I. Soạn bài Tiếng chổi tre SGK Tiếng Việt 2
Câu hỏi 1: Nhà thơ nghe tiếng chổi tre vào những lúc nào?
- Hướng dẫn: Đọc thầm bài thơ, tìm xem tiếng chổi tre thường xuất hiện vào thời điếm nào. Tìm được thời điểm đó, là em đã có câu trả lời đúng.
- Gợi ý: Nhà thơ nghe tiếng chổi tre vào thời điếm mà mọi hoạt động của mọi vật mọi người đã ngưng (vào ban đêm: đêm hè khi con ve đã ngủ, đềm đông khi cơn giông vừa tắt..)
Câu hỏi 2: Tìm những câu thơ ca ngợi chị lao công.
- Hướng dẫn: Đọc thầm bài thơ, tìm xem những từ ngữ nào ca ngợi chị lao công. Tìm được những từ ngữ đó là em đã tìm được câu trả lời.
- Gợi ý: Đó là những câu thơ: “Chị lao công; Như sắt; Như đồng”.
Câu hỏi 3. Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua bài thơ?
- Hướng dẫn: Qua việc ca ngợi công việc và sự tận tụy của chị lao công, tác giả muốn nói với em rằng: Phải biết thương yêu, kính trọng và biết ơn những chị vệ sinh đường phố. Nghề nào cũng đẹp, cũng vinh quang miễn là ích nước lợi dân, làm đẹp cuộc sống.
II. Chính tả Tiếng chổi tre SGK Tiếng Việt 2
Câu 1. Điền vào chỗ trống:
a) l hoặc n:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
b) “it” hoặc “ich”:
Vườn nhà em trồng toàn mít. Mùa trái chín mít lúc lỉu trên cây như đàn lợn con. Những chú chim chích tinh nghịch nhảy lích rích trong kẽ lá. Chị em em tíu tít ra vườn. Ngồi ăn những múi mít đọng mật dưới gốc cây thật là thích.
Câu 2. Tìm những từ ngữ chứa tiếng:
a) Chỉ khác nhau ở âm đầu “1” hoặc “n”
Mẫu: bơi lặn — nặn tượng.
Đó là những từ: nối — lối xóm, mười năm — mười lăm, nắm tay -lắm việc, lấm lét - cái nấm, xét nét — lấm lét, la hét - quả na, lô hàng - nô nức...
b) Chỉ khác nhau ở vần “it” hoặc “ich”
Mẫu: thịt gà - thình thịch
Đó là những từ: vừa khít — thích hợp, chít khăn - kích cỡ, sở thích
- ăn mít, cái phích — lít nước...
III. Tập làm văn: Nói lại nội dung sổ liên lạc của em SGK Tiếng Việt 2
Câu 1. Ghi lời đáp của em trong những trường hợp sau:
a. Em muốn mượn bạn quyển truyện. Bạn bảo: ‘Truyện này tớ cũngđi mượn”.
- Em đáp: “Xin lỗi! Mình cứ nghĩ là của cậu”.
Hoặc: “Xin lỗi! Mình mượn sau vậy”.
b) Em nhờ bố làm giúp em bài tập vẽ. Bố bảo: “Con cần tự làm bàichứ!”
- Em đáp: “Để con cố xem sao! Nhưng đến chỗ khó quá bố hướng dẫn thêm bố nhé!”.
c) Em xin đi chợ cùng mẹ. Mẹ bảo: “Con ở nhà học bài đi!”.
- Em đáp: “Vâng ạ! Lần sau con học bài xong, mẹ cho con đi theo nhé!
Câu 2. Viết lại 2, 3 câu trong một sổ liên lạc của em.
Gợi ý-
Em đọc một trang trong sổ liên lạc của em phần giáo viên nhận xét phần ý kiến phụ huynh học sinh, rồi ghi vào “Vở bài tập Tiếng Việt”.
Thực hành:
Tháng 11 năm 200...
* Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp:
- Chăm, ngoan, có tinh thần xây dựng bài tốt.
- Học đều tất cả các môn.
- Rèn luyện thêm chữ viết.
* Ý kiến phụ huynh học sinh:
- Đã xem.
Đề nghị thầy luyện thêm nét chữ cho cháu.
Các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn để download về máy tham khảo nội dung tài liệu đầy đủ hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Quyển sổ liên lạc SGK Tiếng Việt 2
>> Bài tiếp theo: Hướng dẫn giải bài tập bài Bóp nát quả cam SGK Tiếng Việt 2