HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN – NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Thực trạng hiện nay?<br />
<br />
Bạn hẳn đã từng biết đến những câu tục ngữ thân quen “Phi thương bất phú”/ “Buôn tày bán <br />
vã không đã hà tiện” … răn dạy con người về việc làm giàu, tính tiết kiệm và cẩn trọng trong <br />
quản lý tiền bạc.<br />
<br />
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta càng phải đối mặt đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc <br />
sống liên quan đến việc quản lý tài chính như thu nhập, chi tiêu, đầu tư… Điều này càng trở <br />
nên cấp thiết khi chúng ta đang sống trong một thế giới bấp bênh với rất nhiều nguy cơ về <br />
khủng hoảng kinh tế, công ăn việc làm, các biến động địa chính trị vĩ mô…<br />
<br />
Tại Việt Nam, vấn đề hoạch định tài chính cho cá nhân và gia định chưa được đại đa số công <br />
chúng nhận thức và quan tâm đúng mức.<br />
Có một thực tế xã hội: nhiều gia đình Việt Nam thuộc dạng nghèo mặc dù họ tự nhận mình <br />
là “vừa đủ sống”. Đa số chỉ tính tới những nhu cầu trước mắt, mà không hoàn toàn có nhiều <br />
kế hoạch cho tương lai. Giới trẻ có công ăn việc làm ổn định, có thu nhập lại có xu hướng, <br />
làm ra bao nhiêu xài hết bấy nhiêu!<br />
<br />
Ta dễ dàng bắt gặp nhiều người tuy đã 4050 tuổi mà vẫn loay hoay trong việc an cư và chi <br />
tiêu hằng ngày, chưa nói gì tới chuyện cho con cái học đại học, cao học, hay hôn nhân, hay <br />
kế hoạch nghỉ hưu, và sát sườn hơn nữa là các phương án tài chính dành cho việc chăm sóc <br />
sức khỏe. Không phải ngẫu nhiên, quốc tế đánh giá bệnh ung thư đang làm cho các nạn nhân <br />
và gia đình bệnh nhân Việt Nam luôn kết thúc bằng tử vong và khánh kiệt.<br />
<br />
Điều này một phần bắt nguồn từ việc thiếu cơ hội được đào tạo và trang bị nhận thức về <br />
việc lập một “kế hoạch tài chính cá nhân” là như thế nào cho mỗi cá nhân người Việt ngay <br />
từ khi đang trong thời gian cắp sách đến giảng đường đại học!<br />
<br />
Tầm quan trọng của kế hoạch tài chính cá nhân<br />
<br />
Nếu bạn không có kế hoạch tài chính cá nhân bạn sẽ thiếu định hướng tài chính và rất dễ <br />
gặp phải những rủi ro trong dài hạn. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của <br />
bạn theo nhiều cách, từ không có khả năng chi tiêu đến việc không có được sự an tâm về tài <br />
chính, nó chi phối tất cả các khía cạnh khác trong cuộc sống của bạn.<br />
<br />
Vậy việc lập một kế hoạch tài chính cá nhân là làm những gì? Lập kế hoạch tài chính có <br />
nghĩa là bạn phải vạch ra trước mục tiêu tài chính, tài sản, những khoản chi tiêu và thu nhập, <br />
có thể là chi phí cho giáo dục đại học của con cái, định hướng cho các khoản đầu tư để nó đi <br />
đúng trên con đường dẫn đến sự giàu có, sở hữu một ngôi nhà hay xe hơi đúng thời điểm, đi <br />
du lịch và mua sắm lớn có kế hoạch, và nghỉ hưu ở độ tuổi mong ước…<br />
<br />
Thực tế tại các nền kinh tế phát triển trên thế giới và ngay trong khu vực ASEAN, việc <br />
hoạch định tài chính cá nhân tốt sẽ giúp con người tiệm cận đến mức độ tự do tài chính, góp <br />
phần phát triển và tổng hợp hiệu quả nguồn lực xã hội phục vụ phát triển. Bài viết dưới đây <br />
nhằm giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về hoạch định tài chính cá nhân.<br />
<br />
Hoạch định/ Kế hoạch tài chính cá nhân là gì?<br />
<br />
Hoạch định tài chính cá nhân là quá trình phân tích hiện trạng tài chính của cá nhân/gia đình; <br />
xây dựng các mục tiêu tài chính trong ngắn hạn và dài hạn đồng thời thiết lập các biện pháp <br />
thực hiện phù hợp với điều kiện cụ thể. Cụ thể, việc hoạch định tài chính cá nhân hỗ trợ cho <br />
mỗi người thực hiện việc ra quyết định trên 3 lĩnh vực lớn: Chi tiêu tài chính (chi tiêu hàng <br />
ngày, chi tiêu mua sắm tài sản lớn, chi tiêu cho các hoạt động giải trí…); tích lũy tài chính <br />
(tiết kiệm nhằm đảm bảo an toàn tài chính) và chia sẻ tài chính (chia sẻ các hoạt động từ <br />
thiện, phát triển cộng đồng…).<br />
<br />
Các yếu tố quan trọng trong việc hoạch định tài chính cá nhân?<br />
<br />
Như đã trình bày, kế hoạch tài chính cá nhân thường rất khác nhau tùy thuộc rất lớn vào <br />
nguồn thu nhập, nhu cầu sinh hoạt và mục tiêu sống của mỗi người, mỗi gia đình. Tuy vậy, <br />
mọi hoạt động hoạch định tài chính cá nhân đều bao gồm các bước quan trọng sau:<br />
<br />
Xác định hiện trạng tài chính cá nhân: Đây là bước đầu tiên của việc hoạch định tài <br />
chính cá nhân. Tại giai đoạn này, bạn cần chuẩn bị một danh mục tất cả các thông tin <br />
về thu nhập, tiết kiệm, chi tiêu và các khoản nợ. Các thông tin này sẽ đóng vai trò quan <br />
trọng trong việc xác định các mục tiêu tài chính phù hợp với năng lực thu nhập hiện <br />
tại và thu nhập tiềm năng.<br />
<br />
Xác định mục tiêu tài chính: đây thực chất là tiến trình xác định và phân biệt rõ nhu <br />
cầu và ham muốn của bạn. Bạn phải trả lời một số câu hỏi về xu hướng của bạn về <br />
việc tiêu tiền như thế nào, tại sao bạn lại có xu hướng như vậy? Các xu hướng này là <br />
do bản thân bạn xác định trên cơ sở hiểu biết thực tế về năng lực tài chính hay bị các <br />
yếu tố bên ngoài chi phối? Các ưu tiên tài chính của bạn thực sự bắt nguồn từ sức ép <br />
xã hội, nhu cầu thiết thực hay đơn giản chỉ là ham muốn về sự tiêu dùng xa hoa??… <br />
Việc xác lập mục tiêu tài chính là yếu tố quan trọng trong hoạch định tài chính cá <br />
nhân.<br />
<br />
Xác định các phương án hành động dự phòng thay thế: Việc xác định các phương án <br />
hành động dự phòng thay thế là rất quan trọng. Điều này giúp cho việc thực hiện kế <br />
hoạch không bị động khi có các yếu tố ảnh hưởng xảy ra; Việc xác định phương án <br />
thực hiện dự phòng không cần chi tiết đến từng bước thực hiện kế hoạch nhưng nó <br />
cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch khi bạn quyết định sử dụng phương án <br />
thay thế.<br />
<br />
Đánh giá các phương án thực hiện dự phòng thức thay thế: Việc đánh giá các phương <br />
án hành động thay thế liên quan đến việc đánh giá chi phí cơ hội; đánh giá các rủi ro <br />
liên quan trên cơ sở tổng hợp các thông tin nhằm trả lời các câu hỏi về rủi ro lạm phát; <br />
rủi ro về lãi suất; rủi ro về thu nhập; rủi ro cá nhân; rủi ro về thanh khoản.<br />
<br />
Lên kế hoạch chi tiết và triển khai kế hoạch: Đây là việc tổng hợp khung hành động <br />
trên cơ sở cân nhắc các yếu tố đã nêu nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra. Việc triển <br />
khai kế hoạch nên có sự hỗ trợ của một bên thứ ba nhằm đảm bảo việc thực hiện kế <br />
hoạch của bản thân bạn theo đúng lịch trình. Thông thường các bên thứ ba chính là các <br />
đơn vị cung cấp dịch vụ hoạch định và giám sát thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.<br />
<br />
Đánh giá kết quả thực hiện và điều chỉnh kế hoạch tài chính cá nhân:<br />
<br />
Kế hoạch hóa tài chính cá nhân là cả một quá trình liên tục và không có điểm dừng. Bạn cần <br />
có sự đánh giá định kỳ kết quả thực hiện nhằm có những điều chỉnh hiệu quả. Kỳ đánh giá <br />
thông thường là hàng năm. Việc thay đối bất cứ một yếu tố nào đó thuộc cá nhân, xã hội và <br />
kinh tế vĩ mô cần được đánh giá một cách kỹ lưỡng. Khi cuộc sống xuất hiện những thay <br />
đổi ảnh hưởng đến nhu cầu tài chính của bạn, tiến trình đánh giá và điều chỉnh này giúp bạn <br />
thích nghi nhanh với những thay đổi đó một cách hiệu quả và bền vững.<br />