intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hở van tim

Chia sẻ: Secrets_1 Secrets_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

135
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu hỏi: Con trai tôi năm nay 12 tuổi. Cháu có triệu chứng đau tức ngực, ho có đờm ,tim đập nhanh. Khám có kết luận như sau : -Siêu âm màu : hở van 3 lá + hở van động mạch phổi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hở van tim

  1. Hở van tim
  2. Câu hỏi: Con trai tôi năm nay 12 tuổi. Cháu có triệu chứng đau tức ngực, ho có đờm ,tim đập nhanh. Khám có kết luận như sau : -Siêu âm màu : hở van 3 lá + hở van động mạch phổi -Chụp XQ : 2 rốn phổi đậm. Như vậy bệnh của cháu có nguy hiểm không? (Ngô Thị Ngọc Lan) Trả lời: Chị Ngọc Lan thân mến, Triệu chứng đau tức ngực kèm theo ho có đàm xảy ra trên một em bé 12 tuổi thì chẩn đoán đầu tiên cần nghĩ đến là viêm nhiễm đường hô hấp (viêm phế quản, viêm phổi...). Chị không nói rõ bé có sốt không, tính chất của đàm ra sao; Bé đau ngực ở vị trí nào, bé đau ngực khi ho, hay đau âm ỉ ngực suốt ngày, hay đau thành từng cơn rõ rệt... cho nên rất khó kết luận. Van tim là các cấu trúc mô học nằm giữa các buồng tim, có vai trò như những cánh cửa thông nối các buồng tim với nhau. Van tim mở ra cho phép máu chảy xuôi dòng từ buồng này sang buồng khác hay từ buồng tim ra các động mạch, van tim đóng lại sẽ không cho phép máu chảy ngược dòng. Để chẩn đoán các bệnh lý hẹp hay hở van tim cần phải làm siêu âm tim Doppler màu: trên siêu âm Doppler người ta chia hở van tim thành 4 độ, theo thứ tự nặng dần từ 1/ 4 – 4/4. Nếu chỉ hở van tim ¼ thì rất nhẹ (có thể
  3. xảy ra trên người bình thường ), không cần điều trị thuốc men hay phẫu thuật. Nếu hở van tim từ 2/4 trở lên thì nên được theo dõi và điều trị bởi các bác sĩ tim mạch. Có 2 loại hở van tim thường gặp ở tuổi nhi đồng: - Hở van do hậu quả của bệnh thấp tim : do vi khuẩn Streptococcus beta hemolytique gây thấp khớp cấp rồi sau đó là thấp tim => bệnh van tim hậu thấp. - Hở van tim bẩm sinh. Chị không mô tả kỹ kết quả siêu âm nên không thể kết luận chính xác về bệnh van tim của con chị. Còn hình ảnh X quang phổi có 2 rốn phổi tăng đậm thì có thể do: - Viêm phế quản. - Sung huyết phổi do bệnh tim. Tóm lại, bệnh của con chị không thể trả lời chính xác qua thư. Chị nên đưa cháu đến khám một bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán bệnh đầy đủ và điều trị cụ thể (Các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Bệnh viện Chợ Rẫy ... đều có phòng khám tim mạch). Thân mến chào chị
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2