intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỒI SỨC TIM - PHỔI SỐ 2 - Phần 1

Chia sẻ: Nuyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

98
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

HỒI SỨC TIM-PHỔI (CPR : CARDIOPULMONARY RESUSCITATION) NGHĨA LÀ GÌ ? Đối với hầu hết mọi người, hồi sức tim-phổi (CPR) để chỉ BLS (basic life support, hồi sức tim-phổi cơ bản), bao gồm hô hấp cấp cứu (rescue breathing) và xoa bóp lồng ngực kín (closed-chest compressions). Đối với nhân viên y tế, thuật ngữ chỉ rộng rãi hơn và bao gồm ACLS (advanced cardiac life support, hồi sức tim-phổi cao cấp), PALS (pediatric life support), và ATLS (advanced trauma life support). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỒI SỨC TIM - PHỔI SỐ 2 - Phần 1

  1. HỒI SỨC TIM - PHỔI SỐ 2 Phần 1 (CARDIOPULMONARY RESUSCITATION) 1/ HỒI SỨC TIM-PHỔI (CPR : CARDIOPULMONARY RESUSCITATION) NGHĨA LÀ GÌ ? Đối với hầu hết mọi người, hồi sức tim-phổi (CPR) để chỉ BLS (basic life support, hồi sức tim-phổi cơ bản), bao gồm hô hấp cấp cứu (rescue breathing) và xoa bóp lồng ngực kín (closed-chest compressions). Đối với nhân viên y tế, thuật ngữ chỉ rộng rãi hơn và bao gồm ACLS (advanced cardiac life support, hồi sức tim-phổi cao cấp), PALS (pediatric life support), và ATLS (advanced trauma life support).
  2. 2/ KHI NÀO THÌ HỒI SỨC TIM-PHỔI (CPR) ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH ? - Hồi sức tim-phổi nên được thực hiện cho những ai muốn được hồi sức, miễn là có một cơ may đáng kể hồi phục có ý nghĩa. Khi ước muốn của bệnh nhân không rõ ràng, hồi sức tim-phổi cần được phát khởi ; sự hổ trợ có thể được rút đi vào một thời điểm sau đó. - Dĩ nhiên không nên bắt đầu hồi sức tim-phổi nơi bệnh nhân NTBR (“ not to be resuscitated ”, không phải hồi sức) hay DNR (“ do not resuscitate ”, đừng hồi sức). - Điều chủ yếu là bắt đầu CPR càng nhanh càng tốt, vì lẽ mỗi giây trôi qua đều là quan trọng. 3/ TỶ LỆ NGỪNG TIM-PHỔI DO ĐIỀU TRỊ (IATROGENIC CARDIOPULMONARY ARREST) ? Ngừng tim do điều trị có lẽ xảy ra quá thường hơn điều ta nghĩ. Không nghi ngờ gì, những sai lầm do bỏ sót hay ủy thác góp phần vào tỷ lệ và tiên lượng xấu của ngừng tim-phổi trong bệnh viện (in-hospital cardiopulmonary arrests). Trong một công trình nghiên cứu của Bedell và Fulton trên 562 trường hợp ngừng tim-hô hấp trong bệnh viện, một chẩn
  3. đoán quan trọng không được nghỉ ngờ hiện diện (và không được chứng tỏ bởi giải phẫu tử thi) trong 14% các trường hợp. Hai chẩn đoán bỏ sót thông thường nhất là nghẽn mạch phổi (pulmonary embolus) và nhồi máu ruột (bowel infarction), hai bệnh lý này hợp lại chịu trách nhiệm 89% tất cả các tình trạng bệnh lý bị bỏ sót. Những xem xét lại cho thấy rằng, có lẽ có đến 15% các trường hợp ngừng tim trong bệnh viện (in-hospital arrests) là có thể tránh được. Những trường hợp này có thể được quy cho suy hô hấp và xuất huyết, thường không được phát hiện hay được chẩn đoán quá muộn ; những khác thường trong các dấu hiệu sinh tồn và những kêu ca của bệnh nhân (đặc biệt là khó thở) thường bị phớt lờ. Hầu như mọi thủ thuật, bao gồm soi thực quản-dạ dày-tá tràng (EGD : esophagogastroduodenoscopy), soi phế quản (bronchoscopy), thiết đặt đường tĩnh mạch trung ương, và CT scan bụng với chất cản quang, đôi khi đã được liên kết với một ngừng tim. Sự sử dụng thiếu cân nhắc lidocaine, các thuốc ngủ-an thần (sedative-hypnotics), và các chất nha phiến (opiates) chủ yếu chịu trách nhiệm những ngừng tim-hô hấp như thế khắp bệnh viện. Monitoring huyết động cẩn thận, đặc biệt là puse oxymetry, với một người theo dõi tận tụy có thể làm giảm sự xảy ra biến chứng dễ tránh được này. 4/ ABC CỦA HỒI SINH
  4. Airway (đường dẫn khí), breathing (thông khí), và circulation (tuần hoàn). 5/ HỒI SỨC TÌM-HÔ HẤP CƠ BẢN (BLS) ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THỂ NÀO ? ABC hướng dẫn, streamline, và tổ chức sự hồi sinh của tất cả bệnh nhân bất tỉnh hay trong tình trạng cực kỳ tim-phổi : Airway (đường dẫn khí). Đường hô hấp của bệnh được mở ra bằng cách thực hiện thủ thuật nghiêng đầu- nâng cằm (head tilt-chin lift) hay đẩy hàm (jaw thrust). Những thủ thuật này làm xê dịch hàm dưới ra phía trước, do nâng lưỡi và nắp thanh quản ra khỏi lỗ thành môn (glottic opening). Để giúp cải thiện sự thông thương đường dẫn khí, miệng và khẩu hầu được hút (nếu có sẵn máy hút), tiếp đến là đặt một canun bằng plastic vào khẩu hầu hay tỵ hầu (oropharyngeal or nasopharyngeal airway). Breathing (thông khí). Một khi đường dẫn khí đã được mở, sự thích đáng của hô hấp cần được xác định. Nếu cần thiết, hỗ trợ hô hấp bằng cách thực hiện thông khí miệng-miệng (mouth-to-mouth), miệng-mặt nạ (mouth- to-mask), hay túi-van-mặt nạ (bag-valve-mask). Đối với bệnh nhân ngừng thở, hãy cho hai thông khí (rescue breathing). Kỹ thuật tùy thuộc bối cảnh
  5. lâm sàng, dụng cụ có sẵn, kỹ năng và đào tạo của người sơ cứu. Ngoài ra, để tránh thổi vào dạ dày, với hậu quả là mửa và hít dịch, ta nên cho những thông khí hô hấp chậm, đều, cho phép khí được thở ra hoàn toàn. Hơn nữa, việc giữ ở mức thấp những áp lực cao điểm lúc thở vào (peak inspiratory pressures) và sử dụng thủ thuật Sellick (dùng ngón tay đè vào s ụn nhẫn) có thể làm giảm nguy cơ bị rủi ro này. Circulation (tuần hoàn). Sau khi mở đường dẫn khí và đánh giá hô hấp, kiểm tra tuần hoàn tự phát (spontaneous circulation) bằng cách ấn chẩn mạch cảnh (carotid pulse). Nếu bệnh nhân vô mạch, hãy bắt đầu xoa bóp lồng ngực. Đặt các gót của các bàn tay, gót này trên gót kia, trên nửa dưới của xương ức, khoảng hai khoát ngón tay trên mũi ức (xiphoid process). Cẩn thận tránh các xương sườn và mũi ức, bởi vì gãy một trong hai có thể rất tai hại. Đè ép lồng ngực nhịp nhàng và mạnh, khoảng 100 lần mỗi phút. Sức đè đủ để ấn ngực xuống 4-5 cm. Nếu chỉ có một người sơ cứu, chuỗi hồi sức được khuyến nghị là 32 bóp tim, theo sau bởi hai thông khí, được lập lại liên tục cho đến khi cứu giúp đến. Nếu có hai người sơ cứu, một thông khí được cho sau mỗi 5 xoa bóp ngực, được lập lại liên tục cho đến khi có nhiều cứu giúp hơn đến.
  6. Một khi đã xác lập rằng một bệnh nhân trưởng thành trong tình trạng bất tỉnh, nên báo cho EMS (emergency medical service) trước khi tiếp tục với ABC nếu chỉ có một mình trong môi trường ngoài bệnh viện. Trong môi trường bệnh viện, nên gọi cứu giúp ngay. Cần ghi nhận là CPR lý tưởng nên được thực hiện bởi những người có giấy chứng nhận của AHA (American Heart Association). Để được giấy chứng nhận này phải tham gia 1 hay 2 buổi đào tạo bởi các huấn luyện viên lành nghề. 6/ CÓ NHỮNG NGOẠI LỆ CHO QUY TẮC ABC KHÔNG ? Không. Tùy theo tình huống lâm sàng, phương cách xử trí có thể thận trọng hơn hay các phương pháp có thể bị giới hạn hơn, nhưng ABC là cơ bản của hồi sức tim-phổi (CPR). Thí dụ, khi một bệnh nhân, đang được monitoring, đột ngột bị tim nhịp nhanh thất vô mạch (pulseless ventricular tachycardia) hay rung thất (ventricular tachycardia), thì ưu tiên trước tiên là khử rung (electrical defibrillation). Trong khi chờ đợi máy khử rung (defibrillator), thông khí túi-van-mặt nạ (bag-valve-mask ventilation) (airway, breathing) và xoa bóp ngực (tuần hoàn) phải được khởi động và thực hiện. Tuy nhiên không bao giờ được trì hoãn khử rung để thực hiện nội thông khí quản hay thiết đặt đường tĩnh mạch. Ngay cả trong ATLS, airway và breathing được đánh giá và đảm bảo bởi bất cứ kỹ thuật nào (không nhất
  7. thiết nội thông khí quản) trước khi những vấn đề tuần hoàn được xử lý. Như thế, trong trường hợp ngừng tim do chấn thương (traumatic cardiac arrest), hồi sức tim-phổi ngực đóng (closed-chest CPR) và ACLS được thực hiện trong khi nguyên nhân của ngừng tim nhanh chóng được xác định và điều trị. 7/ MÁU CHẢY NHƯ THỂ NÀO TRONG ĐÈ ÉP NGỰC NGỰC KÍN (CLOSED-CHEST COMPRESSIONS) ? Hai mô hình cơ bản phát xuất từ các nghiên cứu động vật giải thích chuyển động của máu trong lúc xoa bóp ngực kín (close-chest compression). Trong mô hình bơm tim (cardiac pump model), tim được đè ép giữa xương ức và xương sống. Kỳ thu tâm xảy ra khi tim bị đè ép ; các van nhĩ-thất đóng lại và các van phổi và động mạch chủ mở ra, đảm bảo sự phóng máu với luồng máu chảy theo một chiều hướng về phía trước (unidirectional, antegrade flow). Kỳ trương tâm xảy ra với sự thả ra của trái tim bị đè ép, đưa đến một sự sụt giảm các áp lực trong tim ; các van nhĩ-thất mở ra, trong khi các van phổi và động mạch chủ đóng lại. Máu sau đó được kéo vào tim từ các tĩnh mạch chủ và hai lá phổi. Trong mô hình bơm ngực (thoracic pump model), tim được xem như là một ống dẫn thụ động (a passive conduit). Xoa bóp tim ngực kín đưa đến
  8. sự gia tăng đồng bộ các áp suất trong toàn bộ xoang ngực. Luồng máu chảy về phía trước xảy ra với mỗi đè ép tim và ngực, do hệ động mạch tương đối không có tính chất dẻo (compliant) (nghĩa là các động mạch khang lai không để cho bị xẹp) và các van một chiều (one-way valves) ngăn cản sự hồi lưu của luồng máu vào trong hệ tĩnh mạch. Có lẽ cả hai mô hình góp phần giải thích luồng máu chảy trong lúc hồi sức tim-phổi (CPR). 8/ YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH QUAN TRỌNG CỦA MỘT HỒI SỨC THÀNH CÔNG ? - Hai yếu tố chính có thể ảnh hưởng lớn lên tiên lượng của một hồi sức. Yếu tố thứ nhất là khả năng được tiếp cận với khử rung (access to defibrillation). Đối với hầu hết những người trưởng thành, nguyên nhân nguyên phát của ngừng tim đột ngột, không do chấn thương là tim nhịp nhanh thất (ventricular tachycardia) hay rung thất (ventricular fibrillation), mà điều trị là khử rung điện (electrical defibrillation). Yếu tố thứ hai là thời gian, hay chính xác hơn, thời gian cho đến khi bắt đầu khử rung. Tỷ lệ sống sót sau một ngừng tim do rung thất giảm 7- 10% đối với mỗi phút bị trì hoãn. Sự khử rung vào thời điểm sớm nhất là
  9. yếu tố quan trọng trong việc làm dễ một hồi sức thành công. Đáng lưu ý, chỉ 15% những bệnh nhân bị ngừng tim ngoài bệnh viện là sống sót đến lúc xuất viện ; tỷ lệ thấp hơn nhiều đối với những bệnh nhân bị ngừng tim trong bệnh viện. 9/ VAI TRÒ CỦA LIỆU PHÁP DƯỢC HỌC TRONG HỒI SỨC TIM-HÔ HẤP CAO CẤP (ACLS) ? Những mục đích tức thời của liệu pháp dược lý là cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim, gia tăng inotropy tâm thất, và làm chấm dứt những loạn nhịp đe dọa tính mạng, do đó phục hồi hay duy trì tuần hoàn tự nhiên. Các chất chủ vận phối hợp alpha- và beta-adrenergic, như epinephrine, và các chất chủ vận V1 cơ trơn, như vasopressin, làm gia tăng gradient áp lực trung bình động mạch chủ-tâm thất (aortic-ventricular) cuối kỳ trương tâm (áp suất tưới máu động mạch vành) bằng cách làm gia tăng trương lực mạch máu động mạch. Mặc dầu chủ yếu là các chất chủ vận alpha-adrenergic, phenylephrine và norepinphrine cũng làm gia tăng áp suất động mạch và lưu lượng máu cơ tim, nhưng cả hai không cho thấy ưu việt hơn epinephrine. Điều đáng ghi nhận, những dữ kiện mới đây (cả động vật và người) chứng tỏ rằng vasopressin có thể ưu thế hơn epinephrine khi tỷ lệ sinh tồn lúc xuất viện và các di chứng bại liệt thần kinh được so sánh.
  10. Ngoài việc cải thiện hay duy trì lưu lượng máu cơ tim, liệu pháp dược học trong ACLS cũng nhằm vào việc làm chấm dứt hay ngăn ngừa các loạn nhịp, có thể làm thương tổn thêm một trái tim vốn đã bị thiếu máu cục bộ trầm trọng. Tim nhịp nhanh thất (VT) và rung thất (VF) làm gia tăng rõ rệt sự tiêu thụ oxy của cơ tim vào một lúc mà sự cung cấp oxy trở nên tinh tế do sự phân phát oxy bị kém đi. Nhiễm toan trong tế bào chỉ khiến cho cơ tim trở nên loạn năng hơn và dễ bị kích thích hơn, làm cho tim dễ bị loạn nhịp. Amiodarone, một thuốc chống loạn nhịp lớp III, đã trở nên thuốc được chọn lựa để điều trị hầu hết các loạn nhịp đe dọa tính mạng. 10/ SODIUM BICARBONATE CÓ ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH TRONG XỬ TRÍ THƯỜNG QUY NGỪNG TIM HÔ HẤP KHÔNG ? Không. Điều trị chủ yếu của nhiễm toan chuyển hóa (metabolic acidosis) do giảm thông máu (hypoperfusion) và giảm oxy (hypoxia) mô trong ngừng tim là sự thông khí thích đáng hay ngay cả sự tăng thông khí (hyperventilation). Nhiễm toan chuyển hóa thường không quan trọng trong 15-18 phút đầu của hồi sức. Nếu sự thông khí thích đáng có thể được duy trì, pH động mạch thường vẫn trên 7,2. Tuy nhiên, vài chuyên gia lý luận rằng trong khi hồi sức tim-phổi (CPR), sự thông khí tốt nhất vẫn dưới tối ưu
  11. (suboptimal), dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa và hô hấp kết hợp và do đó làm trụt pH xuống dưới 7,2. Các công trình nghiên cứu đã cho thấy rằng nhiễm toan nghiêm trọng dẫn đến suy giảm chức năng co của cơ tim, tâm thất dễ bị kích thích, và dễ bị rung thất. Ngoài ra, một pH thấp rõ rệt ngăn cản các đáp ứng huyết quản và cơ tim đối với các thuốc adrenergic và các catecholamine nội tại, làm giảm chonotropy và inotropy của tim. Mặc dầu việc cho sodium bicarbonate dễ bị lôi cuốn trong bối cảnh này, nhưng nhà lâm sàng phải ghi nhớ rằng ion bicarbonate, sau khi kết hợp với một ion hydrogen, sinh ra một CO2 mới. Các màng tế bào rất thẩm thấu với CO2 (hơn nhiều so với bicarbonate) ; do đó , việc cho sodium bicarbonate gây một tình trạng nhiễm toan nghịch lý trong tế bào. Sự tăng thán huyết (hypercapnia) trong cơ tim do đó dẫn đến một sự giảm nghiêm trọng chức năng co bóp của tim và làm thất bại sự hồi sức. CO2 được sinh ra cũng cần được loại bỏ để ngăn ngừa sự trầm trọng của một tình trạng nhiễm toan hô hấp vốn đã hiện diện. Xét vì lưu lượng tim kém trong hồi sức tim-phổi và có lẽ sự thông khí dưới tối ưu, nên mục tiêu này có thể rất khó khăn. Bởi vì tình trạng toan-kiềm tối ưu đối với một hồi sức đã không được xác lập, và không có liệu pháp chất đệm (buffer therapy) nào cần đến trong 15 phút đầu, nên việc cho thường quy sodium bicarbonate đối với nhiễm toan thứ phát ngừng tim không được khuyến nghị. Chỉ có sự tái lập tuần
  12. hoàn tự nhiên với sự thông máu mô (tissue perfusion) và phân phát oxy (oxygen delivery) thích đáng mới có thể đảo ngược quá trình tiếp tục này. 11/ NHỮNG LOẠN NHỊP TIM NÀO LIÊN KẾT VỚI HẦU HẾT CÁC NGỪNG TIM-PHỔI ? Hầu hết các ngừng tim-phổi đột ngột, không do chấn thương, nơi người trưởng thành, được gây nên bởi rung thất (ventricular fibrillation) hay tim nhịp nhanh thất (ventricular tachycardia), do thiếu máu cục bộ hay nhồi máu cơ tim, thứ phát bệnh động mạch vành. Các rối loạn điện giải (giảm kali-huyết hay giảm magnesium-huyết), giảm oxy-huyết kéo dài, và ngộ độc thuốc cũng có thể là những yếu tố phát khởi quan trọng nơi những bệnh nhân với nhiều vấn đề y khoa. Những ngừng tim do tim nhịp chậm-vô tâm thu (bradyasystolic arrests) (chiếm đến 50% các ngừng tim trong bệnh viện), cũng không phải là không thông thường. Một nguyên nhân của loạn nhịp này là tình trạng giảm oxy-huyết (hypoxemia) hay nhiễm axit-huyết (acidemia) không được nhận biết. Những nguyên nhân khác gồm có trương lực phế vị (vagal tone), được làm gia tăng bởi thuốc, nhồi máu cơ tim thành dưới-sau (Bezold- Jarish reflex), hay những thủ thuật xâm nhập. Một nhịp ngừng tim thứ ba được thấy là hoạt động điện vô mạch (PEA : pulseless electrical activity). Một nguyên nhân thông thường của loạn nhip này là
  13. ngừng tim kéo dài. Trong trường hợp điển hình, sau khi bị rung thất kéo dài 8 phút hoặc hơn, khử rung điện gây nên một hoạt động điện vô mạch (PEA) chậm, phức hợp rộng. Hoạt động điện vô mạch (PEA) này có khuynh hướng là một nhịp tận cùng (a terminal rythm) và được gọi là nhịp thất tự phát vô mạch (pulseless idioventricular rythm) (thuật ngữ rythme idioventriculaire thường được dùng để mô tả nhịp thoát, rythme d’échappement, phát xuất từ co tim của tâm thất). Trong hầu hết các trường hợp hồi sức không thành công, rung thất thoái biến thành nhịp thất tự phát vô mạch (pulseless idioventricular rhythm) trước khi bệnh nhân trở thành vô tâm thu (asystolie). Nhịp của hoạt động điện vô mạch (PEA) có thể hẹp và nhanh. Nhịp này đi kèm những tình trạng đe dọa mạng sống có thể đảo ngược được khác, hơn là chỉ biểu hiện một nhịp tận cùng (a terminal rythm). Những thí dụ là chèn ép tim (cardiac tamponade), giảm thể tích máu (hypovolemia), nghẽn mạch phổi (pulmonary embolus), hay tràn khí màng phổi tăng áp (tension pneumothorax).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2