A. Soạn bài tập đọc: Những người bạn tốt
1. CÁCH ĐỌC
- Đọc lưu loát, trôi chảy, chú ý đọc đúng những từ phiên âm nước ngoài; A-ri-ôn, Xi-xin
- Diễn cảm bài văn bằng giọng kể sôi nồi, hồi hộp.
2. .GỢl Ý TÌM HIỂU BÀI
Câu 1. A-ri-ôn phải nhảy xuốug biển vì thủy thù trên tàu nổi máu tham cường hết tặng vật của ông, đòi giết ông.
Câu 2. Khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời thì điều kì lạ đã xảy ra. Đàn là đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, say sưa thưởng thức tiếng há của ông, bầy cá heo đã cứu A-ri-ôn khi ông nhảy xuóng biển và đưa ông trở về đất liền.
Câu 3. Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quí ở điểm biết thưởni' thức tiếng hát của nghệ sĩ, cứu giúp nghệ sĩ khi ông nháy xuông biển. Ca heo đúng là bạn tốt cùa con người.
Câu 4. Là con người, nhưng đám thủy thù tham lam độc ác, không có nhá: tính. Còn loài vật như bầy cá heo nhưng lại tốt bụng, biết cứu giúp người lâm nạn.
Nội dung: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.
B. CHÍNH TẢ: Dòng kinh quê hương trang 65 SGK Tiếng Việt lớp 5
Bài tập 1: NGHE - VIẾT
Chính xác, trình bày đúng một đoạn của bài văn.
Bài tập 2: Tìm một vần có thể điền vào cả 3 chỗ trống
Lời giải: Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều / Mải mê đuổi một con diều /1 Củ khoai nướng để cà chiều thành tro.
Bài tập 3: Tìm tiếng có chứa la hoặc lê thích hợp với mỗi chỗ trống trong thành ngữ dưới đây
Lời giải: Đông như kiến / Gan như cóc tia ! Ngọt như mía lùi.
C. Luyện tập từ nhiều nghĩa trang 66 SGK Tiếng Việt lớp 5
1. Nhận xét
Bài tập 1
Lời giải: tai - nghĩa a răng — nghĩa b mũi — nghĩa c
Bài tập 2
- Răng của chiếc cào không dùng để nhai như răng người và động vật.
- Mũi của chiếc thuyền không dùng để ngửi được.
- Tai của cái ấm không dùng để nghe được.
Những nghĩa này hình thành trên cơ sở nghĩa gốc của các từ răng, mũi,tai gọi đây là nghĩa chuyển.
Bài tập 3
- Nghĩa của từ răng ở bài tập 1 và bài tập 2 giông nhau ở chỗ: đều chỉ vật sắc, sắp đều nhau thành hàng.
- Nghĩa cùa từ mũi ở bài tập 1 và bài tập 2 giống nhau ở chỗ cùng chỉ bộ có đầu nhọn nhô ra phía trước.
- Nghĩa của từ tai ở bài tập 1 và bài tập 2 giống nhau ở chỗ: cùng chỉ bộ mọc ở hai bên chìa ra như cái tai.
2. Luyện tập
Bài tập 1: Lời giải
Nghĩa gốc
|
Nghĩa chuyển
|
Mắt trong Đôi mắt của bé mở to
Chân trong Bé chân đau
Đầu trong Khi viết, em đừng
nghẹo đầu
|
Mắt trong Quả na mở mắt
Chân trong Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
Đầu trong Nước suối đầu nguồn rất trong
|
Bài tập 2
- Lưỡi: lười liềm, lưỡi hái, lưỡi dao, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi gươm, lưỡi búa, lưỡi rìu…
- Miệng: miệng chén, miệng hũ, miệng bình, miệng hố, miệng núi lửa...
- Cổ: cổ chai, cô lọ, cổ bình, cố áo, cỏ tay...
- Tay :tay áo, tay ghế, tay quay, tay tre, một tay bỏng bàn.
- Lưng: lưng ghế, lưng đổi, lưng núi, lưng trời, lưng đê...
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang tailieu.vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Làm văn: Luyện tập tả cảnh SGK Tiếng Việt 5
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Kì diệu rừng xanh SGK Tiếng Việt 5