A. Soạn bài Quà của đồng nội
Câu 1. Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến ?
Trả lời : Dấu hiệu báo trước mùa cốm sắp đến là : Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá. Vì người ta thường dùng lá sen để gói cốm nên mùi thơm của lá sen đã gợi nhắc người ta nghĩ tới mùa cốm sắp tới.
Câu 2. Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ?
Trả lời : Hạt lúa non thật tinh khiết và quý giá vì nó mang trong mình giọt sữa trắng thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý tinh khiết của trời.
Câu 3. Tìm các từ nói lên nét đặc sắc của việc làm cốm.
Trả lời : Các từ nói lên nét đặc sắc của việc làm cốm là :
Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm.
Câu 4. Vì sao cốm được gọi là thứ quà riêng của đồng nội ?
Trả lời : Cốm được gọi là thứ quà riêng của đồng nội vì nó được làm từ lúa nếp với tất cả sự mộc mạc, giản dị và thanh khiết của quê hương.
Nội dung: Sự trân trọng và tình cảm yêu mến của tác giả đối với người lao động.
B. Chính tả Quà của đồng nội
Câu 1. Nghe - Viết: Quà của đồng nội (trích)
Câu 2. a) Điền s hay X ?
Nhà xanh lại đóng đố xanh
Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong
- Giải câu đô trên : Đó là cái bánh chưng
b) Điền o hay ô ?
Lòng chảo mà chẳng nấu, kho
Lại có đàn bò gặm cỏ ở trong
Chảo gì mà rộng mênh mông
Giữa hai sườn núi, cánh đồng cò bay ?
- Giải câu đố : Đó là vùng thung lũng.
Câu 3. Tìm các từ :
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc X, có nghĩa như sau :
- Các thiên thể ban đêm lấp lánh trên trời : sao
- Món ăn bằng gạo nếp đồ chín : xôi
- Cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hoặc trắng (cây) sen
b) Chứa tiếng có âm o hoặc ô, có nghĩa như sau :
- Một trong 4 phép tính : cộng
- Tập hợp nhau để bàn việc : họp
Đồ dùng làm bằng giấy, gỗ, nhựa ... để đựng đồ ... : hộp
C. Tập làm văn: A lô, đô rê mon, thần thông đây
Câu 1. Đọc bài báo:
A LÔ, ĐÔ-RÊ-MON, THẦN THÔNG ĐÂY !
Câu 2. Ghi ra các ý chính trong câu trả lời của Đô-rê-mon.
- Các ý cần ghi :
-"Sách đỏ” là loại sách nêu tên các loài động vật, thực vật quý hiếm cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển.
-Các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng là : sói đỏ, cáo, gấu, chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác ...
-Các loài thực vật quý hiếm là trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất...
-Trên thế giới chim kền kền, cá heo xanh, gấu trúc còn rất ít.
-Để bảo vệ các loài vật quý hiếm, ta không được săn bắn hoặc phá hoại môi trường sống của chúng.
Để tham khảo toàn bộ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên trang TaiLieu.Vn để tải tài liệu về máy. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài tập của bài học trước và bài học tiếp theo:
>> Bài trước: Hướng dẫn giải bài tập bài Mặt trời xanh của tôi SGK Tiếng Việt 3
>> Bài sau: Hướng dẫn giải bài tập bài Sự tích chú cuội cung trăng SGK Tiếng Việt 3