản và các phương pháp phân tích được thực hiện theo hướng dẫn của Quy phạm điều tra biển Việt Nam (1981) và hướng dẫn khảo sát cá ở vùng nước nội địa (Backiel et al 1980 – FAO). - Các mẫu vật thu thập được ghi hình bằng máy KTS Nikon D200 và xử lý bằng cồn 70%, đối với những cá thể có kích thước lớn được tiêm formalin 40% trực tiếp vào xoang bụng. Các mẫu vật tiền xử lý được đưa về phòng thí nghiệm Viện Sinh học Nhiệt đới làm tiêu bản phân tích và định loại. - Thông tin địa lý vùng khảo sát và phân bố của loài được ghi nhận bằng GPS Garmin 76CSx. 15
- Giá trị kinh tế được xác định dựa vào khả năng sử dụng, sản lượng khai có thể khai thác, tiềm năng nuôi trồng, thị trường tiêu thụ. - Điều tra thu thập thông tin về hoạt động nghề cá ở các cơ quan địa phương, từ cộng đồng đánh bắt trực tiếp và các điểm thu mua trong vùng, các chợ trong khu vực. - Phân tích định danh các loài cá theo các tài liệu phân loại của R. F. Myers (1991), Shen S. C. et al (1993), R. H. Carcasson (1997), G. R. Allen (1997), FishBase (2004), T. Nakabo (2002). Sắp xếp hệ thống phân loại theo G. U. Lindberg and T. S. Rass (1971), FishBase (2015). Đối chiếu và xác định tên tiếng Việt theo danh mục cá biển Việt Nam của Nguyễn Hữu Phụng và cộng sự (1994, 1995, 1997, 1999). + Điều tra nhóm Giáp xác - Phương pháp điều tra thu mẫu giáp xác được thực hiện theo hướng dẫn FAO (1974) về điều tra nguồn lợi thủy sản. - Các mẫu vật thu thập được ghi hình bằng máy KTS Nikon D200 và xử lý bằng cồn 70%. Các mẫu vật tiền xử lý được đưa về phòng thí nghiệm Viện Sinh học Nhiệt đới làm tiêu bản phân tích và định loại với sự trợ giúp của các trang thiết bị (kính lúp, kính soi nổi, kính hiển vi) - Thông tin địa lý vùng khảo sát và phân bố của loài được ghi nhận bằng GPS Garmin 76CSx. Giá trị kinh tế được xác định dựa vào khả năng sử dụng, sản lượng khai có thể khai thác, tiềm năng nuôi trồng, thị trường tiêu thụ. - Phân tích định danh các loài Giáp xác, nhuyễn thể theo các tài liệu phân loại của Banner and Banner (1975), Dai Ai-yun & Yang Si-liang (1991), Gurjanova (1972), Holthuis (1980, 1993, 2002), Nguyễn Văn Chung (2003), Nguyen Van Chung & CS (2000), Poore Gary (2004). + Điều tra Thực vật bậc cao - Thực vật được điều tra theo các sinh cảnh của Phường/Xã và theo tuyến điều tra. - Tiến hành điều tra, thu mẫu theo các phương pháp nghiên cứu thực vật của Klein (1979), Thái Văn Trừng (1978), Nguyễn Nghĩa Thìn (1997, 2007) và Phan Nguyên Hồng (2003). - Sử dụng máy định vị GPS 76CSx, để xác định tọa độ và máy chụp hình Nikon D200 ghi hình các loài. Các mẫu vật được đưa về phòng thí nghiệm Viện Sinh học Nhiệt đới làm tiêu bản phân tích và định loại. - Phân tích mẫu và xác định tên loài theo phương pháp so sánh hình thái dựa trên các tài liệu chính của Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000a, 2000b) và FAO (2008). + Điều tra nhóm thực vật bậc thấp (Rong – Tảo) - Xác định các khu vực điều tra theo tuyến các sinh cảnh đất ngập nước. - Tiến hành điều tra, thu mẫu theo các phương pháp nghiên cứu của Phạm Hoàng Hộ (1969, 1972), Nguyễn Hữu Dinh & CS (1993). - Sử dụng máy định vị GPS 76CSx, để xác định tọa độ và máy chụp hình Nikon D200 ghi hình các loài. Đánh giá sinh lượng bằng khung có kích thước 100 x 100 cm với ô lưới có kích thước 10 x 10 cm - Phân loại được thực hiện theo tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (1969), Nguyễn Hữu Dinh & CS (1993), Nguyễn Văn Tuyên (2003), Nguyễn Văn Tú (2013), Algaebase (2016) + Đề xuất sử dụng khai thác hợp lý tài nguyên sinh học và các mô hình canh tác Nông – Lâm – Ngư nghiệp bền vững - Điều tra ghi nhận các loài sinh vật đang được khai thác và sử dụng. Thông tin điều tra gồm 16
- đối tượng được khai thác, vùng khai thác, sản lượng khai thác, mùa vụ khai thác. - Tổng hợp dữ liệu sinh học và sinh thái các đối tượng kinh tế từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, kết hợp số liệu điều tra hiện trường về sinh lượng, mật độ phân bố, vùng phân bố và không gian quy hoạch để xác định các đối tượng có giá trị kinh tế và có tiềm năng khai thác sinh khối. - Ước lượng trữ lượng các loài có giá trị kinh tế: (1) Đối với các nhóm động vật đáy và nhóm sống cố định: Khảo sát trữ lượng theo phương pháp khung định lượng trên các mặt cắt, tại mỗi mặt cắt (dài 200 m) đặt từ 8-10 khung định lượng (1m2 – 5 m2), thu thập toàn bộ mẫu vật trong khung định lượng, định loại các loài thuỷ sản kinh tế và cân đo các các chỉ tiêu sinh khối. Trữ lượng của các loài được tính theo công thức: trữ lượng (W)= khối lượng trung bình (/1m2) tại các mặt cắt (B) x diện tích vùng RNM (S). (2) Đối với nhóm cá và các loài sống trôi nổi: Khảo sát trữ lượng theo phương pháp diện tích (sử dụng lưới kéo kết hợp số liệu thu thập được của ngư dân cắm đăng trong sông, kênh rạch). Trữ lượng của các loài được tính theo công thức: Trữ lượng (W) = khối lượng trung bình của các loài trong 1 mẻ lưới (hoặc 1 lần cắm đăng) x (diện tích khu vực nghiên cứu (S)/diện tích lưới quét hoặc diện tích cắm đăng (s) (3) Đối với các nhóm thực vật: Điều tra theo tuyến và vùng sinh cảnh, ước lượng sự phân bố, diện tích và tính toán sinh lượng, trữ lượng của từng nhóm. - Đánh giá giới hạn khai thác các đối tượng kinh tế: Khả năng khai thác bền vững tối đa MSY được tính theo công thức: MSY = 0,5 * M * Bo, (trong đó: M là hệ số chết tự nhiên, Bo là trữ lượng). - Xử lý thông tin dữ liệu xã hội học và các thông tin về điều kiện tự nhiên, sinh học, sinh thái để khuyến cáo mô hình khai thác hợp lý cho các đối tượng có giá trị kinh tế đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học. - Kết hợp các thông số về điều kiện khí tượng, thủy văn và các kịch bản biến đối khí hậu và phân vùng sinh thái, môi trường để đưa ra các dự báo, đối tượng canh tác phù hợp cho từng vùng và địa phương. - Áp dụng phương pháp PRA và phân tích chuỗi ngành hàng và dịch vụ (GTZ Eschborn, 2007), thông tin điều kiện tự nhiên, quy hoạch để đánh giá và phân tích các thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp ở địa phương. - Phân tích tính bền vững của các mô hình theo chuỗi giá trị dựa trên các thông số điều tra theo phiếu và sử dụng ma trận SWOT (Ma trận SWOT để phân tích các mặt mạnh (Strengths – S), mặt yếu (Weaknesses – W) của mỗi mô hình và cơ hội (Opportunities – O), thách thức (Threats – T) từ bên ngoài đối với việc phát triển các mô hình dựa vào phân tích đánh giá các cặp biến số : S – O; O – W; S – T; W – T). - Phân tích, đánh giá, xác định các mô hình - phương thức sản xuất có thể nhân rộng ra cộng đồng trên cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá mô hình và phân tích lựa chọn mô hình tối ưu bằng ma trận SWOT và phân tích thống kê dữ liệu theo phần mềm SPSS V.20 và EVIEW 6.0. Các tiêu chí cho một mô hình có thể nhân rộng ra cộng đồng được đánh giá như sau: Hiệu quả kinh tế cao, đầu tư sản xuất thấp, các quy trình kĩ thuật canh tác được chuẩn hóa và vận hành ổn định, không có các tác động tiêu cực đến môi trường và hệ sinh thái. 18.2.4. Điều tra đánh giá cơ sở sinh thái học và môi trường a) Phân vùng sinh thái theo kiểu sinh cảnh - Thu thập ảnh viễn thám vệ tinh Landsat, phân tích xác định các phân vùng để điều tra thu thập thông tin cho việc giải đoán ảnh. 17
- - Khảo sát thực địa thu thập thông tin các sinh cảnh, vùng tự nhiên trên cơ sở các điểm cần thu thập thông tin. Sử dụng GPS 76CSx ghi nhận vị trí địa lý và khoanh vùng các phân vùng/điểm trên thực địa - Sử dụng phần mềm Envi 5.0 để giải đoán ảnh viễn thám. - Sử dụng phần mềm GIS 10.0 xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái với tỉ lệ bản đồ 1:10.000 b) Hiện trạng môi trường - Điểm khảo sát môi trường nước được xác định theo các kênh rạch cấp nước và xả thải chính của thị xã Duyên Hải, dự kiến 12 điểm khảo sát. - Các chỉ tiêu hóa môi trường được phân tích gồm: pH (máy đo nhanh Hana), độ mặn (quang phổ kế), DO (TCVN 5499-1995), EC (máy đo nhanh đa chỉ tiêu), BOD5 (TCVN 6001- 1995), TSS (máy đo nhanh đa chỉ tiêu), TN (Alpha 4500 - N), TP (Alpha 4500 - P), NO3- (TCVN 6180-1996), PO43- (TCVN 6202-1996), Asen (TCVN 6496 : 2009), Thủy ngân (TCVN 6496 : 2009), Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ (sắc kí EPA 614Z). - Nguồn ô nhiễm chính được điều tra theo các tuyến kênh xả thải và các tuyến có hoạt động sản xuất liên quan đến phát thải chất ô nhiễm. - Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của công trình ven biển tới môi trường và hệ sinh thái trên cơ sở dữ liệu thu thập hiện trường và phân tích lý hóa trong phòng thí nghiệm. - Xây dựng bản đồ hiện trạng môi trường bằng phần mềm ArcGIS 10.0 18.2.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu phát triển sản xuất cụm hộ gia đình - Lựa chọn cụm hộ gia đình xây dựng cơ sở dữ liệu nghiên cứu trên cơ sở điều tra tổng quan ở nội dung 2 và nội dung 4. 03 cụm hộ gia đình được lựa chọn đặc trưng cho các mô hình sản xuất gồm: Trồng trọt, thủy sản và mô hình kết hợp thuộc các xã dự kiến là Trường Long Hòa, Long Hữu, Hiệp Thạnh. Thông tin được thu thập ước tính khoảng 30 hộ gia đình theo phiếu điều tra gồm: Thông tin về lao động, trình độ, năng lực sản xuất, phương thức sản xuất, nguồn vốn, hiệu quả kinh tế, phương thức thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm, giá cả thị trường, dịch vụ sản xuất. (phiếu điều tra được phát triển theo các mẫu phiếu số 01/TĐTNN- HO, 02/TĐTNN-TT, 04/TĐTNN-HM ban hành theo quyết định Quyết định số: 388/QĐ- BKHĐT) 18.2.6. Hội thảo tổng kết và đánh giá phát triển Nông nghiệp bền vững - Hội thảo báo cáo kĩ thuật về các nội dung và kết quả đạt được theo phương pháp thuyết trình và thảo luận. - Hội thảo báo các mô hình có khả năng nhân rộng bằng thuyết trình, tham luận và thảo luận. ........................................................................................................................................................ Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo: Đề tài nghiên cứu cơ sở khoa học sinh thái để phát triển bền vững là hướng nghiên cứu mới, phù hợp với xu thế nghiên cứu, vận dụng thế mạnh tài nguyên sinh học, sinh thái và môi trường cho sự phát triển bền vững của thế giới. Vấn đề nghiên cứu được thực hiện ở địa phương ven biển cũng là một điểm nhấn mới thể hiện tính độc đáo trong nội dung đề tài. Sự kết hợp các cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên, sinh thái, tài nguyên, môi trường với dữ liệu về kinh tế - xã hội, các mô hình sản xuất sẽ cung cấp các cơ sở khoa học cần thiết cho phát triển bền vững nông nghiệp thị xã Duyên Hải. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, các dữ liệu khoa học thu được cũng sẽ góp phần làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách đầu tư, phát triển và quy hoạch thị xã Duyên Hải. Đề tài cũng cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho các phương án sản xuất thích ứng với biến đổi 18
- khí hậu và nước biển dâng trong tương lai ở thị xã Duyên Hải – Trà Vinh. 19 Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước (Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài và nội dung công việc tham gia trong đề tài, kể cả các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng kết quả nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng-nếu có). Đề tài được thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên gia của Viện Sinh học Nhiệt đới, Phân viện Khoa học thủy văn và Biến đổi khí hậu (Phân viện KHTV & BĐKH), Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.Hồ Chí Minh (ĐH KHTN HCM) Viện Nghiên cứu Thủy sản II, Phòng kinh tế thị xã Duyên Hải và một số cơ quan khác của tỉnh Trà Vinh. Một số nội dung chính được phối hợp thực hiện như sau: - Kết hợp cán bộ Kinh tế thị xã Duyên Hải thực hiện việc điều tra, đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất tại địa phương. Theo dõi, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình kinh tế cụm hộ gia đình đã lựa chọn. - Phối hợp với chuyên gia của Phân viện KHTV & BĐKH, ĐH KHTN HCM phân tích đánh giá các thông số môi trường, khảo sát các phân vùng sinh thái. - Kết hợp với chuyên gia của Viện Thủy Sản II nghiên cứu đánh giá về một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế. - Kết hợp với Phòng kinh tế, UBND thị xã Duyên Hải, cán bộ Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Trà Vinh thực hiện đánh giá các mô hình, tổ chức hội thảo chuyển giao các kết quả nghiên cứu. 20 Phương án hợp tác quốc tế (nếu có) (Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của đề tài ) 21 Tiến độ thực hiện Các nội dung, công việc Thời gian Cá nhân, Kết quả phải chủ yếu cần được thực hiện; (bắt đầu, tổ chức đạt các mốc đánh giá chủ yếu kết thúc) thực hiện* (1) (2) (3) (4) (5) 1 Nội dung 1. Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 1.1 Công việc 1. Tổng hợp, phân loại, Số liệu công bố 12/2016 – Nguyễn Văn Tú đánh giá thông tin tư liệu về: Điều chính thức, đáng 01/2017 Lương Đức Thiện kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu, thủy tin cậy. Trần Văn Tiến văn, hải văn, môi trường,...) và kinh tế xã hội 2 Nội dung 2. Khảo sát, đánh giá các mô hình sản xuất Nông – Ngư nghiệp 2.1 Công việc 2. Tổng hợp thông tin từ Đủ thông tin để 01/2017 Lương Đức Thiện nhóm cán bộ quản lý – kĩ thuật xác định các địa Nguyễn Văn Tú (nhóm KIP). điểm, mô hình cần quan tâm nghiên cứu 2.2 Công việc 3. Điều tra nông hộ về mô Đủ thông tin để 02 – Trần Văn Tiến hình Trồng trọt. đánh giá hiện 05/2017 Lê Thị Trang trạng và hiệu quả Lê Văn Thọ 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề Tài "Thiết kế thang máy "
19 p | 966 | 368
-
Tiểu luận: Hiểu biết về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, hãy đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc vận động
30 p | 991 | 239
-
Thuyết minh dự án: Trung tâm Thể thao phức hợp Long Thới
58 p | 292 | 88
-
Khóa luận tốt nghiệp: Phân khúc thị trường nhà ở của người có thu nhập trung bình khá tại Thành phố Hồ Chí Minh
139 p | 216 | 65
-
Đề tài: Tìm hiểu tư tưởng triết học trong tác phẩm Lút vích Phoi-ơ-bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức
17 p | 219 | 53
-
Đề tài triết học " TAM ĐOẠN LUẬN TRONG HỌC THUYẾT LÔGÍC CỦA ARIXTỐT MỘT “CÔNG CỤ” CỦA NHẬN THỨC KHOA HỌC "
8 p | 363 | 33
-
Đề tài khoa học: Vận dụng mô hình ohlson (1995) và các lý thuyết hiện đại nghiên cứu mối liên hệ giữa một số thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh
108 p | 193 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
149 p | 226 | 24
-
Báo cáo " Cái mới trong ngôn ngữ thơ Hồ Chí Minh dưới cách nhìn của lý thuyết ẩn dụ "
8 p | 136 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Hồ Chí Minh Học: Nghệ thuật lãnh đạo Hồ Chí Minh - Nội dung và giá trị
180 p | 21 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các đặc điểm của Ban quản trị ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trên Bảng thuyết minh Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)
91 p | 39 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
135 p | 99 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile banking của khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
123 p | 31 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nnhững định hướng về quản trị công ty nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
74 p | 20 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý chi ngân sách thành phố Hồ Chí Minh
98 p | 45 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quảng Uyên
100 p | 20 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
108 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn