intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Họa sĩ - vĩ đại và mong manh

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

65
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đó là một họa sĩ bậc thầy! Đó là một đỉnh Thái Sơn trong hội hoạ. Người ta vẫn hay nói về một vài họa sĩ như thế, phải chăng trong hội họa có những đỉnh cao, đỉnh thấp? Và, cách đặt vấn đề như thế phỏng có lợi ích gì không? Tranh Nguyễn Phước Trong nghệ thuật nói chung, trong mỹ thuật nói riêng, cái đẹp là không thể so sánh, sự khác nhau trong cách đánh giá chỉ là ở cách nhìn. Nếu chỉ vì sở thích riêng mà phủ định hay đánh giá thấp những điều không .thích thì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Họa sĩ - vĩ đại và mong manh

  1. Họa sĩ - vĩ đại và mong manh (*) Nguyên Hưng Đó là một họa sĩ bậc thầy! Đó là một đỉnh Thái Sơn trong hội hoạ. Người ta vẫn hay nói về một vài họa sĩ như thế, phải chăng trong hội họa có những đỉnh cao, đỉnh thấp? Và, cách đặt vấn đề như thế phỏng có lợi ích gì không? Tranh Nguyễn Phước Trong nghệ thuật nói chung, trong mỹ thuật nói riêng, cái đẹp là không thể so sánh, sự khác nhau trong cách đánh giá chỉ là ở cách nhìn. Nếu chỉ vì sở thích riêng mà phủ định hay đánh giá thấp những điều không
  2. thích thì đó quả thật là bất công. Trong nghệ thuật, trong thế giới của cái đẹp, không hề có đỉnh. Nếu đặt thành vấn đề, thì đó, hoặc là một ý đồ bên ngoài nghệ thuật, hoặc là một ngộ nhận bị chi phối bởi những định kiến nào đó mà thôi. Cái đẹp nào, nếu đúng là cái đẹp, đều tự đầy đủ. Cái đẹp không nằm ngoài cái biểu hiện chân thành, không nằm ngoài sự hoàn thiện của các "lý do tự nó". Với các họa sĩ, nếu có sự so sánh họ với nhau, cùng lắm chỉ có thể đặt vấn đề, mỗi người có tiêu biểu cho một dòng ý thức, một phẩm chất tinh thần nào không ? Cả đời Pablo Picasso (1881-1973) với năng lực sáng tạo dữ dội để lại hàng vạn tác phẩm đủ loại so với đời Amedeo Modigliani (1894 -1920) ngắn ngủi, chỉ để lại vài ba trăm tác phẩm hiền lành, thơ mộng. Nhưng ai dám nói đỉnh nào cao, đỉnh nào thấp ?! Nghệ thuật là thế giới của mỗi người, của cộng đồng mình sống. Lịch sử nghệ thuật xưa nay đã cho thấy một sự thật vô cùng giản dị và sáng tỏ: Khi người nghệ sĩ lặn lội đến tận cùng tâm tính và thân phận mình; chân thực đến tận cùng trong mọi hình thức biểu hiện, thì nghệ thuật của họ tự nhiên, rất gần với mọi người và có được sự đồng vọng sâu xa. Và khi do số phận, hòa cùng dòng chủ lưu của lịch sử, thì tiếng khóc, tiếng cười, cả sự gào thét hay im lặng của họ biểu hiện qua tác phẩm, tự nhiên đã mang ý nghĩa nhân chứng cho một xã hội, một thời đại. Picasso đến với hội họa lập thể phải chăng chỉ với khát vọng đi tìm cái
  3. mới trong hội họa? Thử trở lại với lịch sử: trước, hay đồng thời với Picasso, Charles Chaplin đã làm phim "Thời đại cơ khí", mà con người ở đó chỉ còn là hiện thân bi đát trước thực tế bị máy móc hóa. Trước Picasso, triết gia Đức Nietzsche đã than phiền : "Không còn con người. Chỉ có những mảnh vụn của con người" v.v... Còn nhiều, rất nhiều những ví dụ khác nữa, và các ví dụ này cho thấy, những hình ảnh kỷ hà của Picasso, sự quằn quại hay nặng trịch trong thế giới hội họa Picasso chẳng hề đơn giản là "Picasso hoá" điêu khắc dân gian châu Phi hay tranh khắc á Đông. Nói chung, không hề thuần túy hình thức - nó phản ánh một cảm thức, một não trạng thực tế. Cả đến sự cao su hóa con người trong thế giới hội họa của Salvado Dali (1904-1989) cũng vậy. Nó chẳng phải là một cố gắng lập dị. Nó lên "cơn điên" với ý thức về sự vong thân (chữ của các triết gia hiện sinh); nó như muốn "sụp đổ" với ý thức về thực tại như một chốn lưu đày (chữ của Albert Camus) v.v... Chúng ta lâu nay quên nhìn Picasso, Dali ở mảnh đất sống còn của họ trong truyền thống duy lý phương Tây - hình ảnh trong tranh họ không giống như mắt ta thường thấy nhưng tinh thần thể hiện trong tranh là một sự thật - phổ biến. Nói chung, còn lại trong nghệ thuật, không bao giờ là các định kiến chai lỳ. Người đời gọi các họa sĩ này là đỉnh bởi họ thật đến tận cùng. Đỉnh là trong mắt tha nhân, còn họ, hết sức mong manh trong thân phận nghệ sĩ của mình. Đặt vấn đề đỉnh cao, đỉnh thấp, họa sĩ lớn, họa sĩ bé để rồi tự mãn hay an phận đã và đang là một ngộ nhận phổ biến đáng buồn trong nền mỹ thuật Việt Nam. Trong ngộ nhận đó, "cái nhìn kẻ tha nhân quả đúng là địa ngục" (Jean Paul Sartre), đùn đẩy nhiều họa sĩ loay hoay, hay lăng
  4. xăng, làm sao cho mới, cho hiện đại, chiếm lĩnh một cái đỉnh nào đó v.v... mà quên lãng chính mình. Họa sĩ - đi tìm một cái đỉnh hay tìm chính mình? Câu hỏi này lịch sử dường như đã có câu trả lời. Phải chăng đó là điều cần được nghi ngờ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2