intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoa viên kì ngộ tập - gốc gác và sáng tân Phần 2

Chia sẻ: Milu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

202
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tầm Phương nhã tập cũng giống như các tiểu thuyết tài tử giai nhân thông thường, kết cấu gồm 4 phần: gặp gỡ - đính ước - gia biến - đoàn tụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoa viên kì ngộ tập - gốc gác và sáng tân Phần 2

  1. Hoa viên kì ngộ tập - gốc gác và sáng tân Phần 2 Tầm Phương nhã tập cũng giống như các tiểu thuyết tài tử giai nhân thông thường, kết cấu gồm 4 phần: gặp gỡ - đính ước - gia biến - đoàn tụ. Do chỉ chú trọng đến yếu tố diễm tình diễm sự nên kết cấu tổng quan của Hoa viên kì ngộ tập không có phần gia biến. Trong Tầm Phương nhã tập, Ngô Đình Chương 3 lần trở về nhà. Lần thứ 2 khi chàng về nhà để thông báo cho gia đình về việc họ Vương qua đời và lo việc phúng viếng cũng chính là khi màn gia biến xảy ra tại nhà họ Vương. Phần này kéo dài đến khi Đình Chương đi thi xong, đỗ đạt quay về mới kết thúc. Sự kiện Ngô Đình Chương đi thi đỗ rồi trở về được Tầm Phương nhã tập miêu tả rất sơ lược, đại để là nhân triều đình trị tội kẻ gian thần rồi mở lại khoa thi, Ngô Đình Chương nhận thấy đây là một cơ hội
  2. tốt để rửa oan cho mình bèn lên đường ứng thí. Chàng thi đỗ Hương cống, rồi vào thi tiếp, lại đỗ, được phong làm Hàn lâm Thừa chỉ. Đình Chương lấy lí do chưa có vợ nên dâng tấu xin về cưới vợ, được vua đồng ý. Thế là chàng lên đường trở về. Trong Hoa viên kì ngộ tập, đoạn này được tác giả hết sức chú trọng, thời gian văn bản cũng lớn hơn ở tác phẩm gốc rất nhiều. Triệu sinh gặp gỡ các giai nhân, cùng nhau hoan ái, hẹn ước; việc chàng đi thi là một sự chia cách, đấy là khi các nhân vật có dịp để thể hiện tâm trạng của mình: Lan và Huệ làm rất nhiều thơ từ để diễn tả nỗi tương tư, Triệu sinh gửi thư về cho hai nàng để nói niềm nhung nhớ… Như vậy, đối với Hoa viên kì ngộ tập, sự kiện Triệu sinh đi thi chính là cơ hội để nhân vật bộc lộ thêm cái tài tình của họ, đồng thời sự xa cách cũng như dịp để thử thách tình cảm của tài tử giai nhân, khiến cho quan hệ giữa họ không chỉ đơn thuần là sự say mê hời hợt, nhất thời. Như vậy, Hoa viên kì ngộ tập tuy không có phần gia biến nhưng lại có phần chia li, xa cách; trên thực tế, nó vẫn có kết cấu gồm 4 phần: gặp gỡ - đính ước - chia cách - đoàn tụ. So với tác phẩm gốc, kết cấu này cũng cho thấy sự định hướng rất nhất quán về nội dung của Hoa viên kì ngộ tập. Không chỉ dừng lại ở đó, so sánh hai cốt truyện cho thấy, trong khi tiếp thu ảnh hưởng của Tầm Phương nhã tập, trên định hướng nội dung đã xác định, tác giả Hoa viên kì ngộ tập còn phải lựa chọn các tình tiết phù hợp, tổ chức lại chúng để tình tiết và kết cấu tác phẩm thống nhất với ý đồ nghệ thuật của mình. Về nhân vật, do tỉnh lược cốt truyện nên từ Tầm Phương nhã tập sang đến Hoa viên kì ngộ tập, có 6 nhân vật đã bị loại bỏ, gồm 1. Vu Vân, 2. Tiểu Hoàn (thị nữ của Vu Vân), 3. Vợ cả của họ Vương, 4. Sĩ Bưu (chú của Phượng và Loan), 5. viên quan tham đã ăn tiền của Sĩ Bưu để kết tội Đình Chương, 6. Triệu Ứng Kinh (kẻ định cưỡng hôn Phượng). Bốn nhân vật sau không có vai trò quan trọng trong diễn tiến của câu chuyện diễm tình nên bị loại bỏ là điều dễ hiểu. Nhưng Vu Vân và Tiểu Hoàn là hai nhân vật tham gia trực tiếp vào các cuộc “vui vẻ” của Ngô Đình Chương, tại sao lại bị tác giả Hoa viên kì ngộ
  3. tập cắt bỏ? Đây chính là điểm rất quan trọng thể hiện sự dụng công tìm tòi và ý đồ nghệ thuật của tác giả Hoa viên kì ngộ tập. Trong Tầm Phương nhã tập Vu Vân và Tiểu Hoàn đều là các nhân vật “có vấn đề”. Vu Vân là trắc thất của họ Vương, là dì của Phượng và Loan, tức là có sự chênh lệch về thế hệ. Cảm động trước sự đa tài và đa tình của Đình Chương, lại cám cảnh “kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”, tự nhủ chàng này “hơn Vương lão cả chục lần” nên Vu Vân không ngại ngần thế thân Loan, quan hệ xác thịt với Ngô Đình Chương. Như vậy, Vu Vân đã trái đạo tam tòng, lại vô tình khiến Đình Chương phạm vào tội gian dâm, dưới góc nhìn đạo lí, điều đó cố nhiên là quan hệ bất chính, dù có phủ lên chút màu sắc tài tử giai nhân cũng không thể biện hộ được. Tác giả muốn xây dựng một tiểu thuyết có dáng vẻ tài tử giai nhân, nhân vật đa tài và đa tình, nhưng ở đây khi tài tử chưa chinh phục được giai nhân đã mắc vào tội gian dâm, điều đó hiển nhiên khiến cho hình tượng nhân vật chính ít nhiều bị đổ vỡ. Nhân vật sẽ không phải là đa tài, đa tình mà là đa dục, dâm dục. Thêm nữa, lí do nhân vật Vu Vân bị cắt bỏ có thể còn do nàng không phải là một người con gái còn trong trắng. Điều này có thể được khẳng định thêm qua việc tác giả Hoa viên kì ngộ tập cắt bỏ nhân vật Tiểu Hoàn, thị nữ của Vu Vân. Khi Ngô Đình Chương chiếm đoạt được Tiểu Hoàn, thấy nàng ta có vẻ mạnh mẽ khác thường, hỏi ra mới biết nàng đã từng bị ông chủ họ Vương hái bẻ “nhị đào”, chàng ngậm ngùi thốt lên “tiếc thật, cây hải đường xinh đẹp là thế mà lại bị cây giây leo già quấn quanh”. Vu Vân và Tiểu Hoàn có điểm chung, đều là người đã qua tay ông chủ họ Vương, tức là bố vợ của Ngô Đình Chương sau này; gian díu với những người phụ nữ của nhạc phụ âu cũng là điều nên tránh.
  4. Tiểu Hoàn tuy có góp mặt trong “chiến dịch tình ái” của Đình Chương, nhưng là nhân vật phụ; loại bỏ nhân vật này vì thế không ảnh hưởng gì đáng kể đến diễn tiến của truyện. Nhưng Vu Vân lại hoàn toàn khác, là người có vai trò quan trọng trong các cuộc tình ái của Đình Chương, xuất hiện trong nhiều tình tiết và thời khắc quan trọng, là người đầu tiên quan hệ với Sinh, tạo điều kiện cho Sinh tiếp cận với Phượng, tham mưu cho Sinh sách lược chinh phục đối tượng. Thậm chí sau khi đã chết, lúc truyện sắp đi đến hồi kết thúc, Vu Vân vẫn hiện về gặp Đình Chương trong giấc mộng, thông báo việc tương lai, thổi vào truyện chút không khí kì ảo, huyễn hoặc. Do vậy, khi tác giả Hoa viên kì ngộ tập cắt bỏ nhân vật này sẽ tạo ra những “khoảng trống”, và với những khoảng trống đó, trật tự các sự kiện có thể phải thay đổi khá lớn. Dường như không muốn rơi vào hoàn cảnh đó, tác giả Hoa viên kì ngộ tập đã nghĩ ra một biện pháp ổn thỏa, “lưỡng toàn k ì mĩ”, đó là cho nhân vật Lan đồng thời kiêm hai vai diễn của Vu Vân là Loan nương. Trong truyện Tầm Phương nhã tập, quan hệ giữa Vu Vân và Loan nương là dì cháu, là giữa con gái với vợ của cha. Thêm vào đó, khi Đình Chương xen vào cuộc, ngoài các quan hệ trên, giữa hai người còn là tình địch. Do ghen tuông, nghi ngờ Vu Vân cướp đoạt tình yêu của mình nên khi có sứ giả từ nơi cha nàng đang chinh chiến về nhà, Loan hối lộ sứ giả, giả truyền lệnh cha đòi Vu Vân đến nơi chiến sự, rồi sau đó, vì nhớ nhung sầu muộn, Vu Vân chết tại nơi xa. Trong cái chết đó, cố nhiên Loan chịu trách nhiệm liên đới. Do vậy, cho nhân vật Lan nương kiêm hai vai của Vu Vân và Loan nương không những lấp đầy những khoảng trống do sự vắng mặt của Vu Vân tạo ra, mà còn xóa đi cái tội lỗi hiển nhiên mà Vu Vân và Đình Chương đã phạm phải. Điều này khiến cho cuộc dấn thân của nhân vật chính vào các cuộc tình ái lộ rõ nét tài tử giai nhân; hình tượng các nhân vật đẹp hơn, trong trẻo, thuần chất tài tử giai nhân, và như vậy dễ được chấp nhận hơn.
  5. Sau khi đã cắt bỏ (nhân vật Tiểu Hoàn) và dùng biện pháp đóng thế, các nhân vật tham gia câu chuyện tình ái chuyển đổi tương đương từ Tầm Phương nhã tập sang Hoa viên kì ngộ tập như sau: Ngô Đình Chương = Triệu Kiệu Vu Vân + Phượng = Lan Phượng = Huệ Xuân Anh = Xuân Hoa Thu Thiềm = Thu Nguyệt Ở Tầm Phương nhã tập, cuộc tình của Ngô Đình Chương là cuộc tình tay bảy. Sang Hoa viên kì ngộ tập, do đã cắt và gộp, nên cuộc tình của Triệu Kiệu chỉ còn là cuộc tình tay năm. Nhân vật Lan do kiêm hai vai diễn của Vu Vân và Loan nên chính là hai trong một; nhân vật bị loại bỏ thực sự chỉ có Tiểu Hoàn. Trong Hoa viên kì ngộ tập, số lượng nhân vật tuy giảm, nhưng là giảm theo hướng “tinh tuyển”. Do vậy, yếu tố sắc dục vẫn được đảm bảo một cách tương đối nguyên vẹn. Có thể nói Tầm Phương nhã tập vừa có yếu tố tài tử giai nhân lại vừa có tính chất sắc dục. Đầu truyện, Ngô Đình Chương được giới thiệu là người học rộng, có tài nhả ngọc phun châu, nhưng liền sau đó, do bị cuốn vào các cuộc tình ái liên miên, lại phạm cả những điều cấm kị, rốt cục, yếu tố sắc dục thì mạnh mà yếu tố tài tử giai nhân lại lu mờ. Đến Hoa viên kì ngộ tập, cốt truyện gọn nhẹ và tập trung, nhân vật được tinh giản, ngôn từ được nhã hóa, thêm vào đó tác giả lại tăng cường thêm cho truyện một số lượng khá lớn thơ từ nên yếu tố tài tử giai nhân nổi bật lên bên cạnh yếu tố sắc dục; do vậy đã mang lại hiệu quả nghệ thuật thực sự cho tác phẩm và cũng phù hợp với tâm lí tiếp nhận của người Việt
  6. Tiếp thu cốt truyện từ tác phẩm Tầm Phương nhã tập, tác giả Hoa viên kì ngộ tập đã thể hiện sự dụng công của mình qua việc loại bỏ một số tình tiết và nhân vật, lôgích lại câu chuyện ở một số tình tiết, thay đổi một số yếu tố về nhân danh, địa danh, thời đại… theo hướng Việt hóa, biến một truyện vốn là tiếp thu và viết lại từ tác phẩm Trung Quốc thành một tác phẩm thuần Việt. Hoa viên kì ngộ tập là một dạng “cố sự tân biên”, nhưng tân biên bằng chữ Hán, không hề chuyển thể nên sự phóng tác chỉ khuôn trong một phạm vi nhất định, các chi tiết vay mượn hãy còn rất lớn. Với Lưu sinh mịch liên kí, Hoa viên kì ngộ tập chỉ vay mượn một số chi tiết riêng lẻ thì với Tầm Phương nhã tập, sự vay mượn không chỉ dừng lại ở con số một vài mà là hàng loạt, hàng loạt tình tiết gần như nguyên vẹn. Dưới đây chỉ xin dẫn ra một số ít tình tiết có liên quan đến tính sex, yếu tố được các nhà nghiên cứu cho là “độc đáo”. TẦM PHƯƠNG NHÃ TẬP HOA VIÊN KÌ NGỘ TẬP Anh im lặng hồi lâu rồi Nguyệt im lặng hồi đáp: lâu rồi đáp: - Loan nương là người biết - Huệ nương là người thơ ca, chẳng bằng chàng hãy làm biết chữ, chàng hãy làm một một bài từ để thăm dò xem sao. bài thơ chuyển tới xem sao. Sinh nói: Sinh nói: - Phải lắm! - Hay lắm. Bèn cùng Anh đến thư các. Bèn cùng Nguyệt ra Sinh đang ngẫm nghĩ tìm ý tứ, thấy vườn. Anh đứng bên, mắt long lanh, tóc Sinh vừa tìm bút vừa mây tha thướt, đôi bên nhìn nhau, suy nghĩ, nhìn thấy Nguyệt niềm dục trỗi dậy. Sinh liền nói với mắt long lanh, tóc mây tha
  7. thướt, bèn vứt bút nói rằng: Anh: - Hứng thơ chưa tới, hứng - Tứ thơ chưa đến, tứ xuân đến trước, biết sao đây, sao xuân đến trước. Nàng chính là đây! bài thơ của ta. Sinh bèn kéo Anh đến bên Sinh bèn kéo nguyệt gối... đến bên gối. … Phượng nói: Huệ bèn ôm vào lòng mà nói: - Thiếp không phải người bội tín, nhưng thấy chàng bệnh vừa - Thiếp há phải người khỏi, trong lúc chìm đắm mây mưa, bất cận nhân tình ru? Nhưng liệu có thể kìm chế được ư! Nếu có chàng bệnh nặng vừa thuyên điều không như ý, tuy nói là yêu giảm, không thể vội vàng đam chàng, thực ra là hại chàng đó. mê việc mây mưa. Nay nếu Thiếp nỡ lòng sao? như giữ chữ tín với lời hôm nọ Sinh nghe Phượng nói êm thì ví như người đang ốm mà bắt gánh nặng đi xa, há chẳng tai, cũng không nỡ cưỡng đoạt. phải là cố tình hại chàng đó ư? Sao chàng không lượng xét. Sinh nghe lời Huệ càng cảm thấy trân trọng. Lúc này không nỡ cưỡng đoạt. Nói xong cố sức đẩy Nói xong cố sức đẩy Phượng xuống gối. Phượng cũng Huệ xuống gối. Huệ cũng không dám cưỡng lại, cứ mặc cho không cố chống cự. Sinh cởi bỏ y phục. Trong chăn phỉ Trong đệm phù dung thúy, hải đường máu nhuộm; trên hải đường máu nhuộm, dưới gối tử ương, nhụy quế hương bay. chăn phỉ thúy, đan quế hương Tình nồng đượm, mặc sức vứt tung
  8. hài tất; hứng dâng tràn, quản chi bời bay. Mày ngài liên hồi chớp rối tóc mây. Sinh yêu Phượng đẹp, chớp mặc cho bướm lượn săn mỉm cười khoan thai; Phượng tìm, mắt phượng lim dim mơ thương Sinh bệnh, thẹn thùng khép màng, không cấm ong bay hút mật. Xiêm màu phấp phới nép […]… khác nào mưa trút hoa sen, tóc Đêm ấy, Sinh mê mải vì mây rối bời, hệt như gió thổi dục tình, sắp canh năm mới ngủ. cành dương. Thật là một khắc Đến khi mặt trời chiếu hồng song cửa mà Sinh với Phượng còn kề má ngàn vàng, chỉ giận đêm vui say sưa. Thu Thiềm sợ có người đến quá ngắn. bắt gặp, bèn vén màn, khẽ nói: Đêm ấy, Sinh đã mê - Dương Đài còn chưa tỉnh mẩn vì tình, cho mãi đến khi mặt trời chiếu hồng song cửa sao? mà Sinh với Huệ nương còn Sinh và Phượng giật mình chụm đầu áp má say sưa. choàng tỉnh, chỉnh trang y phục rồi Thu Nguyệt vén màn, dậy. khẽ nói: - Dương Đài còn chưa tỉnh sao? Huệ mới giật mình thức dậy. Sinh cũng từ biệt ra về. Rượu xong, Sinh muốn cầu Tối hôm ấy Sinh đến hoan với Phượng, Phượng từ chối, phòng Huệ, sai Nguyệt mời thưa rằng: Lan vào trướng gấm. Sinh - Mọi việc phải nhường bậc muốn cầu hoan với Huệ, Huệ thưa: tôn trưởng, thiếp đây nào dám. - Mọi việc phải Sinh quay sang Loan, Loan
  9. khẽ nói: nhường bậc tôn trưởng, thiếp không dám hưởng trước. - Lễ dâng người mới, không thể tiếm lạm. Sinh ôm Lan vào Hai người nhường nhau hồi lòng, cầu hoan với Lan. Lan cũng ngượng ngùng: lâu, Sinh cũng không thể nghĩ ra cách nào vẹn toàn, bèn nói: - Thiếp không dám! - Loan không đố kị, Hai người nhường Phượng chẳng thiên tư, cả hai kiêm nhau hồi lâu, Sinh cũng không thành, cũng nên kiêm ái. thể tự chủ được nữa bèn một Rồi một tay kéo tay Loan, tay kéo lấy vai Lan, tay kia mân mê vú Huệ, mặc sức đùa một tay vỗ vai Phượng, cùng vào trong màn là. Hai nàng tuy kìm chế cợt trong chăn phỉ thúy, tận dục tình, nhưng rồi cũng đều bị Sinh hưởng cuộc hoan lạc trong cõi cuốn vào dục hứng. Đêm ấy cùng nhân gian, không biết Sinh là gối gối dài, đắp chăn lớn, hai mĩ nữ, Sinh, Lan Huệ là Lan Huệ nữa. một nam nhân, cuộn tròn như rắn ấp, sát cạnh tựa chim liền cánh, chừng chẳng còn biết Sinh là Sinh, Loan Phượng là Loan Phượng nữa. Loan hẹn Phượng cùng Sinh nói: mang rượu đến chúc mừng Sinh. - Đối ẩm trước hoa, Đến nơi, Sinh nói: vào xuân dưới trăng có thể gọi - Dịp may khó gặp, không là việc vui thú trên đời đó. thể chỉ vui riêng mình, như nàng Nhưng ta nay được cuộc gặp Anh và nàng Thiềm, cũng nên góp gỡ tốt lành này, thì cô Hoa cô mặt. Nguyệt quả là có công. Đêm nay hãy cùng các cô chung Hai nàng đều đồng ý. vui, hai nàng thấy thế nào?
  10. Hai nàng đều đồng ý. Sinh hứng tình không thể Ca vừa xong thì Sinh kìm được, muốn cầu hoan với kéo Huệ đè xuống. Huệ nói: Phượng. Phượng nói: - Trăng sáng giữa trời - Trong ánh trăng tỏ ngời, thế kia, sao có thể làm vậy? sao có thể làm chuyện ấy! Sinh nói: Sinh nói: - Bể biếc trời xanh - Quảng Hàn muốn vậy mà cũng chiều lòng, Quảng Hàn chẳng được, há lại ghen với nhau muốn vậy mà không được, há lại ghen nhau sao? ru? Liền cùng Phượng giao Rồi đẩy ngã vào hoan giữa đệm. Xong, Anh đốt thêm trong đệm, phỉ sức mây mưa. hương, Thiền rót thêm rượu, Loan Xong rồi sinh lại kéo Lan, Lan dậy chúc mừng Sinh. Sinh nói: cũng không chống lại. Bắt - Hãy đợi vui xong rồi cùng chước theo hình dáng chim vụ, phỏng học theo tư thái uống, nên chăng? uyên ương, quả là niềm cực Bèn cợt nhả với Loan, lạc trong cõi nhân gian. Sau Loan cũng không phản đối. Sinh đó đến Xuân Hoa. Lúc Xuân nhân đó được giải phần tửu hứng. Hoa giao hợp với Sinh, lòng Song e ơn huệ ban xuống không xuân rạo rực, mặc cho Sinh đều, lại muốn cầu hoan với Anh. muốn làm gì thì làm, không hề Anh nhân lúc Sinh giao hoan với các mảy may khó khăn. Sau đó nàng kia, tình đã phiêu bồng, mặc đến Nguyệt, Nguyệt không chi Sinh tùy ý thích, không hề gây chịu. Sinh nói: khó khăn. Thiềm xem tình thế thì - Đất đai trong thiên hẳn Sinh sẽ tìm đến mình nên trốn trước. Khi Sinh tỉnh dậy không thấy hạ, mười phần ta đã có được tám chín, nay chỉ còn mảnh Thiềm đâu […]…
  11. Tìm kiếm khắp chốn, thấy đất nhỏ bằng viên đạn, sao Thiềm ở bên giàn hoa phù dung, dám chống cự vương sư? dưới cây hòe, Sinh cười nói: Rồi bế vào trong - Nàng cố ý làm khó ta, giờ đệm, mặc sức mây mưa. Hoa trốn đi đâu! binh nguyệt trận, nhung mã Không đợi có gối chăn, liền tung hoành. Giao hoan xong, cùng Thiền vui cợt. Sinh đương cao Sinh lại cùng hai nàng đối ẩm. hứng, lại có hơi men, Thiềm không Mãi đến khi trăng lặn sau núi, cự nổi. Đương lúc mải mê thì Loan bất giác say mèm. Các nàng Phượng và Xuân Anh vừa đến, liền vực chàng vào ngủ. ngăn lại. Đêm ấy, Sinh uống say túy lúy, các nàng đều uống say, canh năm mới dứt, ai về phòng ấy. Như vậy, Hoa viên kì ngộ tập là tác phẩm viết dưới ảnh hưởng của bộ tiểu thuyết Quốc sắc thiên hương thời Minh, trong đó ảnh hưởng của Lưu sinh mịch liên kí và Tầm Phương nhã tập là lớn nhất. Lưu sinh mịch liên kí chỉ ảnh hưởng tới Hoa viên kì ngộ tập ở một số tình tiết lẻ tẻ. Tác phẩm chính yếu mà tác giả Hoa viên kì ngộ tập dựa vào là Tầm Phương nhã tập. Song tuy bị ảnh hưởng sâu nặng bởi Tầm phương nhã tập nhưng Hoa viên kì ngộ tập không phải là sự tiếp thu y nguyên, toàn bộ mà chỉ là tiếp thu một bộ phận căn bản, cốt tủy của tác phẩm gốc, rồi tổ chức lại cốt truyện, cách tân theo hướng Việt hóa, giản hóa và nhã hóa... Kết quả là đã tạo tác ra một tác phẩm mới có dáng dấp Việt Nam với cốt truyện gọn nhẹ và mạch lạc, nhân vật được tinh giản, yếu tố sắc dục tuy vẫn đậm đặc nhưng đã được nhã hóa bởi yếu tố tài tử giai nhân, khiến truyện đôi chỗ miêu tả dục tình một cách bạo dạn, lộ liễu mà không gợi lên cho người đọc cảm giác tục tĩu, thô bỉ. Trên căn bản, sự tiếp nhận và sáng tân của tác giả Hoa viên kì ngộ tậpkhiến cho tác phẩm tuy là “viết lại” nhưng nhiều chỗ đã vượt lên một tầm cao mới so với tác phẩm gốc./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0