intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỒI SỨC TIM PHỔI

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

233
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hồi sức tim phổi là một kỹ thuật cứu sinh hữu ích trong nhiều tình huống cấp cứu, bao gồm đau tim hoặc đuối nước, trong đó nạn nhân bị ngừng thở hoặc ngừng tim. Hồi sức tim phổi bao gồm hà hơi thổi ngạt miệng-miệng và bóp tim ngoài lồng ngực để giữ cho máu có oxy đến được não và các cơ quan trọng yếu khác cho đến khi việc điều trị chính qui hơn có thể phục hồi nhịp tim bình thường. Khi tim ngừng đập, tình trạng thiếu máu có oxy trong vòng vài phút...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỒI SỨC TIM PHỔI

  1. HỒI SỨC TIM PHỔI Hồi sức tim phổi là một kỹ thuật cứu sinh hữu ích trong nhiều tình huống cấp cứu, bao gồm đau tim hoặc đuối nước, trong đó nạn nhân bị ngừng thở hoặc ngừng tim. Hồi sức tim phổi bao gồm hà hơi thổi ngạt miệng-miệng và bóp tim ngoài lồng ngực để giữ cho máu có oxy đến được não và các cơ quan trọng yếu khác cho đến khi việc điều trị chính qui hơn có thể phục hồi nhịp tim bình thường. Khi tim ngừng đập, tình trạng thiếu máu có oxy trong vòng vài phút có thể gây tổn thương não không hồi phục. Tử vong sẽ xảy ra trong vòng 8 - 10 phút. Thời gian là rất cấp bách khi bạn phải giúp một người đang bất tỉnh và bị ngừng thở. Trước khi bắt đầu Hãy đánh giá tình hình trước khi bắt đầu hồi sức tim phổi  Người bệnh tỉnh hay không tỉnh 
  2. Nếu người bệnh có vẻ bất tỉnh, hãy đập hoặc lắc vào vai nạn  nhân và hỏi to “Anh (chị) không sao chứ?” Nếu người bệnh không phản ứng, hãy gọi cấp cứu hoặc nhờ ai  đó gọi cấp cứu. Nhưng nếu bạn có một mình và nạn nhân là trẻ em hoặc trẻ từ 1 - 8 tuổi, hãy tiến hành hồi sức tim phổi trong 2 phút trước khi gọi cấp cứu. Đường thở: Làm thông đường thở Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng vững chắc  Quì xuống cạnh cổ và vai nạn nhân  Mở thông đường thở của nạn nhân bằng cách đẩy cằm lên. Đặt  lòng bàn tay bạn lên trán của nạn nhân và đẩy nhẹ xuống. Sau đó dùng tay kia đẩy nhẹ cằm ra trước để mở thông đường thở. Kiểm tra nhịp thở bình thường, tiến hành nhanh, không quá 10  giây: Tìm cử động của ngực, nghe tiếng thở, và cảm nhận hơi thở của nạn nhân vào má hoặc tai bạn. Đừng coi tiếng thở hổn hển là bình thường. Nếu nạn nhân không thở bình thường hoặc bạn không dám chắc, hãy bắt đầu hà hơi thổi ngạt kiểu miệng-miệng.
  3. Thổi ngạt: Thở cho nạn nhân Hà hơi thổi ngạt có thể thực hiện theo kiểu miệng-miệng hoặc  miệng-mũi nếu miệng bị tổn thương nặng hoặc không thể mở được Khi đường thở đã thông (bằng cách đẩy cằm ngửa lên trên), hãy  kẹp chặt mũi nạn nhân để hà hơi thổi ngạt miệng-miệng và áp miệng bạn vào miệng nạn nhân. Chuẩn bị thổi ngạt hai hơi. Thổi ngạt hơi thứ nhất - kéo dài một  giây - và nhìn xem lồng ngực có nâng lên không. Nếu không, thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không nâng lên, đẩy cằm ngửa lên trên lại và thổi ngạt lần thứ hai. Bắt đầu bóp tim ngoài lồng ngực.  Bóp tim ngoài lồng ngực: Phục hồi tuần hoàn máu Đặt gốc cổ tay lên giữa ngực nạn nhân, giữa các xương sườn.  Đặt tay kia lên trên tay này. Giữ cho lông mày của bạn thẳng và tư thế bả vai thẳng góc với bàn tay.
  4. Dùng sức nặng của thân trên (chứ không phải chỉ của cánh tay)  khi bạn ấn thẳng lồng ngực xuống khoảng 3, 5 - 5cm. Ấn mạnh và nhanh - ấn 2 lần mỗi giây, hoặc khoảng 100 lần/phút. Sau khi ấn 30 cái, đẩy đầu ngửa ra sau và nâng cằm lên để mở  đường thở. Chuẩn bị thổi ngạt hai hơi. Kẹp chặt mũi và thổi vào miệng nạn nhân trong 1 giây. Nếu lồng ngực phồng lên, thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không phồng lên, đẩy cằm ngửa lại và thổi ngạt lần thứ hai. Đó là một chu kỳ. Nếu có thêm người, hãy đề nghị người đó thổi ngạt hai hơi sau khi bạn ấn ngực 30 cái. Nếu nạn nhân chưa cử động sau 5 chu kỳ (khoảng 2 phút) và có  sẵn máy khử rung tim ngoài tự động, hãy mở máy và làm theo hướng dẫn. Nếu bạn chưa được đào tạo về cách sử dụng máy khử rung, nhân viên trực tổng đài cấp cứu có thể hướng dẫn cho bạn. Nhân viên được đào tạo tại nhiều địa điểm công cộng cũng có thể cung cấp và sử dụng máy khử rung tim ngoài. Sử dụng miếng đệm dành cho trẻ em, nếu có, cho trẻ từ 1 - 8 tuổi. Nếu không có miếng đệm dành cho trẻ em, hãy dùng loại dành cho người lớn. Không dùng máy khử rung ngoài cho trẻ dưới 1 tuổi. Nếu không có máy khử rung ngoài, hãy làm theo bước 5 dưới đây.
  5. Tiếp tục hồi sức tim phổi cho đến khi có dấu hiệu cử động hoặc  cho đến khi nhân viên y tế tiếp nhận nạn nhân. Hồi sức tim phổi ở trẻ em Qui trình hồi sức tim phổi cho trẻ từ 1 - 8 tuổi về cơ bản giống như qui trình dành cho người lớn. Những khác biệt gồm: Thực hiện 5 chu kỳ ấn tim và thổi ngạt trên trẻ - điều này mất  khoảng 2 phút - trước khi gọi cấp cứu, trừ khi có người khác gọi cấp cứu trong khi bạn chuyên tâm vào trẻ. Chỉ dùng một tay để ấn tim.  Thổi ngạt nhẹ nhàng hơn  Sử dụng nhịp ấn tim/thổi ngạt như ở người lớn: 30 lần ấn tim  tiếp theo là hai lần thổi ngạt. Đó là một chu kỳ. Sau hai hơi thổi ngạt, ngay lập tức bắt đầu chu kỳ ấn tim và thổi ngạt tiếp theo. Tiếp tục cho đến khi nạn nhân cử động hoặc đến khi có sự trợ giúp. Tiến hành hồi sức tim phổi ở trẻ nhỏ Phần lớn các trường hợp ngừng tim ở trẻ dưới 1 tuổi là do thiếu oxy, như trong trường hợp đuối nước hoặc sặc. Nếu bạn biết trẻ bị tắc đường hô
  6. hấp, trước tiên hãy áp dụng biện pháp sơ cứu cho trường hợp sặc. Nếu bạn không biết tại sao trẻ ngừng thở, hãy tiến hành hồi sức tim phổi. Để bắt đầu, hãy đánh giá tình hình. Vỗ vào trẻ và xem trẻ có đáp ứng, như cử động hay không, nhưng đừng lắc mạnh trẻ. Nếu không có đáp ứng, hãy thực hiện qui trình hồi sức tim phổi và gọi cấp cứu như sau: Nếu bạn chỉ có một mình và trẻ cần hồi sức tim phổi, hãy tiến  hành hồi sức tim phổi trong 2 phút - khoảng 5 chu kỳ - trước khi gọi cấp cứu. Nếu có thêm người, hãy nhờ người đó gọi cấp cứu ngay trong  khi bạn chăm sóc cho trẻ. Đường thở: Khai thông đường thở Đặt trẻ nằm ngửa trên bề mặt cứng, phẳng như mặt bàn, sàn nhà  hoặc nền đất. Đẩy đầu ngửa nhẹ ra sau bằng cách dùng một tay đẩy cằm lên  và tay kia ấn trán xuống.
  7. Trong thời gian không quá 10 giây, ghé tai vào sát miệng trẻ và  kiểm tra hơi thở. Tìm chuyển động của ngực, nghe tiếng thở, và cảm nhận hơi thở trên má và tai bạn. Nếu trẻ không thở, bắt đầu thổi ngạt miệng-miệng ngay.  Thổi ngạt: Thở cho trẻ Áp miệng của bạn trùm lên cả miệng và mũi trẻ.  Chuẩn bị thổi ngạt hai hơi. Dùng sức của má để thổi nhẹ không  khí (thay vì thở sâu từ phổi) để từ từ thổi vào miệng trẻ trong một giây. Nhìn xem lồng ngực của trẻ có phồng lên không. Nếu có, thổi ngạt hơi thứ hai. Nếu lồng ngực không phồng lên, đẩy đầu trẻ ngửa trở lại và thổi ngạt lần hai. Nếu lồng ngực vẫn không phồng lên, kiểm tra miệng trẻ để đảm  bảo không có dị vật bên trong. Nếu có dị vật, dùng ngón tay lấy nó ra khỏi miệng trẻ. Nếu đường thở có vẻ bị tắc nghẽn, tiến hành sơ cứu như với trẻ bị sặc. Bắt đầu bóp tim - xem phần “Bóp tim ngoài lồng ngực” dưới  đây
  8. Bóp tim ngoài lồng ngực: Phục hồi tuần hoàn máu Tưởng tượng một đường thẳng chạy ngang nối hai núm vú của  trẻ. Đặt hai ngón tay của một bàn tay ở giữa ngực ngay dưới đường này. Ấn nhẹ lồng ngực xuống khoảng 1/3 đến 1/2 chiều sâu của lồng  ngực. Đếm to trong khi bạn ấn với nhịp khá nhanh. Bạn cần ấn với tốc  độ khoảng 100 lần/phút. Cứ sau 30 lần ấn lại thổi ngạt hai hơi.  Thực hiện hồi sức tim phổi trong khoảng 2 phút trước khi gọi  giúp đỡ trừ khi có người khác gọi cấp cứu trong khi bạn chăm sóc cho trẻ. Tiếp tục hồi sức tim phổi cho đến khi bạn thấy các dấu hiệu  sống hoặc cho đến khi có nhân viên y tế đến tiếp nhận nạn nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2